TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC BẰNG LOGIC MỆNH ĐỀ VÀ LOGIC VỊ TỪ - ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG SUY DIỄN TRONG VIỆC CHỌN NGÀY GIỜ KHAI TRƯƠNG

49 2.5K 6
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC BẰNG LOGIC MỆNH ĐỀ VÀ LOGIC VỊ TỪ - ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG SUY DIỄN TRONG VIỆC CHỌN NGÀY GIỜ KHAI TRƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HOC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TPHCM BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ SUY LUẬN Đề tài : TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC BẰNG LOGIC MỆNH ĐỀ VÀ LOGIC VỊ TỪ - ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG SUY DIỄN TRONG VIỆC CHỌN NGÀY GIỜ KHAI TRƯƠNG GVHD : PGS TS. ĐỖ VĂN NHƠN HVTH : Trương Thị Tuyết Hoa – MSHV: CH1301014 TP HCM, Tháng 3 năm 2014 LỜI MỞ ĐẦU Thực tế, có ngày mọi việc mọi điều đều thành công, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới; có ngày vất vả sớm chiều mà chẳng được việc gì, còn gặp tai nạn bất ngờ. Thế nên từ xưa, người ta đã biết dựa vào Kinh Dịch để chọn giờ tốt, ngày tốt, tháng tốt, năm tốt (gọi là tứ trụ cát) khởi đầu bất cứ việc gì. Những tri thức được lưu giữ trong Kinh Dịch ngày càng được phát huy trong thời đại công nghệ thông tin. Con người có thể dùng công cụ biểu diễn tri thức hiện đại kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh dịch xây dựng hệ chuyên gia để khai thác hệ thống tri thức có nhiều vẻ huyền bí này, tính toán để biết trước ngày tốt, ngày xấu của mỗi người, từ đó hỗ trợ giúp con người có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với qui luật biến đổi của vũ trụ. Trong phạm vi bài thu hoạch này, tác giả xin trình bày những kiến thức học được, tìm hiểu được về phương pháp biểu diễn tri thức bằng logic mệnh đề, logic vị từ và viết một chương trình hệ chuyên gia về một phần nhỏ kiến thức trong Kinh Dịch dự đoán để dự đoán ngày giờ tốt xấu trong việc khai trương. Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn PGS TS. ĐỖ VĂN NHƠN đã tận tình hướng dẫn môn học bổ ích và đầy ý nghĩa này. Cảm ơn các bạn cùng khoá và các anh chị khoá trước đã giúp đỡ tìm tài liệu và góp ý cho tác giả hoàn thành tốt bài thu hoạch này! MỤC LỤC 4 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn CHƯƠNG 1. TRI THỨC VÀ BIỂU DIỄN TRI THỨC   - Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, học tập và lập luận - Tri thức là tập các thông tin được phát biểu một cách tường minh. - Người ta phân loại tri thức như sau: Tri thức sự kiện : là các khẳng định về một sự kiện, khái niệm nào đó (trong một phạm vi xác định). Các định luật vật lý, toán học, thường được xếp vào loại này (Chẳng hạn : mặt trời mọc ở đằng Đông, tam giác đều có 3 góc 60 0 , ) Tri thức thủ tục : thường dùng để diễn tả phương pháp, các bước cần tiến hành, trình tự ngắn gọn cách giải quyết một vấn đề. Thuật toán, thuật giải là một dạng của tri thức thủ tục. Tri thức mô tả : cho biết một đối tượng, sự kiện, vấn đề, khái niệm, được thấy, cảm nhận, cấu tạo như thế nào (một cái bàn thường có 4 chân, con người có 2 tay, 2 mắt, ) Tri thức Heuristic : là một dạng tri thức cảm tính. Các tri thức thuộc loại này thường có dạng ước lượng, phỏng đoán, và thường được hình thành thông qua kinh nghiệm. Siêu tri thức: mô tả tri thức về tri thức. Loại tri thức này giúp lựa chọn tri thức thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề Tri thức có cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc. Loại tri thức này mô tả mô hình tổng quan hệ thốgn theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm khái niệm, khái niệm con, và các đối tượng, diễn tả chức năng và mối liên hệ giữa các tri thức dựa theo cấu trúc nhất định.     Biểu diễn tri thức là sự diễn đạt và thể hiện của tri thức dưới những dạng thích hợp để có thể tổ chức một cơ sở tri thức của hệ  !"#$%&%' Biểu diễn tri thức là một phương pháp mã hóa tri thức sao cho máy tính có thể xử lý được chúng.Cũng như dữ liệu, có nhiều cách khác nhau để biểu diễn tri thức trong máy tính như: logic mệnh đề và vị từ, đối tượng thuộc tính giá trị, tri thức luật dẫn, mạng ngữ nghĩa, frame  ()*+, - . Logic mệnh đề là logic rất đơn giản, tuy khả năng biểu diễn của nó còn một số hạn chế nhưng thuận tiện cho ta đưa vào nhiều khái niệm quan trọng trong logic. HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 5 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Cú pháp của logic mệnh đề bao gồm tập các ký hiệu và tập các quy tắc kết hợp các ký hiệu tạo thành công thức. /0ệ" Các ký hiệu được dùng trong logic mệnh đề bao gồm: − Các ký hiệu chân lý: True (ký hiệu T) và False (ký hiệu F). − Các ký hiệu mệnh đề (còn được gọi là các biến mệnh đề và thường được ký hiệu bằng các chữ cái): P, Q, − Các kết nối logic Ù, Ú, ¬, →,↔. − Các dấu mở ngoặc (và đóng ngoặc). 1"23 %ứ Mọi ký hiệu chân lý và ký hiệu mệnh đề là câu. Ví dụ: True, P Kết hợp các câu bằng phép nối logic sẽ tạo ra câu mới. Cụ thể là: Nếu A và B là câu thì: (A∧B) (đọc “A hội B” hoặc “A và B”) (A∨B) (đọc “A tuyển B” hoặc “A hoặc B”) (¬A) (đọc “phủ định A”) (A→B) (đọc “A kéo theo B” hoặc “nếu A thì B”) (A↔B) (đọc “A và B kéo theo nhau”). Phép kéo theo còn được gọi là quy tắc “nếu – thì” (A↔B) (đọc “A và B kéo theo nhau”) là các câu. Để cho ngắn gọn các công thức được bỏ đi các cặp dấu ngoặc không cần thiết. Chẳng hạn, thay cho ((A∨B)∧C) ta sẽ viết là (A∨B)∧C. Trong trường hợp một câu chứa nhiều phép nối, các phép nối sẽ được thực hiện theo thứ tự sau: ¬, Ù, Ú, →,↔. Các câu là các ký hiệu mệnh đề sẽ được gọi là các câu đơn hoặc câu nguyên tử. Các câu không phải là câu đơn được gọi là câu phức hợp. Nếu P là ký hiệu mệnh đề thì P và ¬P được gọi là literal, P là literal dương, còn ¬P là literal âm. Câu phức hợp có dạng A 1 ∨ ∨A m trong đó A i là các literal sẽ được gọi là câu tuyển (clause). 4  5 6 Ngữ nghĩa của logic mệnh đề cho phép xác định một câu (công thức) logic là đúng hay sai trong thế giới của bài toán đang xét, tức là cách diễn giải của các ký hiệu mệnh đề, ký hiệu chân lý và phép nối logic trong thế giới đó. Trong logic mệnh đề, người sử dụng xác định giá trị đúng hay sai cho ký hiệu mệnh đề. Mỗi ký hiệu mệnh đề có thể tương ứng với một phát biểu (mệnh đề), ví dụ ký hiệu mệnh đề A có thể tương ứng với phát biểu: “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam” hoặc bất kì một phát biểu nào khác. Một phát biểu chỉ có thể đúng (True) hoặc sai (False). Chẳng hạn, phát biểu “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam ” là đúng còn phát biểu “ Lợn là gia cầm ” là sai. Một minh họa là một cách gán cho mỗi biến mệnh đề một giá trị chân lý True hoặc False. HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 6 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Nếu biến mệnh đề A được gán giá trị chân lý True/False (A <-True/ A <-False) thì ta nói mệnh đề A đúng/sai trong minh họa đó. Trong một minh họa, ý nghĩa của các câu phức hợp được xác định bởi ý nghĩa của các kết nối logic. Phép nối logic cho phép quy giá trị câu phức về giá trị các câu đơn giản hơn. Ý nghĩa các kết nối logic được cho bởi bảng chân lý, trong đó liệt kê giá trị của câu phức cho tất cả tổ hợp giá trị các thành phần của câu. Bảng chân lý cho năm kết nối logic được cho trong bảng sau: P Q ¬P PÙQ P v Q P→Q P↔Q False False True False False Tru e Tru e False True True False True True False True False False False True False False True True False True True True True Sử dụng bảng chân lý, ta có thể tính được giá trị bất cứ câu phức nào bằng cách thực hiện đệ quy những kết nối thành phần. Ý nghĩa của các kết nối logic Ù, v và ¬ được xác định như các từ “và”,“hoặc là” và “phủ định” trong ngôn ngữ tự nhiên. Chúng ta cần phải giải thích thêm về ý nghĩa của phép kéo theo P => Q (P kéo theo Q ), P là giả thiết, còn Q là kết luận. Trực quan cho phép ta xem rằng, khi P là đúng và Q là đúng thì câu “P kéo theo Q ” là đúng, còn khi P là đúng Q là sai thì câu “P kéo theo Q” là sai. Nhưng nếu P sai và Q đúng , hoặc P sai Q sai thì “P kéo theo Q” là đúng hay sai ? Nếu chúng ta xuất phát từ giả thiết sai, thì chúng ta không thể khảng định gì về kết luận. Không có lý do gì để nói rằng, nếu P sai và Q đúng hoặc P sai và Q sai thì “P kéo theo Q” là sai. Do đó trong trường hợp P sai thì “P kéo theo Q ” là đúng dù Q là đúng hay Q là sai. Bảng chân lý cho phép ta xác định ngẫu nhiên các câu phức hợp. Chẳng hạn ngữ nghĩa của các câu PÙQ trong minh họa {P <- True , Q<- False } là False. Việc xác định ngữ nghĩa của một câu (P v Q) Ù lS trong một minh họa được tiến hành như sau: đầu tiên ta xác định giá trị chân lý của P v Q và ¬S , sau đó ta sử dụng bảng chân lý Ù để xác định giá trị (PvQ) Ù¬S  Một công thức được gọi là thoả mãn được (satisfiable) nếu nó đúng trong một minh họa nào đó. Chẳng hạn công thức (PvQ) Ù¬S là thoả được, vì nó có giá trị True trong minh họa {P <- True, Q<-False, S<- True}.  Một công thức được gọi là vững chắc (valid hoặc tautology) nếu nó đúng trong mọi minh họa chẳng hạn câu P v¬P là vững chắc  Một công thức được gọi là không thoả mãn được, nếu nó là sai trong mọi minh họa. Chẳng hạn công thức P Ù ¬P. HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 7 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Chúng ta sẽ gọi một mô hình (modul) của một công thức là một minh họa sao cho công thức là đúng trong minh họa này. Như vậy một công thức thoả được là công thức có một mô hình. Chẳng hạn, minh họa {P <- False , Q <- False , S<-True } là một mô hình của công thức (P =>Q) Ù S . Bằng cách lập bảng chân lý (phương pháp bảng chân lý ) là ta có thể xác định được một công thức có thoả được hay không. Trong bảng này, mỗi biến mệnh đề đứng đầu với một cột, công thức cần kiểm tra đứng đầu một cột, mỗi dòng tương ứng với một minh họa. Trong bảng chân lý này ta cần đưa vào các cột phụ ứng với các công thức con của các công thức cần kiểm tra để việc tính giá trị của công thức này được dễ dàng. Từ bảng chân lý ta thấy rằng công thức (P=>Q) ÙS là thoả được nhưng không vững chắc . P Q S P=>Q (P=>Q) ÙS False False False True False False False True True True False True False True False False True True True True True False False False False True False True False False True True False True False True True True True True Bảng chân lý cho công thức (P=>Q) ÙS Chúng ta sẽ nói rằng (thoả được, không thoả được) nếu hội của chúng G 1 Ù ÙG m là vững chắc (thoả được, không thoả được). Một mô hình của tập công thức G là mô hình của tập công thức G 1 Ù ÙG m . Dạng chuẩn tắc Dạng chuẩn tắc Trong mục này chúng ta sẽ xét việc chuẩn hóa các công thức, đưa các công thức về dạng thuận lợi cho việc lập luận, suy diễn. Trước hết ta sẽ xét các phép biến đổi tương đương. Sử dụng các phép biển đổi này, ta có thể đưa một công thức bất kỳ về các dạng chuẩn tắc. Sự tương đương của các công thức Hai công thức A và B được xem là tương đương nếu chúng có cùng một giá trị chân lý trong mọi minh họa. Để chỉ A tương đương với B ta viết Aº B bằng phương pháp bảng chân lý, dễ dàng chứng minh được sự tương đương của các công thức sau đây :  A=>B º ¬A v B  A< = > B º (A=>B) Ù (B=>A)  ¬ (¬A) º A HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 8 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Luật De Morgan  ¬ (A v B) º ¬A Ù ¬B  ¬ (A Ù B) º ¬A v ¬B Luật giao hoán  A v B º B v A  A Ù B º B Ù A Luật kết hợp  (A v B) v C º Av( B v C)  (A Ù B) Ù C º AÙ ( B Ù C) Luật phân phối  A Ù (B v C) º (A Ù B ) v (A Ù C)  A v (B Ù C) º (A v B ) Ù (A v C) Dạng chuẩn tắc : Các công thức tương đương có thể xem như các biểu diễn khác nhau của cùng một sự kiện. Để dễ dàng viết các chương trình máy tính thao tác trên các công thức, chúng ta sẽ chuẩn hóa các công thức, đưa chúng về dạng biểu diễn chuẩn được gọi là dạng chuẩn hội. Một công thức ở dạng chuẩn hội, có dạng A 1 v .v A m trong đó các A i là literal . Chúng ta có thể biến đổi một công thức bất kỳ về công thức ở dạng chuẩn hội bằng cách áp dụng các thủ tục sau. - Bỏ các dấu kéo theo (→) bằng cách thay (A→B) bởi (¬AvB). - Chuyển các dấu phủ định (l) vào sát các kết hiệu mệnh đề bằng cách áp dụng luật De Morgan và thay ¬ (¬A) bởi A . - Áp dụng luật phân phối, thay các công thức có dạng Av(BÙC) bởi (A v B) Ù ( A v B ) . Ví dụ : Ta chuẩn hóa công thức ( P => Q) v ¬ (R v ¬S) : (P => Q) v ¬ (R v ¬S) º (¬P v Q) v (¬R Ù S) º ((¬P v Q)v¬R) Ù ( (¬P v Q) v S) º (¬ P v Q v ¬R) Ù (¬P v Q v S). Như vậy công thức (P=> Q) v ¬ (R v ¬S) được đưa về dạng chuẩn hội (¬P v Q v ¬R) Ù (¬P v Q v S). Khi biểu diễn tri thức bởi các công thức trong logic mệnh đề, cơ sở tri thức là một tập nào đó các công thức. Bằng cách chuẩn hoá các công thức, cơ sở tri thức là một tập nào đó các câu tuyển. Các câu Horn: Mọi công thức đều có thể đưa về dạng chuẩn hội, tức là các hội của các tuyển, mỗi câu tuyển có dạng ¬P 1 v v ¬P m v Q 1 v v Q n trong đó P i , Q i là các ký hiệu mệnh đề (literal dương) câu này tương đương với câu P 1 Ù Ù P m → Q 1 v v Q n Dạng câu này được gọi là câu Kowalski (do nhà logic Kowalski đưa ra năm 1971). HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 9 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Khi n <=1, tức là câu Kowalski chỉ chứa nhiều nhất một literal dương ta có dạng một câu đặc biệt quan trọng được gọi là câu Horn (mang tên nhà logic Alfred Horn năm 1951). Nếu m>0, n=1, câu Horn có dạng : P 1 Ù Ù P m → Q Trong đó P i , Q là các literal dương. Các P i được gọi là các điều kiện (hoặc giả thiết), còn Q được gọi là kết luận (hoặc hệ quả ). Các câu Horn dạng này còn được gọi là các luật if then và được biểu diễn như sau : If P 1 and and P m then Q . Khi m=0, n=1 câu Horn trở thành câu đơn Q, hay sự kiện Q. Nếu m>0, n=0 câu Horn trở thành dạng ¬P 1 v v ¬P m hay tương đương ¬ (P 1 Ù Ù P m ). Cần chú ý rằng, không phải mọi công thức đều có thể biểu diễn dưới dạng hội của các câu Horn. Tuy nhiên trong các ứng dụng, cơ sở tri thức thường là một tập nào đó các câu Horn (tức là một tập nào đó các luật if-then). 7 897:()*+, - 8"2#ễ;<  Một công thức H được xem là hệ quả logic của một tập công thức G ={G1, ,Gm} nếu trong bất kỳ minh họa nào mà {G1, ,Gm} đúng thì H cũng đúng. Khi có một cơ sở tri thức dưới dạng tập hợp các câu logic, ta muốn sử dụng các tri thức trong cơ sở này để suy ra tri thức mới mà nó là hệ quả logic của các công thức trong cơ sở tri thức. Điều đó được thực hiện bằng các thực hiện suy diễn. Suy diễn hay suy lý thường dùng chỉ quá trình cho phép rút ra kết luận. Để thực hiện suy diễn ta sử dụng luật suy diễn. Một luật suy diễn gồm hai phần : một tập các điều kiện và một kết luận. Đị ĩ Thủ tục suy diễn được gọi là đúng đắn (sound) nếu kết quả suy diễn là hệ quả logic của điều kiện. Thủ tục suy diễn được gọi là đầy đủ (complete) nếu cho phép tìm ra mọi hệ quả logic của điều kiện. Ta sẽ sử dụng những kí hiệu sau: KB: kí hiệu tập các câu đã có hay cơ sở tri thức (Knowledge Base) KB ╞ α : Khi các câu trong KB là đúng (True) thì α là đúng (True), hay α là hệ quả logic của KB. 4 8"2#$=>#? @ 1;0 Bằng cách sử dụng bảng chân lý ta có thể xác định được một công thức có phải là hệ quả logic của các công thức trong cơ sở tri thức hay không. Ví dụ: cho KB: A ∨ C , B ∨¬C và α = A ∨ B Để kiểm tra α có phải hệ quả logic của KB không, ta xây dựng bảng bên dưới. HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 10 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Kết quả xây dựng bảng cho thấy, α là hệ quả logic của KB, hay nói cách khác từ KB suy ra được α. Bảng chân lý Suy diễn với logic mệnh đề sử dụng bảng chân lý là thủ tục suy diễn đầy đủ và đúng đắn. Tính đúng đắn là hiển nhiên do bảng chân lý sử dụng đúng ngữ nghĩa được quy định với kết nối logic. Tính đầy đủ là do số lượng các tổ hợp giá trị đối với logic mệnh đề là hữu hạn và do vậy có thể liệt kê đầy đủ trường hợp KB có giá trị đúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, một công thức chứa n biến mệnh đề, thì số các minh họa của nó là 2n , tức là bảng chân lý có 2n dòng. Như vậy việc kiểm tra một công thức có phải là một hệ quả lôgic hay không bằng phương pháp bảng chân lý có độ phức tạp tính toán lớn do đòi hỏi thời gian theo hàm mũ. Cook (1971) đã chứng minh rằng, phương pháp chứng minh thuật suy diễn là vấn đề NP-đầy đủ. A 8>#? B"2%C="2#$ Do việc suy diễn sử dụng bảng như trên có độ phức tạp lớn nên cần có những thuật toán suy diễn hiệu quả hơn cho logic mệnh đề. Các thủ tục suy diễn đều dựa trên một số khái niệm như công thức tương được và các quy tắc suy diễn. Sau đây là một số luật suy diễn quan trọng trong logic mệnh đề. Trong các luật này α, αi , β, γ là các câu. Phần tiền đề hay phần điều kiện được viết dưới dạng tử số, phần hệ quả được viết dưới dạng mẫu số. 1. Luật Modus Ponens Từ một kéo theo và giả thiết của kéo theo, ta suy ra kết luận của nó. 2. Luật Modus Tollens HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa [...]... Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Với các quy tắc suy diễn vừa trình bày, việc suy diễn trên logic mệnh đề được thực hiện nhờ một số thủ tục nhất định, trong đó thông dụng nhất là suy diễn bằng phép giải (resolution) và phản chứng (refutation) V LOGIC VỊ TỪ Trong phần trước ta đã xem xét logic mệnh đề và cách sử dụng logic mệnh để biểu diễn tri thức Bên cạnh ưu... tháng đó Tháng Giêng 2 3 Âm Số Tên Lập Kinh Thanh thứ tiết xuân trập Minh tự khí từ từ từ Tháng 4 - 5 6 - 7 4 - 6 Dương (*) - 2 - 3 - 4 4 5 6 7 8 9 Lập hạ từ 6-7 -5 Mang chủng từ 6-7 -6 Tiểu thử từ 7-8 -7 Lập thu từ 7-9 -8 Bạch lộ từ 8-9 -9 Hàn lộ từ 8-9 - 10 11 Lập Đại đông tuyết từ từ 7-8 7-8 - 11 - 12 12 Tiểu hàn từ 5-6 -1 1 Kiên Dần Mão Thìn 2 Trừ 3 Mãn Thìn 4 Bình 5 Định Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi... khác: phương pháp chứng minh tạo cơ sở tri thức mới bao gồm KB và ¬ Q, sau đó dùng phép giải để chứng minh từ cơ sở tri thức mới suy ra False 4) Hệ thống suy diễn tự động: lập trình logic Trên thực tế, việc biểu diễn tri thức và suy diễn logic được thực hiện bằng cách sử dụng một số ngôn ngữ lập trình được thiết kế đặc biệt Kỹ thuật xây dựng hệ thống suy diễn như vậy được gọi là lập trình logic (logic. .. nhất của hai số Logic vị từ có cú pháp và ngữ nghĩa được xây dựng dựa trên khái niệm đối tượng Hệ thống logic này đóng vai trò quan trọng trong việc biểu diễn tri thức do có khả năng biểu diễn phong phú và tự nhiên, đồng thời là cơ sở cho nhiều hệ thống logic khác 2) Cú pháp và ngữ nghĩa Trong phần này ta sẽ xem xét cú pháp, tức là quy tắc tạo ra những câu hay biểu thức logic, của logic vị từ cùng với... giản, logic mệnh đề có một nhược điểm lớn là khả năng biểu diễn hạn chế, không thể sử dụng để biểu diễn tri thức một cách ngắn gọn cho những bài toán có độ phức tạp lớn Cụ thể là logic mệnh để thuật lợi cho biểu diễn sự kiện, sự kiện đơn giản được biểu diễn bằng câu nguyên tử, sự kiện phức tạp được biểu diễn bằng cách sử dụng kết nối logic để kết hợp câu nguyên tử Logic mệnh để không cho phép biểu diễn. .. thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn Từ một kéo theo và phủ định kết luận của nó, ta suy ra phủ định giả thiết của kéo theo 3.Luật loại trừ và Từ một công thức và ta đưa ra một nhân tử bất kỳ của công thức đó 4 Luật nhập đề và Từ một danh sách các công thức, ta suy ra phép và của chúng 5 Luật nhập đề hoặc Từ một công thức, ta suy ra một phép hoặc mà một trong các hạng... hạn để thể hiện nhận xét “sinh viên trong lớp nào đó chăm học” ta phải sử dụng các câu riêng rẽ để thể hiện từng sinh viên cụ thể trong lớp chăm học Trong phần này ta sẽ xem xét logic vị từ - một hệ thống logic có khả năng biểu diễn mạnh hơn, đồng thời xem xét chi tiết thủ tục suy diễn với logic vị từ 1) Đặc điểm Đặc điểm quan trọng nhất của logic vị từ cho phép biểu diễn thế giới xung quanh dưới dạng... ngày 2 8-1 2 là ngày Đinh Tị, ngày 2 9-1 2 là ngày Mậu ngọ, 3 0-1 2 là ngày Kỷ mùi và 3 1-1 2 là ngày Canh thân Vậy ngày đầu năm Nhâm Thìn sẽ là ngày Tân Dậu (Tất cả các năm khác đều tính tương tự) - Cách tính Can – Chi của Giờ Cách xác định can của giờ theo ngày: Căn cứ vào bảng bên dưới và can của ngày: Lấy STT của can Ngày nhân với 2, sau đó chia dư cho 10 được kết quả tra vào bảng sau để lấy can giờ Tý; STT... vậy trong 12 giờ có 12 vị thần sát, các vị thần sát cũng luân phiên trực nhật mỗi vị 1 ngày trong tháng trong năm Đường thần thiện đi gọi là Hoàng Đạo Giờ Hoàng Đạo: Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ Hoàng... b) Suy diễn lùi (Backward chaining) • Với câu hỏi q, nếu tồn tại q’ hợp nhất với q thì trả về hợp tử HVTH: Trương Thị Tuyết Hoa 19 Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức và suy luận GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Nhơn • Với mỗi quy tắc có vế phải q’ hợp nhất với q cố gắng chứng minh các phần tử vế trái bằng suy diễn lùi Chứng minh ví dụ trước bằng suy diễn lùi: 3) Suy diễn sử dụng phép giải a) Phép giải cho logic . NGHỆ THÔNG TIN TPHCM BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ SUY LUẬN Đề tài : TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC BẰNG LOGIC MỆNH ĐỀ VÀ LOGIC VỊ TỪ - ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG SUY. mệnh đề và cách sử dụng logic mệnh để biểu diễn tri thức. Bên cạnh ưu điểm là đơn giản, logic mệnh đề có một nhược điểm lớn là khả năng biểu diễn hạn chế, không thể sử dụng để biểu diễn tri thức. tri thức về tri thức. Loại tri thức này giúp lựa chọn tri thức thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề Tri thức có cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc. Loại tri thức

Ngày đăng: 19/05/2015, 02:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. TRI THỨC VÀ BIỂU DIỄN TRI THỨC

  • I. KHÁI NIỆM TRI THỨC

  • II. KHÁI NIỆM BIỂU DIỄN TRI THỨC

  • III. LOGIC MỆNH ĐỀ

    • Luật De Morgan

    • Luật giao hoán

    • Luật kết hợp

    • Luật phân phối

    • IV. SUY DIỄN VỚI LOGIC MỆNH ĐỀ

    • V. LOGIC VỊ TỪ

    • VI. SUY DIỄN VỚI LOGIC VỊ TỪ

    • CHƯƠNG 2. CÀI ĐẶT HỆ THỐNG SUY DIỄN TỰ ĐỘNG CHỌN NGÀY GIỜ KHAI TRƯƠNG

    • I. CƠ SỞ TRI THỨC VỀ KINH DỊCH

    • II. CÀI ĐẶT HỆ THỐNG SUY DIỄN

    • 1) Phát biểu bài toán

    • 2) Thông tin ban đầu

    • 3) Thông tin đích

    • 4) Hướng xử lí bài toán

    • 5) Sử dụng ngôn ngữ lập trình Prolog để cài đặt chương trình chọn ngày giờ tốt để khai trương trong năm 2014.

    • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan