BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TIỂU HỌC

5 1.1K 3
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TIỂU HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TIỂU HỌC TRONG BUỔI TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013 PGD-ĐT XUYÊN MỘC Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Kết quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được thể hiện qua các cuộc thi do các cấp tổ chức. Kết quả này một phần nào đó đánh giá được chất lượng giáo dục của một lớp, một trường, một cơ sở giáo dục. Và cũng là một yếu tố đánh bóng thương hiệu giáo dục cho một giáo viên, một trường học, một cơ sở giáo dục. Nói về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như : Trường có Học sinh có tố chất, có giáo viên giỏi, có cơ sở vật chất tốt, có sự hỗ trợ của phụ huynh… Trong khuôn khổ buổi tổng kết hôm nay với thành phần chủ yếu là Ban giám hiệu các trường trong huyện, với thời gian hạn hẹp nên tôi xin chọn nội dung nhỏ cho bài tham luận hôm nay là “Vai trò của của Ban giám hiệu trong công tác bồi dưỡng học sinh trong nhà trường”. (Và cũng xin bỏ qua việc phân tích khó khăn cũng như thuận lợi trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở huyện ta). Hiện nay Ban giám hiệu các trường rất quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhưng kết quả thì một số trường chưa đạt như ý muốn. Vậy nguyên nhân do đâu? Sau đây là một số quan điểm của tôi trong nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với vai trò là một BGH trong nhà trường : 1/ Sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu : Trong một nhà trường mọi hoạt động có hiệu quả hay không đều phụ thuộc chính vào Ban giám hiệu. Ban giám hiệu có quan tâm, có chỉ đạo, có thực hiện thì trong nhà trường mới tổ chức các hoạt động giáo dục, mới có đội tuyển học sinh giỏi trường tham gia thi các cấp VD : Phong trào thi giải toán toán qua mạng rất nhiều trường có tổ chức dạy tin học, có phòng máy nhưng không có học sinh tham gia. Trong khi đó trường TH Hòa Hiệp mặc dù là trường vùng sâu nhưng số lượng học sinh tham gia rất đông và thi có kết quả rất tốt, hoặc trường TH Kim Đồng không dạy tin học, không có phòng máy nhưng cũng có 6 học sinh tham gia cấp huyện. Và qua theo dõi số học sinh đăng kí thi các môn toán và anh văn trên mạng thì Huyện Xuyên Mộc chỉ ngang và hơn huyện Tân Thành M, Còn trong huyện thì chỉ có một số trường lớn chỉ có vài chục em tham gia. Đều dễ hiểu ở đây là Ban giám hiệu các trường không quan tâm tới công tác này. Sự quan tâm của Ban giám hiệu được thể hiện qua việc : Tạo mọi điều kiện cho công tác bồi dưỡng và tổ chức phong trào. Như kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất… Vì thiếu một trong các điều kiên trên thì công tác bồi dưỡng không đạt kết quả cao. Muốn vậy BGH cần xây dựng kế hoạch dạy học sinh giỏi. 2/ Tổ chức nhiều hoạt động, các cuộc thi cấp trường : Trường có tổ chức các cuộc thi ở lớp, ở trường thì các giáo viên mới tổ chức bồi dưỡng và chọn lựa đội ngũ học sinh giỏi của lớp ra thi cấp trường từ đó chất lượng đầu vào đội tuyển của trường sẽ cao hơn, tuyển chọn được chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng. Qua đó cũng giúp cho học sinh những kinh nghiệm, bản lĩnh cũng như sự tự tin ở các cuộc thi. VD : Cuộc thi toán tuổi thơ tiểu học cấp tỉnh vừa qua huyện Xuyên Mộc đạt giải nhất đồng đội. Về cá nhân học sinh chúng ta không giỏi bằng học sinh Bà Rịa và Vũng Tàu. Nhưng nhờ huyện chúng ta đã tổ chức cuộc thi cấp huyện nên giáo viên và học sinh có kinh nghiệm trong thi đồng đội. 3/ Kiểm tra giám sát : Khi tổ chức công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ban giám hiệu ngoài việc giao phó cho giáo viên thì phải luôn kiểm tra, giám sát để xem hoạt động đó có hiệu quả không, cần điều chỉnh nội dung, hình thức cho hoạt động hiệu quả hơn. Muốn vaayk BGH phải biết nghiên cứu, học hỏi thêm về kiến thức nâng cao của các môn học, kĩ năng dạy học sinh giỏi để kiểm tra giám sát công tác bồi dưỡng, có những định hướng đúng đắn. Trong thời gian tổ chức lớp bồi dưỡng BGH nên có những bài kiểm tra sự tiến bộ của học sinh và cũng giúp em rèn luyện tâm lí, kĩ năng thi cử. Trong chương trình học chính khóa qua mỗi học kì cũng cần nên tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi giữa các lớp, đề thúc đẩy giỏi viên quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của lớp mình. Nên lấy kết quả các hội thi này làm tiêu chí thi đua và có khen thưởng để động viên học sinh, giáo viên và tạo phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong năm học. 4/ Phân công giáo viên phụ trách bồi dưỡng : Phân công giáo viên bồi dưỡng cần chọn lựa những giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm. Đặc biệt, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say mê, ham thích công việc bồi dưỡng học sinh giỏi, biết tìm tòi, nghiên cứu (Tính cách nên có một chút hơn thua). Giáo viên có kiến thức vững nhưng không có kĩ năng sư phạm thì công tác bồi dưỡng cũng không có kết quả. Nên chọn lựa giáo viên có kiến thức và có kĩ năng sư phạm. (Bản thân tôi có thể nói vè kiến thức học sinh tiểu học có thể đứng tốp đầu của huyện nhưng về kĩ năng giảng dạy thì còn thua rất nhiều giáo viên khác do đó khi làm công tác bồi dưỡng vẫn cảm thầy chưa đạt kết quả bhuw ý muốn). Cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. Có thể lựa chọn giáo viên bồi dưỡng thông qua phong trào từ các lớp. - Biết phân công giáo viên theo từng mảng của công việc. Ví dụ : Bồi dưỡng môn toán thì dạng toán về số và dãy số 1 giáo viên, hình học một giáo viên, toán có lời giải một giáo viên… Môn Tiếng Việt thì một giáo viên phụ trách tập làm văn môt giáo viên phụ trách luyện từ và câu. 5/ Chuẩn bị nguồn học sinh giỏi : Muốn có kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có kế hoạch bồi dưỡng từ lớp dưới, thường xuyên, lâu dài, Không nên chạy theo phong trào, làm để đối phó. (Phòng - Sở tổ chức phong trào nào thì trường làm những phong trào đó, không thì thôi.) Đối với học sinh tiểu học, từ lớp 1 lớp 2 cần có định hướng cho những em có năng khiếu nghiên cứu dần các dạng bài tập phù hợp với năng lực để các em làm quen dần. (VD : Trong môn toán tiểu học, thì học sinh cần phải biết được các dạng toán, mà các dạng này trong chương trình các em chưa bao giờ học. Mà để các em tiếp xúc, làm quen thì giáo viên cần phải cung cấp cho các em điều này cần phải đòi hỏi một thời gian dài xuyên suốt cả quá trình học) 6/ Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo nhiều hình thức. Thông thường có những hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi như sau : Một là tổ chức các lớp tập trung, thời gian ngắn trong những dịp có hội thi và giao cho một hai giáo viên đảm nhận. Hình thức này nhà trường thương áp dụng cho các cuộc thi mà cấp trên tổ chức. Hai là tổ chức lồng ghép vào các lớp học. Tại lớp học giáo viên chủ nhiệm dạy lồng ghép bồi dưỡng học sinh song song với việc dạy các đối tượng học sinh khác. Trong từng tiết dạy có đối tượng học sinh giỏi, giáo viên cần có những câu hỏi hay, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Công việc đó đòi hỏi giáo viên phải duy trì thường xuyên, liên tục để không những giúp học sinh ôn luyện, hệ thống kiến thức đã học mà còn giúp các em mở rộng kiến thức và phát triển tư duy. Thực tế nhiều năm cho thấy, nếu chất lượng ở lớp đại trà tốt thì kết quả học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh sẽ cao. Ba tổ chức thành những lớp chuyên : Như ở một số trường chuyên, những lớp năng khiếu dạy trong hè 7/ Tổ chức nâng cao kiến thức, kĩ năng giải các bài Toán, Tiếng việt nâng cao cho giáo viên. Để có học sinh giỏi cần phải có giáo viên giỏi mà hiện nay việc nghiên cứu các bài Toán hay Tiếng Việt nâng cao dành cho học sinh giỏi gần như giáo viên không còn nghiên cứu, tìm hiểu do BGD bỏ các cuộc thi học sinh giỏi, chương trình SGK cũng loại bỏ các dạng bài tập nâng cao. Trong khi đó PGD cũng như BGH các trường chỉ tập trung bồi dưỡng chuyên môn về kĩ năng giảng dạy mà quên đi việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng giải bài tập cho giáo viên. VD: Trong một cuộc thi năng lực dành cho giáo viên dạy giỏi cấp trường Tôi có ra một bài toán dành cho học sinh giỏi lớp 3 mà 70% giáo viên không giải được. Một bài viết một đoạn văn tả cảnh sân trường mà khoảng 50% giáo viên không biết viết. Thâm chí có giáo viên nhiều năm liên nhưng không biết giải bài toán lớp năm ở sách giáo khoa. Do đó BGH cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các bài tập toán và tiếng việt nâng cao. Để giáo viên có thể truyền đạt cho học sinh từ đó trường mới có nguồn học sinh giỏi cho đội tuyển. Việc này cần đưa vào các buổi sunh hoạt chuyên môn của tổ khối. Hoặc khi thi năng lực giáo viên dạy giỏi cũng nên lồng ghép vào. Một số đề xuất, kiến nghị : Đối với BGH : Trường nên tổ chức thêm nhiều sân chơi cho đối tượng học sinh khá giỏi như: Thi học sinh giỏi các môn ; thi giải toán qua mạng, thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi, Rung chuông vành…. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Thành lập mỗi trường một đội tuyển học sinh giỏi ở các lớp học. Đối với PGD : Phòng giáo dục nên tổ chức và duy trì các cuộc thi cho học sinh giỏi học sinh năng khiếu. Thành lập những câu lạc bộ Toán và Tiếng viêt tiểu học cho học sinh ở các trường lớn, trung tâm ở mỗi cụm địa bàn như Phước Bửu, Bình Châu, Hòa Hiệp, Bàu Lâm… Làm nồng cốt cho đội tuyển học sinh giỏi. Có thể thông qua một Website nào đó. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Chắc chắn rằng các thầy cô, đồng nghiệp, có những ý kiến và giải pháp khác quí giá hơn. Rất mong được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp, để công tác bồi dưỡng học sinh, năng khiếu của huyện Xuyên Mộc có thể sánh vai cùng các đơn vị bạn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công trong công tác, chúc buổi tổng kết năm học 2012-2013 của ngành giáo dục huyên Xuyên Mộc thành công tốt đẹp. Tôi xin trân thành cảm ơn! Nguyễn Hồng Hà . THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TIỂU HỌC TRONG BUỔI TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013 PGD-ĐT XUYÊN MỘC Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào. phụ trách luyện từ và câu. 5/ Chuẩn bị nguồn học sinh giỏi : Muốn có kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có kế hoạch bồi dưỡng từ lớp dưới, thường xuyên, lâu dài, Không. cứu, học hỏi thêm về kiến thức nâng cao của các môn học, kĩ năng dạy học sinh giỏi để kiểm tra giám sát công tác bồi dưỡng, có những định hướng đúng đắn. Trong thời gian tổ chức lớp bồi dưỡng

Ngày đăng: 18/05/2015, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan