MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRỤC

3 163 0
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRỤC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRỤC 6.1. Chức năng và đặc điểm của đường cao tốc Đảm bảo cho ô tô lưu lượng lớn, lưu thông liên tục (dòng ô tô ít cản trở nhất ở các chỗ ra vào đường mà bất cứ vị trí nào trên đường), an toàn, nhanh chống và êm thuận. Ý tưởng thiết kế về mặt tổ chức giao thông giảm đến mức tối thiểu các giao cắt, các dòng xe đối đầu, các cản trở giữa xe chạy chậm và xe chạy nhanh, cản trở của dòng xe hai phía vào đường. Đồng thời tạo mọi tiện nghi tối đa cho xe có thể phát huy tốc độ gần đến mức tốc độ tính toán thiết kế Các đặc điểm của đường cao tốc. - Không cho phép xe đạp, xe gia súc, người đi bộ lưu thông trên đường; xe máy có động cơ chỉ được phép lưu thông thi có tốc độ 50km/h hay có dung tích 70cm 3 trở lên. - Bắt buộc phải có dải phân cách ở giữa, để mỗi chiều xe chạy tối thiểu phải có hai làn xe. - Mỗi chiều đều có bố trí chỗ dùng xe khẩn cấp - Áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế cao hơn và dọc tuyến bố trí đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở phục vụ… nhằm đảo bảo giao thông liên tục, an toàn, tiện nghi tối đa cho ngườ i sử dụng. - Hạn chế số các vị trí ra vào đường cao tốc - Tuyến đường cao tốc buộc phải đi ngoài phạm vi qui hoạch đô thị - Tại các chỗ ra vào đường cao tốc đều phải bố trí nút giao thông khác mức. Tuy nhiên việc xây dựng các nút giao thông khác mức liên thông rất tốn kém, nên một số chỗ nút giao thông có lưu lượng xe chạy chưa lớn trên đường cao tốc vẫn cho phép tồn tạ i nút giao thông cùng mức - Các chỗ giao nhau với các tuyến giao thông khác hoặc không được phép có liên hệ vào đường cao tốc, đều giải quyết bằng giao thông khác mức - Có xét đến việc bố trí các làn xe phụ leo dốc đối với xe chạy chậm. 6.2. Cấp, loại và vận tốc thiết kế, lưu lượng tính toán Cấp hạng đường cao tốc - Đường cao tố loại A (80, 100, 120km/h)(Freeway) phải bố trí nút giao thông khác mức ở tấ t cả các chỗ ra vào đường cao tốc, ở mọi chỗ đường cao tốc giao nhau với đường sắt, đường ống và các loại đường khác kể cả đường dân sinh. - Đường cao tốc loại B(60,80,100km/h): cho phép bố trí giao nhau bằng một số chỗ (trừ giao nhau ở đường sắt, đường ống), nếu lượng giao thông cắt qua đường cao tốc nhỏ và vốn đầu tư bị hạn chế. Tuy nhiên, tại các chỗ giao bằ ng phải thiết kế các biện pháp bảo đảm ưu tiên cho giao thông trên đường cao tốc và đảm bảo an toàn giao thông tại chỗ giao nhau. 6.3. Trắc ngang và các yếu tố trắc ngang của đường cao tốc Phần xe chạy - Phần xe chạy trên mỗi chiều có thể là 2, 3, 4 làn tùy theo lưu lượng tính toán. Ngoài ra đối với phần xe chạy có hai làn thì mỗi chiều có thể bố trí thêm làn xe phụ leo dốc rộng 3,5m trong các trường hợp - Ở các đ oạn có chỗ rà vào đường cao tốc, tức là các đoạn có bố trí làn chuyển tốc, thì phần xe chạy cũng được mở rộng thêm làn chuyển tốc rộng 3,5m và tại đó dải an toàn cũng được thu hẹp 0,5m. kết cấu áo đường trong phạm vi phần xe chạy phải có độ bền vững và độ tin cậy cao để giảm công việc sửa chữa trên đường cao tốc trong điều kiện xe chạy tấp nập, đồng thời phải đảm bảo có độ nhám đáp ứng tốc độ xe cao. Thường kết cấu này được mở rộng thêm về mối phía hai bên phần xe chạy ít nhất là một dải rộng e = 0,25m. nằm trong phạm vi các dải an toàn. Dải giữa: có dải phân cách và dải hai bên đường. Có chức nă ng tách hai chiều xe chạy, phòng ngừa xe chạy ngược chiều đâm nhau trong điều kiện tốc độ xe chạy cao - Dải an toàn nằm trong phạm vi dải giữa có tác dụng dẫn hướng và tác dụng khắc phục hiện tượng vỉa bảo đảm an toàn cho xe chạy Cấu tạo phần lề đường - Lề có chức năng bảo vệ phần đường xe chạy, tác dụng dẫn hướng an toàn ở mép phầ n xe chạy. Tăng tầm nhìn cho các đoạn nền đào trên đường cong; bố trí lan can phòng hộ và các thiết bị báo hộ Cấu tạo độ dốc ngang và độ dốc siêu cao. 6.4. Các trang thiết bị phòng hộ trên đường cao tốc Các thiết bị phòng hộ đảm bảo an toàn cho xe chạy như lan can phòng hộ, tường hộ, cọc tiêu, các tấm chắn pha đèn chống lóa mắt. Các trang thiết bị chỉ dẫn, tổ chứ c giao thông, các loại biển báo, biển chỉ vân vạch kẻ Các thiết bị chiếu sáng Các công trình bảo vệ và điểm tô môi trường như các công trình chống ồn, các dải cây xanh. Các cơ sở phục vụ dọc tuyến đường cao tốc gồm - Các trạm dừng xe nghỉ dọc tuyến - Các trạm phục vụ kỹ thuật và phục vụ trung chuyển - Các trạm thu phí đường - Các đ iểm phục vụ thông tin liên lạc. 6.5. Bố trí trạm phục vụ và nghỉ ngơi, trạm thu phí Cứ khoảng 15-25km, bố trí chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường, tại đây người đi bộ có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh và tự bảo dưỡng xe; do vậy vị trí có thể chọn xa đường từ vài chục mét, đến hàng trăm mét. Cứ khoảng 50-60km nên b ố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường, tại đây có khả năng cung cấp xăng dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn. Cứ khoảng 120km-200km bố trí 1 trạm phục vụ lớn; tại đây có khả năng phục vụ sửa chữa phương tiện tốt, cấp xăng, cấp dầu ngoài ra còn có thể tiếp đón người đi đường đến nhà ăn, khách sạn, văn phòng chỉ dẫn du lịch, chỉ dẫn trung chuyển, có thể xem xét phù hợp với đối tượng khách chiếm đa số và còn phải có chỗ đậu xe lâu Bố trí trạm thu phí: - Các điểm thu phí được đặt ở tất cả các nút giao nhau trên hệ thống các đường thông thường, từ đó xe sẽ qua nút lên đường cao tốc: hệ thống thu phí kép. - Trạm thu phí được chọ n đặt ở một số điểm thích hợp ngay trên đường cao tốc: hệ thống thu phí mở - Trạm thu phí được đặt ở các đầu đường cao tốc và phí đường được thu khoán gọn cả gói (lump sum fashion) - Trên toàn bộ mặt bằng của một trạm thu phí thường phải bố trí các công trình sau + Công trình phân làn xe và đặt một dải các chòi kiểm soát và thu phí các loại xe + Một vài chỗ đỗ xe lân cận để dừng xe cho cảnh sát giao thông kiểm soát + Nhà làm việc với các phòng cho các bộ phận quản lí, kế toán và lu giữ tiền, lưu giữ số liệu, kiểm tra thuế, kiểm tra giao thông, khu vệ sinh … đồng thời trang thiết bị thông tin liên lạc

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan