Nghiên cứu xác định bộ giống cỏ hòa thảo năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái tây Nam Bộ

10 582 0
Nghiên cứu xác định bộ giống cỏ hòa thảo năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái tây Nam Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH BỘ GIỐNG CỎ HOÀ THẢO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO PHÙ HỢP VỚI VÙNG SINH THÁI TÂY NAM BỘ Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1 Nguyễn Thị Mùi, 1 Nguyễn Văn Quang, 1 Hoàng Đình Hiếu, 1 Chung Tuấn Anh Trường Đại học Cần Thơ; 1 Viện Chăn Nuôi Tóm tắt Nghiên cứu được làm tại nông hộ và trang trại tại Cần Thơ và Sóc Trăng và thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô chính và lô phụ bao gồm 6 giống cỏ Mồm, Paspalum, Lông para, Ruzi, Voi , Sả. Mỗi giống cỏ được bố trí trên 18 lô với diện tích mỗi lô 20-25m2 theo trình tự 3 mức phân chuồng (10 tấn/ha, 20 tấn/ha, 30 tấn/ha)* 2 mức phân vô cơ ( Ure 250-350 kg/ha; Lân 500-750 kg/ha; Kali 200-300 kg/ha )* 3 lần lặp lại, khoảng cách trồng: 50 x 50 cm với 8 lứa cắt/năm. Thời gian thí nghiệm kéo dài hơn 2 năm. Nhìn chung các loại cỏ thí nghiệm đều thích hợp với điều kiện đất khu vực Tây Nam Bộ. Nhóm cỏ chịu ngập nước (Mồm, cỏ Paspalum và Lông Para) và có năng suất trung bình khoảng 203,9 tấn/ha trong khi nhóm chịu hạn (Ruzi, voi, sả) năng suất là 170,6 tấn/ha. Dinh dưỡng protein giao động từ 8,68 đến 10,35%. Phân bón hữu cơ thích hợp cho việc trồng cỏ là 20 tấn/ha kết hợp với mức phân vô cơ 350 kg Ure - 750 kg Lân - 300 kg Kali/ha/năm. 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi trâu bò là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu nền nông nghiệp nước ta và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân. Để tăng nhanh sản lượng (SL) và chất lượng đàn bò, nhà nước đã có những chương trình khuyến nông, xoá đói giảm nghèo, cho vay vốn và tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi bò. Chính do việc phát triển đàn gia súc ngày càng nhanh mà nguồn thức ăn (TA) ngày càng lại kham hiếm và mất cân đối. Qua các điều tra cho thấy có sự mất cân đối giữa cung và cầu TA thô xanh, đặc biệt là cỏ xanh trong mùa khô và mùa nước ngập. Khả năng cung cấp cỏ xanh từ những thảm cỏ tự nhiên là không ổn định. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long hàng năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch thì nước lũ tràn về làm cho nguồn TA trong chăn nuôi trở nên khan hiếm. Vì thế việc tìm ra giống cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh, cho năng suất (NS) cao, giá trị dinh dưỡng tốt đồng thời thích nghi được điều kiện ngập úng và khô hạn đang rất cần thiết. Chính vì thế đề tài "Nghiên cứu xác định bộ giống cỏ hòa thảo năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái Tây Nam Bộ” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sản suất cũng như chất lượng của cỏ. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều kiện thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2007 đến tháng 4/2009 tại 3 nông hộ của hợp tác xã (HTX) bò sữa Đông Hòa (Phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ); 3 nông hộ tại HTX bò sữa Evergrowth (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) và 1 trang trại bò thịt tại TP Cần Thơ. Đất trồng cỏ thí nghiệm là đất ruộng và đất trồng cỏ Mồm, cỏ Paspalum và Lông Para thường bị ngập vào những ngày nước lớn và ngập tương đối sâu vào mùa lũ. Đất được làm sạch cỏ dại, đánh rãnh và bón lót phân hữu cơ đã hoai mục trước khi trồng. Bảng 1. Đặc điểm dinh dưỡng đất ở khu vực nghiên cứu Chỉ tiêu pH OC (%) N tổng số (%) P 2 O 5 tổng (%) K 2 O tổng (%) P 2 O 5 dễ tiêu (mg/100g đất) Trang trại 4,5 4,12 0,35 0,02 0,33 4,7 Nông hộ 5,4 4,60 0,20 0,06 1,8 2,6 Nguồn: Phòng thí nghiệm Lý Hóa- Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD (2007) Đất thí nghiệm chua (pH 4,5-5,4); mùn trung bình, các chỉ tiêu về N, P 2 0 5 , K 2 0 cả tổng số và dễ tiêu đều ở mức nghèo. Bảng 2. Khí tượng thủy văn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Tháng Nhiệt độ TB ( 0 C) Lượng mưa TB (mm) Độ ẩm TB (%) Tổng số giờ nắng (h) 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 1 24,5 25 0 0 78 76 210 204 2 25 25,3 0 0 74 75 225 210 3 26 27 0 0 75 74 228 219 4 27,5 28,3 6 4 74 78 195 186 5 28 27,6 140 130 80 80 165 180 6 27,8 27,8 145 140 85 84 180 171 7 26 27 120 105 80 80 150 165 8 26,3 26,8 260 240 94 92 144 150 9 27 27,5 180 177 85 86 150 138 10 27,5 27,3 285 283 96 94 135 141 11 27,3 27 256 250 87 89 180 186 12 26 25,5 42 38 80 80 195 198 Nguồn: Đài khí tượng thành phố Cần Thơ (2008) Khí hậu: thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm 96,6% năm. Nhiệt độ trung bình 26,6 o C, độ ẩm trung bình 82,3%, tổng số giờ nắng trong năm là 2157. Với điều kiện khí hậu trên phù hợp cho các giống cây thức ăn có ngồn gốc nhiệt đới. Phân bón: sử dụng phân chuồng hoai mục mua tại địa phương, còn phân hóa học như urea, lân, kali mua ở các cửa hàng phân bón dưới dạng phân đơn. 2.2. Phương pháp tiến hành 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô chính và lô phụ (Split-plot design). Mỗi giống cỏ được bố trí trên 18 lô theo trình tự 3 mức phân chuồng * 2 mức phân vô cơ * 3 lần lặp lại, với diện tích mỗi lô 20-25 m 2 . Khoảng cách trồng 50 x 50 cm. - Phân hữu cơ bón ở 3 mức: 10 tấn/ha, 20 tấn/ha, 30 tấn/ha. - Phân vô cơ bón ở 2 mức: Ure 250-350 kg/ha; Lân 500-750 kg/ha; Kali 200-300 kg/ha. 2.2.2. Theo dõi Chuẩn bị thí nghiệm: trước khi thí nghiệm, đất được làm cỏ dại, rạch hàng, trồng cỏ. Sau đó, đo đạc phân lô và dùng dây nilông căng phân cách giữa các lô. Bón phân: Phân hữu cơ, phân Lân và phân Kali được bón lót trước khi gieo trồng hoặc bón trong giai đoạn làm cỏ dại có tưới nước kịp thời, phân Ure dùng bón thúc sau mỗi lần thu hoạch, khi bón phân giữ nước lại trên ruộng khoảng 1-2 ngày, không bón vào những ngày mưa dầm hoặc lũ lớn. Thời gian thu họach lứa đầu: 60 ngày sau khi trồng và các lứa tiếp theo là 45 ngày (tương ứng 8 lứa/năm) với độ cao cắt cách mặt đất 5-7 cm. Bảng 3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu Chỉ tiêu theo dõi Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu Chiều cao cây (cm) Đo từ mặt đất đến chổ tận cùng khi vuốt thẳng lá, số lượng là 30% số cây/lô. Số chồi (chồi/bụi) Đếm tổng số chồi/bụi, số lượng là 30% số cây/lô. Độ cao thảm (cm) Đo từ mặt đất đến chổ tận cùng khi không vuốt thẳng lá. Đo 5 điểm trong lô theo phương pháp đường chéo. Năng suất chất xanh (tấn/ha) Cân toàn bộ cỏ thu hoạch được của từng lô, sau đó qui về tấn/ha. Năng suất chất khô (tấn/ha) Lấy 1 kg mẫu cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân để tính năng suất, xử lý mẫu này để lấy 300g mẫu phân tích hàm lượng vật chất khô (VCK). Năng suất chất khô = %VCK * năng suất chất xanh Năng suất protein thô (tấn/ha) Năng suất protein thô = Năng suất chất khô * %CP Giá trị dinh dưỡng Lấy 1 kg mẫu tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân, xử lý để lấy 300g mẫu phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp AOAC (1990) 2.3. Xử lý số liệu Xử lý số liệu và phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) của chương trình Minitab Release 13.2 (2000). Để kiểm định mức độ khác biệt ý nghĩa của các nghiệm thức và trắc nghiệm thức dựa vào Turkey. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Bộ giống cỏ thí nghiệm và năng suất theo khu vực thí nghiệm Bảng 4. Bộ giống cỏ thích nghi với địa phương Tên khoa học Tên địa phương Đặc điểm Hymenachne acutigluma Mồm Chịu ngập, lũ, thân bụi bò Paspalum atratum Paspalum Chịu ngập, lũ, thân bụi Brachiaria Multica Lông para Chịu úng, thân bụi bò Brichiaria Ruzisinensis Ruzi Chịu đất ẩm, hạn tạm thời Pennisetum purpureum Kingrass Voi Chịu đất ẩm, hạn tạm thời Panicum maximum TD58 Sả Chịu hạn cao Bảng 5. Năng suất chất xanh bình quân (tấn/ha) của cỏ ở trang trại và nông hộ Lọai cỏ Địa điểm Phân hữu cơ Phân NPK HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Mồm Trang trại 252,99 277,11 294,12 263,61 285,48 Nông hộ 267,14 280,61 300,54 279,03 280,34 Paspalum Trang trại 174,06 183,87 190,53 163,71 181,98 Nông hộ 189,23 199,21 190,97 165,21 171,52 Lông para Trang trại 155,43 158,85 160,2 151,2 165,87 Nông hộ 163,9 170,52 171,43 163,45 157,84 Ruzi Trang trại 153,18 167,13 181,17 150,36 183,96 Nông hộ 158,53 169,24 175,31 155,78 170,11 Voi Trang trại 163,8 199,89 217,08 178,92 208,17 Nông hộ 170,91 190,52 197,82 180,11 195,23 Sả Trang trại 138,24 152,19 162,99 136,98 165,06 Nông hộ 140,23 157,31 168,14 141,53 169,74 Nhìn chung NS của các giống cỏ không có sai khác nhiều khi trồng ở trang trại và nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bộ giống cỏ hòa thảo trồng trong trang trại và nông hộ đều phù hợp với điều kiện khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ. 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cỏ thí nghiệm Tốc độ nảy chồi phụ thuộc rất lớn vào sự tạo rễ, độ ẩm, khoảng cách trồng, phân bón và cách chăm sóc. Cỏ có sức sống mạnh thì tốc độ nảy chồi sẽ cao. Bảng 6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ và hóa học đến sự phát triển chồi (chồi/bụi) ở 60 ngày sau khi trồng Lọai cỏ Phân hữu cơ SE P Phân NPK SE P HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Mồm 7,76 7,86 8,02 0,6 0,6 7,57 8,04 0,48 0,35 Paspalum 12,68 13,98 14,87 0,4 0,02 12,11 14,52 0,35 0,001 Lông para 11,29 13,57 12,48 0,9 0,2 10,69 14,2 0,74 0,009 Ruzi - - - - - - - - - Voi 7,82 8,08 8,6 0,6 0,2 7,89 8,52 0,48 0,4 Sả 19,03 19,91 22,51 1,1 0,25 21,56 19,41 0,9 0,3 Số chồi/bụi ở cỏ thí nghiệm tăng dần khi mức độ phân hữu cơ tăng dần từ nghiệm thức HC-10 đến HC-30 và NPK-20. Tại thời điểm thu hoạch số chồi/bụi trung bình của các lứa ở nghiệm thức HC-30 là 8,02-22,51 chồi/bụi . Chiều cao cây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, phân bón, khoảng cách trồng và biện pháp chăm sóc. Bảng 7a. Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ và hoá học đến sự phát triển chiều cao cây (cm) Lọai cỏ Phân hữu cơ SE P Phân NPK SE P HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Mồm 91,5 99,1 104,9 2,06 0,02 95,2 101,8 1,68 0,03 Paspalum 102,5 105,3 107,1 0,9 1,15 103,9 106,6 0,74 0,05 Lông para 122,2 125,9 125,6 3,16 0,52 122,8 126,4 2,58 0,42 Ruzi 90,5 93,1 94,9 0,68 0,02 90,1 95,6 0,56 0,02 Voi 187,5 195,3 196,6 7,41 0,54 193,7 195,2 6,05 0,6 Sả 122,1 124,3 127,1 3,0 0,43 124,0 125,0 2,4 0,65 Sự tác động rõ nét của phân hữu cơ lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Mồm, chênh lệch chiều cao cây giữa 3 mức phân hữu cơ rất có ý nghĩa từ lứa 1 đến lứa 5, ở các lứa cắt tiếp sự sai khác này không nhiều do lượng dưỡng chất của phân đã được cỏ sử dụng dần qua các lứa đầu tiên nên ảnh hưởng của chúng không rõ ràng lên sự phát triển chiều cao cây và cũng cần lưu ý bón thêm phân hữu cơ cho cỏ sau khoảng 5-6 lứa thu hoạch. Từ kết quả so sánh trên cho thấy nghiệm thức HC-20 tỏ ra thích hợp hơn cho phát chiều cao cây của cỏ hòa thảo. Sự tác động của hai mức phân bón hóa học lên phát triển chiều cao cây không khác đáng kể trong suốt thí nghiệm. Độ cao thảm phụ thuộc lớn vào chiều cao cây cũng như hướng phát triển của cây theo hướng bò hay thẳng đứng. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chiều cao thảm giữa các lứa và giữa các nghiệm thức là do chiều cao thảm cỏ phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây. Bảng 7b. Ảnh hưởng của các mức độ phân hữu cơ và hoá học đến độ cao thảm (cm) Lọai cỏ Phân hữu cơ SE P Phân NPK SE P HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Mồm 78,34 82,7 87,8 1,2 0,02 80,59 85,32 1,49 0,06 Paspalum 87,0 87,5 88,3 0,91 0,47 86,57 88,67 0,92 0,09 Lông para 106,4 109,0 109,3 2,34 0,64 107,12 109,37 1,91 0,42 Ruzi 67,9 70,8 70,7 0,52 0,01 62,67 76,9 0,42 0,01 Voi 155,5 158,3 163,5 4,48 0,4 156,3 161,53 3,66 0,4 Sả 126,4 125,5 129,5 3,02 0,37 128,14 126,13 2,46 0,5 Chiều cao thảm thu được từ nghiệm thức NPK-2 luôn cao hơn so với nghiệm thức NPK-1 trừ lứa 1 do chiều cao thảm ở lứa 1 phụ thuộc khá nhiều yếu tố, bên cạnh chiều cao cây, thời vụ thì độ cao của hom giống, cách trồng cũng góp phần không nhỏ nên tác động của phân hóa học lên chiều cao thảm ở lứa này không thể hiện đúng mức đối với lượng phân bón của từng nghiệm thức (Mạch Hiệp Quang, 2008; Lê Trung Kiên, 2008; Nguyễn Văn Tùng, 2006). 3.3. Khả năng chịu ngập của cỏ Mồm, Paspalum và Lông Para Trong thí nghiệm cỏ Mồm, Paspalum và Lông Para bị ngập vào mùa nuớc lũ và cây đã thích nghi bằng cách mọc rễ khí sinh xung quanh phần thân ngập trong nước để lấy oxy nhằm cung cấp cho cây. Từ những kết quả này chứng minh rằng các lọai cỏ nầy có khả năng thích ứng được điều kiện ngập nước sâu 20–40cm. Theo Tsukarahara và Kozlowski (1986), một trong những con đường mà một số loài cây thích nghi với ngập úng là thành lập mô khí để chuyển oxy xuống rễ, hay một ít oxy khuếch tán từ bề mặt môi trường ngập nước rễ thông qua hệ thống gian bào (Armstrong, 1971). Ống dẫn khí tạo thành sẽ dẫn khí từ chồi thoáng khí đến rễ yếm khí. Đây là cơ chế phản ứng lại khi cây bị ngập nước Khi bị ngập nước một thời gian, rễ có màu sậm sau đó rễ thối đen,. Đối với đất ngập nước, oxygen ở rễ cây thiếu trầm trọng, nếu cây có khả năng vận chuyển oxygen từ trên xuống thì rễ vẫn hô hấp bình thường (Jackson và Drew, 1984). 3.4. Tính năng sản xuất của các giống cỏ thí nghiệm So sánh về NS chất xanh giữa giống cỏ thì ở nghiệm thức HC-20 và HC-30 có NS chất xanh đạt cao nhất trong suốt thí nghiệm, thấp nhất là nghiệm thức HC-10, tuy nhiên sự khác biệt giữa nghiệm thức HC-20 và HC-30 không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) ở các lứa sau nhưng thường khác biệt ở lứa 1. Nghiệm thức NPK-2 luôn cho NS cao hơn ở nghiệm thức NPK-1, có thể khi sử dụng phân hoá học để bón thúc, do dễ hoà tan nên cỏ trồng dễ hấp thu trực tiếp và hấp thu nhanh, vì lượng phân hoá học ở mức độ NPK-2 lớn hơn lượng phân hoá học ở mức NPK-1 nên lượng dưỡng chất cung cấp cho cỏ thí nghiệm nhiều dưỡng chất hơn . Bảng 8. Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất chất xanh của cỏ thí nghiệm (tấn/ha/năm) Lọai cỏ Phân hữu cơ SE P Phân NPK SE P HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Mồm 252,99 277,11 294,12 7,11 0,03 263,61 285,48 5,76 0,03 Paspalum 174,06 183,87 190,53 4,32 0,001 163,71 181,98 3,6 0,001 Lông para 155,43 158,85 160,2 6,12 0,02 151,2 165,87 5,04 0,02 Ruzi 153,18 167,13 181,17 2,7 0,02 150,3 183,96 2,43 0,02 Voi 163,8 199,89 217,08 9 0,03 178,92 208,17 7,2 0,03 Sả 138,24 152,19 162,99 6,39 0,02 136,98 165,06 5,04 0,02 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến NS xanh của các giống cỏ thí nghiệm 0 50 100 150 200 250 300 350 Mồm Paspalum Lông para Ruzi Voi Sả tấn/ha HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Theo Nguyễn Thị Mùi và cs (2005), sử dụng 20 tấn/ha phân chuồng (chia làm hai đợt: bón lót 2/3 trước khi trồng và bón thúc 1/3 vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô) + 250 kg/ha phân lân (bón lót toàn bộ trước khi trồng) +150 kg/ha phân kali (bón lót 2/3 trước khi trồng và bón thúc 1/3 vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô) và sử dụng 50 kg/ha phân đạm bón thúc sau mỗi lần cắt thì NS chất xanh bình quân trên một lứa cắt của cỏ Ruzi đạt 18,06 tấn/ha/lứa tương ứng với 126,6 tấn/ha/năm (qua 5 lứa cắt/năm) ở năm thứ hai trên vùng khô hạn (có đến gần 9 tháng là mùa khô và đất nghèo dinh dưỡng) của tỉnh Ninh Thuận. Cỏ Ruzi từ 5 đến 7 lứa mỗi năm và NS chất xanh đạt 60-90 tấn/ha. Trồng một lần có thể thu hoạch trong 6 năm (Phùng Quốc Quảng, 2002). Ước tính với 8 lần thu hoạch trong năm thì NS xanh thu được trong một năm của cỏ trong thí nghiệm vào khỏang trên dưới 200 tấn/ha/năm so với NS xanh từ 120-250 tấn/ha/năm theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), Nguyễn Thị Mùi và cs (2005) là 179 tấn/ha và Nguyễn Văn Phú (2006) là 110 tấn/ha/năm thì NS cỏ trong thí nghiệm là phù hợp. Bảng 9. Tỷ lệ tăng năng suất của các giống cỏ theo mức độ phân bón khác nhau (%) Loại cỏ Phân hữu cơ Phân NPK HC-10 HC-20 HC-30 NPK-1 NPK-2 Mồm 100 9,53 12,70 100 8,30 Paspalum 100 5,64 9,46 100 6,98 Lông para 100 2,20 3,07 100 9,70 Ruzi 100 9,11 18,27 100 22,40 Voi 100 22,03 32,53 100 16,35 Sả 100 10,09 17,90 100 20,50 Tỷ lệ tăng NS của các giống cỏ theo mức độ phân bón khác nhau cho thấy đối với nhóm chịu ngập, phân bón hữu cơ chỉ tăng từ 2,2% đến 12,7% và NPK tăng 6,98% đến 9,7% trong khi đó nhóm trồng trên cạn (Ruzi, cỏ Voi và cỏ Sả) đáp ứng với phân bón cao hơn. Kết quả về thành phần hóa học của các giống cỏ thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 10. Nhìn chung, tỷ lệ vật chất khô mà chúng tôi ghi nhận được trung bình khoảng 19,35%. Tỷ lệ này hơi cao hơn một số thí nghiệm được ghi nhận trước đây như: của Nguyễn Tường Cát (2005), vật chất khô là 17,22%; của Trương Ngọc Trưng (2005) vật chất khô là 14,26%.Tuy nhiên vật chất khô của cỏ còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: thời gian thu hoạch, đất đai, khí hậu, nước tưới, thời vụ,… (Vũ Duy Giảng và cs, 1995). Hàm lượng CP của cỏ trung bình 8,82 %, kết quả nầy phù hợp với báo cáo của Evitayani và cs (2005). Kết quả NDF của cỏ trong thí nghiệm gần tương đương với tỷ lệ NDF thu được trong thí nghiệm của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) là 68,51%. Bảng 10. Thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ trung bình của các giống cỏ thí nghiệm Loại cỏ VCK (%) trạng thái khô hoàn toàn Protein thô Xơ thô Khoáng tổng Béo thô NDF ADF IVOM Mồm 17,91 10,31 19,33 8,98 4,6 60,96 30,12 60,28 Paspalum 19,43 9,28 21,89 9,2 2,87 65,76 36,00 63,12 Lông para 19,68 8,75 24,39 8,28 3,14 61,0 30,54 63,67 Ruzi 19,88 10,35 20,72 11,02 2,5 56,56 25,58 66,53 Voi 18,96 8,73 23,21 11,81 3,02 60,99 30,52 65,44 Sả 20,22 8,68 29,33 11,61 2,86 60,48 33,06 62,70 Nguồn: Phòng thí nghiệm thức ăn, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ (2009) 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Các giống cỏ hòa thảo trồng trong thí nghiệm có thể phát triển tốt ở vùng Tây Nam Bộ - Đối với phân hữu cơ: mức HC-30 cho năng suất cao hơn so với mức HC-20 và HC- 10 nhưng ở góc độ kinh tế thì mức HC-20 là lựa chọn tối ưu nhất trong việc canh tác cỏ. Mức phân vô cơ NPK-2 với tỉ lệ: 350 kgN - 750 kgP - 300 kgK/ha/năm cho năng suất cỏ cao nhất. 4.2. Đề nghị Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất tại vùng Tây Nam Bộ. Tài liệu tham khảo 1. AOAC (2001). Official methods of analysis, Association of official Analytical chemists, Washington D.C. 2. Armstrong, W. (1971). Radial oxygen losses from intact rice roots as affected dy distance from the apex, respiration and waterlogging, Plant physiol 25:192 - 197. 3. Nguyễn Tường Cát (2005). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả (Panicum maximum), cỏ voi (Penicisetum purpureum), cỏ Paspalum atratum, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, Đại Học Cần Thơ. 4. Evitayani, Warly, lili, Armina (2005). Nutritive value of selected grasses in north Sumatra, Indonesia. Animal science journal 76 (5) 5. Vũ Duy Giảng, Bùi Đào Chính, Đào Huyền và Nguyễn Ngọc Hà (1995). Tiềm năng và đặc điểm thức ăn gia súc Việt Nam, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, Việt Nam 6. Jaskson, M.B. and Drew, M.C. (1984). Effects of flooding on growth and metabolism of herbaceous plant, pp. 47-128. In: T.T. Kozlowski, Flooding and plant growth, Academic Press, Orlando, Florida. 7. Lê Trung Kiên, 2008. Khảo sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ paspalum atralum. LVTN kỹ sư CNTY. ĐHCT. 8. Minitab. (2000). Minitab Reference Manual, PC Version, Release 13.2. Minitab Inc., State College, PA 9. Nguyễn Thị Mùi , Nguyễn Văn Lợi, Đặng Đình Hanh và Lê Hòa Bình (2005). Kết quả ứng dụng mô hình thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, cỏ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh Thái Nguyên, Trang Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Tập 2, Chăn nuôi thú y, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Trang 347 - 353. 10. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005). Giáo trình thức ăn gia súc, khoa Nông nghiệp và SHƯD Đại học Cần Thơ. 11. Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006). Xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của một số giống cỏ và đậu trồng thí nghiệm tại Thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. 12. Nguyễn Văn Phú (2006). Khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách và phân bón lên đặc tính sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum, LVTN ĐHCT. 13. Mạch Hiệp Quang, 2008. Trồng điên điển, cỏ mồm và cỏ paspalum trên ruộng ngập nước. LVTN kỹ sư CNTY. ĐHCT. 14. Phùng Quốc Quảng (2002). Biện pháp giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 15. Ngọc Trương Trưng (2005). Đánh giá khả năng sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ sả (Panicum maximum), cỏ paspalum (Paspalum atratum), Kudzu nhiệt đới (Pueraria phasseoloides), macroptilium (Macroptilium gracile) trong điều kiện trồng đơn và trồng hỗn hợp trên đất đai thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ khoa nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ. 16. Tsukarahara H., and Kozlowski, T.T. (1986). Effect of flooding and temperature regime on growth and stomatal resistance of Betula platyphylla var. Japonica seeding, Plant and soil. 92: 103 - 112. 17. Nguyễn Văn Tùng (2006). Khảo sát năng suất, thành phần hóa học của cỏ sả (Panicum maximun), cỏ Paspalum (Paspalum atratum), kudzu nhiệt đới (Pueraria phaseoloides) trồng đơn và trồng hỗn hợp, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. . " ;Nghiên cứu xác định bộ giống cỏ hòa thảo năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái Tây Nam Bộ được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sản suất cũng như chất lượng của cỏ. 2. Nội. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH BỘ GIỐNG CỎ HOÀ THẢO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO PHÙ HỢP VỚI VÙNG SINH THÁI TÂY NAM BỘ Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1 Nguyễn Thị Mùi,. NS của các giống cỏ không có sai khác nhiều khi trồng ở trang trại và nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong bộ giống cỏ hòa thảo trồng trong trang trại và nông hộ đều phù hợp với điều kiện

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan