Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

97 1K 16
Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM THÁI ĐĂNG KHOA GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ THỊ ÁNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 2 MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Phần mở đầu…………………………………………………………………… 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và nguồn vốn đầu tư…………………….…… 7 1.1.1 Khái niệm đầu tư và phân loại đầu tư…………………….…… 7 1.1.2 Nguồn vốn đầu tư và phân loại nguồn vốn đầu tư……………….9 1.2 Khái niệm, đặc điểm các loại hình khu công nghiệp……………… 12 1.2.1 Khái niệm……………………………………………………….13 1.2.2 Đặc điểm của khu công nghiệp………………………………13 1.3 Đóng góp của KCN vào việc phát triển kinh tế - xã hội ………………14 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào KCN 16 1.5. Kinh nghiệm một số địa phương trong thu hút vốn đầu tư vào KCN…18 1.5.1 Tỉnh Bình Dương…………………………………………………….18 1.5.2 Thành phố Hồ Chí Minh………………………………………… 19 1.5.3 Thành phố Cần Thơ………………………………………………….20 1.5.4 Tỉnh Vĩnh Long………………………………………………………21 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng ….………24 2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng……… 27 2.2.1 Tổng quan về các KCN tỉnh Sóc Trăng………………………….27 2.2.1.1 Khu công nghiệp An Nghiệp……………………………….27 2.2.1.2 Khu công nghiệp Trần Đề……………………………… 28 2.2.1.3 Khu công nghiệp Đại Ngãi…………………………………29 2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư…………………………………….30 2.2.3 Hiệu quả hoạt động các KCN tỉnh Sóc Trăng……………… 31 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng ………………………………………………………………………34 2.3.1 Vị trí địa lý, giao thông, hạ tầng kỹ thuật……………………… 34 2.3.2 Tình hình an ninh chính trị, kinh tế……………………… … 35 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 3 2.3.3 Nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản…………………… … 36 2.3.4 Nguồn nhân lực…………………………………………… … 36 2.3.5 Chính sách hỗ trợ đầu tư…………………………………….… 37 2.3.6 Thủ tục hành chính……………………………………………….38 2.3.7 Đất đai……………………………………………………………38 2.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với môi trường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng………………… ………39 Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 Phương hướng phát triển công nghiệp và Quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020 45 3.1.1 Phương hướng phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 45 3.1.2 Định hướng phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp 46 3.1.2.1 Công nghiệp chế biến nông thuỷ sản và thực phẩm 46 3.1.2.2 Công nghiệp dệt may - giày dép 46 3.1.2.3 Công nghiệp cơ khí và gia công kim loại 47 3.1.2.4 Công nghiệp điện - điện tử 48 3.1.2.5 Công nghiệp hoá chất - dược phẩm 48 3.1.2.6 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 48 3.1.2.7 Công nghiệp điện, nước 49 3.1.3 Quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020 49 3.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 50 3.2.1 Sử dụng ma trận SWOT định hướng hệ thống giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng……….……….………… 50 3.2.2 Hệ thống giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng ……… ………… …….53 3.2.2.1 Giải pháp về hạ tầng…………………………………… 53 3.2.2.2 Giải pháp về nguyên liệu và nhân lực………………………54 3.2.2.3 Giải pháp về thủ tục hành chính, cơ chế pháp lý và chính sách thu hút vốn đầu tư…………………………….…… 58 3.2.2.4 Giải pháp về xúc tiến đầu tư và nâng cao chỉ số PCI…… 61 3.2.2.5 Giải pháp về đất đai, quy hoạch, môi trường…………… 64 3.2.2.6 Giải pháp huy động vốn………………………………… 66 3.3 Một số kiến nghị…………………………………………………… 67 KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 72 PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 74 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sau hơn 18 năm tái lập tỉnh (từ năm 1992 đến nay), kinh tế - xã hội Sóc Trăng có sự chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu quan trọng; các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Tuy nhiên, do xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp nên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện còn nhiều mặt hạn chế, khó khăn; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ, nhất là về giao thông; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phi nông nghiệp còn chậm; công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm, sản xuất công nghiệp chủ yếu là chế biến hàng lương thực, nông, thủy sản; các ngành công nghiệp khác, nhất là ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ hầu như chưa phát triển. Do công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm nên tỷ lệ thất nghiệp bình quân hiện nay trên 5%, tương đương trên 38.000 người; sức ép về giải quyết việc làm ngày càng lớn khi hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang được cơ giới hóa với tốc độ khá nhanh, làm phát sinh tình trạng lao động dư thừa ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 của tỉnh là 15%, cao hơn so với các tỉnh trong khu vực (riêng hộ nghèo Khmer chiếm 30%). Từ nguyên nhân thiếu việc làm đã làm cho nhiều lao động địa phương di chuyển đến các tỉnh, thành phố lớn để kiếm việc làm, dẫn đến tình trạng thừa lao động, giá nhân công thấp, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về xã hội Để khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cũng như góp phần khắc phục những tồn tại nêu trên, một mục tiêu mang tính đột phá của tỉnh đặt ra từ nay đến năm 2020 là quy hoạch, đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung nhằm tạo ra giá trị công nghiệp từ 22.363 tỷ đồng đến 47.070 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) vào năm 2015 và 2020 với mục đích vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa để giải quyết việc làm ổn định cho lao động địa phương, góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tiến tới cân đối thu, chi ngân sách địa phương, giảm áp lực cho Trung ương cũng như bảo đảm được tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 5 Từ năm 1991 Nhà nước ta tổ chức mô hình khu công nghiệp (KCN), đầu tiên - Khu chế xuất Tân Thuận, đến nay trong cả nước đã có 228 khu công nghiệp, phân bố tại 56 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 58,4 nghìn ha. Riêng Sóc Trăng có 03 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào danh mục các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; đến nay tỉnh đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp An Nghiệp, đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Trần Đề và Đại Ngãi. Hiện Sóc Trăng đã xây dựng hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020, theo quy hoạch này, Sóc Trăng sẽ tiếp tục xây dựng thêm 03 khu công nghiệp tập trung, nâng tổng số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 06 khu công nghiệp. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chỉ mới hình thành, buổi đầu sơ khai chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư, đồng thời những doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp tuy bước đầu mang lại những kết quả đáng phấn khởi nhưng cũng bộc lộ một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm đúc kết các bài học kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục hạn chế, thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển các KCN của tỉnh, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”. 2. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; rút ra những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh; từ đó, xây dựng một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. 3. Phạm vi của đề tài: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các KCN của tỉnh Sóc Trăng. Do các KCN trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn chuẩn bị giải phóng mặt bằng, duy nhất có KCN An nghiệp là đã đi vào hoạt động, nên luận văn chủ yếu khảo sát tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN An Nghiệp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN tỉnh Sóc Trăng; từ đó nhận Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 6 định những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng. Thời gian: mốc thời gian thu thập dữ liệu từ khi KCN An Nghiệp đi vào hoạt động đến cuối năm 2009. 4. Phương pháp thực hiện đề tài: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp kết hợp điều tra thực tế để tiến hành tổng hợp, phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu. Kết cấu của luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư, nguồn vốn đầu tư vào KCN; khái niệm, đặc điểm các loại hình KCN; vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và kinh nghiệm của một số địa phương trong thu hút vốn đầu tư vào KCN. Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh Sóc Trăng. Phân tích đánh giá các yếu tố có tác động tích cực và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Sóc Trăng từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức làm cơ sở đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh. Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ kết quả phân tích ở Chương 2, xây dựng ma trận SWOT để rút ra một số nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư 1.1.1 Khái niệm đầu tư và phân loại đầu tư a) Khái niệm đầu tư: Theo nhà kinh tế học Paul Samuelson thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, có thể là đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng hoặc tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh…” 3 . Theo Luật đầu tư năm 2005, “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. Theo Từ điển kinh tế học hiện đại: “Đầu tư là thuật ngữ được dùng phổ biến nhất để mô tả các khoản chi tiêu (trong một thời kỳ nhất định) để làm tăng hay duy trì tài sản thực. Trên thực tế, một định nghĩa chính xác hơn bao hàm được yếu tố trên là: đầu tư là những khoản chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng hóa, những khoản chi tiêu này không dự định dùng cho tiêu dùng trung gian. Các dự án đầu tư có thể có dạng bổ sung vào tài sản vật chất và vốn nhân lực (tài sản con người) cũng như hàng hóa tồn kho. Đầu tư là những khoản chi tiêu, khối lượng đầu tư được xác định bởi tất cả các dự án có giá trị hiện tại thuần (net present value - NPV) lớn hơn không (0) hay tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn lãi suất. Từ khái niệm đầu tư nêu trên cho thấy nội hàm của khái niệm rất rộng, bao gồm cả đầu tư vào tài sản vật chất và vốn nhân lực. Quyết định đầu tư của một dự án dựa trên việc tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án đó. Nếu giá trị hiện tại thuần lớn hơn không (0), nghĩa là đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận; ngược lại, nếu giá trị hiện tại thuần nhỏ hơn không (0), nghĩa là đầu tư sẽ bị thua lỗ và nhà đầu tư sẽ không thực hiện đầu tư. 22 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 8 b) Phân loại đầu tư: Căn cứ vào tính chất đầu tư mà người ta chia đầu tư ra làm 2 loại, đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. * Đầu tư trực tiếp Theo Luật đầu tư (2005), đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức sau: - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - Ðầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. - Ðầu tư phát triển kinh doanh. - Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Ðầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Nhà đầu tư có thể là Chính phủ thông qua các kênh khác nhau để đầu tư cho xã hội, điều này thể hiện chi tiêu của Chính phủ thông qua đầu tư các công trình, chính sách xã hội. Ngoài ra, người đầu tư có thể là tư nhân, tập thể kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể tham gia thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư. * Đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư - Luật đầu tư (2005). Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 9 Như vậy, đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà trong đó người bỏ vốn ra và người sử dụng vốn không cùng một chủ thể. Đầu tư gián tiếp thông thường thông qua kênh tín dụng hay kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán. Giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có quan hệ chặt chẽ trong quá trình thực hiện đầu tư. Đầu tư trực tiếp là tiền đề để phát triển đầu tư gián tiếp, điều này thể hiện thông qua nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp để huy động vốn. Mặt khác, môi trường đầu tư gián tiếp được mở rộng sẽ thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp với mong đợi tiếp cận các nguồn vốn được dễ dàng. Bởi vì, một khi thị trường tài chính phát triển thì nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, và cũng có thể sử dụng lợi thế này làm gia tăng đòn bẩy tài chính để thực hiện ý đồ kinh doanh của mình. 1.1.2 Nguồn vốn đầu tư và phân loại nguồn vốn đầu tư Để thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để thực hiện dự án. Khoản chi phí này gọi một cách thông thường là vốn đầu tư hay nói một cách khác vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo Luật đầu tư (năm 2005), nguồn vốn đầu tư được chia thành 2 hình thức: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. a) Vốn đầu tư trong nước Nguồn vốn trong nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân và dân cư chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế. Nguồn vốn này thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nó có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài. Trong thời đại ngày nay, các đồng vốn nước ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu đối với các nước đang phát triển, nhưng nguồn vốn tiết kiệm từ trong nước vẫn giữ vai trò quyết định. Thực tế cho thấy, các nước Đông Á trong Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 10 những năm 1960 mức tiết kiệm đạt được chỉ 10% hoặc ít hơn nên đã vay nhiều thị trường vốn quốc tế, thế nhưng đến những năm 1990 tiết kiệm của các nước này cao hơn đáng kể, bình quân đạt 30%. Có thể nói, tiết kiệm luôn ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng, nhất là ở những nước đang phát triển vì làm tăng vốn đầu tư. Hơn nữa, tiết kiệm đó là điều kiện cần thiết để hấp thụ vốn nước ngoài có hiệu quả, đồng thời giảm được sức ép về phía ngân hàng Trung ương trong việc hàng năm phải cung ứng thêm tiền để tiêu hóa ngoại tệ. Tiết kiệm trong nước được hình thành từ các nguồn như: tiết kiệm của ngân sách nhà nước, tiết kiệm của doanh nghiệp, tiết kiệm của các hộ gia đình và tổ chức đoàn thể xã hội. b) Vốn đầu tư nước ngoài So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Tuy vậy, trong nó lại luôn chứa ẩn những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sự tháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước… Như vậy, vấn đề thu hút vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trong chính sách thu hút đầu tư của nền kinh tế đang chuyển đổi; đó là, một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Để vượt qua những thử thách đó, đòi hỏi nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động của dòng vốn này, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho dòng vốn này đầu tư dài hạn trong nước một cách bền vững để có lợi cho nền kinh tế. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng ….………24 2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng ……. trường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng ……………… ………39 Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 Phương hướng phát triển công nghiệp. hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh; từ đó, xây dựng một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. 3. Phạm

Ngày đăng: 18/05/2015, 03:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan