luận văn quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu ABC của công ty Vietfoods – thực trạng và giải pháp

76 679 4
luận văn quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu ABC của công ty Vietfoods – thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢNG CÁO Đề tài: “Xây dựng và phát triển thương hiệu ABC của công ty Vietfoods – thực trạng và giải pháp” SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Sinh viên thực hiện: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo MSV: CQ511399 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ABC CỦA CÔNG TY 17 SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền HÌNH VẼ BẢNG BIỂU BẢNG Bảng1.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2011 Error: Reference source not found Bảng 1.2: Báo cáo tài chính của công ty Error: Reference source not found Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2011 Error: Reference source not found Bảng 1.4: Các doanh nghiệp chiếm ưu thế ở miền Bắc Error: Reference source not found Bảng 1.5: Các doanh nghiệp chiếm ưu thế ở miền Nam Error: Reference source not found Bảng 1.6 Ma trận SWOT Error: Reference source not found Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty Error: Reference source not found Bảng : Điểm cho các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm Error: Reference source not found Bảng 3.1: Chi phí marketing của công ty giai đoạn 2009-2011 Error: Reference source not found Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ABC CỦA CÔNG TY 17 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ABC CỦA CÔNG TY 17 SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 1 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thực tế so sánh với các nước xung quanh trong khu vực, với dân số, mức tăng trưởng kinh tế,… thì thị trường sản phẩm thạch Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sản phẩm thâm nhâp thị trường. Sức mua sẽ tăng nhanh và giữ vững trong những năm tiếp theo. Theo thống kê từ bảng sản lượng của các doanh nghiệp thì dung lượng thị trường thạch Việt Nam tăng trưởng gần 20%/ năm. Dung lượng thị trường năm 2011 đạt hơn 1000 tỷ đồng, vì vậy ước tính năm 2012 có thể đạt 1200 tỷ đồng. Nhận thức được vậy nên rất nhiều công ty lớn trong nước và nước ngoài đã và đang đầu tư khai thác thị trường này, cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt là cơ hội để ngành hàng phát triển nhưng cũng là thách thức để các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Do vốn đầu tư vào công nghệ máy móc sản xuất rất nhỏ so với sản xuất các sản phẩm khác nên càng có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm hướng đi cho riêng mình Trong thời đại nền kinh tế hội nhập khi mà mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt không chỉ giữa các sản phẩm trong nước mà còn có cả các sản phẩm của nước ngoài thì việc xây dựng thương hiệu đã trở thành thiết yếu để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Thương hiệu giúp tạo sự nhận biết và phân biệt cho sản phẩm cả về phương diện pháp lí lẫn phương diện thị trường. Ngoài ra thương hiệu còn có chức năng thông tin chỉ dẫn, tạo sự cảm nhận và tin cậy từ phía khách hàng, làm tăng giá trị của sản phẩm đối với cả công ty và khách hàng. Thạch ABC của công ty Vietfoods là một trong những sản phẩm thạch sữa chua đầu tiên của Việt Nam có mặt trên thị trường hướng tới phân khúc thị trường cao cấp. Với định hướng tạo dựng hình ảnh của một sản phẩm cao cấp, hướng tới đối tượng có thu nhập trung bình khá trở nên thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty thực sự chưa đáp ứng được và cũng chưa tạo đươc lợi thế cạnh tranh, chưa tạo được sự nhận biết trong tâm trí của khách hàng. Với mục đích giúp công ty đánh giá thực trạng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu hiện tại của công ty đối với sản phẩm thạch sữa chua ABC và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm nên em chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm ABC của công ty Vietfoods – thực trạng và giải pháp” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp” 2. Mục đích của đề tài Đề tài được đưa ra thực hiện nhằm hai mục đích: - Định hình được thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm ABC của công ty Vietfoods - Đề xuất những giải pháp hợp lí để nâng cao giá trị cho thương hiệu 3. Mục tiêu đề tài SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 2 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền - Tìm hiểu thị trường thạch Việt Nam: quy mô, xu hướng, tình hình cạnh tranh và vị trí trong tâm trí khách hàng của các sản phẩm thạch trên thị trường. - Phân tích môi trường kinh doanh của công ty. - Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. - Tìm hiểu nguồn nhân lực của công ty - Tìm hiểu thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm ABC của công ty: đặc tính thương hiệu, chiến lược định vị, hệ thống nhận diện thương hiệu (HTNDTH) hiện tại, các hoạt động truyền thông cho thương hiệu mà công ty đã làm, - Điều tra nhận thức của khách hàng về thương hiệu ABC - Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và phát triển thương hiệu ABC trong thời gian qua, đánh giá giá trị thương hiệu hiện tại - Tìm hiểu một số đặc điểm,thói quen mua sắm sản phẩm thạch và thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của người tiêu dùng - Đưa ra một số đề xuất và kiến nghị để nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm ABC trong thời gian tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: công ty Vietfoods, sản phẩm ABC và các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu ABC, nữ giới từ 20-40 tuổi sống trên địa bàn Hà Nội • Phạm vi nghiên cứu: các phòng ban của công ty Vietfoods, các siêu thị trên địa bàn Hà Nội 5. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin • Thông tin thứ cấp: - Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển công ty, hồ sơ năng lực công ty, các bảng báo cáo kết quả doanh thu của công ty, các tài liệu về xây dựng HTNDTH của sản phẩm ABC - Phương pháp thu thập: tìm hiểu trên mạng internet, các phòng ban của công ty • Thông tin sơ cấp: - Đánh giá của của người tiêu dùng về thương hiệu hiện tại của sản phẩm - Đặc điểm, thói quen mua sắm sản phẩm thạch và thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của người tiêu dùng - Phương pháp thu thập: mở cuộc điều tra trên địa bàn Hà Nội, tiến hành phát ra 100 phiếu điều tra tại các siêu thị có bán sản phẩm ABC • Phương pháp phân tích thông tin: dựng phần mềm SPSS SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 1 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1.1. Tổng quan về công ty 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam (VFC) được thành lập năm 1996, tiền thân là công ty TNHH Việt Thành, với ngành nghề ban đầu là thương mại, làm đại lý tổng thầu cho các nhãn hiệu sản phẩm nước ngoài đang ồ ạt xâm nhập thị trường nước ta như: dầu gội đầu Double rich, sữa F&N, kẹo Alphelibe, kem Wall (sau bán cho tập đoàn Kinh đô và được đôỉ thành KIDO). Sau một thời gian làm nhà phân phối cho các công ty nước ngoài, thì Việt Thành đã lĩnh hội được các kỹ năng và kinh nghiệm làm thị trường nên đã dần thay đổi chiến lược kinh doanh. Từ việc chỉ làm đại lý phân phối thụ động, công ty đã chuyển sang chủ động tìm nguồn hàng nhập khẩu để phát triển thị trường trong nước. Năm 2000 công ty đã thành công trong việc nhập khẩu mặt hàng thạch rau câu với thương hiệu ABC từ Đài Loan về giới thiệu cho người tiêu dùng phía bắc . Sau khi thạch ngoại xuất hiện ở Việt Nam thì nhiều nhà sản xuất đã nhanh chóng nhận ra đây là cơ hội kinh doanh quý giá, vì sản xuất thạch không khó, đầu tư không nhiều và mặt khác khoảng trống thị trường đang còn rất nhiều. Sang đến 2001 thì đã có vài ba cơ sở sản xuất thạch ở Việt Nam được thành lập, chủ yếu là những doanh nghiệp gốc hoa. Miền Bắc có công ty Long Hải, miền nam có công ty Bốn mùa. Lượng thạch sản xuất ra hầu như không đủ bán, và các công ty này đã thu được những thành công đáng kể. Đây cũng là cơ hích cho thị trường và cũng là tiền đề cho việc quyết định thay đổi nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Việt Thành. Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh: từ phân phối sản phẩm nhập khẩu chuyển sang sản xuất để phát triển hàng hoá phục vụ người tiêu dùng trong nước với giá cả ưu đãi hơn . Năm 2003 là năm đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử phát triển, khi Công ty đặt bước chân đầu tiên vào ngành sản xuất các sản phẩm thực phẩm bằng việc thành lập nhà máy POKE FOODS. Những sản phẩm đầu tiên ra đời từ nhà máy là sản phẩm Thạch rau câu, bánh quy chấm kem – hiện vẫn đang giữ vị trí là sản phẩm chính của Công ty hiện nay. Thương hiệu đầu tiên mà công ty tung ra thị trường là thương hiệu POKE, đã nhận được sự hưởng ứng của người tiêu dùng và đã được chấp nhận, cùng với nó doanh nghiệp cũng đưa ra các thương hiệu phụ như: Joy , Newjoy , Hugo , Romrop để người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm với các mức giá khác nhau . Sau hơn 10 năm hoạt động, ngày 10/01/2007, Công ty chính thức đổi tên và hình thức doanh nghiệp trở thành Công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam – VIETFOODS. Bắt đầu từ đây, các sản phẩm của VIETFOODS đã khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 2 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Cho đến nay, công ty đã từng bước xây dựng được hình ảnh của mình không chỉ trên thị trường Hà Nội mà đã mở rộng mạng lưới đại lý phân phối trên khắp thị trường miền Bắc, miền Trung và cả trong thành phố Hồ Chí Minh công ty cũng có văn phòng đại diện của mình. Cũng qua những năm tháng làm đại lý cho các hãng danh tiếng của nước ngoài mà công ty đã đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và có đủ trình độ, đủ khả năng có được những hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam từ những đối tác nước ngoài. Khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất, công ty cũng đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với một số nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước cũng như nước ngoài và công ty đã tạo dựng được rất nhiều mối quan hệ, đặc biệt là khách hàng cũng như các nhà cung cấp. Công ty cũng có được sự ủng hộ rất nhiều trong lĩnh vực quan hệ tín dụng với các đối tác, các nhà cung cấp thì có những tín dụng ưu đãi về thời gian, còn khách hàng thì luôn chấp nhận trả tiền nhanh sau khi mua hàng. Nhờ đó mà công ty không bị động về vốn, một trong những khó khăn chính của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, công ty đã gặp rất nhiều những khó khăn thử thách. Thứ nhất, công ty không có đội ngũ cán bộ công nghệ, điều hành sản xuất lành nghề có kinh nghiệm. Thực tế, đội ngũ công nghệ chỉ là những sinh viên công nghệ thực phẩm mới tốt nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên công ty đã linh hoạt trong vấn đề thuê tư vấn từ các nguồn khác nhau để tổng hợp thành quy trình của riêng mình . Một điều khó khăn là đội ngũ cán bộ công nghệ, quản lý sản xuất ngoài Miền Bắc không có nhiều, tuyển dụng rất khó khăn. Hầu hết chỉ muốn làm tại công ty lớn, không muốn mất công sức gây dựng ở công ty nhỏ mới bắt đầu. Mặt khác do mới đi vào gây dựng công ty không thể có quỹ lương lớn để trả lương cao cho một vài người được, vì như vậy sẽ tạo cảm giác về sự không công bằng trong đội ngũ nhân sự ở các bộ phận của công ty. Thứ hai, vốn của công ty không nhiều nên việc đầu tư cho tiếp thị bán hàng bị hạn chế, công tác khai triển thị trường chậm, mất nhiều thời gian công ty mới xây dựng được hệ thống bán hàng rộng toàn quốc như ngày hôm nay. Các giai đọan khủng khoảng kinh tế tác động đến làm chậm quá trình phát triển của công ty. Nguyên vật liệu chính của công ty hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều thông qua nhập khẩu, nên việc lạm phát tiền tệ, xăng dầu tăng giảm đều là những giai đoạn khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất nhỏ; vì không có tiền tích lũy nguyên vật liệu cho nên nhiều thời điểm hàng hóa tiêu thụ không tính đến lợi nhuận. Thứ ba, nhiều cơ sở sản xuất cạnh tranh , giá rẻ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của cơng ty (do giá cao). Cho đến thời điểm hiện nay, người tiêu dùng ở thành thị bắt đầu có được sự cảm nhận về chất lượng, thì công ty mới có lượng khách hàng trung thành đảm bảo được sản lượng duy trì đều đặn/tháng. 1.1.2. Năng lực của công ty 1.1.2.1. Nguồn nhân lực của công ty Trong bất kì một doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được vấn đề này, ban giám đốc công ty đã chú trọng đến việc xây dựng các chính sách về nhân lực trong công ty SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 3 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Bảng1.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2011 STT Các loại lao động Số lượng (người) 1 Lao động gián tiếp Trong đó: - Trình độ đại học trở nên - Trình độ cao đẳng - Trình độ trung cấp - Nhân viên tạp vụ 40 15 5 17 3 2 Lao động trực tiếp 300 3 Lực lượng bán hàng 200 Nguồn: phòng quản lí nhân sự Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, lực lượng bán hàng của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Và so với những năm trước thì số lượng lao động của công ty đã tăng lên tương đối, điều đó cho thấy công ty đang trên đà phát triển. Cơ cấu lao động của công ty dịch chuyển theo hướng tăng số lượng lao động trực tiếp và giảm lực lượng bán hàng. Điều này là do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên lực lượng lao động trực tiếp tăng nhanh, còn lực lượng bán hàng có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Điều đó phù hợp với chiến lược chuyển hướng sang cả hoạt động sản xuất chứ không chỉ chú trọng riêng đến hoạt động phân phối cho các sản phẩm của các công ty khác mà công ty đang thực hiện. 1.1.2.2. Nguồn lực tài chính của công ty Từ bảng số liệu có thể thấy được tình hình tài chính của công ty khá tốt. Tỷ lệ tài sản cố định/nợ ngắn hạn của công ty lớn hơn 2, cho thấy khả năng thanh toán chung của công ty là tốt. Ngoài ra, với nguồn vốn tích lũy qua các năm cùng với việc chú trọng xây dựng uy tín của công ty trong quan hệ với các nhà cung cấp và với các ngân hàng đã đảm bảo cho công ty có một nguồn tài chính vững mạnh để phát triển kinh doanh và liên kết hợp tác với các đối tác. SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Bảng 1.2: Báo cáo tài chính của công ty Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2011 1 Tổng số vốn 4500 2 Tài sản cố định 1500 3 Tài sản lưu động 3000 4 Các khoản phải thu 1000 5 Các khoản phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn 2000 700 1300 Nguồn: phòng tài chính kế toán Chuyên đề thực tập 4 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền 1.1.2.3. Nguồn lực marketing của công ty So với một số công ty cạnh tranh lớn khác thì khi tham gia thị trường sản xuất Thạch rau câu công ty VFC có những thuận lợi là: có kinh nghiệm phân phối hàng hóa tiêu dùng do tiền thân là một công ty phân phối hàng hóa, có sẵn hệ thống nhân sự quản lý và nhân viên thị trường đã xây dựng được trong khoảng thời gian tham gia lĩnh vực phân phối, phản ứng nhanh và linh hoạt đối với nhu cầu của thị trường do tiếp xúc với khách hàng thường xuyên. Hơn nữa, ban lãnh đạo công ty có kiến thức cơ bản về marketing, quan tâm và hiểu biết về tầm quan trọng của marketing Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải những bất lợi như: vốn đầu tư ít, chưa có quá trình tích lũy nên không có lợi thế về quy mô sản xuất, không có ngân sách đầu tư về các hoạt động chi phí marketing, cùng lúc nhiều cơ sở, công ty đầu tư sản xuất mặt hàng Thạch rau câu nên cạnh tranh về giá thành gay gắt lợi nhuận ngành rất thấp, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất, đội ngũ điều hành sản xuất, công nghệ … nên giá thành còn cao. Từ lúc chuyển từ công ty phân phối hàng hóa sang công ty sản xuất, công ty Vietfoods chỉ có kinh nghiệm về triển khai hệ thống bán hàng là chủ yếu, vì trước đây tất cả các chi phí hoạt động marketing là do các hãng thực hiện. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư cho sản xuất rất hạn hẹp, khởi đầu năm 2003 với 2 tỷ tiền vốn đầu tư của các cổ đông đóng góp. Tiền đầu tư cho nhà máy sản xuất đã quá nửa nên việc chi phí cho bán hàng là rất ít, nhất là hoạt động marketing . Tuy nhiên, ngành sản xuất thạch rau câu thời điểm 2003 cũng là mới ở Việt Nam, và các doanh nghiệp tham gia sản xuất ở thị trường này hầu hết là vừa và nhỏ, tính chất cơ sở sản xuất nhiều hơn (do vốn đầu tư ít và công nghệ đơn giản nên nhiều người tham gia vào ngành sản xuất này), nên các hoạt động marketing cũng manh mún, không chiến lược, không ngân sách đầu tư. Cạnh tranh chủ yếu là chính sách giá rẻ, bán nhanh để có doanh thu duy trì hoạt động tiếp theo là chủ yếu . Trong hoàn cảnh đó công ty VFC đã có những hoạt động marketing căn bản và mang lại những hiệu quả rất lớn. Trong thời gian đầu các công ty thường xuyên sử dụng chính sách giá rẻ để phủ hàng hóa đến các điểm bán. Họ thường cắt giảm các chi phí về thị trường đến tối thiểu nhất: như chi phí quản lý bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển giao hàng, các hoạt động xúc tiến …để giảm hết vào giá bán sản phẩm. Họ bán hàng qua các đầu mối ở chợ, hoặc các đại lý bán buôn sau đó các đầu mối, đại lý này sẽ tự cân đối chi phí để quyết định giá thành bán hàng tiếp theo cho các mối hàng lẻ quen thuộc. Theo hình thức này thì giá hàng hóa sẽ rẻ hơn, có thể vì cạnh tranh với các hàng hóa khác mà sẵn sàng hạ xuống với mức lợi nhuận tối thiểu….Riêng với VFC, công ty nhận thấy vấn đề cơ bản của kinh doanh hàng hóa ở bốn yếu tố chủ yếu sau: Sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông. Nên xây dựng các chính sách xoay quanh các yếu tố cơ bản này a. Về sản phẩm và thương hiệu sản phẩm Với tính chất là sản phẩm ăn liền mà hiện nay công ty đang kinh doanh và sản xuất thì nhóm khách hàng mà công ty hướng tới là thanh thiếu niên, phụ nữ và đặc biệt là trẻ em, do đó công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 5 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền để tăng khả năng tiêu thụ và phù hợp với những xu thế chung của thị trường. Khác với các sản phẩm cạnh tranh về giá khác, chất lượng không được quan tâm nhiều thì VFC đã chú trọng đến việc thiết kế chất lượng sản phẩm cao cấp hẳn bằng cách tự nhập và tuyển chọn các nguồn nguyên liệu tốt nhất phục vụ cho sản xuất, không dùng các nguyên liệu giá rẻ thay thế. Công ty cũng chú trọng đến việc thiết kế các loại mẫu mã sản phẩm theo các loại trọng lượng, bao bì đóng gói khác nhau, nhất là mẫu mã sản phẩm ở dịp tết, trung thu được thay đổi phù hợp với thị hiếu lễ hội . Mặt khác công ty áp dụng chính sách đa dạng hóa , đưa ra nhiều thương hiệu trên một ngành hàng. Hiện nay công ty có khoảng 10 mặt hàng, trong đó chủ yếu là các sản phẩm thạch như POKE, ABC, JOY, Hugo. Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như nước rau câu, bánh chấm Gery, bánh chấm RomRop,…Đối với mỗi loại sản phẩm công ty đều có những chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mỗi loại sản phẩm đều có những mặt hàng khác nhau, có sản phẩm túi, có sản phẩm hũ. Trong mỗi loại lại có những hình thức bao bì khác nhau…để khách hàng lựa chọn tùy theo sở thích của mình. Ngoài mặt hàng thạch rau câu, công ty còn đi tiên phong trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm cao cấp khác như thạch sữa chua ABC – một dạng thạch rau câu thông thường nhưng thêm nguyên liệu sữa, khai thác một thị hiếu tiêu dùng mới của khách hàng. Công ty cũng đưa ra mặt hàng thạch que: thạch bút chì – một dạng thạch rau câu nhưng đúng trong túi nilon dài phục vụ đối tượng là các trẻ em nhỏ tuổi. Công ty là đơn vị đầu tiên sản xuất bánh quy chấm kem RomRop (trước đó Việt Nam phải nhập khẩu) phục vụ người tiêu dùng . Với chính sách nhiều thương hiệu, nhiều mức giá trên một điểm bán , công ty có thể xâm nhập được nhiều đoạn thị trường khác nhau, tổng lượng tiêu thụ hàng hóa trên một điểm bán hàng được tăng lên. Mặt khác tuy nhiều thương hiệu, chủng loại như vậy nhưng cùng sản xuất trên một dây truyền nên đã tối đa hóa được công năng sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. Như vậy trên một điểm tiêu thụ hàng hóa, thì sản phẩm của công ty có mặt nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh đơn lẻ khác . Công ty cũng chú trọng tập chung tới thiết kế thương hiệu đăng ký bảo hộ thương hiệu, đưa nhiều sản phẩm có thương hiệu khác nhau ra thị trường tạo ra sự tin cậy đối với chất lượng chung của hàng hóa công ty nói chung. Đây là giải pháp marketing hiệu quả cho VFC với ít chi phí để xâm nhập thị trường . b. Về giá cả sản phẩm : Cùng với sản phẩm thì các chính sách về giá cả cũng là một yếu tố quan trọng của chiến lược marketing của công ty và đó cũng là một công cụ giúp công ty thành công trong việc định vị sản phẩm của mình trên thị trường. Công ty thực hiện chính sách giá khác biệt cho từng loại nhãn hiệu hàng. Thực tế công ty không thực hiện chính sách giá thấp như các đối thủ khác. Giá thấp sẽ đi liền với lợi nhuận thấp và chi phí cho dịch vụ sẽ thấp đi. Công ty đưa ra nhiều chất lượng hàng hóa, nhiều mức giá, và nhiều các mức khuyến mại khác nhau. Ví dụ giá thạch sữa chua ABC cao nhất nhưng công ty thực hiện chương trình khuyến mại hấp dẫn mua 5 tặng 1, hoặc thấp hơn để thu hút các điểm bán lấy hàng … SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 [...]... hình ảnh của Jenifer đã phần nào truyền tải được giá trị cốt lõi của sản phẩm và hình ảnh của thường hiệu mà công ty đang xây dựng 2.5 Đánh giá hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty 2.5.1 Đánh giá chung Từ việc tìm hiểu thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu ABC của công ty ta thấy có một số tồn tại sau: Thứ nhất, về hoạch định chiến lược, công ty chưa thực sự có... cả các đối tác thương mại Cam kết về môi trường và sự phát triển bền vững của cộng đồng cũng là một giá trị và niềm tin công ty luôn chú trọng xây dựng Tầm nhìn và triết lý kinh doanh được thể hiện rõ trong các giá trị mà công ty xây dựng Hình 2.1: Các giá trị công ty xây dựng Là một trong những thương hiệu trọng tâm của công ty, ABC đi theo các giá trị chung mà công ty đặt ra Công ty luôn cam kết... đúng về giá trị và hình ảnh của thương hiệu mà công ty muốn xây dựng  Giá trị cốt lõi của thương hiệu ABC SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 19 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Trải qua một khoảng thời gian xây dựng và phát triển, công ty đã xác định cho mình tầm nhìn và triết lý kinh doanh để làm kim chỉ nam cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình Tầm nhìn Xây dựng và duy trì... xét giải cho sản phẩm, cho doanh nghiệp, tài trợ cho giải bóng đá và tặng học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập cao của khoa Marketing trường đại học Kinh tế Quốc dân… Với hoạt động xây dựng thương hiệu – văn hóa công ty: công ty chú trọng xây dựng nhãn hiệu, đa dạng mẫu mã sản phẩm Xây dựng thương hiệu công ty mới: VIETFOODS – lợi ích sẻ chia; thay cho Việt Thành, chú trọng xây dựng văn. .. công ty chưa tận dụng được lợi thế này để để quảng bá cho thương hiệu, nâng cao giá trị hình ảnh cho công ty nói chung và cho các thương hiệu của công ty nói riêng Điều này thực sự là đáng tiếc SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 31 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Thứ hai, về ngân sách Như đã nói ở chương hai, ngân sách của công ty dành cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. .. thương hiệu của công ty Tuy nhiên ma trận SWOT không phải kĩ thuật quyết định chiến lược cuối cùng nên cần phải kết hợp với nhiều công cụ khác như ma trận BCG, ma trận GE…giúp phân tích, lựa chọn chiến lược nhanh chóng và hiệu quả hơn SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập 17 GVHD: ThS Nguyễn Minh Hiền Chương 2: THỰC TẾ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ABC CỦA CÔNG TY. .. chất và hình ảnh của sản phẩm được dễ dàng hơn Từ trước tới nay, công ty chưa chú trọng đến việc xây dựng màu sắc cho thương hiệu Màu sắc xuất hiện trên logo, bao bì, biển hiệu chưa được thúng nhất và cũng không có một quy định, một tiêu chuẩn nào Nhận thấy tầm quan trọng của màu sắc đối với thương hiệu, công ty đã xác định, trong thời gian sắp tới, công ty sẽ xây dựng màu sắc cho thương hiệu công ty. .. suốt thời gian tồn tại của thương hiệu Khi đặt tên thương hiệu, hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng thể hiện càng nhiều ý tưởng càng tốt, tên thương hiệu phải đẹp, hấp dẫn Vì vậy, nhiều tên thương hiệu hiệu quả trong kinh doanh không cao Sức mạnh của một thương hiệu nằm ở chỗ tên thương hiệu đó có nằm trong tâm trí của khách hàng hay không Còn một tên thương hiệu không hay và khó nhớ sẽ không thể... để xây dựng thương hiệu là rất cần thiết Khi nói về định vị thương hiệu, chúng ta mô tả những thứ khiến một thương hiệu trở nên khác biệt so với những thương hiệu khác Khi nói về tính cách thương hiệu, chúng ta đang mô tả cách mà một thương hiệu bày tỏ và thể hiện bản thân Và đây là việc mà công ty hiện nay chưa thực hiện được Định hướng là sản phẩm cao cấp nhưng thương hiệu lại chưa xác định được thương. .. đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu 2.3.1 Tên thương hiệu Tên thương hiệu là yếu tố quan trọng trong HTNDTH, do thể hiện bằng ngôn ngữ nên được sử dụng rộng rãi và thường xuyên Sự cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng thường được đảm bảo bằng tên thương hiệu Nếu được phát triển dựa trên một chiến lược khác biệt hóa được xây dựng kĩ lưỡng, tên thương hiệu sẽ giúp công ty tạo được . trường kinh doanh của công ty. - Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. - Tìm hiểu nguồn nhân lực của công ty - Tìm hiểu thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ABC CỦA CÔNG TY 17 SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo 51 Chuyên đề thực tập GVHD:. CỦA CÔNG TY 17 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ABC CỦA CÔNG TY 17 SV: Kim Thị Hiền Lớp: Quản trị Quảng cáo

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. Giới thiệu về sản phẩm

  • 2.5. Đánh giá hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty

  • 3.1. Thách thức từ việc xây dựng thương hiệu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan