luận văn quản trị kinh doanh Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát

76 542 0
luận văn quản trị kinh doanh Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng MỤC LỤC 1.2.1. Khái niệm về chiến lược 8 1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường 9 Từ những khái niệm chiến lược trong chuyên đề của mình tác giả xin được đề xuất sử dụng khái niệm về chiến lược phát triển thị trường “Chiến lược phát triển thị trường xác định cho doanh nghiệp mục tiêu về địa điểm và phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo các yếu tố: Giá cả, số lượng, phương thức thanh toán để doanh nghiệp tồn tại và phát triển” 9 3.3.1.2. Phân tích Ma trận SWOT 57 (1). Phân tích nhóm chiến lược S/O 57 (2). Phân tích nhóm chiến lược W/O 57 (3). Phân tích nhóm chiến lược S/T 58 (4) Phân tích nhóm chiến lược W / T 58 SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU HÌNH 1.2.1. Khái niệm về chiến lược 8 1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường 9 Từ những khái niệm chiến lược trong chuyên đề của mình tác giả xin được đề xuất sử dụng khái niệm về chiến lược phát triển thị trường “Chiến lược phát triển thị trường xác định cho doanh nghiệp mục tiêu về địa điểm và phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo các yếu tố: Giá cả, số lượng, phương thức thanh toán để doanh nghiệp tồn tại và phát triển” 9 3.3.1.2. Phân tích Ma trận SWOT 57 3.3.1.2. Phân tích Ma trận SWOT 57 (1). Phân tích nhóm chiến lược S/O 57 (2). Phân tích nhóm chiến lược W/O 57 (3). Phân tích nhóm chiến lược S/T 58 (4) Phân tích nhóm chiến lược W / T 58 Bảng 2.1: Báo cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và năm 2012Error: Reference source not found Bảng 2.2: Doanh thu của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát trong giai đoạn 2008-2012 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Tăng trưởng về doanh thu của các lĩnh vực công ty trong giai đoạn 2010-2012 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Lợi nhuận của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát qua các năm Error: Reference source not found Bảng 2.5: Đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát Error: Reference source not found Bảng 2.6: Tình hình sử dụng lao động Error: Reference source not found Bảng 2.7: Tốc độ tăng thị phần của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. Error: Reference source not found Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Error: Reference source not found SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng Bảng 2.9: Đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế đến hoạt động của doanh nghiệp Error: Reference source not found Bảng 3.1: Cơ cấu thị trường theo khu vực địa lý của công ty Error: Reference source not found SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập thế giới, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO từ năm 2007, thì chúng ta đã thực sự gia nhập vào một sân chơi lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách.Cùng với đó dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn khá nghiêm trọng trong những năm gần đây Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình ở trong nước cũng như thị trường thế giới nhưng đi cùng với đó là sự phá sản và tuột dốc của một số doanh nghiệp không đủ tiềm lực và sức mạnh để tiếp tục thích ứng được với tình hình mới. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp cần xác định một chiến lược phát triển cho riêng mình để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, những doanh nghiệp còn ở lại càng phải có những chiến lược để tồn tại và phát triển, trong đó chiến lược phát triển thị trường là một trong những chiến lược nòng cốt của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển thị trường không những chỉ ra con đường đi để phát triển, vạch đúng hướng mà mặt khác nó còn phản ánh năng lực cũng như vị thế của doanh nghiệp. Nhận thức vai trò quan trọng của chiến lược phát triển thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát cùng với vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập em đã lựa chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Đề tài này khá phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh của công ty TNHH máy xây dựng Bình phát cũng như mang tính thời sự và cấp thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths Ngô Quốc Dũng đã theo sát, hướng dẫn tận tình, chỉnh sửa những sai sót của em trong quá trình viết chuyên đề thực tập này. Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu về tài liệu cũng như hoạt động thực tiễn của công ty để hoàn thành bài viết chuyên đề của mình. Lý do chọn đề tài : Từ khi thành lập năm 2007 đến nay, Công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát đã cố gắng vận dụng những phương pháp quản trị chiến lược kinh doanh để phát SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng triển hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế, công ty đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với mức tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại và ngân sách lớn, nợ công có xu hướng tăng cùng với đó thị trường bất động sản đang đóng băng kéo theo các hoạt động xây dựng cũng suy giảm và đình trệ dẫn đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát nói riêng bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Vì vậy việc lựa chọn hướng đi mới, chiến lược phát triển mới là cần thiết và cấp bách đối với công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường cùng xu thế toàn cầu hóa hiện nay với sự phát triển của đất nước thì số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng.Trong ngành xây dựng nói riêng số lượng các doanh nghiệp cung ứng và phục vụ trang thiết bị cho ngành xây dựng cũng có một con số khá lớn. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Kinh doanh sản phẩm phục vụ cho xây dựng không còn mới mẻ trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện nay. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phải có chiến lược nổi bật và đặc biệt hơn các doanh nghiệp cùng ngành để có thể cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy phát triển thị trường là một tất yếu mà không một doanh nghiệp nào không thực hiện. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát tác giả nhận thấy chiến lược phát triển thị trường của công ty vẫn chưa tận dụng được những điểm mạnh của công ty cũng như tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trong nghành. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa phản ánh hết những nguồn lực của doanh nghiệp. Mục đích nghiên cứu - Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. - Đánh giá thực trạng phát triển thị trường giai đoạn 2007-2012 của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển thị trường tại công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát - Thời gian nghiên cứu: Công tác phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát trong giai đoạn 2007-2012 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, đối chiếu so sánh dự báo định lượng, phân tích ma trận SWOT, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Poter vv… Kết cấu đề tài: Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương có các bảng, sơ đồ, biểu đồ, tài liệu tham khảo. Chương 1: Khung logic về thị trường và phát triển thị trường Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát giai đoạn 2007-2012 Chương 3: Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát trong thời gian tới SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng CHƯƠNG 1: KHUNG LOGIC VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 1.1. Thị trường 1.1.1. Khái niệm thị trường Thị trường ra đời gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa, là môi trường để tiến hành các giao dịch mang tính chất thương mại của các cá nhân, doanh nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường: (1). Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán. (2). Theo quan điểm kinh tế học thì thị trường là sự kết hợp giữa cung cầu, trong đó người mua và người bán bình đẳng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn, nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán hàng hoá dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy, thị trường là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá. (3). Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá, hoạt động cơ bản thị trường được thể hiện qua 3 nhân tố mối quan hệ hữu cơ với nhau nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ, giá cả hàng hoá dịch vụ. (4). Khái niệm thị trường không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội. Các Mác nhận định: “Hễ ở đâu, khi nào có sự phân công lao động xã hội, có sản xuất hàng hoá thì ở đó, khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội, do đó có thể phát triển vô cùng tận”. (5). Theo quan điểm Maketing, “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu, mong muốn cụ thể, sẵn sàng, có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu, mong muốn đó”. Đây cũng chính là định nghĩa mà SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng tác giả lựa chọn để sử dụng trong phân tích trong chuyên đề thực tập của mình. 1.1.2. Vai trò của thị trường với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vai trò trung tâm. Nó vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi truyền tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất xã hội bao gồm bốn khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng thì thị trường sản phẩm bao gồm hai khâu phân phối và trao đổi. Đây là những khâu trung gian vô cùng cần thiết giữ vai trò kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất và tiêu dùng. Do đó thị trường có những vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động săn xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể: 1.1.2.1. Thị trường là yếu tố quyết định sống còn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện này thì bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường cũng có mục đích là bán được nhiều sản phẩm và kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Điều này có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp tất yếu phải được tiêu thụ trên thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thì phải thực cho được vấn đề tái sản xuất mở với cả bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Điều này cho thấy muốn cho bốn khâu này hoạt động thông suốt thì sản phẩm của doanh nghiệp nhất thiết phải được tiêu thụ trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sản xuất của mình phải quán triệt phương châm: Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch, phương án sản xuất những mặt hàng sản phẩm đã ký kết được hợp đồng tiêu thụ hoặc chắc chắn sẽ tiêu thụ được. Những sản phẩm hàng hoá lạc hậu hoặc không phù hợp với khách hàng, không được thị trường chấp nhận thì nếu sản xuất ra cũng không tiêu thụ được. 1.1.2.2 Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Trong cơ chế thị trường, việc sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai không phải là do ý muốn của doanh nghiệp mà là do nhu cầu người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ bán những cái gì mà thị trường cần chứ không phải là bán những cái gì mà mình có. Thị trường tồn tại khách quan, từng doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động thích ứng với từng thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng của thị trường và xã hội cũng thế mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh để có chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường và xã hội. 1.1.2.3 Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp Thị trường kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các phương án hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đối mặt với các trường hợp khó khăn đỏi hỏi có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thị trường chấp nhận, khách hàng ưa chuộng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh là hiệu quả và ngược lại. Doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả thì doanh số bán hàng cũng như thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường phản ánh rõ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thế và lực của doanh nghiệp. 1.1.2.4 Thị trường là căn cứ xác định chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường Không một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của thị trường. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình những thị trường mục tiêu nhất định phù hợp với ưu thế cạnh tranh của mình. Từ đó, cho thấy mỗi doanh nghiệp cần sớm xây dựng cho mình một chiến lược phát triển thị trường để doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường một cách lâu dài và ổn định trong điều kiện môi trường thường xuyên thay đổi như hiện nay. 1.1.3 Chức năng của thị trường. Thị trường có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hóa, nguồn lực khác về tư liệu sản xuất sức lao động luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực hạn chế này được sử dụng để sản xuất những hàng hóa dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do vậy mà các doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và lợi thế của mình để đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất. Sở dĩ thị trường có vai trò to lớn như vậy là do có các chức năng sau: SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Quốc Dũng 1.1.3.1 Chức năng thừa nhận Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tiêu thụ được trên thị trường, tức là hàng hoá của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, lúc ấy sẽ tồn tại lượng khách hàng nhất định có nhu cầu, sẵn sàng trả tiền để mua hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó, quá trình tái sản xuất đầu tư của doanh nghiệp nhờ đó mà được thực hiện. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa ra giao dịch tức là thừa nhận giá trị, giá trị sử dụng của chúng; chuyển giá trị cá biệt của hàng hóa, dịch vụ thành giá trị xã hội. Sự phân phối, phân phối lại các nguồn lực nói lên sự thừa nhận của thị trường. Chức năng này đòi hỏi các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu kỹ, đặc biệt là nhu cầu thị trường. Xác định cho được thị trường đang cần gì cần với khối lượng bao nhiêu 1.1.3.2 Chức năng thực hiện Chức năng thực hiện thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán. Trước đây các quan niệm thường cho rằng sự thực hiện về giá trị là quan trọng nhất. Nhưng sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi giá trị sử dụng được thực hiện. Ví dụ: hàng hoá dù sản xuất với chi phí thấp mà không hợp mục tiêu tiêu dùng thì vẫn không bán được. Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hóa hình thành nên giá trị trao đổi của mình, làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực. 1.1.3.3 Chức năng điều tiết, cân đối Cơ chế thị trường điều tiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực có lợi nhuận cao, tỷ suất lợi nhuận cao, tạo ra sự di chuyển sản xuất ngành này sang ngành khác. Biểu hiện rõ nhất chức năng điều tiết là sự đào thải trong quy luật cạnh tranh. Doanh nghiệp bằng chính nội lực của mình có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường, phản ứng kịp thời, linh hoạt, sáng tạo với biến động của thị trường sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ phá sản. Ngoài ra thị trường còn hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng theo mục đích có lợi nhất với nguồn ngân sách. Chức năng này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt chu kỳ sống của sản phẩm,xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào, tức là xem xét mức độ hấp dẫn của thị trường đến đâu để có chính sách phù hợp. 1.1.3.4 Chức năng thông tin Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong SV: Hoàng Ngọc Tú MSV: CQ513298 7 [...]... hoảng kinh tế cũng như sự đình trệ của thị trường xây dựng gây ra 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát Ban lãnh đạo của Công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát có chức năng điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Ban lãnh đạo của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng đơn giản Phù hợp với mô hình hoạt động của công ty Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. .. hoá kinh doanh 1.2.3 Vai trò của chiến lược phát triển thị trường trong hệ thống chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Theo sự phân chia chiến lược kinh doanh theo cấp độ thì chiến lược thị trường là một chiến lược cấp chức năng, bộ phận trong tổng thể chiến lược của công ty, cùng với những chức năng khác như: chiến lược về công nghệ, chiên lược về nhân lực, chiến lược tài chính… tạo nên cho doanh. .. chuyển hàng hóa (5) Thông qua công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát nhận làm đại lý ký gửi hàng hóa cho các công ty vật liệu xây dựng và máy xây dựng 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng Công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát có 3 chức năng chính sau đây: - Được thành lập để chở thành nhà cung cấp máy xây dựng uy tín với nhiều sự lựa chọn cho các công ty xây dựng trên địa bàn các tỉnh miền... động kinh doanh của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát, thực hiện các quyết định, chịu trách nhiệm chung về các mặt của công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng thành viên đặt ra Đồng thời trực tiếp nghiên cứu chỉ đạo công tác thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty Là người chỉ đạo xây dựng các kế hoạch kinh doanh, và quản lý hoạt động của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát Trợ lý Giám... rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm vừa qua 2.2 Thực trạng phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát 2.2.1 Thực trạng phát triển thị trường theo các tiêu chí 2.2.1.1Các yếu tố định lượng a Doanh thu Bảng 2.2: Doanh thu của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát trong giai đoạn 2008-2012 Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu Tỷ đồng 14.24 17.31 16.27... khẩu và xây dựng Việt Nam-Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, công ty địa ốc Sông Hồng… 2.1.2 Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Máy Xây Dựng Bình Phát Công ty TNHH Máy Xây Dựng Bình Phát với những hoạt động kinh doanh chính sau đây: (1) Nhập khẩu phân phối các loại máy xây dựng (2) Phân phối vật liệu xây dựng (3) Dịch vụ cho thuê khi bãi, bảo quản hàng hóa, cân điện tử SV: Hoàng Ngọc... nghiệp một chiến lược tổng thể hoàn chỉnh Chiến lược phát triển thị trường được đánh giá là chiến lược bộ phận rất quan trọng, và phải được thực hiện đầu tiên trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì các mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra phải dựa trên những tín hiệu của thị trường, và những mục tiêu đó được thực hiện trên thị trường Chiến lược phát triển thị trường phải... 1.2.2.2.Phân loại chiến lược phát triển thị trường Phát triển thị trường là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược phát triển thị trường có thể xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích được tiến hành ở ba mức độ: Thứ nhất, phát hiện những khả năng mà doanh nghiệp có thể tận dụng với quy mô hoạt động hiện tại ( khả năng phát triển theo chiều... XÂY DỰNG BÌNH PHÁT 2.1 Tổng quan về công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát - Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Phát - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Điện thoại: 0439983252 - Điạ chỉ : Tầng 4 - Tòa nhà 224H - Phố Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Website chính thức: maynhapkhau.net 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty Công ty TNHH máy. .. Chiến lược thu hẹp thị trường: thu hẹp thị trường hiện tại do tình hình hoạt động khó khăn, điểm yếu thì nhiều mà thách thức bên ngoài cũng lớn (4) Chiến lược tổng hợp: chiến lược này sẽ đưa sản phẩm của công ty thâm nhập sâu vào thị trường hiện có và phát triển thị trường mới Chiến lược này là sự kết hợp của chiến lược phát triển theo chiều rộng và chiều sâu 1.5.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện chiến . 2: Thực trạng phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát giai đoạn 2007-2012 Chương 3: Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát trong thời. trường tại công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát - Thời gian nghiên cứu: Công tác phát triển thị trường của công. trường của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. - Đánh giá thực trạng phát triển thị trường giai đoạn 2007-2012 của công ty TNHH máy xây dựng Bình Phát. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1. Khái niệm về chiến lược

  • 1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường

  • Từ những khái niệm chiến lược trong chuyên đề của mình tác giả xin được đề xuất sử dụng khái niệm về chiến lược phát triển thị trường “Chiến lược phát triển thị trường xác định cho doanh nghiệp mục tiêu về địa điểm và phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo các yếu tố: Giá cả, số lượng, phương thức thanh toán để doanh nghiệp tồn tại và phát triển”

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan