TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

11 777 2
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé MSHV: CH1201089 LỚP: CHK7 KHÓA: 07 TP.HCM, ngày 6 tháng 08 năm 2014 Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 1 Mục lục 1 Khái niệm con người: 3 2 Quan điểm của Mác về con người: 3 3 Tầm quan trọng của giáo dục tri thức cho con người 3 4 Vai trò của giáo dục đối với con người: 4 5 Hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay 4 5.1 Mặt yếu 4 5.2 Mặt tích cực 5 6 Giải pháp cho giáo dục Việt Nam hiện nay 6 6.1 Nguyên nhân tồn tại yếu kém 6 6.1.1 Ngành GD &ĐT chậm đổi mới, chưa theo kịp đổi mới kinh tế - xã hội 6 6.1.2 Chương trình học “ôm đồm”, không dành quyền lựa chọn cho người học 6 6.1.3 Chương trình GD &ĐT thiếu sáng tạo, nhiều khi còn đồng nhất giáo dục với tuyên truyền 7 6.1.4 Hệ thống đào tạo chạy theo bằng cấp, hư danh 7 6.1.5 Chính sách đãi ngộ, sử dụng của Nhà nước chưa thỏa đáng 7 6.1.6 Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực chưa thích hợp 7 6.2 Định hướng cải cách giáo dục tương lai: 8 6.2.1 Giải quyết các vấn đề tồn động ở mục 6.1 8 6.2.2 Làm trong sạch hệ thống giáo dục 8 6.2.3 Hệ thống giáo dục phải là hệ thống mở 8 6.2.4 Chương trình giáo dục phải hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách, năng lực vận dụng sang tạo cho cá nhân người học. 8 6.2.5 Đồng bộ thay đổi cách thi cử phù hợp với đối mới giáo khoa 8 6.2.6 Đổi mới phương pháp dạy và học 8 7 Kết luận 10 8 Tài liệu tham khảo 10 Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 2 Lời mở đầu  Lý do chọn đề tài: Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại. Trên cơ sở vận dụng khoa học và sang tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của bạn chấp hành trung ương khóa VII, Đảng ta đề ra và thong qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hộ mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghiệp xã hội”. Đó là: “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sang về đạo đức.” Đại hội đảng lần IX cũng đã viết “…giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, văn hóa là mục tiêu cuối cùng của xây dựng và phát triển kinh tế vì xã hội công bằng dân chủ, văn minh, còn người phát triển toàn diện…” Do giáo dục có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nên tôi chọn đề tài “Triết học Mác-Lênin về con người và giải pháp giáo dục Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận môn triết học.  Mục đích: Khái niệm về quan điểm triết học Mác-Lênin về con người. Tầm quan trọng của giáo dục con người trong đời sống xã hội. Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay.  Bố cục đề tài 1 Khái niệm con người……………………………………………… 3 2 Quan điểm của Mác về con người ……………………………… 3 3 Vai trò của giáo dục đối với con người…………………………….4 4 Hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay……………………………4 5 Giải pháp cho giáo dục Việt Nam hiện nay……………………… 6 Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 3 1 Khái niệm con người: Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh, đã là con người thì phải trải qua giai đoạn sinh trưởng, tử vong, mỗi người đều có nhu cầu ăn, mặc, ở, sinh hoạt… Song con người không phải là động vật thuần túy như các động vật khác mà xét trên khía cạnh xã hội thì con người là động vất có tính xã hội, con người là sản phẩm của xã hội, mang bản tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao động, sản xuất của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình và chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. 2 Quan điểm của Mác về con người: Mác viết: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa mối quan hệ xã hội.” Con người là chủ thể của hoạt động sản xuất vất chất là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội. Bởi vậy theo Mác ý nghĩa lịch sử mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người để con người được sống với cuộc sống đích thực. Và bước quan trọng nhất trên con đường đó là giải phóng con người về mặt xã hội. 3 Tầm quan trọng của giáo dục tri thức cho con người Qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài con người đã tích lũy được khối lượng tri thức khổng lồ về thế giới tự nhiên, và kho tri thức này không ngừng được phát triển mở rộng. Do đó con người thời nay cần phải nắm bắt sử dụng có hiệu quả nền tri thức hiện tại và không ngừng tìm tòi, phát triển để đưa tri thức loài người lên một tầm cao mới phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 4 4 Vai trò của giáo dục đối với con người: Giáo dục giúp con người có được khả năng tiếp cận, lĩnh hội tri thức. Nhờ đó kiến thức, ý thức con người được nâng cao. Từ đó xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, phồn vinh. Có nền giáo dục tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặt trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hộ phát triển, hung thịnh; ngược lại nền giáo dục kém thì đất nước khó có sức bật đi lên. 5 Hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay 5.1 Mặt yếu Tính sơ sơ Việt Nam ta hiện nay với gần 90 triệu dân thì đã có tới 24.000 tiến sĩ, 9.000 giáo sư. Nếu chia bình quân số người có học vị này so với thế giới thì quả là đáng tự hào. Với 33.000 nhà khoa học nhưng giai đoạn 2000-2006 nước ta chỉ có 19 bằng sáng chế. Giai đoạn 2007-2010 Việt Nam chỉ còn 5 bằng sáng chế. Năm 2011 số bằng sáng chế của Việt Nam đăng ký tại Mỹ lại là con số 0. Cũng trong năm 2011 chưa nói đến các nước có trình độ kinh tế hiện đại, tri thức tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc… So sánh trong khu vực thì Đài Loan với 23 triệu dân có tới 8.781 bằng sáng chế. Còn các nước vùng Đông Nam Á thì năm 2011 cũng là năm bội thu về bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ. Singapore với 4,8 triệu dân có tới 647 bằng. Malaysia với 27,9 triệu dân có 161 bằng, Thái Lan với 68,1 triệu dân có 53 bằng…. Gần đây nhất số liệu khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên năm 2012 đối với một số tỉnh thành. Kết quả cho thấy số giáo viên đạt chuẩn thấp đến mức khó hình dung Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 5 Xét ở TP.HCM điều đáng nói là ở địa phương này trong số 929 giáo viên không đạt chuẩn có rất nhiều người là tổ trưởng bộ môn tiếng Anh ở các trường nổi tiếng, thậm chí có người đã tốt nghiệp cao học, có người nổi tiếng với thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi, nổi tiếng với tỉ lệ dạy học sinh thi đậu ĐH 100%. 5.2 Mặt tích cực Tuy nhiên bù lại với những con số đáng buồn phía trên cũng có nhưng thành tựa nhất định: Ngày 30-7, tại hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 của khối giáo dục trung học diễn ra tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Một trong những kết quả nổi bật của giáo dục trung học trong năm học vừa qua là chất lượng giáo dục HS có tiến bộ cả về hạnh kiểm và học lực. (Về hạnh kiểm, nếu như năm học 2012-2013 cả nước có 75,8% số HS cấp THCS và 70,7% HS THPT xếp loại hạnh kiểm tốt, thì đến năm học 2013-2014, tỷ lệ Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 6 này lần lượt là 82% và 73,4%.Về mặt học lực, tỷ lệ HS cấp THCS xếp loại giỏi tăng từ 19,8% lên 22,2%; tỷ lệ xếp loại giỏi ở cấp THPT tăng từ 7,9% lên 9,6%.) 6 Giải pháp cho giáo dục Việt Nam hiện nay 6.1 Nguyên nhân tồn tại yếu kém 6.1.1 Ngành GD &ĐT chậm đổi mới, chưa theo kịp đổi mới kinh tế - xã hội Nguyên nhân thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là do công tác đào tạo chậm đổi mới. Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề nên việc tăng /giảm ngành nghề đào tạo còn nặng tính tự phát. Cơ cấu đào tạo nghề mất cân đối, không bắt kịp nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các “sản phẩm” của GD &ĐT khi đi vào cuộc sống thiếu kỹ năng, yếu về trình độ chuyên môn. 6.1.2 Chương trình học “ôm đồm”, không dành quyền lựa chọn cho người học Thời gian học đại học 4 năm ở Việt Nam là 2.183 giờ (ở Mỹ là 1.380 giờ). Ngoài ra, có thể nhận thấy, chương trình đào tạo đại học ở Việt Nam không hẳn là nghề, cũng không hẳn là đào tạo để có kiến thức sâu và tính sáng tạo. Ví dụ: Chương trình đào tạo đại học kinh tế ở Việt Nam (Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh) đòi hỏi 1.451 giờ học kinh tế (ở Mỹ chỉ 480 giờ). Sinh viên Việt Nam trong 4 năm phải học gần như tất cả mọi thứ về kinh tế mà nhà trường có thể nghĩ ra, nên không có khả năng hoặc thời gian đi sâu vào bất cứ vấn đề gì. Sự phân chia chi li các lớp học (chuyên ngành) thì lại có vẻ thực dụng như dạy nghề. Ngoài ra, ở bậc đại học của Việt Nam, đa số các môn có tính bắt buộc, sinh viên không có quyền tự chọn (ở Mỹ có quyền tự chọn đến 1/3 thời gian học, dù học bất cứ ngành nào). Việc được quyền tự chọn là rất quan trọng để sinh viên mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhau, giúp hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân tích và nhìn nhận vấn đề không bị bó hẹp vào chuyên môn của mình. Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 7 6.1.3 Chương trình GD &ĐT thiếu sáng tạo, nhiều khi còn đồng nhất giáo dục với tuyên truyền Giáo dục luôn đòi hỏi phát huy khả năng trao đổi, thảo luận, tinh thần phê phán phản biện. Như vậy, người học mới có óc sáng tạo, tự mình phát hiện cái mới, cái hay rồi hành xử theo điều kiện cụ thể. Không độc lập trong suy nghĩ thì không thể cải tiến công việc, cải tạo cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. 6.1.4 Hệ thống đào tạo chạy theo bằng cấp, hư danh Tư duy giáo dục hiện nay còn chạy theo thành tích, hư danh, theo số lượng mà không quan tâm đúng mức đến chất lượng. Chính tư duy có “tính phong trào“ này đã dẫn đến tâm lý sính đại học, coi thường cao đẳng, sính bằng cấp. Việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ thì tràn lan, có danh nhưng không có thực, không theo quan điểm truyền thống của dân tộc Việt là: Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Trong đánh giá, đâu đâu cũng thấy xuất sắc, tiên tiến. 6.1.5 Chính sách đãi ngộ, sử dụng của Nhà nước chưa thỏa đáng Một sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường, vào làm việc trong một cơ quan nhà nước, với mức lương khởi điểm chỉ khoảng 1 triệu đồng thì thật là khó chấp nhận. Do đó, hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng tăng. Nhân lực được đào tạo bài bản trong nước thường tìm việc ở những công ty nước ngoài. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp cũng thường tìm cách ở lại nước ngoài làm việc. 6.1.6 Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực chưa thích hợp Phương pháp quản lý lạc hậu, hiệu lực thấp và kém hiệu quả. Các cơ quan chủ quản (bộ, cơ quan ngang bộ) thực hiện quản lý đối với các cơ sở đào tạo nhân lực trực thuộc chủ yếu bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính, xơ cứng, bao biện và bao cấp (giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh cứng, cấp kinh phí trực tiếp cho cơ sở đào tạo, định mức chi phí đào tạo chậm sửa đổi ) Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 8 6.2 Định hướng cải cách giáo dục tương lai: 6.2.1 Giải quyết các vấn đề tồn động ở mục 6.1 6.2.2 Làm trong sạch hệ thống giáo dục Phải nói rằng, trong sạch hóa hệ thống giáo dục phải được tiến hành ngay bây giờ vì một tương lai trong sạch và phải bắt đầu từ người thầy. Kết quả ngành giáo dục của chúng ta tạo ra là con người chứ không phải những tấm bằng. 6.2.3 Hệ thống giáo dục phải là hệ thống mở Đảm bảo nguyên tắt phân hóa mềm dẽo, phân luồng (sau tốt nghiệp THCS, THPT) và liên thông (dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH) nhưng lại đảm bảo tính thống nhất, nhất quán. Hạn chế tình trạng chia rẽ ngay trong kết cấu giáo dục và đào tạo. 6.2.4 Chương trình giáo dục phải hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách, năng lực vận dụng sang tạo cho cá nhân người học. Dạy học không phải là truyền thụ kiến thức một chiều. Đây là điểm khác biệc căng bản chi phối và xuyêt suốt quá trình xây dựng chương trình sách giáo khoa. Chương trình dạy được tinh giản không ôn đồn kiến thức, cập nhật kiến thức hiện đại. 6.2.5 Đồng bộ thay đổi cách thi cử phù hợp với đối mới giáo khoa Không chỉ là kiểm tra kiến thức ghi nhớ mà là kiểm tra và đánh giá năng lực hiểu và vận dụng của học sinh (các đề thi tốt nghiệp và đại học gần đây đã có đi theo xu hướng này). Bên cạnh đó, cần sớm có hệ thống kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục tồn tại độc lập, khách quan với ngành giáo dục, có xếp hạng, công bố công khai xã hội. Để từ kết quả đánh giá, các trường có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương thức tổ chức và phương thức dạy học. 6.2.6 Đổi mới phương pháp dạy và học Chuyển việc dạy và học theo hướng truyền thụ một chiều sang tổ chức cho trò làm việc, thầy hướng dẫn ý nghĩa, giáo dục là quá trình hình thành năng lực vận dụng và sáng tạo cá nhân. Đồng thời kết hợp với thực nghiệm, hoạt động nhóm, kết Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Trần Thanh Bé – CH1201089 Trang 9 hợp công nghệ thông tin (e-learning) nhất là trong tương lai 100% trường học sẽ được kết nối internet. [...]... vực và quốc tế Bài viết này cùng với số liệu dẫn chứng bên trên mong muốn rằng mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nền giáo dục nước ta, từ đó mỗi cá nhân sẽ tự vạch ra những con đường riêng, hướng đi riêng, cũng như những giải pháp cho phù hợp với vai trò của mình Tự đó phát triển bản thân đồng thời góp phần xây dựng một Việt Nam ngày cào giàu mạnh 8 Tài liệu tham khảo [1] Giáo trình triết học. ..Tiểu luận môn: Triết Học GVHD: TS Bùi Văn Mưa 7 Kết luận Nhìn lại đoạn đường phát triển của giáo dục nước nhà, trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, . đề tài Triết học Mác-Lênin về con người và giải pháp giáo dục Việt Nam hiện nay làm đề tài tiểu luận môn triết học.  Mục đích: Khái niệm về quan điểm triết học Mác-Lênin về con người. Tầm. thức cho con người 3 4 Vai trò của giáo dục đối với con người: 4 5 Hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay 4 5.1 Mặt yếu 4 5.2 Mặt tích cực 5 6 Giải pháp cho giáo dục Việt Nam hiện nay 6 6.1. Vai trò của giáo dục đối với con người ………………………….4 4 Hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay …………………………4 5 Giải pháp cho giáo dục Việt Nam hiện nay …………………… 6 Tiểu luận môn: Triết Học GVHD:

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan