Tiểu luận môn luật doanh nghiệp CƠ SỞ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

23 1.2K 4
Tiểu luận môn luật doanh nghiệp CƠ SỞ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH o0o BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT DOANH NGHIỆP Đề tài CƠ SỞ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Lớp : VB2NH001 SVTH : Nguyễn Thị lệ Chi Nguyễn Tất Thịnh La Hoài Bão Đàm Quốc Huy Nguyễn Như Hoàng Dung Phan Thị Thanh Huyền MỤC LỤC I. Khái quát về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp ở Việt Nam 1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài - Theo khoản 5, điều 3 Luật Đầu tư 2005 định nghĩa:Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. - Theo Luật Đầu tư 2014:  Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.  Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. - Như vậy, so với Luật Đầu tư 2005 thì Luật Đầu tư 2014 có quy định cụ thể hơn về Nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, nói rõ cá nhân phải có quốc tích nước ngoài, còn tổ chức thì phải thành lập theo pháp luật nước ngoài. Đồng thời, Luật 2014 cũng quy định rõ Nhà đầu tư trong nước là các tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. 2. Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài - Theo Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tại Việt Nam. Như vậy nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh); đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam nếu muốn đầu tư dự án mới mà không gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ thực hiện xin thủ tục cấp phép đầu tư, trong trường hợp có dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện theo thủ tục đầu tư lần đầu tại Việt Nam. a. Các hình thức đầu tư trực tiếp: ( điều 21 Luật đầu tư 2005): - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:  Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.  Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới. - Thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam:  Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;  Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nêu trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập một tổ chức kinh tế mới. - Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư tại Việt Nam:  Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh;  Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lnh đạo của các bên hợp doanh;  Văn phịng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. b. Các hình thức đầu tư gián tiếp: - Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây  Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;  Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;  Thông qua các định chế tài chính trung gian khác, theo đó: • Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; • Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.  theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. II. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1. Cơ sở pháp lý: - Luật đầu tư 2005 - 59/2005/QH11 - Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 - Nghị định 102/2010 - Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp - Nghị định 108/2006 - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư. - Nghị định 194/2013/NĐ-CP - Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh - Quyết định 88/2009/QĐ-TTg về ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Khái niệm: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại (theo khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư 2005). - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (theo khoản 17 điều 3 Luật đầu tư 2014). Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật ( theo khoản 5 điều 3 Luật đầu tư 2014). 3. Đặc điểm: a. Loại hình doanh nghiệp: - Có 6 loại hình doanh nghiệp chính: • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài • Doanh nghiệp liên doanh • Công ty tư nhân • Công ty cổ phần • Công ty TNHH Một TV • Công ty TNHH Hai TV trở lên b. Tỷ lệ góp vốn: b.1 Mức góp vốn: - Căn cứ theo Điều 13, Nghị định102/2010/NĐ-CP về quyền góp vốn, mua cổ phần quy định: Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2005 đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. - Tuy nhiên, trừ các trường hợp sau đây thì sẽ quy định mức góp vốn có giới hạn cụ thể. - Thứ nhất là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật đã nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan; - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam). - Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. - Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề có điều kiện: theo khoản 4 điều 29 Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên. c.1 Tiền tệ góp vốn / chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài: - Theo thông tư 19/2014/TT-NHNN thì nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư. - Cũng theo Thông tư, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư trực tiếp khi giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm vốn đầu tư hoặc kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư, tiền gốc, lãi và chi phí vay nước ngoài, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, trừ một số trường hợp quy định. d.1 Điều kiện góp vốn: theo điều 5, thông tư 131/2010/TT-BTC - Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam. - Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và đảm bảo không trái pháp luật. c. Cách thức góp vốn: Điều 5, thông tư 131/2010/TT-BTC • Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam: • Qua đấu giá, đấu thầu • Theo phương thức thoả thuận trực tiếp: Giá chuyển nhượng phần vốn góp, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả nhà đầu tư chiến lược) là giá do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phê duyệt phương án quyết định, nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán; hoặc giá trị sổ sách của phần vốn góp, cổ phần tại thời điểm phê duyệt phương án trong trường hợp không có giá thị trường. c. Quốc tịch, tư cách pháp lý của doanh nghiệp: i. Quốc tịch: - Theo khoản 20, điều 4, Luật DN 2005 thì quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và đăng ký kinh doanh tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. ii. Tư cách pháp lý: - Theo khoản 1, điều 765, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 thì tư cách pháp lý của doanh nghiệp nước ngoài được xác định theo nước sở tại, nơi mà doanh nghiệp đó thành lập. - Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài được đăng ký tại Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh thì đương nhiên các doanh nghiệp này hoàn toàn có tư cách pháp lý trước pháp luật Việt Nam. - Điều 4. Chính sách về đầu tư cũng quy định rõ: Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. - Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. - Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. d. Những điểm khác biệt so với doanh nghiệp Việt Nam: - Giống nhau:  Là các tổ chức kinh tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận tư cách pháp lý.  Được phép thành lập và đăng ký hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.  Mọi hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.  Được áp dụng giá, lệ phí thống nhất đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước kiểm soát.  Mang quốc tịch Việt Nam. - Khác nhau: Tiêu chí Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp Việt Nam 1. Lĩnh vực kinh doanh có điều kiện: - Ngoài 8 lĩnh vực kinh doanh có điều kiện quy định tại khoản 1, điều 29, Luật ĐT 2005 thì các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều - Ngoài 8 lĩnh vực kinh doanh có điều kiện quy định tại khoản 1, điều 29, Luật ĐT 2005 thì phải tuân theo các qui định riêng của từng nghành: vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên(khoản 2, điều 29). 2. Thẩm quyền cấp giấy đầu tư / đăng ký kinh doanh (điều 38, điều 39 nghị định 108/2006) + UBND: các dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất + Ban quản lý: các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất + Các dự án được chính phủ chấp thuận theo điều 37 nghị định 108/2006 + Cấp tỉnh: phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư - cấp tỉnh + Cấp huyện: phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện. + Ngoài ra: các phòng đăng ký kinh doanh có tài khoản, con dấu riêng; hoặc các phòng đăng ký kinh doanh trong các khu chế xuất, khu công nghiệp 3. Thành lập doanh nghiệp Qui định riêng cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập tổ chức kinh tế: + Thành lập công ty có chứng chỉ hành nghề: chứng chỉ hành nghề phải được pháp luật chuyên nghành hoặc điều ước quốc tế VN tham gia công nhận (điều 9, NĐ 102/2010). + Các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập DN theo qui định NN (khoản 1,2 điều 9 NĐ 139/2007): có năng lực pháp lý, nghành nghề kinh doanh đúng pháp luật. 4. Thủ tục đầu từ Dự án: + Vốn đầu tư nước ngoài < 300 tỷ đồng (kể cả dưới 15 tỷ đồng) + Không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện -> đều phải đăng ký đầu tư (Điều 44 NĐ 108/2006) Dự án: + Đầu tư trong nước có qui mô < 15 tỷ đồng + Không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện -> Không phải đăng ký đầu tư (Điều 42 & 43 NĐ 1008/2006). 5. Về đầu mục hồ sơ + Lần đầu đầu tư tại VN Không có phải có dự án đầu tư. + Nộp bổ sung các hồ sơ qui định tại mục 4 của chương V NĐ 108/2006 6. Địa điểm thực hiện thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh + Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc ban quản lý KCN, KCX, , khu công nghệ cao + Thực hiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. + Thực hiện các thủ tục đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc ban quản lý KCN, KCX, khu công nghệ cao 4. Các loại doanh nghiệp FDI đang tồn tại hiện nay: a. Doanh nghiệp liên doanh: - Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước tới nay, nó là hình thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả thông qua hợp tác. - Với hình thức này tổ chức kinh doanh với tính chất quốc tế hình thành từ sự hoạt động dựa trên sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra, hoạt động liên doanh bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. - Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác: + Công ty Honda Motor (Nhật Bản- 42%) + Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%) + Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam- 30% Với tổng vốn đầu tư 209.252.000 USD, diện tích 219.000 m2 và hơn 5000 lao động thâm nhập thị trường Việt Nam hơn 10 năm tạo ra nhiều lợi nhuận kinh tế cho các bên tham gia liên doanh và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam. b. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: - Đây cũng là hình thức đầu tư có vốn nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Hinh thức này là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là điều kiên kinh tế, chính trị, pháp luật, Hình văn hoá, mức độ cạnh tranh… - Ví dụ như Công ty nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài.Đây là một lien minh giữa Pepsico Inc và Suntory Holdings Limited được thành lập năm 2013.Công ty có trụ sở chính tại quận 1, TP HCM. c. Ngoài ra còn có các loại hình khác như sau: d. Doanh nghiệp tư nhân e. Công ty Cổ phần f. Công ty TNHH Một TV g. Công ty TNHH Hai TV => Trong các loại hình doanh nghiệp trên, loại doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang có xu hướng tăng mạnh tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2013, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã chiếm 80% tổng các loại hình (năm 1993 chỉ 38%). Ngược lại, loại hình liên doanh, từ con số gần 60% năm 1993, đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 17%. Nguyên nhân có hiện tượng trên là ở Việt Nam doanh nghiệp tư nhân còn yếu, phần lớn không có khả năng góp vốn và các nguồn lực khác cũng yếu.Doanh nghiệp nhà nước thì tương đối có nhiều vốn và các nguồn lực khác nhưng cũng có ít trường hợp nước ngoài muốn chọn làm đối tác để liên doanh III. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 1. Cơ sở pháp lý - Luật thương mại ngày 14/06/2005. Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 07 năm 2006 quy định chi tiết - Luật đầu tư 2005 - Luật doanh nghiệp 2005 [...]... nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để hoạt động thương mại, du lịch tại Việt Nam nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp - Để được thành lập chi nhánh tại Việt Nam, ông A phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh. .. của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau: a) Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; b) Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam 10 Những điểm đặc thù so với chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam Mục so sánh Chi nhánh thương nhân nước ngoài Chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam 1 Quốc tịch...2 Chi nhánh của thương nhân nước ngoài - Khái niệm thương nhân nước ngoài: Theo điều 16 thìThương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận - Khái niệm chi nhánh của thương nhân nước ngoài: Theo khoản 4 và 5, điều 37 Luật doanh nghiệp 2005: Chi nhánh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần... của pháp luật Việt Nam  Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này  Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam  Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam  Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam ... điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại chi nhánh  Người đứng đầu chi nhánh có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài do thương nhân nước ngoài tự bổ nhiệm VI Nhận xét: Những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp FDI cũng đã tạo ra một số điểm tích cực như giải quyết được tình trạng thất nghiệp, góp phần lớn trong việc tăng trưởng kinh tế, ngoài ra, còn... đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài - Quy định về hồ sơ:  Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam  Bản... lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài - Ngoài ra, theo điều 9 của Nghị định 72 quy định:  Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự lãnh đạo của Văn phòng đại diện do thương nhân nước ngoài quyết định  Số người nước ngoài làm việc tại. .. động của Văn phòng đại diện Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt. .. lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó - Đều mang tên của doanh nghiệp b Khác nhau: Nội dung Điều kiện thành lập Thương nhân nước ngoài Doanh nghiệp trong đã hoạt động không dưới nước chỉ cần có giấy 01 năm, kể từ khi được phép kinh doanh thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân Cấp quản lý V Văn phòng đại diện của Văn phòng đại diện của thương nhân nước doanh nghiệp. .. hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh Chuyển vốn , Chuyển lợi nhuận ra nước đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước lợi nhuận ngoài theo quy định của ngoài vốn đầu tư trực tiếp khi giải thể, pháp luật Việt Nam chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm 7 Điều kiện thành lập - Theo khoản 2, điều 4, Nghị định 72/2006 quy định Thương nhân nước ngoài được . tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Khái niệm: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH o0o BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT DOANH NGHIỆP Đề tài CƠ SỞ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Lớp : VB2NH001 SVTH : Nguyễn Thị

Ngày đăng: 18/05/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái quát về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp ở Việt Nam

    • 1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

    • 2. Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

    • II. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

      • 1. Cơ sở pháp lý:

      • 2. Khái niệm:

      • 3. Đặc điểm:

        • a. Loại hình doanh nghiệp:

        • b. Tỷ lệ góp vốn:

        • c.1 Tiền tệ góp vốn / chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài:

        • d.1 Điều kiện góp vốn: theo điều 5, thông tư 131/2010/TT-BTC

        • c. Cách thức góp vốn: Điều 5, thông tư 131/2010/TT-BTC

        • c. Quốc tịch, tư cách pháp lý của doanh nghiệp:

        • d. Những điểm khác biệt so với doanh nghiệp Việt Nam:

        • 4. Các loại doanh nghiệp FDI đang tồn tại hiện nay:

        • III. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

          • 1. Cơ sở pháp lý

          • 2. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

          • 3. Chức năng:

          • 4. Nguồn vốn hoạt động của chi nhánh

          • 5. Tư cách pháp lý

          • 6. Phân biệt giữa thương nhân nước ngoài với doanh nghiệp FDI

          • 7. Điều kiện thành lập

          • 8. Quyền của chi nhánh :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan