CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

20 404 0
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT  ĐỀ TÀI 1 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Hùng Sơn Nhóm sinh viên thực hiện : NHÓM 1 Mai Tiến Chung K104050821 Nguyễn Thanh Chương K104050822 Ngô Thị Mỹ Hạnh K104050836 Nguyễn Minh Hạnh K104050837 Trần Tuấn Kiệt K104050854 Lớp : K10405B Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2012. - 1 - DANH SÁCH NHÓM 1 - LỚP K10405B Môn: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ STT Họ và tên các thành viên MSSV 1 MAI TIẾN CHUNG K104050821 2 NGUYỄN THANH CHƯƠNG K104050822 3 NGÔ THỊ MỸ HẠNH K104050836 4 NGUYỄN MINH HẠNH K104050837 5 TRẦN TUẤN KIỆT K104050854 - 2 - - 3 - BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN THỜI GIAN HOÀN THÀNH GHI CHÚ 1 TÌM VÀ THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN Khái niệm, chức năng của thị trường và thị trường tài chính Chung, Chương 18/02/2012 (Thứ bảy) Đã hoàn thành Các cách phân chia, cấu trúc thị trường tài chính Mỹ Hạnh, Minh Hạnh, Kiệt 2 TỔNG HỢP NỘI DUNG, TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI Tổng hợp và trình bày trên word Mỹ Hạnh, Kiệt, Chương 20/02/2012 (Chủ nhật) Họp nhóm để cùng góp ý và Tổng hợp và trình bày trên powerpoint Minh Hạnh, Chung 21/02/2012 (Thứ hai) 3 THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Tiến Chung 23/02/3012 (Thứ tư) Họp nhóm để tập thuyết trình vào ngày 22/02/2012 (thứ ba) CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Phân loại căn cứ vào kì hạn luân chuyển vốn Mỹ Hạnh Phân loại căn cứ vào tính chất phát hành các công cụ tài chính Tuấn Kiệt Phân loại căn cứ vào cách thức huy động vốn Thanh Chương Phân loại căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường Minh Hạnh - 4 - MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 6 1.1. Khái niệm: Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà còn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính. Nhờ có thị trường tài chính, mà những người thiếu vốn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Những người có vốn dư thừa thay vì đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng để sản xuất ra hàng hóa, sẽ đầu tư qua việc mua các tài sản tài chính trên thị trường tài chính do những người có nhu cầu huy động vốn phát hành. Thuật ngữ “Thị trường tài chính” được sử dụng để phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khoán (tài sản tài chính) với các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,…) 6 1.2. Chức năng thị trường tài chính: 7 Gồm 5 chức năng: 7 2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 8 2.1. Căn cứ vào kì hạn luân chuyển vốn gồm có: 8 2.1.1. Thị trường tiền tệ (Money Markets) 8 2.1.2. Thị trường vốn (Capital Markets): 11 2.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn: 12 2.2. Căn cứ vào tính chất phát hành của các công cụ tài chính: 13 2.2.1. Thị trường sơ cấp - Thị trường cấp 1 (Primary Markets): 13 2.2.2. Thị trường thứ cấp - Thị trường cấp 2 (Secondary Markets): 15 2.2.3. Mối quan hệ, tác động qua lại giữa hai thị trường: 16 2.3. Căn cứ vào cách thức huy động vốn: 16 2.3.1. Thị trường nợ (Debt Markets): Là thị trường mua bán trao đổi các công cụ nợ trong đó công cụ nợ là công cụ làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ như trái phiếu tín phiếu hối phiếu, … 16 2.3.2. Thị trường vốn cổ phần (Equity Markets): Là phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ đi chi phi thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ). Cổ đông thường được thanh toán định kì lãi cổ phần và những cổ phần đó là những chứng khoán dài hạn vì chúng không có thời gian đáo hạn. 17 2.4. Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường: 17 - 5 - 2.4.1. Thị trường tập trung: 17 2.4.2. Thị trường phi tập trung: 17 3. KẾT LUẬN 19 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm: Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà còn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính. Nhờ có thị trường tài chính, mà những người thiếu vốn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Những người có vốn dư thừa thay vì đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng để sản xuất ra hàng hóa, sẽ đầu tư qua việc mua các tài sản tài chính trên thị trường tài chính do những người có nhu cầu huy động vốn phát hành. Thuật ngữ “Thị trường tài chính” được sử dụng để phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khoán (tài sản tài chính) với các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,…) Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các khoản vốn (ngắn hoặc dài hạn) thông qua các công cụ tài chính nhất định. Hoặc thị trường tài chính là nơi di chuyển vốn từ những người có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu về vốn. Nói cách khác, thị trường tài chính là nơi trao đổi, mua bán các công cụ hay sản phẩm tài chính. - 6 - Công cụ thị trường tiền tệ Tín phiếu kho bạc Hợp đồng mua lại CK Euro – Đô la Phiếu nợ Chứng chỉ tiền gửi Hối phiếu có NH chấp thuận Sơ đồ 1: Các công cụ (sản phẩm) tài chính 1.2. Chức năng thị trường tài chính: Gồm 5 chức năng:  Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người thừa vốn vì họ chi tiêu ít hơn thu nhập tới những người thiếu vốn vì họ muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ. Thị trường tài chính gián tiếp Thị trường tài chính trực tiếp Sơ đồ 2: Quá trình luân chuyển vốn tài chính Trong thị trường tài chính trực tiếp các chủ thể có vốn tiết kiệm nhàn rỗi trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn bằng cách mua các - 7 - Trung gian tài chính Vốn Những người cho vay - tiết kiệm + Hộ gia đình + Doanh nghiệp + Chính phủ + Người nước ngoài Vốn Những người đi vay - chi tiêu + Doanh nghiệp + Chính phủ + Hộ gia đình + Người nước ngoài Thị trường tài chính Vốn Vốn Vốn tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể có nhu cầu vốn phát hành thông qua các thị trường tài chính. Trong thị trường tài chính gián tiếp người cho vay và người đi vay giao dịch gián tiếp thông qua trung gian tài chính thông thường là các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng, …  Chức năng thứ hai của thị trường tài chính được thể hiện qua việc hình thành giá của các tài sản tài chính.  Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.  Chức năng thứ tư của thị trường tài chính là giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin cho các bên giao dịch.  Chức năng thứ năm của thị trường tài chính là ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ. Tóm lại, thị trường tài chính nâng cao năng suất hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho biệc mua sắm của họ tốt hơn. Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ cải thiện đời sống kinh tế của mỗi người trong xã hội. 2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Tùy theo các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại thị trường tài chính theo một số cách sau đây: 2.1. Căn cứ vào kì hạn luân chuyển vốn gồm có: 2.1.1. Thị trường tiền tệ (Money Markets) • Khái niệm: Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính trong đó chỉ mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm). Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Do vậy, khi thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn ngắn hạn mà thị trường tiền tệ đã cung - 8 - ứng một lượng tiền tệ cho các bên cần vốn nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán (cũng chính vì lý do này mà nó được gọi là thị trường tiền tệ). Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi (có thể là do chưa dùng tới hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lãi. Tuy nhiên, vì là đầu tư thời gian ngắn, đầu tư mang tính nhất thời nên những nhà đầu tư này quan tâm không nhiều tới mức lãi mà quan tâm hơn tới độ an toàn, tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương đối cao, nhưng lại thường có mức lợi tức thấp. Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính; còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng. • Các công cụ tài chính lưu thông trên thị trường tiền tệ hay hàng hóa của thị trường tiền tệ bao gồm: tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, kì phiếu, chứng chỉ gửi tiền, kì phiếu ngân hàng, khế ước cho vay. • Thị trường tiền tệ có một số đặc trưng sau đây: (1) Các công cụ thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm nên có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và hoạt động tương đối ổn định. (2) Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu là hoạt động tín dụng, do đó giá cả được hình thành thể hiện thông qua lãi suất tín dụng ngân hàng. • Cấu trúc thị trường tiền tệ: Bao gồm: + Thị trường tín dụng; + Thị trường liên ngân hàng; + Thị trường chứng khoán ngắn hạn; + Thị trường ngoại hối. Trong đó: - 9 - + Thị trường tín dụng bao gồm các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại gồm có hoạt động huy động vốn và cho vay vốn ngắn hạn. Gồm có: thị trường chính thức và không chính thức. Thị trường này hoạt động dựa vào hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức này sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và đem cho các tổ chức kinh tế, cá nhân khác vay lại nếu cần. Ví dụ như thông qua các trung gian tài chính như Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư ở nước ta tồn tại các tổ chức tín dụng như: các Tổ chức Tín dụng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị, các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, + Thị trường liên ngân hàng là thị trường hoạt động phục vụ cho các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả NHTW). Không phải lúc nào ngân hàng cũng luôn có đủ tiền để cho vay, không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được khách hàng để cho vay hết khoản tiền mà mình có. Vì thế sẽ phát sinh nhu cầu vay và cho vay giữa các ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động chính của mình là huy động vốn và cho vay vốn. + Thị trường chứng khoán ngắn hạn là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng và trao đổi các giấy tờ có giá ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, kì phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. + Thị trường ngoại hối (Exchange Markets): Thị trường này là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, vay và cho vay bằng ngoại tệ và các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ. Các công cụ của thị trường ngoại hối gồm có: hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng giao kì hạn (Forward), hợp đồng giao hoán đổi (Swap), các hợp đồng quyền chọn (Option), … Nhờ công cụ này mà thị trường ngoại hối có thể đáp ứng - 10 - [...]... huy động vốn, tính chất phát hành các công cụ tài chính, … Theo mối tiêu chi, người ta có thể phân loại thị trường tài chính thành thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường nợ, thị trường vốn cổ phần hay thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, thị trường tập trung và phi tập trung Tuy nhiên, dù được phân chia hay cấu trúc như thế nào, thị trường tài chính vẫn đóng vai trò là cầu nối giúp cho nguồn... người ta chia thị trường tài chính thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 2.2.1 Thị trường sơ cấp - Thị trường cấp 1 (Primary Markets): • Khái niệm: - 13 - Thị trường sơ cấp là nơi tập trung diễn ra quá trình mua bán lần đầu đối với các chứng khoán mới phát hành Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành Thị trường sơ cấp của chứng khoán là thị trường mà công... người sở hữu chứng khoán Thị trường này có thể gọi là thị trường tự do hay thị trường chợ đen Các thị trường này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển thị trường tài chính Tuy nhiên quy mô của chúng không lớn lắm độ rủi ro lại cao và chỉ có ý nghĩa tại các nước mới hình thành thị trường tài chính - 18 - 3 KẾT LUẬN Như vậy, thị trường tài chính được chia thành nhiều thị trường khác nhau tùy theo... tại thị trường sơ cấp thương không công khai - 14 - + Là thị trường bán buôn chứng khoán, hoạt động không liên tục 2.2.2 Thị trường thứ cấp - Thị trường cấp 2 (Secondary Markets): • Khái niệm: Thị trường thứ cấp, hay còn gọi là thị trường lưu hành chứng khoán, là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường. .. gồm: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty • Cấu trúc thị trường vốn: Bao gồm: + Thị trường tín dụng dài hạn; + Thị trường chứng khoán Trong đó: - 11 - + Thị trường tín dụng dài hạn gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính o Thị trường cho vay thế chấp là thị trường chuyên cho vay các món nợ dài hạn dùng để tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng Do thời hạn dài và thường... phận thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty 2.1.3 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế Do đó, các nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động qua lại + Lãi suất trên thị trường. .. sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ Đối với thị trường vốn, việc duy trì một lãi suất ổn định không thăng trầm quá đáng là cần thiết cho sự ổn định của thị trường Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiện đồng bộ xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh của một thị trường tài chính Những chứng khoán của thị trường tiền tệ... thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán 2.3 Căn cứ vào cách thức huy động vốn: Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được chia thành: 2.3.1 Thị trường nợ (Debt Markets): Là thị trường. .. 2.1.2 Thị trường vốn (Capital Markets): • Khái niệm: Là thị trường trao đổi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở lên) Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ tài chính. .. Vì vậy, nếu giá chứng khoán ở thị trường thứ cấp càng cao thì công ty phát hành sẽ nhận được tổng vốn đầu tư càng lớn - 15 - 2.2.3 Mối quan hệ, tác động qua lại giữa hai thị trường: Thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động, nó tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt . Đức Dy. 5. Tham khảo các trang điện tử: http://tailieu.vn/xem -tai- lieu /cau- truc- thi- truong- tai- chinh. 508647.html http://forum.ueh.vn/forum.php - 20 - . thành viên MSSV 1 MAI TIẾN CHUNG K1040508 21 2 NGUYỄN THANH CHƯƠNG K104050822 3 NGÔ THỊ MỸ HẠNH K104050836 4 NGUYỄN MINH HẠNH K104050837 5 TRẦN TUẤN KIỆT K104050854 - 2 - - 3 - BẢNG PHÂN CÔNG. K104050822 Ngô Thị Mỹ Hạnh K104050836 Nguyễn Minh Hạnh K104050837 Trần Tuấn Kiệt K104050854 Lớp : K10405B Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2 012 . - 1 - DANH SÁCH NHÓM 1 - LỚP K10405B Môn: LÝ

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:54

Mục lục

  • 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

  • 1.1. Khái niệm: Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà còn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính. Nhờ có thị trường tài chính, mà những người thiếu vốn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Những người có vốn dư thừa thay vì đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng để sản xuất ra hàng hóa, sẽ đầu tư qua việc mua các tài sản tài chính trên thị trường tài chính do những người có nhu cầu huy động vốn phát hành. Thuật ngữ “Thị trường tài chính” được sử dụng để phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khoán (tài sản tài chính) với các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,…)

    • 1.2. Chức năng thị trường tài chính:

    • Gồm 5 chức năng:

    • 2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

      • 2.1. Căn cứ vào kì hạn luân chuyển vốn gồm có:

        • 2.1.1. Thị trường tiền tệ (Money Markets)

        • 2.1.2. Thị trường vốn (Capital Markets):

        • 2.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn: 

        • 2.2. Căn cứ vào tính chất phát hành của các công cụ tài chính:

          • 2.2.1. Thị trường sơ cấp - Thị trường cấp 1 (Primary Markets):

          • 2.2.2. Thị trường thứ cấp - Thị trường cấp 2 (Secondary Markets):

          • 2.2.3. Mối quan hệ, tác động qua lại giữa hai thị trường:

          • 2.3. Căn cứ vào cách thức huy động vốn:

            • 2.3.1. Thị trường nợ (Debt Markets): Là thị trường mua bán trao đổi các công cụ nợ trong đó công cụ nợ là công cụ làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ như trái phiếu tín phiếu hối phiếu, …

            • 2.3.2. Thị trường vốn cổ phần (Equity Markets): Là phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ đi chi phi thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ). Cổ đông thường được thanh toán định kì lãi cổ phần và những cổ phần đó là những chứng khoán dài hạn vì chúng không có thời gian đáo hạn.

            • 2.4. Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường:

              • 2.4.1. Thị trường tập trung:

              • 2.4.2. Thị trường phi tập trung:

              • 3. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan