ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRÂU BỐ, MẸ ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA ĐỜI CON

12 416 0
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRÂU BỐ, MẸ ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA ĐỜI CON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYỄN CÔNG ĐỊNH - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 1 ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRÂU BỐ, MẸ ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA ĐỜI CON Nguyễn Công Định 1 , Mai Văn Sánh 2 và Trịnh Văn Trung 1 1 Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi – Viện Chăn nuôi; 2 Phòng Đào tạo và Thông tin - Viện Chăn nuôi Tác giả liên hệ: Nguyễn Công Định - Tel: (04) 8.386.125/ 0988678559; Fax : (04).8 389.775; Email: congdinhvcn@gmail.com ABSTRACT Effect of buffalo bull and cow size on body weight and growth rate of offsprings Sixteen Swamp buffalo bulls (8 big size and 8 local bulls) and 480 buffalo cows (240 selected and 240 non-selected) were used to evaluate the effect of bull size and selected buffalo cows on body weight and growth rate of offsprings. Experimental animals were allocated into 4 groups: 1- big size bulls and selected cows; 2 - big size bulls and non-selected cows; 3 – local bulls and selected cows and 4 – local bulls and non-selected cows (control group). Each bull was used to breed with 15 selected cows and 15 non-selected cows. Body weight of offsprings at 3, 6, 12, 24, 36, 48 and 60 months of age was highest in group 1, following group 2 and group 3 and the lowest was found in control group. Body weight of offsprings in big size bulls groups was higher than that of offsprings in local bull groups at all ages. Offsprings weight of big size bulls and selected cows group was higher 10 - 19% than offsprings in local bulls and non-selected cows group at all ages. It is concluded that use of big size bulls and selected buffalo cows are the good solution for improving body size and growth of offsprings. Key words: big size bull, selected buffalo cows, body weight, growth. ĐẶT VẤN ĐỀ Con trâu có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là cung cấp sức kéo, phân hữu cơ và một phần không nhỏ thịt cho nhu cầu con người, ngoài ra còn một số sản phẩm phụ như da, sừng, lông cho chế biến đồ dùng gia dụng và hàng mỹ nghệ. Trâu nội thích ứng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nước ta, nhưng chúng có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, thành thục muộn, khoảng cách lứa đẻ dài, khả năng cho thịt thấp. Những năm qua, công tác giống trâu của ta chưa tốt dẫn đến đàn trâu đang có hiện tượng đồng huyết và bị chọn lọc ngược do trâu to bị bán đi giết thịt, trâu nhỏ được giữ lại cho cày kéo đồng thời làm giống và đàn trâu cái thì không được chọn lọc. Nhiều nơi tầm vóc đàn trâu đã có chiều hướng giảm sút. Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm vóc trâu Việt Nam có thể được chia làm 3 loại hình là trâu tầm vóc to (trâu Ngố) có khối lượng 450-500kg (đực), 400-450kg (cái); trâu tầm vóc trung bình có khối lượng 400-450kg (đực), 350-400kg (cái) và trâu tầm vóc nhỏ (trâu Gié) khối lượng 350-400kg (đực), 300-350kg (cái). Nguyễn Đức Thạc (1983) đề xuất sử dụng trâu đực ngoại hình to làm giống sẽ góp phần cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của trâu ngoại hình nhỏ các địa phương. Thái Lan và một số nước khác cũng cho thấy chương trình quốc gia về tạo trâu đực giống và chọn trâu cái tốt đã góp phần cải thiện tầm vóc đàn trâu địa phương (Aleko Alexiev, 1998; Charan Chantalakhana và Pakapun Skunmun, 2002). Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con”. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 2 Vật liệu nghiên cứu Vật liệu: Trâu đực Ngố ngoại hình to, trâu đực và trâu cái địa phương. Địa điểm: Xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội (Hà Tây cũ) và xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An. Thời gian tiến hành thí nghiệm: 2003 - 2010 Nội dung nghiên cứu Xác định khối lượng và tăng khối lượng của trâu sinh ra qua các mốc tuổi. Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con. Phương pháp nghiên cứu Tuyển chọn đàn trâu cái: chọn những trâu cái sinh sản có khối lượng trưởng thành từ cao nhất trở xuống đến trung bình đàn kết hợp với tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách hai lứa đẻ từ trung bình trở lên (Tuổi của trâu cái đưa vào thí nghiệm là 4-6 tuổi). Tuyển trâu đực Ngố từ Tuyên Quang có đủ tiêu chuẩn của trâu đực giống (5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra), khối lượng cơ thể bình quân 558 kg. Đàn trâu đực địa phương cũng chọn những con tốt nhất trong đàn theo tiêu chuẩn của trâu đực giống (5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra), khối lượng trung bình là 404 kg để đưa vào thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí như sau: Lô TN 1: trâu đực Ngố với trâu cái đã tuyển chọn (đực to cái to). Lô TN 2: trâu đực Ngố với trâu cái đại trà (đực to cái nhỏ). Lô TN 3: trâu đực đại trà với trâu cái đã tuyểnchọn (đực nhỏ cái to). Lô đối chứng: trâu đực đại trà với trâu cái đại trà (đực nhỏ cái nhỏ). Tổng số trâu thí nghiệm là 16 trâu đực giống (trong đó có 8 trâu đực ngố ngoại hình to và 8 trâu đực đại trà), và 480 trâu cái sinh sản. Mỗi trâu đực sẽ cho phối với 15 trâu cái tuyển chọn và 15 trâu cái đại trà. Trâu đực giống và trâu cái được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng lô. Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. Trâu thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân là chăn thả kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm. Trâu nghé thí nghiệm đều được tiêm phòng định kỳ, nghé sinh ra được tẩy giun theo quy trình của thú y. Nghé được theo mẹ đến khi tự cai sữa. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn nghé sinh ra: cân khối lượng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi bằng cân điện tử Ruddweigh. Phương pháp xử lý số liệu NGUYỄN CÔNG ĐỊNH - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 3 Số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel 2003 sau đó để ước tính các giá trị trung bình của các biến số theo các lớp được xử lý bằng mô hình tuyến tính tổng quát Proc GLM trong chương trình SAS9.1 (2002-2003). Để tính các giá trị trung bình của các biến số và so sánh giữa chúng (Khối lượng cơ thể, tăng khối lượng ở các độ tuổi) dùng mô hình. Y ijk = L i + S j +e ijk Trong đó: Y là giá trị của các số quan sát của các cá thể thứ k L i là ảnh hưởng của lô thí nghiệm thứ i S j là ảnh hưởng của giới tính thứ j e ijk là sai số dư thừa ngẫu nhiên với giả thiết N(0,σ 2 e ) Để tính tương quan giữa các biến số dùng Proc Corr và Plots trong Corr các biến số được phân tích ở hai dạng: Tương quan 1 biến với các biến còn lại và dạng ma trân tương quan giữa các biến số với nhau và theo phương pháp hệ số tương quan của Pearson, các hệ số tính được ở mức P≤0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khối lượng và tăng khối lượng của đàn trâu thí nghiệm Khối lượng cơ thể trâu qua các mốc tuổi Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục, đồng thời nó cũng biểu hiện khả năng sản xuất của chúng. Qua khối lượng cơ thể sẽ phản ánh được tốc độ sinh trưởng của gia súc ở từng giai đoạn khác nhau. Bảng 1. Khối lượng cơ thể trâu (kg) các mốc tuổi Lô TN1 (đực to – cái to) Lô TN2 (đực to – cái nhỏ) Lô TN3 (đực nhỏ - cái to) Lô ĐC (đực nhỏ - cái nhỏ) Tháng tuổi Tinh biệt N (Mean±SD) N (Mean±SD) N (Mean±SD) N (Mean±SD) Đực 166 25,35 a ±2,42 150 24,71 b ±2,14 98 22,75 c ±1,53 95 21,29 d ±1,76 Sơ sinh Cái 175 24,45 a ±2,08 171 24,17 a ±1,84 112 21,79 b ±1,73 114 20,40 c ±1,62 Đực 166 61,50 a ±5,16 150 59,28 b ±6,44 98 55,01 c ±4,12 95 51,98 d ±4,24 3 tháng Cái 175 59,07 a ±4,87 171 57,05 b ±4,66 112 52,71 c ±3,98 114 49,81 d ±4,41 Đực 165 93,22 a ±8,45 150 90,28 b ±9,22 98 84,68 c ±4,98 95 80,44 d ±6,78 6 tháng Cái 175 90,23 a ±7,47 171 87,76 b ±8,96 112 82,36 c ±5,59 112 78,31 d ±6,93 Đực 160 164,75 a ±11,30 145 159,78 b ±13,54 97 150,57 c ±10,92 95 143,46 d ±9,42 12 tháng Cái 169 159,07 a ±9,98 169 153,05 b ±10,68 112 144,58 c ±12,97 111 138,69 d ±16,47 Đực 154 267,77 a ±9,88 133 261,50 b ±10,19 88 247,07 c ±9,37 86 237,65 f ±10,32 24 tháng Cái 156 257,10 c ±9,82 152 251,22 d ±15,38 98 238,41 f ±17,40 98 230,32 d ±11,01 Đực 98 340,19 a ±14,15 92 333,04 b ±13,28 68 313,75 c ±10,55 67 302,70 d ±12,31 36 tháng Cái 105 321,20 a ±12,48 107 314,91 b ±12,49 86 297,98 c ±12,80 77 289,08 d ±12,93 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 4 Đực 73 386,04 a ±14,78 78 378,74 b ±13,88 56 355,27 c ±14,24 59 345,25 d ±15,95 48 tháng Cái 69 355,72 a ±13,02 71 348,13 b ±13,20 54 329,30 c ±17,18 48 321,60 d ±13,02 Đực 52 423,62 a ±18,65 57 413,39 b ±18,99 38 388,74 c ±19,65 42 379,81 d ±15,05 60 tháng Cái 41 387,54 a ±15,89 37 380,76 a ±16,03 34 359,50 b ±20,77 32 352,59 b ±20,27 Ghi chú: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các lô có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì giữa chúng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Qua kết quả Bảng 1 cho thấy: Từ sơ sinh, mức chênh lệch về khối lượng giữa các lô thí nghiệm đã có sai khác, trâu càng lớn thì khác biệt càng thể hiện rõ ràng hơn (P<0,05) và đặc biệt là khối lượng của lô thí nghiệm 1 luôn cao nhất (lô sử dụng trâu đực Ngố ngoại hình to phối với trâu cái được tuyển chọn). Khối lượng của nghé sơ sinh đực và cái ở các lô thí nghiệm tương ứng là: 25,35 và 24,45 kg ở lô TN1; 24,71 và 24,17 ở lô TN2; 22,75 và 21,79 kg ở lô TN3 còn ở lô ĐC (đối chứng) là 21,29 và 20,40 kg. Sự sai khác về khối lượng giữa các lô có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Như vậy, khối lượng nghé sơ sinh của lô TN1 và lô TN2 cao hơn so với nghé sinh ra ở kết quả nghiên cứu của Le Viet Ly (1983), trâu đầm lầy của Việt Nam có khối lượng sơ sinh trung bình thấp 22,60 kg. Mai Văn Sánh và cs. (2008a) khi chọn lọc trâu đực ngoại hình lớn làm giống để nâng cao tầm vóc trâu địa phương tỉnh Hà Giang cho kết quả khối lượng trung bình của nghé sơ sinh là 23,23 kg đối với nghé đực và 22,18 kg đối với nghé cái. Song, tương đương với kết quả nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) khi nghiên cứu sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An cho biết khối lượng nghé sơ sinh đực dao động từ 21,1 -25,3 kg và nghé cái là 20,4 - 24,7 kg và thấp hơn nghiên cứu của Bhuyan (1997) khối lượng sơ sinh trung bình của trâu đầm lầy Assam là 27,52 kg, Zaman (1996) cho thấy khối lượng trung bình cao hơn 32,33 kg. Singh và cs. (1984), Vijai và cs. (1993) cho biết khối lượng sơ sinh của trâu Nili-Ravi thay đổi từ 26-41kg. Theo một số tác giả như Singh và cs. (1984), Tiwana và cs. (1985), khối lượng sơ sinh của trâu Nili-Ravi luôn cao hơn khối lượng của trâu Murrah, trâu Surti và trâu đầm lầy. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh khác nhau, hệ số di truyền của tính trạng này là khá cao (h 2 =0,34-0,41). Trâu được nuôi trong nông hộ và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc trâu mẹ trong giai đoạn mang thai là như nhau nhưng khối lượng sơ sinh lại giảm dần từ lô TN1 đến lô ĐC điều đó cho thấy ảnh hưởng của trâu đực giống cho kết quả rất rõ rệt với độ tin cậy (P<0,05). Tương tự như vậy, khối lượng nghé ở các mốc tuổi tiếp theo đều có xu hướng tăng dần: thấp nhất là lô đối chứng tiếp đó đến lô thí nghiệm 3, lô thí nghiệm 2 và cao nhất là nghé ở lô thí nghiệm 1. Khối lượng trâu lúc 60 tháng tuổi ở lô TN1 là 432,62 và 387,54; lô TN2 là 413,39 và 380,76; lô TN3 là 388,74 và 359,50; lô đối chứng là 379,81 và 352,59 kg, tương ứng với trâu đực và trâu cái. Khối lượng cơ thể nghé ở các mốc tuổi có sự khác nhau giữa các lô (P<0,05), điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng trâu đực Ngố ngoại hình to làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé. Hà Phúc Mịch (1985) khảo sát đàn trâu địa phương cho biết khối lượng nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79, 5 kg và 12 tháng là 132 kg tương đương với khối lượng nghé ở lô đại trà, thấp hơn lô chọn lọc của thí nghiệm này. Mai Văn Sánh và cs. (1995) điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cho thấy khối lượng trâu vùng này thấp, trâu đực trưởng thành 326 kg, trâu cái trưởng thành 312 kg. Vũ Duy Giảng và NGUYỄN CÔNG ĐỊNH - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 5 cs. (1999) điều tra đánh giá tình hình phát triển đàn trâu miền Bắc thấy rằng khối lượng đàn trâu của nhiều địa phương ở 2 năm tuổi trâu đực chỉ đạt 234 kg, trâu cái 183 kg. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu Nguyễn Đức Chuyên (2004), khi theo dõi đàn trâu địa phương cho biết khối lượng lúc sơ sinh nghé đực 21,6 kg, nghé cái 19,5 kg; 12 tháng tuổi khối lượng nghé đực là 153,5 kg, nghé cái 143,9 kg; 36 tháng tuổi nghé đực 286,1 kg, nghé cái 267,1 kg. Mai Văn Sánh (2005) cho biết: Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây đã cho kết quả nghé sơ sinh đực đạt 24,2 kg và nghé cái đạt 23,3 kg; 24 tháng tuổi nghé đực đạt 254,8 kg, nghé cái đạt 248,4 kg. Nếu so với các số liệu trên thì khối lượng nghé ở lô TN1 và TN2 của chúng tôi có phần cao hơn. Trong tất cả các giai đoạn tuổi đều cho thấy sự khác biệt giữa con đực và con cái, điều này thể hiện ưu thế vượt trội của con đực về sinh trưởng. Sinh trưởng còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuy nhiên ảnh hưởng của giới tính trong thời kỳ nghé non chưa nhiều, sự khác biệt sẽ lớn hơn khi trâu thành thục về tính do ảnh hưởng của hoóc môn và khi đến độ trưởng thành, tầm vóc của đực và cái là khác biệt một cách rõ rệt. Sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm so với đối chứng có xu hướng giảm dần theo tuổi có thể là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh mà chủ yếu là chăm sóc nuôi dưỡng. Điều này cho thấy việc tuyển chọn đàn cái nền và sử dụng trâu đực giống ngoại hình to kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi Tốc độ sinh trưởng và khối lượng tích luỹ là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, con bố có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng khối lượng của trâu ở các giai đoạn tuổi (P<0,05). Tăng khối lượng bình quân (g/ngày) của nghé ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất: Nghé đực là 381,79; 370,16; 350,18; 334,71 g/con/ngày và nghé cái là 368,77; 353,10; 336,41; 323,99 g/con/ngày tương ứng với các lô TN1, TN2, TN3, ĐC. Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giai đoạn này, dinh dưỡng của trâu chủ yếu dựa vào nguồn sữa mẹ, do đó nếu trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì khối lượng của trâu phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của cả con bố và con mẹ, chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại, khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995). Tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi, cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến một năm tuổi sau đó giảm dần và thấp nhất ở giai đoạn 48 – 60 tháng tuổi, lô TN1 đạt 88,40 g/con/ngày với trâu cái và 105,95 g/con/ngày với trâu đực; lô TN2 là 86,22 và 103,77 g/con/ngày; Lô TN3 là 85,18 và 102,78 g/con/ngày và lô ĐC là 83,35 đối với trâu cái và 100,17g/con/ngày đối với trâu đực. Tăng khối lượng trong cả giai đoạn từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi cao nhất ở lô TN1 (nghé đực là 218,20 g/con/ngày và nghé cái là 119,16 g/con/ngày), tiếp đến là lô TN2 (nghé đực tăng 212,05 g/con/ngày và nghé cái tăng 195,37 g/con/ngày), lô TN3 (nghé đực là 200,77 g/con/ngày và nghé cái là 185,23 g/con/ngày) và thấp nhất là lô ĐC nghé đực tăng 196,44 g/con/ngày và nghé cái tăng 181,99 g/con/ngày. Sự sai khác về khả năng tăng khối lượng giữa các lô TN1, TN2 so với lô TN3 và ĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 6 Tăng khối lượng giảm dần theo tuổi, điều này được giải thích là do trâu càng lớn thì càng tiến gần đến sự hoàn thiện về mặt thể vóc và thành thục về tính biệt, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và với trâu nói riêng. Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991), sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích lũy mỡ tăng kèm theo tiêu thụ năng lượng tăng, còn mỡ liên kết giảm, khả năng tổng hợp protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào cơ bị kìm hãm. Nguyễn Đức Thạc (1983) nghiên cứu trên trâu nội ngoại hình to có khả năng tăng khối lượng ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi cả đực và cái là 465 g/con/ngày, 7-9 tháng tuổi đực tăng 353 g/con/ngày, cái tăng 190g/con/ngày; 10- 12 tháng tuổi đực tăng 482 g/con/ngày, cái tăng 353g/con/ngày, sau đó tăng trọng giảm đến 19-24 tháng tuổi đực tăng 280 g/con/ngày, cái tăng 190 g/con/ngày. Lê Đăng Đảnh và cs. (1995) nghiên cứu trên 1019 số liệu sinh trưởng của trâu nội Việt Nam ở các lứa tuổi đã nhận xét: Trâu sau khi sinh có tốc độ tăng trưởng khởi đầu rất cao (650 g/ngày), tăng khối lượng giảm dần xuống 300 g/ngày khi trâu đạt 1 năm tuổi, 200 g/ngày lúc trâu đạt 2 năm tuổi và tốc độ sinh trưởng giảm nhiều, chỉ ở mức dưới 100 g/ngày khi đạt 3 năm tuổi. Bảng 2. Tăng khối lượng của trâu qua các mốc tuổi (g/con/ngày) Lô TN1 (đực to – cái to) Lô TN2 (đực to – cái nhỏ) Lô TN3 (đực nhỏ - cái to) Lô ĐC (đực nhỏ - cái nhỏ) Giai đoạn Giới tính N Mean ± SD N Mean ± SD N Mean ± SD N Mean ± SD Đực 160 381,79 a ±30,07 145 370,16 b ±37,05 97 350,18 c ±28,30 95 334,71 d ±25,82 SS-12T Cái 169 368,77 a ±26,69 169 353,10 b ±29,44 112 336,41 c ±33,82 111 323,99 d ±44,11 Đực 154 281,45 a ±33,05 133 275,57 ab ±39,91 88 260,90 bc ±31,57 86 257,18 bc ±26,57 12-24T Cái 156 271,53 a ±38,60 150 268,16 a ±35,44 98 252,68 b ±67,25 98 248,24 b ± 41,89 Đực 154 332,01 a ±13,06 133 324,57 b ±13,89 88 307,25 c ±12,97 86 296,44 d ±13,84 SS-24T Cái 156 318,71 a ±13,42 152 311,06 b ±20,70 98 296,79 c ±24,34 98 287,51 d ±14,87 Đực 98 196,92 a ±43,05 92 194,43 a ± 44,96 68 185,66 ab ±36,02 67 182,70 b ±40,80 24-36T Cái 105 179,05 a ±45,15 107 176,52 ab ±57,15 86 165,38 b ±53,37 77 164,03 b ±40,35 Đực 98 287,36 a ±13,21 92 281,61 b ±12,35 68 265,93 c ±9,30 67 257,08 d ±11,16 SS-36T Cái 105 271,12 a ±11,49 107 265,42 b ±11,39 86 252,36 c ±11,80 77 245,41 d ±11,86 Đực 71 130,74 a ±39,05 78 125,96 ab ±40,91 56 119,94 b ±42,45 59 116,14 b ±45,21 36-48T Cái 68 98,23 ±36,26 71 95,20 ±36,47 52 90,41 ±52,69 48 85,84 ±43,62 Đực 73 247,04 a ± 10,23 78 242,60 b ±9,47 56 227,96 c ±9,45 59 221,88 d ±10,79 SS-48T Cái 69 227,09 a ±8,97 71 221,89 b ±9,00 54 210,72 c ±11,74 48 206,28 d ±8,87 Đực 49 105,95±56,50 53 103,77±51,61 37 102,78±46,54 42 100,17±48,22 48-60T Cái 41 88,40±27,04 37 86,22±47,35 33 85,18±68,15 31 83,35±56,03 Đực 52 218,20 a ±10,30 57 212,05 b ±10,44 38 200,77 c ±10,74 42 196,44 c ±8,39 SS-60T Cái 41 199,16 a ±8,61 37 195,37 a ±8,69 34 185,23 b ±11,80 32 181,99 b ±1,29 NGUYỄN CÔNG ĐỊNH - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 7 Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các lô có các chữ cái khác nhau thì giữa chúng khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). Tăng khối lượng của nghé chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống và chế độ dinh dưỡng. Trong thực tế, đàn trâu ở các vùng thí nghiệm được nuôi dưỡng trong điều kiện nông hộ chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, thức ăn vẫn còn hạn chế và thiếu nhiều nhất là trong mùa khô đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng bình thường của chúng, đặc biệt với các lô sử dụng trâu đực đại trà, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy nghé vẫn cho tăng trọng tương đối tốt và cao hơn so với nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) cho biết khả năng tăng khối lượng của nghé giảm dần theo tuổi, ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất (tăng khối lượng tuyệt đối nằm trong khoảng 330,9 – 361,3 g/con/ngày). Abeygunawardena và cs. (1996) cho biết trâu Surti có khối lượng sơ sinh 29,4 kg, tăng khối lượng trong 12 tháng đầu trung bình là 256 g/con/ngày như vậy tăng khối lượng của trâu ở đây là cao hơn. Mai văn Sánh (1996), trâu Murrah nuôi tại Sông Bé cho biết tăng khối lượng giai đoạn 13-24 tháng tuổi đối với nghé đực là 260,3 g/con/ngày và nghé cái là 245,53 g/con/ngày. Nguyễn Đức chuyên (2004) cho thấy, với nghé đực: giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi tăng 464,4 g/con/ngày; giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi tăng 307,2 g/con/ngày; giai đoạn 12- 24 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu là 200,5 g/con/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi tăng 167,8 g/con/ngày; Từ sơ sinh - 36 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu tăng 244,9 g/con/ngày; Với nghé cái, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi tăng 303,9 g/con/ngày; giai đoạn 12- 24 tháng tuổi tăng 184,7 g/con/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi tăng 158,6 g/con/ngày và từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu là 229,3 g/con/ngày. Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ nghé của trâu đực Ngố với trâu cái được chọn có khối lượng và khả năng tăng khối lượng là cao nhất, tiếp theo là nghé của trâu đực Ngố với trâu cái đại trà, rồi đến nghé của trâu đực đại trà với trâu cái chọn lọc và thấp nhất là nghé của trâu đực đại trà với trâu cái đại trà. Như vậy ảnh hưởng của trâu đực đến khối lượng con sinh ra lớn hơn so với ảnh hưởng của mẹ. Nói cách khác sử dụng trâu đực Ngố làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé. Bảng 3. So sánh hiệu quả (%) đã đạt được của các lô thí nghiệm so với đối chứng Giới tính Tuổi Lô TN1 (đực to – cái to) Lô TN2 (đực to – cái nhỏ) Lô TN3 (đực nhỏ - cái to) Sơ sinh 19,04 16,02 6,83 3 Tháng 18,32 14,05 5,82 6 Tháng 15,89 12,24 5,28 12 Tháng 14,84 11,37 4,95 24 Tháng 12,67 10,04 3,96 36 Tháng 12,39 10,02 3,65 48 Tháng 11,81 9,70 2,90 Đực 60 Tháng 11,53 8,31 2,35 SS 19,82 18,48 6,77 3 Tháng 18,59 14,53 5,83 Cái 6 Tháng 15,22 12,07 5,18 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 8 12 Tháng 14,69 10,35 4,24 24 Tháng 11,63 9,07 3,51 36 Tháng 11,11 8,93 3,08 48 Tháng 10,61 8,25 2,39 60 Tháng 9,91 7,99 1,96 So với nghé đại trà (lô ĐC) thì khối lượng nghé đực sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi của nghé lô TN1 cao hơn 11,53-19,04%, nghé lô TN2 cao hơn 8,31-16,02% trong khi nghé lô TN3 chỉ cao hơn 2,35-6,83%, tương tự đối với nghé cái tăng 9,91-19,82% lô TN1, 7,99-18,48% lô TN2 và 1,96-6,77% lô TN3. Điều đó nói lên sự sai khác rõ rệt về khối lượng nghé ở hai lô thí nghiệm có bố là đực giống Ngố so với lô có bố là đực đại trà và cao hơn so với nghé lô có mẹ được chọn, hay nói cách khác ảnh hưởng của trâu đực bố đến khối lượng con lớn hơn ảnh hưởng của trâu cái mẹ (lô TN3). Mai Văn Sánh (2005) cho biết: sử dụng trâu đực giống ngoại hình to làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây cho kết quả nghé giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tăng từ 10-15% so với nghé đại trà. Như vậy, kết quả của chúng tôi có phần cao hơn (12,67-19,04% đối với nghé đực và 11,63-19,82% đối với nghé cái). Mai Văn Sánh và cs. (2008b) khi nghiên cứu sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An cho biết khối lượng nghé đực giai đoạn từ sơ sinh – 36 tháng tuổi tăng từ 9,5 – 19,4%, nghé cái tăng từ 8,5 – 21,1%. Thái Lan sau 10 năm thực hiện chương trình chọn lọc nhân thuần, khối lượng nghé sơ sinh tăng từ 28,4 lên 30,6 kg (7,7%), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng từ 121 lên 167 kg (38%), lúc 2 năm tuổi tăng từ 268 lên 317 kg (18%) (Chantalakhana và Skunmun, 2002). Sự khác biệt về khối lượng nghé giữa các lô thí nghiệm so với đối chứng có xu hướng giảm dần khi tuổi nghé tăng lên là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tăng dần đã làm giảm ảnh hưởng của yếu tố di truyền, tuy vậy sự khác biệt đó vẫn rất rõ rệt. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra Các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng và các mối quan hệ giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của bố mẹ và khẳng định có sự tương quan thuận giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng cơ thể của bố mẹ. Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng của nghé thấy rằng khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ, tính trên 65 lứa đẻ, hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng sơ sinh (r = 0,71). Topanurak và cs. (1991) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và sinh trưởng của nghé báo cáo rằng khối lượng của nghé bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu đực bố và tính biệt của nghé đặc biệt là khối lượng nghé sơ sinh. Intaramongkol và cs. (1991) cũng chứng minh răng khối lượng nghé lúc 24 tháng tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ thể bố và tuổi trâu đực giống, trâu cái mẹ cũng như tính biệt nghé, mùa và năm sinh. Kết quả Bảng 4 cho thấy khối lượng của trâu đực bố ảnh hưởng rất rõ đối với đàn con, trong khi đó trâu cái mẹ ảnh hưởng ít hơn. Sự chênh lệch về khối lượng sơ sinh của nghé sinh ra giữa trâu bố ngoại hình to và trâu bố đại trà là 24,67 kg so với 21,56 kg lớn hơn nhiều so với sự khác biệt giữa trâu mẹ tuyển chọn và trâu mẹ đại trà 23,58 kg so với 22,64 kg. Khối lượng nghé ở giai đoạn sinh trưởng sau cũng bị ảnh hưởng lớn hơn bởi khối lượng trâu bố so với ảnh hưởng của trâu mẹ tương tự như khối lượng sơ sinh, khối lượng lúc 60 tháng tuổi của trâu bố ngoại hình to và trâu bố đại trà là 400,82 và 370,16 kg; của trâu mẹ tuyển chọn và trâu mẹ đại trà là 389,85 và 381,14 kg. Bảng 4. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con (kg) NGUYỄN CÔNG ĐỊNH - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 9 KL KLSS KL3t KL6t KL12t KL24t KL36t KL48t KL60t Trâu bố Ngố 558,41 24,67 59,23 90,37 159,16 259,40 327,34 367,16 400,82 Trâu bố địa phương 404,32 21,56 52,38 81,45 144,32 238,36 300,88 337,86 370,16 Trâu mẹ chọn lọc 358,95 23,58 57,07 87,62 154,74 252,59 318,28 356,58 389,85 Trâu mẹ đại trà 340,27 22,64 54,53 84,20 148,75 245,17 309,93 348,43 381,14 Có thể sự khác biệt về khối lượng giữa trâu đực giống ngoại hình to với trâu đực giống địa phương lớn (558 kg so với 404 kg) đã làm ảnh hưởng đến khối lượng đàn nghé sinh ra lớn hơn và rõ ràng hơn. Trong khi tuyển chọn đàn cái địa phương sự khác biệt về khối lượng giữa trâu cái chọn lọc với trâu cái đại trà không lớn lắm (358 kg và 340 kg) nên ảnh hưởng đến khối lượng đàn nghé sinh ra ít hơn. Như vây, ảnh hưởng của tuyển chọn trâu bố, mẹ đã cải thiện được khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé, đặc biệt là ảnh hưởng của trâu đực bố. Mối tương quan giữa khối lượng trâu bố, mẹ và khối lượng đời con Các nhà khoa học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng nghé sinh ra ở các mốc tuổi khác nhau với khối lượng của bố mẹ chúng đều có kết luận có sự tương quan thuận giữa khối lượng nghé ở các mốc tuổi và khối lượng cơ thể của bố mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi trên đàn trâu nội Việt Nam tại các địa phương Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chương, Nghệ An cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ giữa khối lượng nghé ở tất cả các mốc tuổi với khối lượng của trâu bố (Bảng 5) và mẹ (Bảng 6). Các giá trị về hệ số tương quan giữa khối lượng ở các mốc tuổi của nghé với khối lượng của bố mẹ đều đạt xác suất ở mức độ tin cậy rất cao (P<0,0001). Bảng 5. Hệ số tương quan giữa khối lượng bố và con ở các mốc tuổi Giai đoạn tuổi n Hệ số tương quan (r) P Sơ sinh 1081 0,76 <,0001 3 tháng 1081 0,62 <,0001 6 tháng 1078 0,50 <,0001 12 tháng 1058 0,70 <,0001 24 tháng 965 0,60 <,0001 36 tháng 700 0,74 <,0001 48 tháng 508 0,54 <,0001 60 tháng 333 0,55 <,0001 Ghi chú: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy hệ số tương quan. Bảng 6. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và con ở các mốc tuổi Giai đoạn tuổi n Hệ số tương quan (r) P Sơ sinh 1081 0,33 <,0001 3 tháng 1081 0,23 <,0001 6 tháng 1078 0,16 <,0001 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 10 12 tháng 1058 0,14 <,0001 24 tháng 965 0,27 <,0001 36 tháng 700 0,31 <,0001 48 tháng 508 0,25 <,0001 60 tháng 333 0,24 <,0001 Ghi chú: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy của phương trình hồi quy Kết quả trình bày tại Bảng 5 cho thấy khối lượng bố ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khối lượng ở tất cả các mốc tuổi của nghé khá lớn, thể hiện tất cả các hệ sô tương quan kiểu hình thuận chiều, chặt chẽ, dao động trong phạm vi 0,50-0,74. Hệ số tương quan biến động không lớn, từ 0,50 giữa khối lượng bố và khối lượng nghé 6 tháng tuổi đến 0,76 giữa khối lượng bố với khối lượng nghe lúc sơ sinh. Tất cả các giá trị về hệ số tương quan xác định được đều có xác suất tin cậy rất cao (P<0,0001). Tương tự, Bảng 6 cho thấy sự ảnh hưởng của khối lượng mẹ đến khối lượng sơ sinh và khối lượng nghé qua các mốc tuổi cũng biểu thị mối tương quan kiểu hình thuận chiều, nhưng các trị số của hệ số tương quan đều nhỏ hơn (r=0,14-0,33) so với hệ số tương quan giữa khối lượng bố và khối lượng nghé tương ứng các mốc tuổi. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng con biến động trong phạm vi 0,14 giữa khối lượng mẹ với khối lượng 12 tháng tuổi đến 0,33 giữa khối lượng mẹ với khối lượng con lúc sơ sinh. Tuy các giá trị của hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng con không chặt chẽ lắm, nhưng vẫn đạt độ xác suất tin cậy rất cao (P<0,0001). Kết quả thu được ở nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng trên trâu nội của ta đã xác định được khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ (r = +0,71). Kết quả ở nghiên cứu này cũng phù hợp với các công bố của Topanurak và cs. (1991) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khả năng sinh trưởng của nghé cho thấy khối lượng sơ sinh trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh với độ tin cậy rất cao (P<0,01); Intaramongkol và cs. (1991) cũng đã chỉ ra rằng khối lượng cai sữa 240 ngày tuổi của trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi tuổi của bố, mẹ, giới tính, mùa vụ và năm sinh. Qua kết quả thu được về mối tương quan kiểu hình giữa khối lượng bố mẹ và khối lượng đời con từ việc sử dụng trâu đực ngoại hình to làm giống và trâu cái được tuyển chọn có thể rút ra kết luận: Sử dụng trâu đực ngoại hình to phối với trâu cái được tuyển chọn sẽ cho khối lượng đời con cao vì khối lượng trâu đực giống và cái giống đều làm tăng khối lượng đàn con. Trong hai nguồn bố và mẹ thì tác động của bố lớn hơn so với mẹ vì có hệ số tương quan cao hơn. Kết quả này chỉ ra rằng các tính trạng khối lượng đều được điều khiển bởi một số gen chung nhất định từ bố mẹ truyền sang đời con của chúng và muốn có khối lượng của đời con cao thì phải sử dụng trâu đực giống và cái giống có ngoại hình lớn. KẾT LUẬN Khối lượng nghé ở các mốc sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi đạt cao nhất là lô trâu đực Ngố với trâu cái tuyển chọn, tiếp theo là lô trâu đực Ngố với trâu cái đại trà, sau đó đến lô trâu đực đại trà với trâu cái tuyển chọn và nhỏ nhất là lô trâu đực đại trà với trâu cái đại trà. Khối lượng nghé đực ở lô trâu đực Ngố với trâu cái tuyển chọn lớn hơn 11,53 – 19,04% so với lô trâu đực đại trà với trâu cái đại trà, nghé cái cao hơn tờ 9,91 – 19,82. [...]... Văn Sánh (1996) Kh năng sinh trư ng, sinh s n, cho s a th t c a trâu Murrah nuôi Sông Bé và k t qu lai t o v i trâu n i Lu n án PTS nông nghi p Mai Văn Sánh (2005), nh hư ng c a ch n l c àn trâu cái và s d ng trâu c có kh i lư ng l n làm gi ng n kh i lư ng sơ sinh và sinh trư ng c a nghé TC Chăn nuôi s 11, tr 8-9 Mai Văn Sánh, Nguy n Công nh và Tr nh Văn Trung (2008a), S d ng trâu c gi ng ngo i hình... ng trâu b , m n kh i lư ng nh hư ng c a trâu b i v i kh i lư ng nghé sinh ra l n hơn nh hư ng c a trâu m , chênh l ch v kh i lư ng nghé sơ sinh c a trâu b Ng ngo i hình to và trâu b i trà ngo i hình nh là 24,67 kg so v i 21,56 kg (3,11 kg), trong khi chênh l ch gi a kh i lư ng nghé c a trâu m tuy n ch n và trâu m i trà ch là 23,58 kg so v i 22,64 kg (0,94 kg), kh i lư ng lúc 60 tháng tu i c a trâu. .. m i trà ch là 23,58 kg so v i 22,64 kg (0,94 kg), kh i lư ng lúc 60 tháng tu i c a trâu b ngo i hình to và trâu b i trà là 400,82 và 370,16 kg; c a trâu m tuy n ch n và trâu m i trà là 389,85 và 381,14 kg Tương quan kh i lư ng gi a nghé v i trâu b là thu n, ch t ch (r = 0,50-0,76), gi a nghé v i trâu m cũng thu n nhưng h s tương quan th p hơn (r = 0,14-0,33) TÀI LI U THAM KH O Abeygunawardena, H.;... (2008a), S d ng trâu c gi ng ngo i hình to nh m c i t o t m vóc và kh năng sinh trư ng c a àn trâu a phương t i xã Ng c Sơn, Thanh Chương- Ngh An.T p chí khoa h c công ngh chăn nuôi Vi n chăn nuôi, s 15 năm 2008, tr24 Mai Văn Sánh, Tr nh Văn Trung, Nguy n Công nh và Nguy n Kiêm Chi n (2008b), Hi n tr ng àn trâu m t s a phương i di n cho các vùng trâu t t T p chí khoa h c công ngh chăn nuôi - Vi n chăn nuôi,... Dairy Research, 3(2): 87-90 Nguy n c Th c (1983), M t s c i m v sinh trư ng, cho th t s a c a lo i hình trâu to mi n B c và kh năng c i t o nó v i trâu Murrah Lu n án PTS khoa h c NN Nguy n Văn Thi n (1995), Di truy n h c s lư ng ng d ng trong chăn nuôi Nhà xu t b n Nông nghi p, tr 7 - 204 Nguy n Tr ng Ti n (1991), Giáo trình Chăn nuôi trâu bò Trư ng i h c NN I, Hà N i Tiwana, M.S., Arora, B.S., Bullar,... research and development project, Bangkok, Thailand, pp 26-35 Hà Phúc M ch (1985), M t s nh n xét bư c u v kh năng sinh trư ng c a trâu lai F1 Murrah x Vi t nam Khoa h c và k thu t nông nghi p, 1985, trang 424-426 Nguy n H i Quân, ng Vũ Bình, inh Văn Ch nh, Ngô oan Trinh (1995), Giáo trình ch n l c và nhân gi ng gia súc Trư ng HNN - Hà N i Mai Van Sanh, Nguyen Duc Thac, Dao Lan Nhi and R J Petheram (1995),... and Pakapun Skunmun (2002), Sustainable Smallholder Animal Systems in the Tropics Kasetsart University Press, Thailand Nguy n c Chuyên (2004), ánh giá th c tr ng và nghiên c u m t s bi n pháp k thu t nh m nâng cao kh năng sinh trư ng c a àn trâu nuôi t i huy n nh Hoá, t nh Thái Nguyên, Lu n văn th c s khoa h c nông nghi p Le ang anh, Chau Chau Hoang, Nguyen Kim Cuong, Pham Trong Nghia, Tran Van Chinh,... Aug., 1995, pp 90-93 Ly, L.V (1983), Characteristics of buffalo husbandry in Vietnam Buffalo Bulletin, 2: 6 Vũ Duy Gi ng, Nguy n Tr ng Ti n, Nguy n Xuân Tr ch và CTV (1999), Báo cáo k t qu th c hi n tài: i u tra ánh giá và nh hư ng phát tri n àn trâu mi n B c VN Intaramongkol, J.; S Topanurak and S Intaramongkol (1991), Factors influencing weaning weight in swamp buffalo and correction factors for adjusting... Perera, A N F and Perera, B M A O (1996) Development of intensive buffalo management systems for small holders in Homan settlement schemes in the dry zone of Sri Lanka Proceedings of the Second Asian Buffalo Association Congress Shangi-La Hotel Makati City, Philippines, October 9-12, 1996, p 63-75 Aleko Alexiev (1998), The water buffalo St Kliment Ohridski University Press, Sofia Bhuyan, D (1997), Studies... Tailor, S.P 1993, Indian Journal of Animal Sciences, 63:152-153 Zaman, G.U (1996), Genetic studies on swamp buffaloes Ph.D Thesis, Assam Agricultural University, Assam, India Ngư i ph n bi n: TS Vũ Văn N i và ThS Nguy n Thành Trung 12 . ĐỊNH - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 1 ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRÂU BỐ, MẸ ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA ĐỜI CON Nguyễn Công Định 1 , Mai Văn Sánh 2 và Trịnh. - Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng 11 Ảnh hưởng của trâu bố đối với khối lượng nghé sinh ra lớn hơn ảnh hưởng của trâu mẹ, chênh lệch về khối lượng nghé sơ sinh của trâu. nghiên cứu Xác định khối lượng và tăng khối lượng của trâu sinh ra qua các mốc tuổi. Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con. Phương pháp

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan