Bước đầu Nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho bò sữa từ nguyên liệu chính là bột lá sắn và bột sắn

9 371 0
Bước đầu Nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho bò sữa từ nguyên liệu chính là bột lá sắn và bột sắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 1 Bớc đầu Nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho bò sữa từ nguyên liệu chính là bột lá sắn và bột sắn Đinh Văn Tuyền, Vũ Chí Cơng, Phạm Bảo Duy Bộ môn Nghiên cứu Bò Abstract Six compounds inwhich casava hay meal accounted for 65 to 70% of the dry matter, were formulated and tested for their ability of pelleting. Other ingredients included cassava meal (0-15%), maize meal (10%), and molasses (10-20%). Results of the pelleting test showed that all coumpounds could be firmly pelleted by using a semi-automatic pelleting machine. The water content of the 2 day sundried pellets was 8-10% a level at which the feed can be stored for long. Results of chemical analysis showed that all formula had similar content of organic matter, crude protein, and NDF. Consequently, two out of the six fomula were randomly selected for determination of in sacco degradibility on ruminally fistulated steers and in vivo digestibility on sheep. The in sacco experiment showed that, after 24h of incubation, at least 30% of the protein in the pellet by-passed rumen of the steer and that the rate of degradation of protein is relatively low. The in vivo digestibility of dry matter (62%) and protein (61%) was also low. However, the values of PDIE (intestinally digestible protein when energy is the limiting factor for the development of ruminal microorganisms; 106 and 102 for formula number 2 and 5 respectively) and PDIN (intestinally digestible protein when nitrogen is the limiting factor for the development of ruminal microorganisms; 111 and 101 for formula number 2 and 5, respectively) were similar which indicated a potentially stable supply of the intestinally digestible proteins. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây kinh tế của nớc ta ngày càng phát triển, do đó nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao. Một trong những thực phẩm có giá trị dinh dỡng cao và đang đợc ngời tiêu dùng quan tâm là sữa, trong đó chủ yếu là sữa bò. Chính vì vậy Nhà nớc đ có chủ trơng đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, thể hiện qua quyết định số 167/2001/QĐ/TT về chính sách phát triển bò sữa giai đoạn 2001- 2010. Mục tiêu của ngành chăn nuôi bò sữa là phấn đấu đến năm 2010 có 200,000 bò sữa và sản xuất đợc 350,000 tấn sữa, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nớc. Để đạt đợc mục tiêu trên ngoài việc quan tâm về giống còn cần chú ý đến việc cung cấp đủ nguồn thức ăn cho bò sữa. Do điều kiện tự nhiên của Việt nam việc sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại nói chung và bò sữa nói riêng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự khan hiếm thức ăn vào thời điểm mùa khô đ làm ảnh hởng tới việc phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy, một trong những hớng giải quyết đợc quan tâm từ nhiều năm nay là nghiên cứu để tận dụng các nguồn phụ phế phẩm công, nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, kể cả chăn nuôi bò sữa. Những năm qua đ có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các loại phụ phẩm của ngành trồng trọt làm thức ăn cho bò sữa trong đó có các nghiên cứu sử dụng các sản phẩm của 2 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi cây sắn. Do nhu cầu về tinh bột sắn của thị trờng trong nớc và các thị trờng lân cận nh Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vvđang tăng mạnh, diện tích trồng sắn đ tăng lên đáng kể từ 220 ngàn ha năm 1999 lên 380 ngàn ha năm 2004. Nh vậy hàng năm các địa phơng trồng sắn sản xuất hàng trăm tấn lá sắn sau thu hoạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy lá sắn là nguồn thức ăn giàu đạm, dễ tiêu hoá, có thể bổ sung trong khẩu phần cho bò sữa (Hong và cs, 2003). Hơn nữa, nguồn protein trong bột lá sắn có tỷ lệ thoát qua dạ cỏ khá cao nên có thể nói bột lá sắn là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá trị cho bò sữa (Wanapat, 2000, 2003). Cũng cần phải lu ý là trong lá sắn có chứa một lợng chất phi dinh dỡng, có thể ảnh hởng đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của bò sữa nh axit xianhidric và tannin, tuy nhiên những chất này dễ dàng bị khử trong các quá trình chế biến nh ủ chua, phơi khô, chế biến thức ăn viên. Chế biến thức ăn viên ở qui mô nhỏ, phù hợp với chăn nuôi bò sữa ở qui mô nông hộ hiện còn khá mới ở nớc ta. Tơng tự, việc nghiên cứu sử dụng bột lá sắn làm thức ăn viên cho bò sữa cũng cha đợc tiến hành. Trong khi đó ở một số địa phơng trồng nhiều sắn, hàng năm có một lợng lớn lá sắn không đợc tận dụng cho chăn nuôi mà bị bỏ phí ngoài ruộng. Xuất phát từ tình hình thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Bớc đầu nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho bò sữa từ thức ăn chính là bột lá sắn và bột sắn Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu Nội dung Xây dựng một số công thức phối trộn và ép thử thức ăn viên từ nguồn nguyên liệu chính là bột lá sắn khô có bổ sung thêm bột sắn, rỉ mật đờng và bột ngô. Xác định tỷ lệ phân giải dạ cỏ của thức ăn đ đợc ép viên. Xác định tỷ lệ tiêu hoá và ớc tính giá trị dinh dỡng của 2 công thức thức ăn ép viên. Địa điểm Các thí nghiệm đóng bánh thử, xác định tỷ lệ phân giải dạ cỏ in sacco và tỷ lệ tiêu hoá in vivo đợc tiến hành tại Bộ môn nghiên cứu bò và Trạm nghiên cứu thử nghiệm thức ăn gia súc, Viện Chăn Nuôi. Thí nghiệm ép viên đợc thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì, Hà Tây. Nguyên vật liệu Các công thức phối trộn hỗn hợp thức ăn để ép viên thử nghiệm đợc xây dựng từ bột lá sắn khô, bột sắn, bột ngô và rỉ mật đờng. Các công thức này trớc hết đợc trộn thử, đóng khuôn bằng gỗ để kiểm tra khả năng kết dính và bảo quản. Sau khi đ đóng khuôn thử, các Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 3 công thức đảm bảo đợc yêu cầu về độ kết dính tiếp tục đợc thử nghiệm trên máy ép viên bán tự động để kiểm tra khả năng ép viên và phơi sấy bảo quản của thức ăn viên. Thí nghiệm xác định khả năng phân giải dạ cỏ của chất khô và protein thức ăn viên đợc tiến hành trên 4 bò lai Sind mổ lỗ dò. Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo đợc thực hiện trên 10 cừu nuôi trong cũi trao đổi chất tại Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn chăn nuôi. Phơng pháp Thí nghiệp đóng khuôn và ép viên Các nguyên liệu thức ăn gồm bột lá sắn, bột sắn, bột ngô và rỉ mật đờng đợc phối trộn theo tỷ lệ thể hiện trong 6 công thức trình bày ở Bảng 1. Trình tự phối trộn các nguyên liệu nh sau : bột sắn trớc hết đợc trộn với bột ngô, sau đó hỗn hợp này đợc trộn với bột lá sắn. Rỉ mật đờng đợc hoà với nớc theo tỷ lệ 1 rỉ mật 2 nớc rồi tới, trộn đều với hỗn hợp bột sắn và lá sắn nói trên. Sau đó hỗn hợp này đợc cho vào khuôn và nén chặt tạo bánh. Bánh thức ăn này đợc phơi dới ánh nắng mặt trời và theo dõi sự biến đổi về chất khô và khả năng bảo quản. Việc ép viên thức ăn hỗn hợp này cũng đợc tiến hành tơng tự nh quá trình đóng khuôn tạo bánh. Hỗn hợp bột khô đợc trộn với dung dịch rỉ mật rồi đa vào máy ép viên. Kích thớc chiều dài của viên đợc điều chỉnh bởi khoảng cách giữa các lỡi cắt viên. Viên sau khi đợc tạo ra bằng máy ép viên có tỷ lệ ẩm độ cao nên đợc phơi khô dới ánh nắng mặt trời cho đến khi ẩm độ xuống còn khoảng 10%. Bảng 1: Tỷ lệ các loại nguyên liệu trong các công thức đóng bánh và ép viên (% dạng sử dụng) Nguyên liệu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 Công thức 6 Bột sắn 10 5 0 15 10 5 Bột ngô 10 10 10 10 10 10 Rỉ mật 10 15 20 10 15 20 Bột lá sắn khô 70 70 70 65 65 65 Tổng 100 100 100 100 100 100 Thí nghiệm xác định tỷ lệ phân giải dạ cỏ của thức ăn viên Tỷ lệ phân giải in sacco của thức ăn viên đợc xác định bằng phơng pháp túi nylon trên 4 bò mổ lỗ dò. Các mẫu thức ăn viên (4 g/túi) đợc nghiền bằng máy nghiền mẫu có mắt sàng 2mm rồi cho vào túi nylon có kích thớc 10 x 15 cm và đờng kính lỗ 45àm (hng Diamond Bar). Các túi này đợc gắn vào các sợi dây nhựa, ủ trong dạ cỏ của bò mổ lỗ dò và lấy ra tại các thời điểm 0, 4, 8, 16, 24, 48 và 72h sau khi ủ. Mỗi mẫu thức ăn ở mỗi thời 4 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi điểm ủ đợc cho vào 3 túi hay nói cách khác mẫu đợc lặp lại 3 lần. Ngay sau khi lấy ra khỏi dạ cỏ, phần chất chứa dạ cỏ bám xung quanh túi mẫu đợc rửa sạch và túi đợc bảo quản trong tủ lạnh sâu -20 0 C. Sau khi tất cả các túi đ đợc lấy khỏi dạ cỏ, các túi bảo quản trong tủ lạnh sâu sẽ đợc giải đông và tất cả các mẫu (kể cả mẫu 0h) sẽ đợc rửa sạch dới vòi nớc đang chảy cho đến khi nớc sau khi rửa vẫn còn trong. Sau khi rửa sạch, các túi mẫu đợc cho vào máy giặt và đặt ở chế độ giặt trong thời gian 6 phút. Sau đó chuyển máy giặt sang chế độ vắt khô rồi sấy túi ở nhiệt độ 60 0 C trong 48h và cân để xác định tỷ lệ phân giải của chất khô. Các đặc điểm phân giải chất khô của thức ăn đợc xử lý bằng phần mềm NEWAY theo mô hình hàm số mũ của Orkov và McDonald (1979): P = a + b(1 e -ct ), trong đó: P là tỷ lệ VCK mất đi sau t giờ (%) a là phần hoà tan ban đầu b là phần không hoà tan nhng có thể lên men trong dạ cỏ c là hằng số tốc độ phân giảicủa thức ăn trong dạ cỏ (phần trăm/giờ) e là cơ số của logarit tự nhiên t là thời gian ủ mẫu trong dạ cỏ (giờ) Túi mẫu sau khi cân đợc giữ lại để xác định tỷ lệ phân giải protein trong dạ cỏ. Các túi lặp lại (3 túi/mẫu/thời điểm ủ) đợc trộn với nhau, nghiền lại rồi phân tích xác định hàm lợng protein. Các đặc điểm phân giải protein của thức ăn cũng đợc xử lý bằng phần mềm NEWAY theo mô hình hàm số mũ P = a + b(1 e -ct ) của Orkov và McDonald (1979). Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo của thức ăn viên Tỷ lệ tiêu hoá in vivo của mỗi loại thức ăn viên đợc xác định trên 5 con cừu nuôi trên chuồng trao đổi chất theo qui trình của Trờng đại học Công giáo Louvain (Bỉ). Cừu đợc nuôi thích nghi 20 ngày để làm quen với thức ăn trớc khi tiến hành giai đoạn thu phân tổng số trong thời gian 10 ngày. Do thức ăn viên đợc tạo ra từ hỗn hợp các thức ăn bột nghiền nhỏ nên việc xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo của chúng đợc tiến hành theo phơng pháp qui chiếu. Với phơng pháp này, cừu thí nghiệm đợc bố trí thành 3 lô mỗi lô 5 con. ở lô thứ nhất (lô đối chứng) cừu đợc cho ăn tự do cỏ voi cắt lúc 45 ngày. ở các lô thí nghiệm (lô 2 và lô 3) cừu đợc cho ăn tự do cỏ voi 45 ngày giống lô thứ nhất nhng đợc ăn thêm (200g/con/ngày) thức ăn viên của công thức ép viên 1 và 2 tơng ứng. Tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn viên theo công thức 1 và 2 sau đó đợc ớc tính từ tỷ lệ tiêu hoá của cả khẩu phần trên cừu ở lô đối chứng và các lô thí nghiệm 2 và 3. Trong thời gian thu phân, tổng lợng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa đợc cân và lấy mẫu hàng ngày. Sau khi kết thúc giai đoạn thu phân, các mẫu thức ăn cho ăn đợc trộn đều, lấy Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 5 2 mẫu, sấy khô để xác định tỷ lệ chất khô và nghiền nhỏ rồi phân tích xác định thành phần hoá học (chất hữu cơ, protein thô, xơ thô, NDF, ADF, Ca, P). Các mẫu thức ăn thừa của mỗi cừu cũng đợc trộn đều rồi lấy 3 mẫu đại diện để sấy khô xác định tỷ lệ chất khô. Lợng phân thải ra hàng ngày của mỗi cừu thí nghiệm đợc thu lại, cân và lấy mẫu. Sau khi kết thúc giai đoạn thu phân, mẫu phân của mỗi cừu đợc trộn đều, lấy mẫu đại diện để sấy khô (3 mẫu) xác định tỷ lệ chất khô rồi nghiền nhỏ và phân tích xác định thành phần hoá học nh đối với các mẫu thức ăn cho ăn. Tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) của các chất dinh dỡng (chất khô, chất hữu cơ, NDF vv) đợc tính theo công thức: THTH (%) = [(Lợng ăn vào từ thức ăn - Lợng thải ra trong phân)/ Lợng ăn vào từ thức ăn] x 100. Phơng pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và phân Hàm lợng chất khô của mẫu thức ăn và mẫu phân đợc xác định bằng cách cân mẫu rồi để vào tủ sấy đặt ở 100 0 C trong 24 giờ. Tỷ lệ chất hữu cơ đợc xác định bằng cách cân khoảng 1g mẫu đ nghiền nhỏ (1mm) vào chén sứ, sấy trong tủ sấy ở 100 0 C trong 12 giờ để xác định tỷ lệ chất khô rồi cho vào buồng đốt ở 500 0 C trong thời gian 4,5 giờ. Để nguội chén rồi cân lại và phần chênh lệch giữa khối lợng chén và chén mẫu sau khi đốt chính là hàm lợng khoáng tổng số. Hàm lợng protein thô của mẫu đợc xác định bằng phơng pháp Kendal; xơ thô, NDF và ADF bằng phơng pháp của Van Soest và cộng sự (1991). Phơng pháp ớc tính giá trị dinh dỡng của thức ăn viên Giá trị năng lợng thuần cho sản xuất, đơn vị thức ăn cho tạo sữa, hàm lợng protein tiêu hoá ở ruột (PDI) của thức ăn viên cho gia súc nhai lại đợc ớc tính từ tỷ lệ tiêu hoá in vivo và lợng thức ăn ăn vào (g chất khô/kg W 0,75 ) theo hệ thống INRA của Pháp từ các công thức của Jarrige (1978), Demarquilly và Andrien (1978), và Xandé và cộng sự (1989). Xử lý số liệu Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của tỷ lệ tiêu hoá in vivo của các khẩu phần và thức ăn viên đợc xác định bằng các phép toán trên phần mềm Excel (Office 2003) và MINITAB (Version 14.0). Các hằng số của phơng trình mũ P= a +b(1-e -ct ) đợc xác định bằng phần mềm NEWAY (Viện Aberdeen, Anh Quốc). Kết quả và thảo luận Thí nghiệm đóng bánh và ép viên thức ăn Với mục tiêu xây dựng đợc 1-2 công thức phối trộn thức ăn viên từ nguồn thức ăn chính là bột lá sắn, đáp ứng đợc yêu cầu của dạng thức ăn tinh (tỷ lệ protein thô khoảng 14- 16%, năng lợng trao đổi 2000-2200 Kcal/kg) chúng tôi chọn 2 mức bột lá sắn là 65 và 6 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi 70%. Bột ngô đợc phối hợp trong khẩu phần ở mức 10% để bổ sung năng lợng và các nguyên liệu tạo độ kết dính là rỉ mật và bột sắn dao động từ 0-20% trong hỗn hợp (Bảng 1). Sau khi trộn đều các nguyên liệu rồi đóng bánh bằng khuôn gỗ. Kết quả đóng bánh cho thấy tất cả các công thức phối trộn đều tạo đợc độ kết dính cho phép các nguyên liệu gắn kết với nhau. Tuy nhiên quá trình phơi và bảo quản cho thấy thức ăn đóng bánh nhanh chóng bị nấm mốc tấn công (chỉ 1 ngày sau khi đóng bánh) và cần thời gian rất dài để phơi khô đến mức có thể bảo quản trong điều kiện bình thờng. Vì lí do này chúng tôi kết luận là không nên thực hiện việc đóng bánh các hỗn hợp thức ăn phối trộn theo tỷ lệ của các công thức thí nghiệm. Sau thử nghiệm đóng bánh các công thức thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm ép viên bằng máy ép tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì. Kết quả ép viên cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm đều cho ra các viên thức ăn có kích thớc, hình dáng và độ kết dính cơ học tơng tự nhau. Khi mới ra khỏi máy ép, viên thức ăn giữ nguyên đợc hình dáng tròn đều, không bị vỡ hoặc bẹp, dính nhau. Quá trình phơi khô và bảo quản cho thấy trong điều kiện có nắng (nhiệt độ 28-32 0 C) chỉ cần phơi thức ăn viên trong hai ngày là có thể đóng bao bảo quản lâu dài (độ ẩm còn khoảng 8-11%). Trong thời gian phơi, viên thức ăn vẫn giữ nguyên đợc màu sắc và mùi vị nh lúc mới đợc ép viên. Nh vậy có thể nói với các công thức phối trộn trong thí nghiệm này chúng ta hoàn toàn có thể tạo đợc thức ăn viên từ nguyên liệu chính là bột lá sắn trên máy ép viên bán tự động làm thức ăn cho bò. Bảng 2: Thành phần hoá học của thức ăn viên sau khi ép và phơi khô (% VCK) VCK (%) Protein thô Mỡ thô Xơ thô NDF ADF Khoáng Công thức 1 93,42 15,04 2,82 16,14 48,55 28,73 13,92 Công thức 2 93,28 13,91 2,46 16,01 40,14 29,16 11,19 Công thức 3 92,87 15,62 3,70 13,82 38,54 28,16 14,44 Công thức 4 92,93 13,82 1,84 15,81 51,05 30,95 11,53 Công thức 5 91,99 13,99 2,33 14,16 39,99 25,24 11,87 Công thức 6 92,48 13,70 2,96 13,17 37,74 26,16 13,38 Để kiểm tra hàm lợng các chất dinh dỡng của thức ăn viên sau khi phơi, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hoá học của chúng. Kết quả (Bảng 2) cho thấy thức ăn viên tạo ra theo 6 công thức thí nghiệm đều có hàm lợng protein tơng đơng nhau, khoảng 14- 15% vật chất khô. Hàm lợng xơ thô tơng đối thấp (13-16%) và vì thế các công thức thức ăn này có thể đợc xếp vào nhóm các thức ăn công nghiệp trộn sẵn dùng trong chăn nuôi bò sữa. Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 7 Thí nghiệm xác định tỷ lệ phân giải dạ cỏ của thức ăn viên Vì các công thức thí nghiệm đều cho kết quả tạo viên và thành phần tỷ lệ các chất dinh dỡng trong hỗn hợp tơng đơng nhau, chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 2 công thức (công thức 2 và công thức 5) để làm thí nghiệm xác định đặc điểm phân giải dạ cỏ của vật chất khô và protein trên bò mổ lỗ dò. Kết quả xác định tỷ lệ phân giải ở các thời điểm 4, 8, 16, 24, 48, và 72h sau khi ủ trong dạ cỏ cũng nh các hằng số về tốc độ phân giải và tiềm năng phân giải tối đa đợc trình bày ở Bảng 3 và 4. Kết quả bảng 3 và 4 cho thấy tỷ lệ phân giải dạ cỏ của vật chất khô và protein của 2 công thức thí nghiệm (công thức 2 và 5) đều khá cao. Tuy nhiên ở thời điểm 24h sau khi ủ mẫu trong dạ cỏ, vẫn còn hàm lợng tơng đối lớn protein cha bị vi sinh vật lên men (khoảng 30%, Bảng 3). Tốc độ phân giải trong dạ cỏ của protein thức ăn viên thí nghiệm (0,03- 0,04; Bảng 4) là tơng đối thấp. Điều này phù hợp với báo cáo của Wanapat và cộng sự (1997) cho rằng protein của lá sắn có tỷ lệ phân giải dạ cỏ thấp. Bảng 3: Tỷ lệ phân giải thức ăn (%) sau các thời điểm ủ trong dạ cỏ (Mean SD) Công thức 2 Công thức 5 VCK Protein VCK Protein 4 giờ 57,5 53,9 62,5 48,7 8 giờ 62,8 57,6 64,9 56,9 16 giờ 74,6 64,3 79,1 66,9 24 giờ 78,1 67,3 81,2 69,4 48 giờ 86,2 78,9 86,9 77,5 72 giờ 86,8 81,1 88,8 79,9 Bảng 4: Đặc điểm phân giải thức ăn (%) sau các thời điểm ủ trong dạ cỏ a b c Pha dừng (h) Công thức 2 Vật chất khô 54,8 33,0 0,07 2,91 Protein 50,0 35,9 0,03 1,25 Công thức 5 Vật chất khô 58,9 30,0 0,07 3,08 Protein 45,1 39,3 0,04 1,90 Một điểm đáng lu ý khác là tỷ lệ rửa trôi (Bảng 4) của các công thức thí nghiệm đều rất cao (45-59%). Lý do có thể là vì mẫu thức ăn đợc trộn từ các nguyên liệu đ nghiền nhỏ từ trớc nên khi nghiền qua mắt sàng tiêu chuẩn (2mm) dùng cho các thí nghiệm in sacco thì phần hạt có kích thớc quá nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao dẫn đến tỷ lệ rửa trôi của mẫu cao. Đây cũng chính là một trong những hạn chế của phơng pháp in sacco. 8 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo của thức ăn viên Bảng 5: Tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn ép viên (%) Loại thức ăn Vật chất khô Chất hữu cơ Protein thô Xơ thô NDF ADF Công thức 1 61,87 62,20 61,34 64,66 63,77 59,02 Công thức 2 61,90 64,98 60,59 58,98 60,15 57,48 Hai công thức (Công thức 2 và 5) dùng trong thí nghiệm xác định đặc điểm phân giải dạ cỏ in sacco cũng đợc sử dụng trong thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo trên cừu. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hoá của một số chất dinh dỡng đợc trình bày ở Bảng 5. Tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô quan sát đợc trong thí nghiệm này là tơng đối thấp (xấp xỉ 62%) đối với thức ăn viên. Tỷ lệ này cũng thấp hơn rất nhiều so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Ví dụ nh thí nghiệm của Kiyothong và Wanapat (2003) trên bò sữa nuôi bằng khẩu phần có chứa thân lá sắn khô cho thấy tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô in vivo của thân lá sắn ớc tính đạt khoảng 82%. Tơng tự, Vongsamphanh và Wanapat (2004) trong 1 thí nghiệm trên bò thịt nuôi bằng khẩu phần cơ sở là rơm khô bổ sung thân lá sắn khô cũng cho thấy tỷ lệ tiêu hoá của vật chất khô của thân lá sắn là khoảng 81%. Tuy nhiên cũng cần lu ý là trong thí nghiệm của chúng tôi, bột lá sắn đợc nghiền từ phần ngọn lá sắn già sau khi thu hoạch củ còn thí nghiệm của các tác giả Thái lan là trên thân và lá sắn non. Vì thế hàm lợng dinh dỡng và do đó tỷ lệ tiêu hoá có thể rất khác nhau. Từ tỷ lệ tiêu hoá in vivo, chũng tôi sử dụng công thức của INRA (1989) để ớc tính giá trị dinh dỡng của 2 công thức thức ăn thí nghiệm. Kết quả đợc trình bày ở Bảng 6. Bảng 6: Giá trị dinh dỡng ớc tính của thức ăn ép viên Giá trị năng lợng (Kcal/kgDM)1 UFL 2 Giá trị protein (g/kgDM)3 Loại thức ăn GE DE ME NE PDI PDIN PDIE Công thức 2 4430 2612 2080 1198 0,69 105,98 110,50 105,98 Công thức 5 4420 2730 2187 1272 0,74 100,49 100,49 102,34 1 : GE: năng lợng thô; DE: năng lợng tiêu hoá; ME: năng lợng trao đổi; NE: năng lợng thuần; 2 : UFL: đơn vị thức ăn cho sữa 3 : PDI: protein tiêu hoá ở ruột; PDIN: protein tiêu hoá ở ruột tính theo ni tơ ăn vào; PDIE: protein tiêu hoá ở ruột tính theo năng lợng ăn vào. Qua bảng 6 chúng tôi nhận thấy không có sự khác nhau đáng kể giữa giá trị PDIN và PDIE. Điều này cho thấy protein có thể tiêu hoá ở ruột của các công thức thức ăn viên này là rất ổn định. Giá trị năng lợng trao đổi ớc tính khoảng 2100 Kcal/kg cũng cho thấy các Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 9 công thức này có hàm lợng năng lợng đáp ứng đợc yêu cầu của thức ăn hỗn hợp cho bò sữa. Kết luận và đề nghị Kết luận Có thể sử dụng máy ép viên bán tự động để sản xuất thức ăn viên từ nguồn thức ăn chính là bột lá sắn. Tỷ lệ tiêu hoá của vật chất khô và các chất dinh dỡng khác (protein, xơ, NDF, ADF) là tơng đối thấp. Tuy nhiên giá trị dinh dỡng ớc tính (năng lợng và protein tiêu hoá ở ruột) cho thấy các công thức này có thể đáp ứng đợc yêu cầu của một thức ăn hỗn hợp cho bò sữa. Đề nghị Tiếp tục thử nghiệm nuôi trên bò sữa để đánh giá khả năng sử dụng các công thức thức ăn này. Tài liệu tham khảo Hong, N.T.T., Wanapat, M., Pakdee, P., Wachirapakorn, C and Rowlinson, P 2003. Effects of timing of initial cutting and subsequent cutting on yields and chemical compositions of cassava hay and its supplementation on lactating dairy cows. Asian Australasian Journal of Animal Science. 16: 1763-1769. INRA (Institut national de la recherche agronomique) (1989). Ruminant Nutrition.?? Kiyothong, K and Wanapat, M (2003) Cassava hay and Stylo 184 hay to replace concentrates in diets for lactating dairy cows. Livestock Research for Rural Development 15 (11): http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd15/11/krai1511.htm Orskov ER & McDonald I (1979) The estimation of protein degradability in the rumen from incubation measurements weighted according to the rate of passage. Journal of Agricultural Science, Cambridge 92, 499-503. Vongsamphanh, P and Wanapat, M (2004) Comparison of cassava hay yield and chemical composition of local and introduced varieties and effects of levels of cassava hay supplementation in native beef cattle fed on rice straw. Livestock Research for Rural Development 16 (8): http://www.cipav.org.co/lrrd - /lrrd16/8/vong16055.htm Wanapat, M (2000). Rumen manipulation to increase the efficient use of local feed resources and productivity of ruminants in the tropics. Asian Australasian Journal of Animal Science. 13 (Suppl.): 59-67. Wanapat, M (2003). Manipulation of cassava cultivation and utilisation to improve protein to energy biomass for livestock feeding in the tropic. Asian Australasian Journal of Animal Science. 16: 463-472. Wanapat, M., Pimpa, O., Petlum, A and Boontao, U (1997) Cassava hay: A new strategic feed for ruminants during the dry season. Livestock Research for Rural Development. 9 (2): http://www.cipav.org.co/lrrd - /lrrd9/2/metha92.htm . nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho bò sữa từ thức ăn chính là bột lá sắn và bột sắn Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu Nội dung Xây dựng một số công thức phối trộn và ép thử thức ăn viên từ nguồn. Viện Chăn Nuôi 2006 1 Bớc đầu Nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho bò sữa từ nguyên liệu chính là bột lá sắn và bột sắn Đinh Văn Tuyền, Vũ Chí Cơng, Phạm Bảo Duy Bộ môn Nghiên cứu Bò Abstract. năng lợng đáp ứng đợc yêu cầu của thức ăn hỗn hợp cho bò sữa. Kết luận và đề nghị Kết luận Có thể sử dụng máy ép viên bán tự động để sản xuất thức ăn viên từ nguồn thức ăn chính là bột lá

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan