CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH

7 273 0
CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC A/ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN I/ MÔN TOÁN : Đổi mới PPDH môn Toán, cần nắm vững quan điểm chỉ đạo sau : - Giáo viên biết sử dụng các phương pháp dạy học bộ môn vào từng bài cụ thể - Giáo viên biết cách tổ chức để học sinh được hoạt động - Chú ý hai hình thức hoạt động : + Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động tự giải quyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh kiến thức mới, đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ. + Vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong phú của các dạng bài tâp thực hành, luyện tập. Cách hướng dẫn học sinh hoạt động : - Giáo viên xác định kiến thức , kĩ năng học sinh cần lĩnh hội - Chuẩn bị ĐDDH ( đồ vật ), mô hình, hình vẽ, kí hiệu, - Tường minh kiến thức, kĩ năng học sinh cần lĩnh hội ở các mô hình, hình vẽ . - Nêu ra các tình huống có vấn đề , hướng giải quyết vấn đề ( đặt ra các nhiệm vụ học sinh cần giải quyết và cách giải quyết nhiệm vụ ) -Tổ chức cho mỗi học sinh tự mình hoạt động trên các đồ vật, mô hình, quan sát hình ảnh, kí hiệu, để học sinh tự phát hiện lĩnh hội kiến thức, kĩ năng. - Hướng dẫn học sinh mô tả thành lời các hoạt động và kết quả ( kiến thức kĩ năng ) thu được. - Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức , kĩ năng đã thu được vào thực hành luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau ( các dạng bài tập khác nhau ) Vận dụng vào dạy các mạch kiến thức sau : - Số và phép tính - Đại lượng và đo đại lượng - Các yếu tố hình học - Giải toán. II/ MÔN TIẾNG VIỆT: Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Tiếng Việt theo các quan điểm và biện pháp sau : - Năm vững các quan điểm dạy giao tiếp, dạy học tích hợp, tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh để thực hiện tôt yêu cầu cần dạy các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói ) làm cho nọi dung học tập của học sinh thêm phong phú , tự nhiên và hấp dẫn - Sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn học như : thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ, Đương nhiên các phương pháp diễn giảng, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề, sử dụng trực quan, vẫn được dùng để dạy Tiếng Việt theo cách phân phối một cách hợp lí với các phương pháp đã nêu. Cần làm cho giờ dạy nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể đối với từng môn 1. Học vần : + Tạo điều kiện cho học sinh thực hành rèn luyện câc kĩ năng đọc-viết và thông qua thực hành mà nắm vững câc âm - vần - thanh đã học ; biết đọc, biết viết những chữ ghi tiếng chứa âm vần thanh đã học. + Tăng cường sử dụng các biện pháp trực quan sinh động phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 1, tổ chức các trò chơi học tập để kích thích học sinh tích cực rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt 2. Dạy Tập đọc : + Giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh luyện đọc và sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng đọc ( đọc thành tiếng, dọc thầm ) : đọc cá nhân, đọc đòng thanh ( theo nhóm, bàn , tổ ), đọc theo vai ; đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài ; tham gia các trò chơi luyện đọc, nhằm phát triển kĩ năng đọc cho học sinh + Thực hiện quy trình giảng dạy một cách linh hoạt nhằm đạt được mục đich, yêu cầu bài dạy và phù hợp đối tượng học sinh, cụ thể : hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc theo mức độ yêu cầu đề ra ( dựa theo hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa ) ; ghi bảng những nội dung cần thiết, có tác dụng trực quan dạy học trong tiến trình giảng dạy ; tận dụng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa và thiết bị dạy học một cách thiết thực, tránh thiên về hình thức. 3. Dạy Kể chuyện : + Giáo viên sử dụng các biện pháp dạy học thích hợp ( làm mẫu, dẫn dắt- gợi mở bằng tranh ảnh, dàn ý hoặc câu hỏi, ) nhằm khích lệ học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng nói theo yêu cầu bài tập trong sách giáo khoa và thực hiện việc điều chỉnh nội dung học tập cho phù hơp đối tượng học sinh. + Quan tâm chuẩn bị và tổ chức tốt các hình thức luyện tập gây hứng thú đối với học sinh. Chú ý tạo mọi cơ hội cho học sinh được thực hành luyện tập kể chuyện trên lớp, trong nhóm - tổ hoặc theo từng cặp , nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp và rèn kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh 4. Dạy chính tả : + Giáo viên thực hiện đầy đủ và hiệu quả các biện pháp dạy học phân môn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày sạch đẹp ; hướng dẫn học sinh chuẩn bị và thực hành bài viết Chính tả ; chấm - chữa bài Chính tả ; hướng dẫn học sinh làm bài tập Chính tả theo yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể sao cho phù hợp với học sinh địa phương. + Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt đọng thực hành luyện tập như : bảng lớp, bảng phụ, bảng nhóm, bảng con, vở nháp, thiết bị dạy học đơn giản ( phục vụ trò chơi thực hành về bài tâp chính tả ) 5. Dạy Tập viết : + Ngoài việc nắm vững nội dung và phương pháp dạy học bộ môn, giáo viên cần phải có kĩ năng viết chữ đúng mẫu, có nhiều biện pháp đẩy mạnh phong trào “ Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp” . Vì vậy giáo viên phải thường xuyên luyện chữ viết , xây dựng “ Góc chữ viết” trong không gian lớp học. + Giáo viên hướng dẫn học sinh học tiết Tập viết chủ yếu qua các hoạt động thực hành luyện tập ( củng cố các chữ viết thường, viết hoa, tăng cường luyện tập ứng dụng và trình bày đoạn viết ), tránh thiên về giảng giải lí thuyết ; có ý thức sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng thường xuyên, có hiệu quả các phương tiện - thiết bị dạy học ( bìa chưc mẫu, bảng lớp, bảng con, vở Tập viết, ) ; kết hợp tổ chức các trò chơi, cuộc thi ngắn về chữ viết nhằm khuyến khích học sinh luyện viết chữ đẹp. 6. Dạy Luyện từ và câu : + Giáo viên cần nắm vững nộ dung và mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp, củng cố và phát triển những kiến thức - kĩ năng theo yêu cầu đề ra cho mỗi lớp ; có nhiều biện pháp , hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh như : hướng dẫn làm mẫu, trao đổi - nhận xét, thực hành luyện tập trên bảng lớp - bảng con - bảng nhóm, làm cá nhân trong vở hoặc vở ghi bài, + Chú ý hướng dân học sinh sử dụng SGK, sưu tầm hoặc làm những thiết bị dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập về câc kĩ năng : giải nghĩa từ ; mở rộng vốn từ ; dùng từ đặt câu trong hoạt động giao tiếp. 7. Dạy Tập làm văn : + Giáo viên chú trọng rèn luyệnn cho học sinh các kĩ năng nói, viết , nghe theo yêu cầu của bài tập nêu trong sách giáo khoa và hướng dẫn điều chỉnh nội dung học tập cho học sinh từng lớp ; có biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động thực hành luyện tập : làm bài miệng, làm bài viết theo nhóm, làm cá nhân trên bảng lớp, bảng phụ, bảng nhóm, trong vở nháp hoặc vở ghi bài, + Tận dụng SGK ( kênh hình, kênh chữ ) để hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập ; động viên học sinh mạnh dạn tham gia đóng vai thực hành luyện nói theo bài tập tình huống một cách tự giác và hứng thú . III/ MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI , KHOA HỌC Chỉ đạo giáo viên quan tâm đến những khía cạnh sau : - Giáo viên biết phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học - Lựa chọn và phối hợp các phương pháp khác nhau ( truyền thống và hiện đại ) sao cho đạt được mục tiêu của bài học và phù hợp với đối tượng học sinh cũng như điều kiện thực tế của trường , lớp học . - Giáo viên chú trọng đến việc hình thành cho học sinh phương pháp tự học , tăng cương các hoạt động tự tìm kiếm kiến thức , ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày của các em. - Giáo viên biết cách tổ chức , hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm , khuyến khích học sinh bộc lộ và phát huy khả năng của bản thân ngay trong hoạt động nhóm. - Giáo viên tăng cường việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh : Học sinh được thao tác thực hành , được học trong thực tiễn cuộc sống , được trao đổi , phối hợp , được giải thích các hioện tượng thực tế , Cần tránh việc học sinh chỉ được xem giáo viên hoặc học sinh khác thực hành - Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học , giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn . Tuy nhiên , cần chú ý đến việc lựa chọn bài học sao cho phù hợp, tránh lạm dụng dẫn đến việc không phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh chỉ thụ động ngồi xem giáo viên trình chiếu và diễn giảng , không đạt được mục tiêu bài học. - Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập IV/ MÔN LỊCH SỬ Lịch sử là những sự việc đã diễn ra , tồn tại khách quan trong quá khứ . Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về tồn tại của các sự việc đã diễn ra . Học sinh cần phải có biểu tượng về “ các sự kiện đã diễn ra”, phải tạo ra được trong nhận thức những hình ảnh cụ thể , sinh động , rõ nét về các nhân vật và sự kiện lịch sử . Giáo viên cần hết sức lưu ý sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học: - Các phương pháp tường thuật , miêu tả , kể chuyện , đàm thoại . - Sử dụng các phương tiện trực quan . - Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử .Chú ý phối hợp các hình thức học chung cả lớp , học theo nhóm , học các nhân , đối thoại thầy trò , chơi trò chơi đóng vai , - Tổ chức học tập ở di tích lịch sử , hiện trường lịch sử , giao lưu , tiếp xúc với nhân chứng lịch sử . Trong dạy học Lịch sử , cân hết sức lưu ý không lạm dụng bất kì một phương pháp hoặc một hình thức dạy học nào . Sử dụng phương pháp trên tinh thần kết hợp nhuần nhuyễn , hài hoà các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Việc sử dụng phương pháp , hình thức tổ chức dạy học tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung của từng bài, kiểu bài và đối tượng học sinh cụ thể V/ MÔN ĐỊA LÍ Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Địa lí cần chỉ đạo giáo viên hiểu rõ : Mục tiêu dạy học môn Đia lí ở Tiểu học là hình thành cho học sinh một số biểu tượng , khái niệm , mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầu hình thành , rèn luyện một số kĩ năng địa lí . Chỉ đạo giáo viên đổi mới PPDH là bản đồ và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và hình thành , rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không thể minh hoạ cho lời giảng của giáo viên . Như vậy, bản đồ, bảng số liệu cũng là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực ( đến mức tối đa ) khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên . Bởi vậy, giáo viên cần nắm vững các phương pháp và cách tổ chức dạy học môn Địa lí như : - Hình thành biểu tượng địa lí - Hình thành khái niệm địa lí - Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ - Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu VI/ MÔN ĐẠO ĐỨC Chỉ đạo giáo viên thấy rõ, một trong những yêu cầu đổi mới PPDH là đổi mới cách soạn giáo án . Việc soạn giáo án cơ bản là cần thể hiện rõ các hoạt động chính của tiết dạy, hình thức tổ chức các hoạt động này và trả lời được mục tiêu của các hoạt động. Phương pháp và hình thức dạy học Đạo Đức rất phong phú và đa dạng , bao gồm các phương pháp dạy học hiện đại như : thảo luận nhóm , đóng vai , trò chơi , giả quyết vấn đề , động não , dự án , … và các phương pháp truyền thống như : kể chuyện , đàm thoại , nêu gương , … ; bao gồm các hình thức học tập như : cá nhân , theo nhóm , theo lớp , học trong lớp , học ngoài sân trường , vườn trường hoặc các địa điểm liên quan đến nội dung bài học ; học tập gắn với các hoạt động tham quan , du lịch , dã ngoại , Trong việc sử dụng phương pháp dạy học , giáo viên cần lưu ý : - Với học sinh lớp 1,2 nên cho các em làm quen từng bước với phương pháp. Đấu tiên giáo viên nên làm mẫu , HD cách tiến hành từng bước của mỗi hoạt động. Trong hoạt động nhóm giáo viên chỉ định nhóm trưởng , không có thư kí - Với học sinh 3,4,5 mức đọ yêu cầu thực hiện các hoạt động của mỗi học sinh trong mỗi PP được từng bước nâng lên phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lí lứa tuổi . Vid dụ ,trong hoạt động nhóm , giáo viên nên cho tự bầu nhóm trưởng và thư kí , mạnh dạn sử dụng nhiều dạng hoạt động nhóm khác nhau với nhiều cách chia nhóm linh hoạt , phong phú . - Không nên lạm dụng bất kì một PP hoặc một hình thức dạy học nào . Chỉ sử dụng một phương pháp , hình thức dạy học nào đó khi thấy nếu không sử dụng nó thì hiệu quả giờ dạy ( hoạt động ) sẽ bị giảm sút . - Cần phối hợp linh hoạt, hợp lí các phương pháp , các hình thức dạy học trong một tiết dạy để nâng cao chất lượng bài dạy VII/ MÔN THỦ CÔNG , KĨ THUẬT Mục tiêu chủ yếu của môn học này là hình thành kĩ năng kĩ thuật đơn giản cho học sinh . Vì vậy, đặc trưng cơ bản của giờ học này là hoạt động thực hành chiếm đa số thời gian dành cho bài học. Khi tổ chức dạy môn dạy môn THủ công , Kĩ thuật , PP dạy học được sử dụng nhiều nhất là PP thực hành kĩ thuật . Khi áp dụng PP dạy học tích cực thì một số PP dạy học khác như : hợp tác trong nhóm nhỏ, thảo luận , kiểm tra tự đánh giá , … được đưa vào áp dụng trong tiết học này . Như vậy , dạy học tích cực không có nghĩa là thay các PP dạy học truyền thống bằng PP dạy học mới , hiện đại mà bản chaatscuar sự đổi mới PPDH là chuyển PPDH theo kiểu thông báo sang PPDH kiểu tổ chức , điều khiển hoạt động nhận thức , nhằm phát huy cao độ tính tích cực , độc lập , chủ động , sáng tạo của học sinh , để các em tự chiếm lĩnh kiến thức , kĩ năng . Do đó , vấn đề cơ bản là đổi mới kĩ thuật sử dụng các PPDH và kĩ thuật phối hợp các PPDH . Giáo viên chú ý vận dung PPDJ trong các hoạt động dạy học chủ yếu sau : *Hoạt động giáo viên hướng dẫn HS quan sát , nhận xết mẫu Khi tổ chức hoạt động này , PP quan sát vật mẫu đọng vai trò chủ yếu , giáo viên cần giới thiệu và đưa ra những chỉ dẫn , những câu hỏi định hướng để học sinh quan sát , suy luận , tìm tòi , khám phá và đưa ra những nhận xét của mình về vật mẫu . Người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức , HD học sinh quan sát tài liệu trực quan và khái quát hóa kết quả quan sát trên cơ sở sử dụng PP trình bày trực quan , PP quan sát kết hợp với PP vấn đáp và giảng giải. * Hoạt động giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác mẫu Khi thực hiện hoạt động này , PPDH chủ yếu là PP làm mẫu của giáo viên. Cách biểu diễn từng thao tác của giáo viên đóng vai trò là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh . Các PPDH khác như PP vấn đáp , PP quan sát tranh quy trình được phối hợp thực hiện , buộc HS phải thực hiện các giác quan nghe, nhìn, làm thử, động não suy nghĩ để trả lời câu hỏi và cùng làm việc với giáo viên . Giáo viên cần lôi cuốn HS chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động HD thao tác mẫu , tránh cách dạy thụ động, học theo kiểu bắt chước. * Hoạt động tổ chức học sinh thực hành Khi tổ chức hoạt động này, PPDH chủ yếu là PP huấn luyện-luyện tập. Trong quá trình thực hiện, HS được trực tiếp thao tác trên vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị để làm ra sản phẩm. Các PPDH khác như : quan sát, vấn đáp minh họa, hợp tác theo nhóm được thực hiện nhằm hỗ trợ cho học sinh thực hành thuận lợi và hoàn thành sản phẩm tại lớp . * Hoạt động trưng bày , đánh giá sản phẩm Giáo viên chủ yếu đánh giá kĩ thuật thực hiện và sản phẩm hoàn thành, từ đó điều chỉnh PP dạy học ngày càng tôt hơn. VIII/ MÔN THỂ DỤC Chỉ đạo giáo viên áp dụng triệt để PP trò chơi, thi đấu, trình diễn và tạo các tình huống để HS được tham gia trong tập luyện, đánh giá và tổ chức tự quản . Cách tổ chức và hình thức dạy học cũng thay đổi theo hướng phân nhóm không quay vòng hoặc phân nhóm có quay vòng, kết hợp hài hòa giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tận dụng thời gian cho học sinh luyện tập, nâng cac chất lượng vận động. Giáo viên cần tăng cường làm mẫu , giải thích ngắn gọn , tổ chức tập luyện hợp lí , linh hoạt , sử dụng thiết bị ĐDDH , động viên khuyến khích kịp thời và đảm bảo an toàn tập luyện cho HS IX/ MÔN ÂM NHẠC Giáo viên nắm khả năng học tập của HS để lựa chọn nội dung và PP hướng dẫn phù hợp với tất cả các đói tượng học sinh. Giáo viên dạy học theo hướng tích hợp . Trong tiết học phải được học hát kết hợp vận động phụ họa như : gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo lời ca ; được chơi trò chơi , được tập biễu diễn,… Giáo viên tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được phát huy khả năng sẵn có của mình một cách hào hứng , nhiệt tình X/ MÔN MĨ THUẬT Giáo viên cần tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn học sinh, tránh dạy qua loa , tắc trách dẫn đến tiết dạy tẻ nhạt , khô cứng Giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể . Đối với một số bài , có thể tổ chức cho HS hoạt động vẽ theo tổ, nhóm, vẽ ngoài trời để các thành viên trong nhóm tự tin, có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè , thầy cô. Tạo mọi điều kiện để HS chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả Luôn chú ý các yêu cầu nâng cao kiến thức và kĩ năng ở các dạng bài đang học so với các bài đã học ở lớp dưới . Chú ý giáo dục thẫm mĩ cho HS làm trọng tâm, không đi sâu vào rèn luyện kĩ năng vẽ. B/ CÁCH TIẾN HÀNH - Triển khai các nội dung cơ bản cần đổi mới ở phần A . Giáo viên xây dựng kế hoach đổi mới PPDH của cá nhân, tổ khối - Tăng cường dự giờ để nắm bắt tình hình giáo viên đổi mới PPDH . Từ đó có kế hoạch chỉ đạo. - Tổ chức thao giảng chuyên đề để trao đổi , rút kinh nghiệm trong cách đổi mới PPDH - Xây dựng phong trào tự làm đồ dùng dạy học . - Động viên giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy . Coi đây là việc làm mới của trường ******************************************* . cơ bản cần đổi mới ở phần A . Giáo viên xây dựng kế hoach đổi mới PPDH của cá nhân, tổ khối - Tăng cường dự giờ để nắm bắt tình hình giáo viên đổi mới PPDH . Từ đó có kế hoạch chỉ đạo. - Tổ. KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC A/ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN I/ MÔN TOÁN : Đổi mới PPDH môn Toán, cần nắm vững quan điểm chỉ đạo sau : - Giáo viên biết sử dụng. dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu VI/ MÔN ĐẠO ĐỨC Chỉ đạo giáo viên thấy rõ, một trong những yêu cầu đổi mới PPDH là đổi mới cách soạn giáo án . Việc soạn giáo án cơ bản là cần

Ngày đăng: 18/05/2015, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan