Tiểu luận triết học MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

12 1.2K 21
Tiểu luận triết học MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phòng ĐT SĐH-KHCN&QHĐN Phan Hữu Phước (CH1301106) TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Gỉang viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa TP. Hồ Chí Minh, tháng 7/2014 GIỚI THIỆU Triết học và khoa học tự nhiên là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới. Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở của những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên không những đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan đúng đắn và phương pháp luận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. C. Mác và Ph. Ăngghen sở dĩ có những cống hiến lớn lao cho khoa học nói chung, triết học nói riêng là bởi vì hai ông thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học tự nhiên, phát hiện ra những vận động nảy sinh, những biến đổi diễn ra trong xã hội, đời sống của con người bởi tác động của khoa học tự nhiên, tác động của kỹ thuật máy móc. Như chính Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó”. Những thành tựu của khoa học tự nhiên ngày nay cho thấy bất kỳ nhà khoa học nào cũng phải tiến tới các kết luận chung về mặt lý luận. Nền lý luận vững chắc của khoa học tự nhiên cũng như tất cả các nghành khoa học khác chỉ có thể là triết học duy vật biện chứng vì nó là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học. Với ý nghĩa ấy, khoa học tự nhiên muốn phát triển buộc phải vận dụng tư duy triết học duy vật biện chứng vào quá trình nghiên cứu cũng như dạy và học toán học. Các nhà khoa học tự nhiên cũng phải là những nhà triết học thông thái. Trong suốt quá trình học tập môn học triết học cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của Tiến sĩ Bùi Văn Mưa, em đã nhận thức được tầm quan trọng của mối Trang 2 quan hệ giữa triết học và khoa học và tự nhiên. Chính vì vậy, em chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình là: “Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên”. Nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần chính: I. Các khái niệm cơ bản II. Những vấn đề cơ bản của triết học và khoa học tự nhiên III. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên qua các thời kỳ Trang 3 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I.1. Khái niệm triết học “Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là trí (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm “triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm: yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng hệ thống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ và hành động). Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc điểm nổi bật của triết học là cách nhìn chung về thế giới, là sự nghiên cứu thế giới xét như một chỉnh thể, cho nên tri thức triết học trước hết là những tri thức phổ quát. Từ cách xem xét đó, triết học có vai trò giải thích bản chất, nguyên nhân và những quy luật phát triển của thế giới; vừa có vai trò vạch ra con đường, những phương tiện để nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học chỉ xuất hiện khi có hai điều kiện: Về mặt nhận thức, triết học xuất hiện khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định, cho phép họ tổng kết và khái quát những tri thức riêng lẻ thành hệ thống quan niệm, quan điểm chung. Về mặt xã hội, triết học xuất hiện khi sản xuất vật chất của loài người phát triển đến trình độ làm nảy sinh quá trình phân công lao động trí óc và lao động chân tay; nhưng quá trình phân công lao động này trong thực tế chỉ diễn ra khi lịch sử nhân loại bước vào giai đoạn có phân chia giai cấp. I.2. Khái niệm khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu tất cả những biến đổi của vật chất, những quy luật tự nhiên trong đời sống xã hội hàng ngày. Khoa học tự nhiên bao gồm tất cả các ngành như: Trang 4 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên • Toán học; • Vật lý; • Hóa học; • Sinh học • Địa lý • Trong mỗi ngành khoa học riêng thì lại nghiên cứu một khía cạnh hay nói cách khác là nghiên cứu một vấn đề riêng của đời sống xã hội. Như vậy, ta có thể nói khoa học tự nhiên là một phạm trù vật chất của xã hội loài người, nó không chỉ nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên của trái đất, của vũ trụ mà còn giải thích nó một cách hết sức cặn kẽ với mục đích giúp con người có thể hiểu được các vấn đề liên quan tới hoạt động tự nhiên đang ngày ngày diễn ra trên trái đất. Chính vì vậy, khoa học tự nhiên là một công cụ để nghiên cứu tất cả các mặt vấn đề của đời sống tự nhiên. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN II.1. Những vấn đề cơ bản của triết học Theo Ăngghen, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, hay là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này có hai mặt: Một là: vấn đề giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước? cái nào quyết định cái nào? Tùy theo cách giải quyết vấn đề này mà triết học chia thành hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật: Là sự phát triển của tri thức, của khoa học; là lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng ở mỗi giai đoạn phát triển của lich sử. Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, nên vật chất có trước, tồn tại độc lập với ý thức và quyết định ý thức; còn ý thức là thuộc tính, Trang 5 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là sự phản ánh vật chất. Chủ nghĩa duy vật trải qua nhiều giai đoạn phát triển với năm hình thức lịch sử cơ bản: Duy vật cổ đại (mộc mạc, chất phác), duy vật tầm thường thế kỷ V-XV, duy vật cơ học máy móc thế kỷ XVII-XVIII, duy vật siêu hình thế kỷ XIX và duy vật mác-xít (biện chứng). Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm: là sự tuyệt đối hóa một hình thức hay một giai đoạn của quá trình nhận thức dẫn đến tách nhận thức và ý thức khỏi thế giới hiện thực khách quan; thông thường là lợi ích và sự phản kháng của các giai cấp, các lực lượng bảo thủ trước tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tinh thần) là bản chất của thế giới, nên ý thức là cái có trước và quyết định vật chất; còn vật chất là cái có sau, là sự “biểu hiện” của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản: duy tâm chủ quan (coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là ý thức của con người nằm trong con người) và duy tâm khách quan (cũng coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con người). Hai là: vấn đề về khả năng nhận thức của con người. Toàn bộ các nhà triết học duy vật và đa số những nhà triết học duy tâm đều thừa nhận rằng thế giới có thể nhận thức được. Nhưng các nhà duy vật cho rằng, nhận thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan trong bộ óc con người. Còn các nhà duy tâm thì cho rằng, nhận thức chỉ là sự ý thức về bản chất ý thức. Trả lời vấn đề này còn có những nhà triết học theo nguyên tắc bất khả tri (không thể biết). Những người này xuất phát từ việc tuyệt đối hóa tính tương đối của tri thức dẫn đến phủ nhận khả năng nhận thức của con người. II.2. Những vấn đề cơ bản của khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên là cơ sở của sự phát triển của triết học và có phạm trù riêng của mình. Chẳng hạn phạm trù năng lượng, khối lượng,.v.v trong vật lý học; biến dị, di truyền,.v.v trong sinh học; hàng hóa, giá trị,.v.v trong kính tế học,.v.v Trang 6 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên Triết học là ngành khoa học nghiên cứu tất cả những lĩnh vực trong giới tự nhiên, kể cả trong vũ trụ và trong trí tưởng tượng của con người bằng cách tổng hợp các sự vật lại với nhau còn đối với khoa học tự nhiên thì lại khác xa. Khoa học tự nhiên thì chia nhỏ từng sự vật, hiện tượng ra để nghiên cứu và trong khoa học tự nhiên lại có một số ngành khoa học cụ thể để có thể phân tích và nghiên cứu một mặt, một vấn đề riêng của tự nhiên, có thể nói những vấn đề cơ bản của khoa học tự nhiên là một “đứa con” của triết học. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN QUA CÁC THỜI KỲ Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có những phát minh vạch thời đại trong lĩnh vực tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Ăngghen đã nói: “Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần túy như họ tưởng tượng. Trái lại, trong thự tế, cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càng nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp”. Luận điểm này đã vạch rõ về mặt lý luận, quy luật phát triển tiến lên của triết học sát cánh với khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên về phần mình cũng ra đời và phát triển trên cơ sở sự phát triển của đời sống vật chất, kinh tế của hội, liên hệ chặt chẽ với triết học và ngay từ đầu đã được xây dựng trên cơ sở nhận thức luận duy vật. Khoa học tự nhiên được triết học cung cấp cho phương pháp nghiên cứu chung những phạm trù, những hình thức tư duy logic mà bất kỳ khoa học tự nhiên nào cũng không thể thiếu. Với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận chung đó, triết học đã đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không ngừng vạch đường cho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên phương pháp và công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn, trở ngại vấp phải trên đường đi của mình. Trang 7 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử ra đời và phát triển của mình, triết học duy vật và khoa học tự nhiên luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, nương tựa và thúc đẩy lẫn nhau. Thời cổ đại Hy Lạp, triết học duy vật mộc mạc và phép biên chứng tự phát là tương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên. Thời bấy giờ, những kiến thức khoa học về tự nhiên, dưới hình thức những dự kiến, những phát kiến rời rạc, chưa có hệ thống, đang hòa lẫn trong kho tàng các kiến thức triết học. Những kiến thức khoa học về khoa học tự nhiên lúc này về cơ bản được quy vào khoa học hình học của Euclide, lý thuyết về hệ thống mặt trời của Ptôlêmê, cách tính thập phân của người Ả-rập, vào những kiến thức sơ đẳng về đại số học, những chữ số hiên nay. Lúc này triết học và khoa học tự nhiên chưa có sự phân biệt rõ rệt. các nhà triết học duy vật đồng thời cũng là những nhà khoa học tự nhiên. Triết học duy vật mộc mạc và biên chứng tự phát cổ đại Hy Lạp được gọi là triết học tự nhiên. Nhận thức triết học và khoa học tự nhiên đã tạo nên một bức tranh về thế giới , một bức tranh tổng quát đầu tiên trong lịch sử nhận thức khoa học coi thế giới như là một chỉnh thể, một toàn bộ khong phân chia về các sự vật và hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Ở đó, mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều biến đổi, đều liên hệ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau, không có cái gì là vĩnh viễn, là bất biến. Bức tranh đầu tiên về thế giới đầu tiên này , về căn bản là tính đúng đắn. Nó được tạo ra trên trên những dự kiến thiên tài và những kết luận chính xác về trạng thái của các sự vật và hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Nhưng bức tranh mới chỉ nêu lên những hiểu biết về cái toàn thể, mà chưa nêu lên được những hiểu biết chi tiết , những biểu tượng cụ thể của các sự vật, hiện tượng. Nó nêu lên được trạng thái vận động, liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong giới tự nhiên, nhưng không nêu lên được vì chính cái gì đó đang vận động, liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Thời kỳ Phục hưng, giữa thế kỷ XV, như Enggen nói, đó là thời đại khi mà giai cấp tư sản đập tan sự thống trị của chế độ phong kiến, khi mà ở hậu trường Trang 8 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên của cuộc chiến đấu giữa giai cấp tư sản thành thị với giai cấp phong kiến quý tộc đã xuất hiện giai cấp nông dân bạo động, và đi sau nông dân là những người tiền bối cách mạng của giai cấp vô sản hiện đại, lúc đó tay cầm cờ đỏ và đã hô vang chủ nghĩa cộng sản, đó là thời đại đã tạo ra những nhà nước quân chủ lớn ở Châu Âu, đã đập tan sự chuyên chính về tinh thần của Giáo Hoàng, đã làm sống lại thời cổ đại Hy Lạp, đã phá vỡ những giới hạn của thế giới cũ và nói đúng hơn là là lần đầu tiên khám phá ra trái đất. Đó là thời đại cần có những người khổng lồ và đã sinh ra những người khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính cách, về tài năng, về mặt học thức,.v.v Đó là thời đại của cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà trước đó trái đất chưa từng thấy. Chính trong bầu không khí cách mạng sôi sục ấy của thời đại, khoa học tự nhiên thông qua đấu tranh chống tôn giáo, thần học, chống triết học kinh viện mà phục hồi lại và phát triển lên với một tinh thần triệt để cách mạng chưa từng thấy, nó đã phát triển lên song song với nền triết học mới nổi dậy. Khoa học tự nhiên đi sâu vào phần cụ thể, chi tiết, đã bổ sung vào bức tranh về thế giới mà các nhà triết học và các nhà khoa học tự nhiên thời cổ đại Hy Lạp đã không làm được. Nhưng phương pháp phân tích của khoa học tự nhiên đã bộc lộ nhược điểm của nó. Sự vật và hiên tượng trong tự nhiên được xem xét trong trạng thái yên tĩnh, cố định, ở ngoài mọi vận động, biến hóa, trong trạng thái tách biệt, cô lập, ở ngoài mọi liên hệ, tác động, chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII về căn bản là máy móc, siêu hình. Nó tương ứng với trình độ khoa học tự nhiên lúc này. Nó tạo nên một bức tranh cụ thể của những cái cụ thể, chi tiết. Trình độ lúc này của khoa học tự nhiên đã gây nên tính hạn chế của triết học, thì đến lượt nó, triết học duy vật máy móc, siêu hình, với tư cách là phương pháp luận phổ biến chỉ đạo cho khoa học tự nhiên lại tác động hạn chế trở lại khoa học tự nhiên. Đến giữa thế kỷ XIII, khoa học tự nhiên chuyển sang giai đoạn mới cao hơn, giai đoạn tổng hợp, trở lại nghiên cứu giới tự nhiên với tính cách là một chỉnh thể, toàn bộ, liên tục, vĩnh viễn vận động và phát triển, liên hệ, tác động lẫn nhau không ngừng. Trang 9 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên Thời đại này, bức tranh mới đã thay thế bức tranh siêu hình để trở lại với bức tranh thời cổ đại lúc ban đầu, dĩ nhiên trên trình độ cao hơn, hoàn chỉnh hơn.Nó khắc phục được nhược điểm của hai bức tranh trước đây, đồng thời khái quát hóa và nâng cao thêm những yếu tố tích cực vốn có của hai bức tranh trước. Như vậy, logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên cho thấy, lúc đầu xuất hiện quan niệm biện chứng về tự nhiên , biểu thị sự trực quan đối với tự nhiên, coi như là một toàn bộ không phân chia; thay thế cho quan niệm đó là quan niệm máy móc, siêu hình về tự nhiên, phân chia giới tự nhiên thành những bộ phận cá biệt, riêng lẻ, cách xem đó được cố định trong phương pháp tư duy siêu hình, đến lượt nó, quan niệm về máy móc, siêu hình lại được thay thế bằng sự tái tạo lại một cách tổng hợp bức tranh về thế giới trong tính toàn vẹn của nó, trên cơ sở những kết quả đạt được của nhận thức khoa học từ trước đến nay. Đi đôi với sự thay thế này là bước diễn biến từ phương pháp tư duy siêu hình sang phương pháp tư duy biện chứng. Và logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của triết học duy vật. Trang 10 [...].. .Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên KẾT LUẬN Khoa học tự nhiên và triết học chỉ có thể tồn tại và phát triển song song với nhau Do đó, khoa học tự nhiên phải dựa vào triết học để giải thích thế giới làm nền tảng cho những phát triển khoa học, công nghệ, triết học là chỗ dựa cho khoa học tự nhiên Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay,... vật và ngược lại phải vận dụng và phát triển lý luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức ấy luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học. .. thức và thời gian nghiên cứu vấn đề còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài tiểu luận Em mong muốn nhận được ý kiến chỉ bảo, giúp đỡ từ thầy để rút ra bài học kinh nghiệm cho những bài viết sau Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Slide bài giảng Triết học , TS Bùi Văn Mưa [2] Triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà... chung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên Việc nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ này có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của... Slide bài giảng Triết học , TS Bùi Văn Mưa [2] Triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010 [3] Giáo trình Triết học, TS Bùi Văn Mưa [4] Triết học và Bức tranh Vật lý học về Thế giới, TS Bùi Văn Mưa Trang 11 PHỤ LỤC . học tự nhiên III. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên qua các thời kỳ Trang 3 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I.1. Khái niệm triết học “Triết”. khoa học tự nhiên là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của triết học duy vật. Trang 10 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên KẾT LUẬN Khoa học tự nhiên và triết học chỉ. “đứa con” của triết học. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN QUA CÁC THỜI KỲ Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIỚI THIỆU

  • I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    • I.1. Khái niệm triết học

    • I.2. Khái niệm khoa học tự nhiên

    • II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

      • II.1. Những vấn đề cơ bản của triết học

      • II.2. Những vấn đề cơ bản của khoa học tự nhiên

      • III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN QUA CÁC THỜI KỲ

      • KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan