Tiểu luận môn biểu diễn tri thức và suy luận TÌM HIỂU MẠNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DEMO

25 443 1
Tiểu luận môn biểu diễn tri thức và suy luận TÌM HIỂU MẠNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DEMO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TÌM HIỂU MẠNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DEMO Bộ môn : Biểu Diễn Tri Thức GVHD : TS. Đỗ Văn Nhơn Thực hiện : Nguyễn Chí Toàn CH1301065 Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 3 Năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC Phần I: Biểu Diễn Tri Thức I. Khái niệm tri thức 1 II. Các phương pháp biểu diễn tri thức 1 1. Bộ ba đối tượng – Thuộc tính – Giá trị 2 2. Logic mệnh đề 2 3. Logic vị từ 2 4. Mạng ngữ nghĩa 3 5. Frame 3 6. Luật dẫn 3 Phần II: Mạng Tính Toán Và Các Đối Tượng Tính Toán I. Mạng tính toán 7 II. Mạng các đối tượng tính toán 10 Phần III: Cài đặt demo I. Giới thiệu ứng dụng 16 II. Thiết kế các class trên môi trường .NET 16 III. Cài đặt thuật giải Suy Diễn Tiến, thuật toán tìm lời giải tốt, và expression tree 17 IV. Hình ảnh demo của chương trình 20 V. Kết luận 21 Tài liệu tham khảo 22 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Phần I: Biểu Diễn Tri Thức I. Khái niệm tri thức Tri thức là sự “hiểu biết” của người trong một phạm vi, lĩnh vực nào đó, được xem xét theo các mục tiêu hay các vấn đề nhất định. Tri thức là một hệ thống phức tạp, đa dạng và trừu tượng bao gồm nhiều thành tố với những mối liên hệ tác động qua lại như: • Các khái niệm (concepts), với những mối liên hệ cơ bản nhất định (relationships). • Các quan hệ (relations) • Các toán tử (operators) • Các hàm (functions) • Các luật (rules) • Sự kiện (facts) • Các thực thể hay đối tượng, một phần tử cụ thể (objects). Phân loại tri thức: Dựa vào cách thức con người giải quyết vấn đề, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các lỹ thuật để biễu diễn cá dạng tri thức khác nhau trên máy tính. Sau đây là các dạng biểu diễn tri thức thường gặp Tri thức sự kiện: là các khẳng định về một sự kiện, khái niệm nào đó (trong phạm vi xác đ. Các định luật vật lý, toán học … thường được xếp vào loại này. Ví dụ: mặt trời mọc ở đằng đông, tam giác đều có ba góc 60 0… ) Tri thức thủ tục: thường dùng để diển tả phương pháp, các bước cần tiến hành, trình tự hay ngắn gọn là các giải quyết một vấn đề. Thuật toán hay thuật giải là một dạng của tri thức thủ tục Tri thức mô tả: cho biết một đối tượng, sự kiện, vấn đề, khái niệm… được thấy, cảm nhận, cấu tạo như thế nào ( một cái bàn thường có bốn chân, con người có hai tay, hai mắt …) Tri thức heuristic: là một dạng tri thức cảm tính. Các tri thức thuộc loại này thường có dạng ước lượng, phỏng đoán, và được hình thành thông qua kinh nghiệm Tri thức có câu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc. Loại tri thức này mô tả mô hình tổng quan hệ thống theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm khái niệm, khái niệm con, và các đối tượng: diễn tả chức năng và mối liên hệ giữa các tri thức dựa theo câu trúc xác định. II. Các phương pháp biểu diễn tri thức Các phương pháp diễn tả và tổ chức tri thức trong máy tính cho các hệ thông tin có tính chất trí tuệ để máy có thể tiến hành các phép lập luận tự động. Trong trí tuệ nhân tạo, các phương pháp BDTT thường được sử dụng như lôgic tân từ, mạng ngữ nghĩa, biểu diễn khung, luật dẫn. 1. Bộ ba đối tượng - Thuộc tính – giá trị Trang 4 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Cơ chế tổ chức nhận thức của con người thường được xây dựng dựa trên các sự kiện (fact), xem như các đơn vị cơ bản nhất. Một sự kiện là một dạng tri thức khai báo. Nó cung cấp một số hiểu biết về một biến cố hay một vấn đề nào đó. Một sự kiện có thể được dùng để xác nhận giá trị của một thuộc tính xác định của một vài đối tượng. Ví dụ mệnh đề “quả bóng màu đỏ“ xác nhận “đỏ” là giá trị thuộc tính “màu” của đối tượng “quả bóng”. Kiểu sự kiện này được gọi là bộ ba Đối tượng - Thuộc tính – giá trị 2. Logic mệnh đề Mệnh đề là một khẳng định, một phát biểu mà giá trị của nó chỉ có thể hoặc là đúng hoặc là sai. Ví dụ : phát biểu "1+1=2" có giá trị đúng. Phát biểu "Mọi loại cá có thể sống trên bờ" có giá trị sai. Giá trị của mệnh đề không chỉ phụ thuộc vào bản thân mệnh đề đó. Có những mệnh đề mà giá trị của nó luôn đúng hoặc sai bất chấp thời gian nhưng cũng có những mệnh đề mà giá trị của nó lại phụ thuộc vào thời gian, không gian và nhiều yếu tố khác quan khác. Chẳng hạn như mệnh đề : "Con người không thể nhảy cao hơn 5m với chân trần" là đúng khi ở trái đất , còn ở những hành tinh có lực hấp dẫn yếu thì có thể sai. Ta ký hiệu mệnh đề bằng những chữ cái la tinh như a, b, c, Có 3 phép nối cơ bản để tạo ra những mệnh đề mới từ những mệnh đề cơ sở là phép hội (∨) , giao(∧ ) và phủ định (¬ ) Bạn đọc chắn hẳn đã từng sử dụng logic mệnh đề trong chương trình rất nhiều lần (như trong cấu trúc lệnh IF THEN ELSE) để biểu diễn các tri thức "cứng" trong máy tính ! Bên cạnh các thao tác tính ra giá trị các mệnh đề phức từ giá trị những mệnh đề con, chúng ta có được một cơ chế suy diễn như sau : • Modus Ponens: Nếu mệnh đề A là đúng và mệnh đề A→ B là đúng thì giá trị của B sẽ là đúng. • Modus Tollens: Nếu mệnh đề A→ B là đúng và mệnh đề B là sai thì giá trị của A sẽ là sai. 3. Logic vị từ Biểu diễn tri thức bằng mệnh đề gặp phải một trở ngại cơ bản là không thể can thiệp vào cấu trúc của một mệnh đề. Hay nói một cách khác là mệnh đề không có cấu trúc . Điều này làm hạn chế rất nhiều thao tác suy luận . Do đó, người ta đã đưa vào khái niệm vị từ và lượng từ (∀ - với mọi, ∃ - tồn tại) để tăng cường tính cấu trúc của một mệnh đề. Trong logic vị từ, một mệnh đề được cấu tạo bởi hai thành phần là các đối tượng tri thức và mối liên hệ giữa chúng (gọi là vị từ). Các mệnh đề sẽ được biểu diễn dưới dạng : Vị từ (<đối tượng 1>, <đối tượng 2>, …, <đối tượng n>) Trang 5 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Như vậy để biểu diễn vị của các trái cây, các mệnh đề sẽ được viết lại thành : Cam có vị Ngọt ⇒ Vị (Cam, Ngọt), Cam có màu Xanh ⇒ Màu (Cam, Xanh) 4. Mạng ngữ nghĩa Phương pháp mạng ngữ nghĩa biểu diễn tri thức dưới dạng một đồ thị, trong đó đỉnh là các đối tượng (khái niệm) còn các cung cho biết mối quan hệ giữa các đối tượng (khái niệm) này. Tuy mạng ngữ nghĩa là một kiểu biểu diễn trực quan đối với con người nhưng khi đưa vào máy tính, các đối tượng và mối liên hệ giữa chúng thường được biểu diễn dưới dạng những phát biểu động từ (như vị từ). Hơn nữa, các thao tác tìm kiếm trên mạng ngữ nghĩa thường khó khăn (đặc biệt đối với những mạng có kích thước lớn). Do đó, mô hình mạng ngữ nghĩa được dùng chủ yếu để phân tích vấn đề. Sau đó, nó sẽ được chuyển đổi sang dạng luật hoặc frame để thi hành hoặc mạng ngữ nghĩa sẽ được dùng kết hợp với một số phương pháp biểu diễn khác. 5. Frame Frame là một cấu trúc dữ liệu chứa đựng tất cả những tri thức liên quan đến một đối tượng cụ thể nào đó. Frames có liên hệ chặt chẽ đến khái niệm hướng đối tượng. Ngược lại với các phương pháp biểu diễn tri thức đã được đề cập đến, frame "đóng gói" toàn bộ một đối tượng, tình huống hoặc cả một vấn đề phức tạp thành một thực thể duy nhất có cấu trúc. Một frame bao hàm trong nó một khối lượng tương đối lớn tri thức về một đối tượng, sự kiện, vị trí, tình huống hoặc những yếu tố khác. Do đó, frame có thể giúp ta mô tả khá chi tiết một đối tượng. Frame thường được dùng để biểu diễn những tri thức "chuẩn" hoặc những tri thức được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm hoặc các đặc điểm đã được hiểu biết cặn kẽ. Bộ não của con người chúng ta vẫn luôn "lưu trữ" rất nhiều các tri thức chung mà khi cần, chúng ta có thể "lấy ra" để vận dụng nó trong những vấn đề cần phải giải quyết. Frame là một công cụ thích hợp để biểu diễn những kiểu tri thức này. 6. Biểu diễn tri thức bằng luật dẫn Đây là một kiểu biểu diễn tri thức có cấu trúc. Ý tưởng cơ bản là tri thức có thể được cấu trúc bằng một cặp điều kiện & hành động : "NẾU điều kiện xảy ra THÌ hành động sẽ được thi hành". Chẳng hạn : NẾU đèn giao thông là đỏ THÌ bạn không được đi thẳng, NẾU máy tính đã mở mà không khởi động được THÌ kiểm tra nguồn điện, v.v… Trang 6 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Luật dẫn có thể là một công cụ mô tả để giải quyết các vấn đề thực tế thay cho các kiểu phân tích vấn đề truyền thống. Trong trường hợp này, các luật được dùng như là những chỉ dẫn (tuy có thể không hoàn chỉnh) nhưng rất hữu ích để trợ giúp cho các quyết định trong quá trình tìm kiếm, từ đó làm giảm không gian tìm kiếm. Một ví dụ khác là luật dẫn có thể được dùng để bắt chước hành vi của những chuyên gia. Theo cách này, luật dẫn không chỉ đơn thuần là một kiểu biểu diễn tri thức trong máy tính mà là một kiểu biễu diễn các hành vi của con người. Một cách tổng quát luật sinh có dạng như sau: P1 ∧ P2 ∧ ∧ Pn  Q Tùy vào các vấn đề đang quan tâm mà luật dẫn có những ngữ nghĩa hay cấu tạo khác nhau : Trong logic vị từ : P1, P2, , Pn, Q là những biểu thức logic. Trong ngôn ngữ lập trình, mỗi một luật sinh là một câu lệnh. IF (P1 AND P2 AND AND Pn) THEN Q. Trong lý thuyết hiểu ngôn ngữ tự nhiên, mỗi luật dẫn là một phép dịch: ONE  một. JANUARY  tháng một. Để biễu diễn một tập luật dẫn, người ta thường phải chỉ rõ hai thành phần chính sau : (1) Tập các sự kiện F(Facts) F = { f1, f2, fn } (2) Tập các quy tắc R (Rules) áp dụng trên các sự kiện dạng như sau : f1 ^ f2 ^ ^ fi  q Trong đó, các fi, q đều thuộc F Cơ chế suy luận trên các luật dẫn Suy diễn tiến: là quá trình suy luận xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, xác định các sự kiện có thể được "sinh" ra từ sự kiện này. Sự kiện ban đầu : H, K R3 : H  A {A, H. K } R1 : A  E { A, E, H, K } R5 : E ∧ K  B { A, B, E, H, K } R2 : B  D { A, B, D, E, H, K } R6 : D ∧ E ∧ K  C { A, B, C, D, E, H, K } Trang 7 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Suy diễn lùi : là quá trình suy luận ngược xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, ta tìm kiếm các sự kiện đã "sinh" ra sự kiện này. Một ví dụ thường gặp trong thực tế là xuất phát từ các tình trạng của máy tính, chẩn đoán xem máy tính đã bị hỏng hóc ở đâu. Ví dụ: Tập các sự kiện : Ổ cứng là "hỏng" hay "hoạt động bình thường" Hỏng màn hình. Lỏng cáp màn hình. Tình trạng đèn ổ cứng là "tắt" hoặc "sáng" Có âm thanh đọc ổ cứng. Tình trạng đèn màn hình "xanh" hoặc "chớp đỏ" Không sử dụng được máy tính. Điện vào máy tính "có" hay "không". Tập các luật : R1. Nếu ( (ổ cứng "hỏng") hoặc (cáp màn hình "lỏng")) thì không sử dụng được máy tính. R2. Nếu (điện vào máy là "có") và ( (âm thanh đọc ổ cứng là "không") hoặc tình trạng đèn ổ cứng là "tắt")) thì (ổ cứng "hỏng"). R3. Nếu (điện vào máy là "có") và (tình trạng đèn màn hình là "chớp đỏ") thì (cáp màn hình "lỏng"). Để xác định được các nguyên nhân gây ra sự kiện "không sử dụng được máy tính", ta phải xây dựng một cấu trúc đồ thị gọi là đồ thị AND/OR như sau : Cơ chế suy diễn của suy diễn lùi Như vậy là để xác định được nguyên nhân gây ra hỏng hóc là do ổ cứng hỏng hay cáp màn hình lỏng, hệ thống phải lần lượt đi vào các nhánh để kiểm tra các điều kiện như điện vào máy "có", âm thanh ổ cứng "không".Tại một bước, nếu giá trị cần xác định không thể được suy ra Trang 8 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 từ bất kỳ một luật nào, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng trực tiếp nhập vào. Chẳng hạn như để biết máy tính có điện không, hệ thống sẽ hiện ra màn hình câu hỏi "Bạn kiểm tra xem có điện vào máy tính không (kiểm tra đèn nguồn)? (C/K)". Để thực hiện được cơ chế suy luận lùi, người ta thường sử dụng ngăn xếp (để ghi nhận lại những nhánh chưa kiểm tra). So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp biểu diễn tri thức P.Pháp Ưu điểm Nhược điểm Luật dẫn Cú pháp đơn giản, dễ hiểu, diễn dịch đơn giản, tính đơn thể cao, linh động (dễ điều chỉnh). Rất khó theo dõi sự phân cấp, không hiệu quả trong những hệ thống lớn, không thể biểu diễn được mọi loại tri thức, rất yếu trong việc biểu diễn các tri thức dạng mô tả, có cấu trúc. Mạng ngữ nghĩa Dễ theo dõi sự phân cấp, sẽ dò theo các mối liên hệ, linh động Ngữ nghĩa gắn liền với mỗi đỉnh có thể nhập nhằng, khó xử lý các ngoại lệ, khó lập trình. Mạng tính toán Giải được hầu hết các bài toán GT  KL nếu như đáp ứng đầy đủ các giả thiết cần thiết. Thuật toán đơn giản dễ cài đặt cho nên việc bảo trì hệ thống tương đối đơn giản. Có thể xây dựng hệ thống suy luận và giải thích một cách rõ ràng và dễ hiểu. Không giải được các tri thức phức tạp, lưu trữ khó khăn và nhập nhằng khi quản lý. Đồng thời việc xây dựng lại thuật toán là một việc tương đối khó khăn  bảo trì lại toàn bộ hệ thống. Frame Có sức mạnh diễn đạt tốt, dễ cài đặt các thuộc tính cho các slot cũng như các mối liên hệ, dễ dàng tạo ra các thủ tục chuyên biệt hóa, dễ đưa vào các thông tin mặc định và dễ thực hiện các thao tác phát hiện các giá trị bị thiếu sót. Khó lập trình, khó suy diễn, thiếu phần mềm hỗ trợ. PHẦN II: MẠNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN I. Mạng tính toán Trang 9 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Mạng tính toán là một dạng biểu diễn tri thức có thể dùng biểu diễn các tri thức về các vấn đề tính toán và được áp dụng một cách có hiệu quả để giải một số dạng bài toán. Mỗi mạng tính toán là một mạng ngữ nghĩa chứa các biến và những quan hệ có thể cài đặt và sử dụng được cho việc tính toán. Chúng ta xét một mạng tính toán gồm một tập hợp các biến cùng với một tập các quan hệ (chẳng hạn các công thức) tính toán giữa các biến. Trong ứng dụng cụ thể mỗi biến và giá trị của nó thường gắn liền với một khái niệm cụ thể về sự vật, mỗi quan hệ thể hiện một sự tri thức về sự vật. Mô hình: (M, F) M: tập các biến đơn, như các biến thực. F: Tập các luật dạng phương trình trên các biến của M. Kỹ thuật vận dụng: không xử dụng trực tiếp các phương trình trong quá trình suy luận mà chuyển sang dạng luật dẫn để có thể dùng thuật giải suy diễn tiến trên hệ luật dẫn. Mỗi luật ở dạng phương trình sẽ được chuyển đổi thành một số các luật dẫn kèm theo công thức tính toán tương ứng. Ví dụ: luật A+B+C = pi được chuyển thành 3 luật dẫn như sau: A, B  C, với C = pi – A – B; A, C  B, với B = pi – A – C; B, C  A, với A = pi – B – C; Ví dụ: Công thức Hê-rông được chuyển thành các luật dẫn a, b, c, p  S, với S = … S, p, a, b  c, v.v… Ta có mô hình dạng hệ luật dẫn: (M, R) M = tập các sự kiện, mỗi sự là phát biểu về tính xác định của một biến. R = tập các luật dẫn, mỗi luật dẫn có một công thức tính toán tương ứng. Vấn đề: Cho trước một số biến, yêu cầu tìm (hay tính) một số biến mục tiêu. 1. Bài toán trên mạng suy diễn tính toán Cho một mạng tính toán (M,F), M là tập các biến và F là tập các quan hệ. Giả sử có một tập biến A ⊆ M đã được xác định và B là một tập biến bất kỳ trong M. Trang 10 [...]... gồm 2 đối tượng có cùng loại (đều là tam giác) Mỗi đối tượng trong trường hợp nầy có thể được thay thế bởi một mạng tính toán tương ứng, và từ đó ta được một mạng tính toán trong đó có 2 bộ phận (hay 2 mạng con) có cùng loại Hình 1.1 Mạng tính toán gồm 2 tam giác Hình 1.2 Mạng tính toán gồm 2 bộ phận, mỗi bộ phận là mạng tính toán của 1 tam giác 1 Mạng con, đối tượng tính toán Một mạng tính toán (M,F)... Thiết kế class MangTinhToan, gồm các thành phần: • • • M = {x1,x2, ,xn}, các biến của mạng tính toán R = {f1,f2, ,fm}, hệ thống luật dẫn của mạng tính toán Name: tên của mạng tính toán Các phương thức của mạng tính toán: • • Phương thức đọc file tri thức Rules.txt, đưa tri thức tam giác vào đối tượng MangTinhToan Thuật giải suy diễn tiến để suy diễn các luật trong F, tìm ra lời giải từ những giả thiết... biến cần tính Trang 18 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 PHẦN III CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG DEMO I Giới thiệu ứng dụng: Dựa trên những kiến thức về mạng tính toán và đối tượng tính toán đã nêu trên, để cài đặt ứng dụng giải bài toán hình học về hình chữ nhật Về mặt tính toán, chúng ta có thể xem hình chữ nhật là một mạng tính toán (hay một đối tượng tính toán) bao gồm các biến... tính toán có liên quan đến một số đối tượng tính toán và giữa các đối tượng nầy có những quan hệ nhất định Việc giải bài toán sẽ dựa trên một mạng các đối tượng tính toán Mạng các đối tượng tính toán bao gồm một tập hợp các đối tượng tính toán : O = {O1,O2, , On} và một tập hợp các quan hệ giữa các đối tượng : F = {f1,f2, , fm} Đặt : M(fi) = tập hợp các biến có liên quan với nhau bởi quan hệ fi m... các đối tượng tính toán Trong đó có khái niệm về quan hệ giữa các đối tượng Ta gọi một quan hệ f giữa các biến của các đối Trang 15 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 tượng tính toán là một quan hệ giữa các đối tượng đó Quan hệ nầy cho phép ta tính được một hay nhiều biến của các đối tượng từ một số biến khác Ví dụ 1: Giả sử có 2 đối tượng O1, O2 Trong các biến của đối. .. MangCacDoiTuongTinhToan gồm các thành phần sau: • • • O = {O1,O2, ,On}, các đối tượng tính của mạng các đối tượng tính toán R = {f1,f2, ,fm}, hệ thống luật dẫn của mạng các đối tính toán M = {O1.a,O2.b, ,On.e}, các thành phần quan hệ với nhau của các đối tượng tính toán Trang 19 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn • • Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 B = { O1.A,O2.B, ,On.E }, danh sách các thành phần cần tính A = {... gồm 1 cặp (M, F) để biểu diễn tri thức nên khi gặp phải những bài toán phức tạp thì có thể xảy ra việc lưu trữ khó khăn và nhập nhằng khi quản lý Đồng thời việc xây dựng lại thuật toán là một việc tương đối khó khăn  phải bảo trì lại toàn bộ hệ thống • Đối với các bài toán mà sử dụng nhiều các đối tượng tính toán bài toán trở nên phức tạp, việc giải quyết bài toán bằng mạng tính toán trở nên khó khăn... toán xác định B từ A trên mạng tính toán (M,F) được viết dưới dạng:A → B, trong đó A được gọi là giả thiết, B được gọi là mục tiêu tính toán của bài toán 2 Mạng tính toán và các ký hiệu: Như đã nói ở trên, ta sẽ xem xét các mạng tính toán bao gồm một tập hợp các biến M và một tập hợp các quan hệ (tính toán) F trên các biến Trong trường hợp tổng quát có thể viết: M = {x1,x2, ,xn}, F = {f1,f2, ,fm} Đối. .. Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 II Mạng các đối tượng tính toán Cấu trúc của mạng tính toán bao gồm một tập các biến M và một tập các quan hệ F thể hiện tri thức về sự liên hệ tính toán giữa các biến trong mạng Bây giờ nếu ta xét một bài toán gồm có hai tam giác có một số liên hệ với nhau, chẳng hạn cạnh a của tam giác nầy bằng cạnh b của tam giác kia, thì ta có một mạng tính toán bao... O1.b,O2.c, ,On.f }, danh sách các thành phần đã biết trong quan hệ các đối tượng tính toán III Cài đặt thuật giải Suy Diễn Tiến, thuật toán tìm lời giải tốt, và expression tree 1 Suy diễn tiến Cho tập sự kiện F = {f1,f2,…,fn} và tập luật R= {r1,r2,…,rm} Chứng minh tập kết luận G đúng Tư tưởng cơ bản của suy diễn tiến là áp dụng luật suy diễn Modus Ponens tổng quát) Là quá trình suy diễn bắt đầu từ tập sự . dẫn 3 Phần II: Mạng Tính Toán Và Các Đối Tượng Tính Toán I. Mạng tính toán 7 II. Mạng các đối tượng tính toán 10 Phần III: Cài đặt demo I. Giới thiệu ứng dụng 16 II. Thiết kế các class trên môi. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TÌM HIỂU MẠNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DEMO Bộ môn : Biểu Diễn Tri Thức GVHD : TS. Đỗ Văn Nhơn Thực hiện : Nguyễn. PHẦN II: MẠNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN I. Mạng tính toán Trang 9 GVHD: PGS.Ts Đỗ Văn Nhơn Họ và Tên: Nguyễn Chí Toàn MSHV: CH1301065 Mạng tính toán là một dạng biểu diễn tri thức có

Ngày đăng: 19/05/2015, 00:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan