THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NÓI RIÊNG

211 283 0
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NÓI RIÊNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, Đan Phượng đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội. Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ giá trị sản xuất (Giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm 20082012 là 10,46%, trong đó công nghiệp tăng 22,7%, dịch vụ tăng 22,6%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 17,0 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2008, tốc độ tăng năm 2012 không cao, nguyên nhân do ảnh hưởng khó khăn khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng GDP của huyện có tốc độ tăng trưởng khá so với trung bình của Thành phố. Văn hoá xã hội có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, Đan Phượng đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội. Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ giá trị sản xuất (Giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm 2008-2012 là 10,46%, trong đó công nghiệp tăng 22,7%, dịch vụ tăng 22,6%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 17,0 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2008, tốc độ tăng năm 2012 không cao, nguyên nhân do ảnh hưởng khó khăn khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng GDP của huyện có tốc độ tăng trưởng khá so với trung bình của Thành phố. Văn hoá - xã hội có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những kết quả đạt được đó có sự góp phần quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn huyện, trong đó các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa (DNCNNVV) chiếm trên 70% tổng số doanh nghiệp. DNCNNVV được đánh giá là năng động, hoạt động hiệu quả, đóng góp 46% trong GDP và sử dụng khoảng 38% lực lượng lao động địa phương. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ và đặc biệt hơn cả là vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia quá trình phát triển kinh tế xã hội. DNCNNVV còn là tiền thân của quá 1 trình tích tụ tập trung vốn, trở thành những công ty kinh tế lớn cho nền kinh tế trong tương lai. Đây là bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế hội nhập. Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực (01/01/2000) tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, đã dẫn đến số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm tăng lên nhanh chóng. Tính đến thời điểm hết năm 2012, trên địa bàn huyện Đan Phượng 757 doanh nghiệp đang hoạt động (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vốn đăng ký ước đạt trên 3.000 tỷ đồng. Sự phát triển của khu vực DN ngoài nhà nước mà trong đó chủ yếu là các DNNVV đã được Chính phủ thừa nhận là một động lực của tăng trưởng kinh tế và được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Từ năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ coi “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Tháng 3 năm 2002, hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 14 NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết quan trọng này đã khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân và mọi thành phần kinh tế phải được đối xử bình đẳng. Nghị quyết cũng đã đề ra một 2 chương trình toàn diện, cụ thể hoá khá đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ về khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, trong những năm qua huyện Đan Phượng đã tiến hành nhiều cải cách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Các chính sách về đất đai và mặt bằng sản xuất đã giúp doanh nghiệp chủ động trong việc nắm bắt quy hoạch, xin giao đất, thuê đất; chính sách về khuyến khích đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã lập và thực hiện quy trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật, kiến thức về quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý; chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV của huyện vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Ngân sách dành cho các chương trình hỗ trợ vẫn còn phân tán dàn trải, một số chương trình hiệu quả còn thấp. 3 Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về DNCNNVV được công bố. Ở một góc độ nhất định, liên quan đến vấn đề này có thể kể đến các công trình như: cuốn sách “Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000, đã phân tích thực trạng các chích sách hỗ trợ DNNVV, từ đó đề xuất một số điều kiện để phát triển DNNVV ở Việt Nam. TS. Chu Thị Thuỷ với Luận án Tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV Việt Nam”, đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề bên trong hoạt động của DN để phát triển các DN bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu. TS. Phạm Văn Hồng với Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” đã đi sâu phân tích lý luận về DNNVV, cơ hội và thách thức của các DNNVV, đề ra một số biện pháp phát triển DNNVV Việt Nam. TS. Lê Thị Mỹ Linh với Luận án Tiến sĩ Kinh tế “ Phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế’ đã đi sâu về phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV ở Việt Nam và có gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, các DNNVV nói chung, DNNVV hoạt động lĩnh vực công nghiệp nói riêng của huyện Đan Phượng vẫn bị đánh giá là còn nhiều hạn chế như công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu, 4 thiếu thông tin, khả năng tiếp cận và thâm nhập vào thị trường xuất khẩu còn hạn chế, các dịch vụ phát triển kinh doanh tại địa phương chưa phát triển cho nên năng lực cạnh tranh của các DNNVV nói chung còn thấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DNNVV thì các chính sách hỗ trợ vẫn đóng một vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ các DNNVV, đặc biệt các DNNVV lĩnh vực công nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới, phù hợp với chương trình học tập, tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn 2008 - 2012 để tổng kết những mặt đã làm tốt, những mặt còn hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất ra một số giải pháp chính sách nhằm vận dụng vào việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV lĩnh vực công nghiệp trong thời gian tới đạt hiệu quả cao. Ở ngoài nước, các DNNVV đã ra đời và phát triển cách đây nhiều thập kỷ. Hiện có một số tài liệu và thông tin liên quan thu thập được qua học tập, nghiên cứu, về DNNVV Việt Nam nhưng chưa thấy có công trình nghiên cứu về DNCNNVV ở Việt Nam và trên phạm vi địa phương. 5 Vì vậy việc nghiên cứu về DNCNNVV và các chính sách hỗ trợ DNCNNVV rất cần được nghiên cứu, hệ thống hoá, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ một cách trong điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn Đề tài đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa huyện Đan Phượng giai đoạn 2012-2020 và những năm tiếp theo góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện toàn diện và vững chắc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa huyện Đan Phượng giai đoạn 2008 - 2012, nghiên cứu giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2012- 2020 và những năm tiếp theo. 4. Nhiệm vụ của Luận văn-Hệ thống lý luận về phát triển DNVVN Xác định và tổng hợp kết quả của các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển DNNVV của huyện Đan Phượng giai đoạn 2008 - 2012. 6 Đánh giá về những mặt được và những mặt còn tồn tại của các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển DNNVV của huyện Đan Phượng giai đoạn 2008 - 2012. Đưa ra khuyến nghị về các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển DNCNNVV giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, để thu thập thông tin tương đối đầy đủ và khách quan về các vấn đề quan trọng liên quan, nhiều kỹ thuật thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu khác nhau đã được áp dụng và dựa trên nền tảng thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối tượng liên quan. Đánh giá đã căn cứ trên nhiều quan điểm, chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng, cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, định hướng và chiến lược phát triển kinh tế của huyện, năng lực quản lý và điều hành của cơ quan chủ trì thực hiện, nhu cầu và mức độ thoả mãn của các đối tượng hưởng lợi là các DNCNNVV. Đề tài đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh điểm mạnh, điểm yếu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học 7 Đề tài hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các chính sách phát triển DNCNNVV. - Ý nghĩa thực tiễn + Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những căn cứ lý luận, thực tiễn và kiến nghị để Thành phố hoạch định chính sách phát triển bền vững cho huyện Đan Phượng. + Đối với Trung ương, các sản phẩm nghiên cứu của đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách trong việc phát triển DNCNNVV. + Ngoài ra, việc nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, các trường có thể tìm thấy trong các kết quả nghiên cứu của đề tài những vấn đề phục vụ thiết thực cho các mục tiêu nghiên cứu và đào tạo của mình về vấn đề tương tự với nội dung nghiên cứu của đề tài. 7. Cấu trúc nội dung của Luận văn Chương 1- Tổng quan lý luận, thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Chương 2 - Đánh giá thực trạng phát triển DNCNNVV huyện Đan Phượng giai đoạn 2008-2012. Chương 3- Giải pháp phát triển DNCNNVV trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/01/2001 của Chính phủ thì DNNVV Việt Nam được hiểu là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc sử dụng lao động trung bình hàng năm không quá 30 người. Khái niệm doanh nghiệp vẫn còn những điểm khác biệt nhất định giữa các nước nhưng có thể hiểu doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập hợp pháp, có tên riêng, có địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận. Để thuận tiện cho việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, người ta thường sử dụng tiêu chí quy mô để phân loại doanh nghiệp. Theo tiêu chí này các doanh nghiệp được chia làm ba loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, do có nhiều đặc điểm giống nhau giữa doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ nên để đơn giản hoá, nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) thường gộp chung hai loại hình doanh nghiệp này thành doanh 9 nghiệp nhỏ và vừa (tại Việt Nam, các văn bản chính thức của Chính phủ và các cơ quan nhà nước thống nhất cách gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa). Các tiêu chí được sử dụng nhiều nhất để xác định DNNVV là vốn (hoặc tài sản), lao động và doanh thu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tuỳ theo điều kiện, trình độ phát triển cũng như các chính sách đối với DNNVV của mình mà có thể chỉ dùng một, hai hoặc cả ba tiêu chí trên. Ngoài ra, tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà một số nước còn có những quy định khác nhau cho các tiêu chí. Chúng ta có thể tham khảo tiêu chí phân loại DNNVV ở một số nước trong Bảng 1.1 10 [...]... thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người Bảng 1.2 Chỉ tiêu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Doanh Doanh nghiệp nghiệp siêu Quy mô Khu Doanh nghiệp nhỏ vừa nhỏ Tổng vực Tổng Số lao Số lao động nguồn Số lao nguồn động vốn động vốn Từ Từ trên trên 20 tỷ 10 20 tỷ 200 đồng trở người đồng... tranh về mặt hàng phân phối trên thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ là doanh nghiệp và lao động nước ngoài Nếu nhà nước không hỗ trợ để doanh nghiệp trưởng thành, có được kỹ năng lao động cần thiết sẽ mất cơ hội đầu tư và việc làm ngay trên thị trường của mình 1.2 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Khái niệm, chức năng của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. .. doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa được hiểu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có số vốn đăng ký không quá 100 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa 15 So với các loại hình doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp có các... các doanh nghiệp lớn các quyết định mang chiến lược được thực hiện theo quy trình và có hệ thống, tuy nhiên tại các DNCNNVV thì quyết định này trong nhiều trường hợp mang nặng ý kiến chủ quan của chủ doanh nghiệp 1.1.3 Sự cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa 1.1.3.1 Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế... cạnh tranh với hàng nước ngoài trên trị trường nội địa Trong điều kiện hàng rào thuế quan bị hạ thấp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam không đủ tiềm lực để nhập khẩu hàng nước ngoài, gặp khó khăn khi kinh doanh hàng trong nước, đồng thời phải nỗ lực rất nhiều mới có thể hưởng lợi từ đẩy mạnh xuất khẩu Để tăng năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ tăng cường của nhà nước theo... nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới 1.1.3.2 Những khó khăn, thách thức do chính sự hạn chế của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ vừa Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các DNCNNVV chiếm số lượng đáng kể trong tổng số doanh nghiệp, thu hút được rất nhiều lao động của xã hội, có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển và đa dạng hoá ngành hàng,... hoạch và Đầu tư) Tùy theo phạm vi hoạt động mà người ta chia ra: Doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp xây dựng, vv… Như vậy, doanh nghiệp công nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp mà tập thể người lao động sử dụng máy móc, nguyên vật liệu và những tư liệu sản xuất khác để khai thác, chế tạo sản phẩm công nghiệp Trong luận văn này, doanh nghiệp. .. phủ về trợ giúp phát triển DNNVV đã nêu định nghĩa DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân Cụ thể như sau: - Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động từ 10 người trở xuống - Doanh nghiệp nhỏ. .. mới ra đời do thiếu kinh nghiệm và chưa thật hiểu biết về thị trường nên họ thường lựa chọn quy mô kinh doanh vừa và nhỏ để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh Sau một thời gian tích luỹ thêm vốn, kinh nghiệm và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, họ mới tiến hành mở rộng kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn Ngoài ra, DNCNNVV còn là nơi đào tạo tay nghề và trau dồi kinh nghiệm cho các... điểm về mặt kỹ thuật của sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp nêu trên, trong quá trình phát triển, doanh nghiệp công nghiệp luôn có điều kiện phát triển về kỹ thuật, tổ chức sản xuất; dễ dàng tạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao, có tác phong “công nghiệp ; đồng thời, có điều kiện và cần thiết phải phân công lao động ngày càng sâu, tạo điều kiện tiền đề để phát triển . triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Chương 2 - Đánh giá thực trạng phát triển DNCNNVV huyện Đan Phượng giai đoạn 2008-2012. Chương 3- Giải pháp phát triển. DNCNNVV trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 1.1 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ coi Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp

Ngày đăng: 18/05/2015, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan