luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3.

106 543 0
luận văn quản trị kinh doanh  Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xem xét lựa chọn sản phẩm của công ty trong các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến khách hàng. Chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cho thấy khả năng và kinh nghiệm để sản xuất ra những sản phẩm xây lắp có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời nó cũng tác động rất lớn đến năng suất, chất lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua biểu nhân lực của công ty (biểu 3.1 phần phụ lục) ta thấy: 44 Bảng 3.1 : Năng lực cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật 96 Tên máy và thiết bị 96 Máy cẩu 97 Phương tiện vận tải 98 Máy các loại khác 98 Máy xây dựng 98 Máy cắt, uốn, dập 99 Dụng cụ kiểm tra thử nghiệm 99 Máy Trắc đạc 99 Thiết bị Giàn giáo Cốp Pha 99 Năm 2010 101 Năm 2011 101 Năm 2012 101 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Năng lực cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật 96 Bảng 3.2: Máy móc thiết bị (Xem Phụ lục) Error: Reference source not found Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính Error: Reference source not found Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xem xét lựa chọn sản phẩm của công ty trong các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến khách hàng. Chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cho thấy khả năng và kinh nghiệm để sản xuất ra những sản phẩm xây lắp có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời nó cũng tác động rất lớn đến năng suất, chất lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua biểu nhân lực của công ty (biểu 3.1 phần phụ lục) ta thấy: 44 Bảng 3.1 : Năng lực cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật 96 Số năm công tác 96 Tên máy và thiết bị 96 Máy cẩu 97 Phương tiện vận tải 98 Máy các loại khác 98 Máy xây dựng 98 Máy cắt, uốn, dập 99 Dụng cụ kiểm tra thử nghiệm 99 Máy Trắc đạc 99 Thiết bị Giàn giáo Cốp Pha 99 Năm 2010 101 Năm 2011 101 Năm 2012 101 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng phải đối mặt với muôn vàn thách thức. Thị trường Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm dồi dào và trình độ quản lý cao đầu tư. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài vốn rất mạnh về tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại ngay trên sân nhà. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm kiếm các biện pháp mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường . Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh càng có nhiều cơ hội hoặc xuất hiện các nguy cơ thì cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh không phải sự huỷ diệt mà là sự thay đổi, thay thế những doanh nghiệp không biết đón nhận cơ hội kinh doanh bằng những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ và phát huy tối đa sức mạnh của mình. Chính vì vậy, cạnh tranh là động lực phát triển không những của mỗi doanh nghiệp mà suy rộng ra còn cho cả mỗi quốc gia. Nâng cao năng lực cạnh tranh là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp về nhiều mặt. Các doanh nghiệp ngày càng phải duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình, có như vậy thị trường mới có thể cung cấp những dịch vụ hay sản xuất có hiệu quả cao hơn. Hơn nữa vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn là bài toán khó đối với các nhà quản lý khi phải dần hoà nhập vào sân chơi chung của thế giới và là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. 1 Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX 3 là thành viên thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam với ngành nghề truyền thống là xây dựng. Trong những năm gần đây Công ty đã và đang chuyển mình sang nhiều lĩnh vực nhằm đa dạng hóa ngành nghề, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, Công ty có 4 ngành nghề kinh doanh chính là Xây lắp, Đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư khai thác chợ B.O.T. Trong 10 năm gần đây, bất động sản là hoạt động trung tâm Công ty và coi xây lắp như hoạt động phụ trợ cho đầu tư. Năm 2010, Thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu đi vào suy giảm, trầm lắng, điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty hầu như bị tê liệt, hoạt động cầm chừng. Việc quay lại lĩnh vực hoạt động truyền thống xây lắp là điều tất yếu đối với Công ty cũng như các doanh nghiệp xây lắp làm bất động sản khác. Việc xa rời thị trường xây lắp một số năm, đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp, mở rộng thị trường tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Từ năm 2011, Công ty đã và đang thực hiện một số chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình. Các chính sách này đã đem lại một số hiệu quả nhất định được thể hiện qua kết quả kinh doanh đạt được của công ty. Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các chính sách đó vẫn còn những hạn chế và Công ty cần có chiến lược mới để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học của mình là “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3”. Trong đề tài của mình, tác giả tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm biện pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp, loại sản phẩm chủ yếu của VINACONEX 3 trong những năm tới. Thông qua hoạt động nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh sản phẩm và thực tế hoạt động cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả mong muốn sẽ đưa ra một số giải pháp hợp lý và khả thi nhằm áp dụng để nâng cao năng lực cạnh 2 tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài và bền vững của Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Luận văn trình bày những lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm để từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu cho năng lực cạnh tranh sản phẩm tại VINACONEX 3. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 thông qua phân tích thực trạng, xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm , phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm và có sự so sánh với một số sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành. Phạm vi nghiên cứu: Sản phẩm xây lắp của VINACONEX 3, có so sánh với một số đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2008 – 2012, định hướng đến 2016 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phân tích định lượng và phân tích định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Phân tích định lượng: thông qua việc xử lý các số liệu thu thập được từ cách nguồn thứ cấp, bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh theo thời gian để rút ra kết luận về mối quan hệ và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Phân tích định tính: thông qua phương pháp phỏng vấn đối với các thành viên khác nhau trong công ty và một số khách hàng để tìm hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp. Các nguồn dữ liệu: các số liệu, thông tin sẽ được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, các sách, báo, tạp chí, các trang web trên internet, các báo cáo và tài liệu của VINACONEX 3, cùng một số tài liệu khác. 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luận liên quan tới cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành xây lắp nói riêng. Vận dụng lý thuyết, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 và đề ra những giải pháp mang tính khoa học và khả thi nhằm áp dụng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và hiệu quả hoạt động của VINACONEX 3. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 phần chính thể hiện trong 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu các đề tài có lên quan Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3 Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ TÀI CÓ LIÊN QUAN Năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thương trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mính. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp. Vì vậy, năng lực cạnh tranh sản phẩm là một vấn đề có tính chất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của một ngành kinh tế cũng như một Quốc gia. Cạnh tranh luôn tồn tại trong môi trường kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Cạnh tranh được nghiên cứu từ rất lâu, số lượng công trình nghiên cứu, số tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp là rất lớn. Dưới đây là tổng hợp một vài nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài năng lực cạnh tranh và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp xây dựng. 1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có liên quan . Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp rất nhiều các luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khác nhau từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần đến các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dệt may, ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên do giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp và kinh doanh bất động sản, nên tác giả đi sâu vào tìm hiểu một số luận văn thạc sỹ trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau: - Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thu Thủy, Đại học kinh tế quốc dân thực hiện năm 2008, với đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật”. Tác giả chia luận văn của mình làm 4 chương. Chương 1 – Mở đầu, tác giả giới thiệu về lý do chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, 5 mục đích, đóng góp của luận văn. Đối tượng được nghiên cứu của luận văn này là một Công ty thuần về sản xuất sản phẩm xây lắp với quy mô vừa. Chương 2 tác giả đưa ra những khái niệm, quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các hình thức cạnh tranh và phương thức cạnh tranh. Tiếp theo tác giả đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Đặc biệt ở đây tác giả đã chỉ ra phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng đó chính là sản phẩm xây lắp thông qua các chỉ tiêu trong đấu thầu xây dựng. Tác giả nhấn mạnh đến 3 chỉ tiêu chính đó là năng lực kinh nghiệm của nhà thầu; các cam kết về chất lượng và giải pháp thực hiện; giá dự thầu. Chương 3 tác giả giới thiệu thực trạng năng lực canh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật. Tác giả giới thiệu những nét chủ yếu về doang nghiệp, mô hình tổ chức hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đi sâu vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội của doanh nghiệp. Kết hợp với việc so sánh với một số đơn vị xây lắp cạnh tranh chủ yếu từ đó có cái nhìn tổng thể về Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật. Chương 4 tác giả đưa ra những lý do cấp thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật. Sau khi sử dụng ma trận SWOT để phân tích doang nghiệp, tác giả đã đưa ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Sắp xếp, củng cố tổ chức và hoàn thiện quy chế quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh; giải pháp về vốn kinh doanh; xây dựng chiến lược thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù luận văn đã có những ưu điểm nhất định như: phân tích thực trạng Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật, đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, trong phần cơ sở lý luận, tác giả chưa nêu bật được những đặc điểm khác biệt của sản phẩm xây dựng, chưa đưa ra những luận điểm rõ ràng khi sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Công Cao Cường, Đại học kinh tế quốc dân, thực hiện năm 2011, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây lắp 6 Bưu Điện Hà Nội”. Luận văn chia làm 4 chương. Chương 1, tác giả đưa ra tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây lắp, bưu chính viễn thông. Tác giả đã đưa ra những nhận xét chung về các công trình nghiên cứu, từ đó tìm khoảng trống nghiên cứu cho đề tài luận văn của mình tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội. Chương 2 tác giả đưa ra những lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong chương này tác giả đưa ra lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả đưa ra một loạt các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thị phần, năng suất lao động. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Chương 3, tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội. Tác giả đưa ra các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội. Từ đó tác giả đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 4, tác giả sử dụng ma trận SWOT phân tích về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội. Kết hợp với định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Nâng cao khả năng đấu thầu; nâng cao năng lực tài chính; nâng cao năng lực nguồn nhân lực; nâng cao kỹ thuật, cải tiến công nghệ; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra những luận điểm về cạnh tranh doanh nghiệp khá cụ thể. Tác giả cũng đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khá phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phần đưa ra chỉ tiêu thị phần để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này còn quá chung chung, chưa phản ánh được đặc thù sản phẩm xây dựng và chưa cụ thể hóa thị phần của doanh nghiệp về số lượng hợp đồng được ký cũng như giá trị của hợp đồng. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Tuyến, Đại học kinh tế quốc dân, thực hiện năm 2011, với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty 7 đầu tư và phát triển nhà Hà Nội”. Trong chương 1, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu và trình bày các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra khái niệm về cạnh tranh và phân loại cạnh tranh, nêu lên vai trò của cạnh tranh, những cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó tác giả đưa những luận điểm về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ở đây tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản. Trong chương 2 tác giả đi sâu vào tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Xem xét và đánh giá hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phân tích những cơ hội và thách thức của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. và đưa ra những đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân . Chương 3 tác giả nêu lên các quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp hoàn thiện mô hình và cơ cấu tổ chức; Giải pháp tài chính và huy động vốn; Giải pháp đầu tư thiết bị và phát triển công nghệ; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp phát triển thị trường và đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Giải pháp phát triển thương hiệu HANDICO. Luận văn đã có những ưu điểm như nhận định xu thế phát triển và quan điểm phát triển đúng đắn. Luận văn đã đưa ra được những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng luận văn chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xây lắp làm bất động sản, chưa đưa ra được giải pháp tận dụng ưu thế kết hợp giữa xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản. - Luận văn của tác giả Hoàng Diệu Linh, Đại học kinh tế quốc dân, chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng, thực hiện năm 2008, đề tài: “ Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3”. Đề tài đưa 8 [...]... tranh đấu thầu sản phẩm xây lắp Những phương thức này có thể sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp tuỳ thuộc và từng tình huống, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa kinh tế của từng đơn hàng 34 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 - VINACONEX 3 3.1 Tổng quan về công ty cổ phần VINACONEX 3 3.1 .1 Giới thiệu chung về Công ty Tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ... cạnh tranh nội bộ ngành thì ngành đó, lĩnh vực sản xuất đó không thể phát triển và kinh tế sẽ bị trì trệ lạc hậu 16 Năng lực cạnh tranh sản phẩm Cấp độ thấp nhất của năng lực cạnh tranh là năng lực cạnh tranh sản phẩm Năng lực cạnh tranh sản phẩm là một trong những yếu tố câu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua khả năng cạnh tranh của sản. .. Đối với sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là gì, yếu tố nào có tính chất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp xây dựng làm gì để phát huy thế mạnh nhằm củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình trong thời kỳ bất động sản trầm lắng, đầu tư trong nước và nước ngoài suy giảm VINACONEX 3 là một doanh nghiệp... 14 2.1.2 Phân loại về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh về cơ bản được phân chia theo 4 cấp độ chính đó là: Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp độ ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ Năng lực cạnh tranh Quốc gia Cạnh tranh quốc gia là các hoạt động nhằm duy trì cải thiện vị trí của nền kinh tế của mỗi quốc gia trên... 2.2 Năng lực cạnh tranh sản phẩm 2.2.1 Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Là khả năng sử dụng toàn bộ nguồn lực tạo nên các lợi thế của sản phẩm đó như chất lượng, giá cả, dịch vụ kèm theo và các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp đối với hàng hóa của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của hàng hóa trên thị trường cạnh tranh Các công. .. doanh nghiệp VINACONEX 3 hiện nay Chính vì vậy tác giả đã chọn nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 cho luận văn của mình 11 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2.1.1 Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được xã hội loài người nhắc đến từ rất lâu, song trong... trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại công ty VINACONEX3 , từ đó đưa ra giải pháp thẩm định dự án đầu tư tại công ty VINACONEX3 Đề tài chỉ đi sâu vào công tác thẩm định dự án đầu tư mà chưa quan tâm đến sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp - Luận văn của tác giả Vũ Văn Thành, Đại học kinh tế quốc dân, thực hiện năm 2010, đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phát triển xây dựng Cửu... so sánh về doanh thu sản phẩm xây lắp của Doanh nghiệp so với tổng doanh thu của các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có những cái nhìn cụ thể và rõ hơn về năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta thấy nếu chỉ số trên đạt mức cao thì sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp tốt so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn kinh doanh và ngược... phục hư hỏng sản phẩm xây lắp là phải do doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng • Thị phần của sản phẩm: Thị phần của sản phẩm là một tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thị phần được hiểu như là phần thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp được... Năng lực cạnh tranh công ty Một công ty là có năng lực cạnh tranh nếu nó có thể sản xuất các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước Năng lực cạnh tranh đồn nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khả năng của nó để bồi hoàn cho người lao động và tạo ra thu nhập cao cho các chủ sở hữu Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn các công ty . sản phẩm Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3 Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng. luận văn của mình. 10 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2.1.1 Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Cạnh. với sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là gì, yếu tố nào có tính chất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp xây

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xem xét lựa chọn sản phẩm của công ty trong các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến khách hàng. Chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cho thấy khả năng và kinh nghiệm để sản xuất ra những sản phẩm xây lắp có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời nó cũng tác động rất lớn đến năng suất, chất lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua biểu nhân lực của công ty (biểu 3.1 phần phụ lục) ta thấy:

  • Bảng 3.1 : Năng lực cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật

    • Số năm công tác

    • Tên máy và thiết bị

    • Máy cẩu

    • Phương tiện vận tải

    • Máy các loại khác

    • Máy xây dựng

    • Máy cắt, uốn, dập

    • Dụng cụ kiểm tra thử nghiệm

      • Máy Trắc đạc

      • Thiết bị Giàn giáo Cốp Pha

        • Năm 2010

        • Năm 2011

        • Năm 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan