Các chỉ tiêu và nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp giấy Việt Nam

27 578 0
Các chỉ tiêu và nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp giấy Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời nói đầu Từ xa xưa, trước khi giấy viết ra đời, con người đã biết viết, biết vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung, thẻ tre, nứa, trúc, lá cọ, lụa, đồng, Ngày nay, người ta đã khẳng định một người Trung Quốc tên là Thái Luân sống vào đầu thời Hán chính là người đầu tiên phát minh ra giấy. Ông được người Trung Quốc tôn làm ông Tổ của nghề làm giấy. Theo một thư tịch cổ nước ngoài, nước ta đã có nghề làm giấy từ thế kỉ III (sau CN). Người Giao Chỉ thời đó đã biết dùng gỗ mật hương để chế tác thành một loại giấy bản tốt, gọi là giấy mật hương. Một tài liệu khác nói rằng: Khoảng năm 284 các lái buôn La Mã đã mua được hàng vạn tờ giấy mật hương của ta. Theo sách “Thập dị kí” của Vương Gia người Trung Quốc (thế kỉ IV) cũng cho biết: người Giao Chỉ đã biết làm giấy từ rong rêu lấy từ lòng biển, gọi tên là giấy Trắc Lí Giấy viết ra đời thực sự đánh dấu một bước phát triển cao của khoa học - kỹ thuật và đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh. Giấy là loại sản phẩm đặc biệt, phục vụ rộng rãi các lĩnh vực từ văn hoá, giáo dục, sản xuất công nông nghiệp đến những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Vì thế, đã có lúc người ta đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia qua lượng tiêu thụ giấy bình quân đầu người của nước đó. Vì vậy, các doanh nghiệp giấy đã trở thành một các doanh nghiệp được xã hội dành cho nhiều ưu đãi. Các doanh nghiệp giấy Việt Nam cũng vậy, cũng được Nhà nước dành cho rất nhiều ưu đãi và đã có một quá trình phát triển khá lâu dài. Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là một xu thế diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong cạnh 2 tranh đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, cũng như đối với từng các doanh nghiệp và từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng, các doanh nghiệp giấy Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trước hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp giấy sẽ làm gì để hạn chế điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của mình, làm gì để khắc phục những khó khăn, thách thức do quá trình hội nhập đặt ra, làm gì để tận dụng những cơ hội mà hội nhập đem lại và làm gì để biến những thách thức thành cơ hội cho chính mình? Điều đó chính là lý do thúc đẩy em tìm hiểu về năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp giấy Việt Nam để có thể đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Nguyễn Thị Hồng Thắm đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đề tài của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2010 3 Nội dung I. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 1.1. Các khái niệm về cạnh tranh Các doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên chịu sự chi phối hoạt động của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế này mọi người đều được tự do kinh doanh, đây chính là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập nhau như cạnh tranh giữa những người mua, giữa những người bán, giữa những người bán với người mua, giữa các nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài, Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh: Theo Krugman (1994), cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì không trước thì sau sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Trong khi đó P.Samuelson cho rằng “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”. Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002, định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: “khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”. Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, và quốc gia: “khả năng của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu 4 nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, tránh cạnh tranh bất hợp pháp dẫn đến làm tổn hại lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình. 1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Tóm lại có thể hiểu một các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nếu có “năng lực duy trì, mở rộng được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước”. 2. Các chỉ tiêu và nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp 3 câu hỏi cơ bản khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một các doanh nghiệp là: - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như thế nào ? - Những nhân tố nào thúc đẩy hay có đóng góp tích cực, còn những nhân tố nào hạn chế hay có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ? - Những vấn đề gì cần đặt ra cho chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh được tập trung vào 3 yếu tố đó là: sản lượng, tỷ suất lợi nhuận và thị phần. Sử dụng 3 chỉ tiêu này sẽ cho biết các doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh hay bị đẩy ra khỏi thị trường. Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. 5 Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cùng thu về một khoản lợi nhuận như nhau nhưng vẫn tồn tại các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khác nhau. Điều này được giải thích qua hệ số tỷ suất lợi nhuận khác nhau Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí Sản lượng là khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp có thể sản xuất trên dây chuyền công nghệ của mình trong 1 năm. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào năng suất sản xuất và nguồn lao động, nhu cầu thị trường. Sản lượng của các doanh nghiệp cũng cho ta thấy được quy mô sản xuất cũng như vị trí trên thị trường. Thị phần của 1 các doanh nghiệp có thể hiểu là phần mà các doanh nghiệp đó chiếm được trên một thị trường nào đó (trong hay ngoài nước ). Thị phần được xác định theo công thức sau: Thị phần = Doanh thu của các doanh nghiệp Doanh thu của thị trường 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp 2 chỉ tiêu trên là kết quả phức hợp của nhiều nhân tố: năng suất lao động, năng lực và trình độ công nghệ, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, giá cả, chất lượng và sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm Bản thân năng lực cạnh tranh lại chịu tác động của các nhân tố mà các doanh nghiệp hay Chính phủ có thể kiểm soát được hoặc kiểm soát được phần nào. Các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nhân tố như chiến lược phát triển, chủng loại sản phẩm, sử dụng công nghệ gì, đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển Chính phủ kiểm soát các nhân tố như môi trường kinh 6 doanh (thuế, lãi suất, tỷ giá), nghiên cứu và phát triển, đào tạo & giáo dục Các nhân tố như giá đầu vào, các điều kiện về cầu, môi trường thương mại quốc tế thì cả Chính phủ, các doanh nghiệp đều chỉ có thể kiểm soát được một phần. Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một nhân tố khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội. Năng suất lao động, trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp. Năng suất lao động, trình độ công nghệ yếu kém thì khó có thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Về nhân tố các yếu tố đầu vào, đây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên nhất và chi phí cho các yếu tố đầu vào nhỏ nhất. Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng và nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song song tồn tại cùng một lúc. Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các yếu tố đầu vào khác nhau, do đó, các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung ứng có mức giá thấp cũng như có dịch vụ cung ứng tốt. Tuy nhiên, để tránh tình trạnh có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọn cho mình một số nhà cung ứng trong đó có một nhà cung ứng chính. Điều này vô hình chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng có giá cao sẽ bị loại bỏ. Vì vậy tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp hay doanh nghiệp, vì chi phí nguyên vật liệu cũng nằm trong giá thành sản phẩm, chủ động được đầu vào đã tạo thuận lợi cho ta trước đối thủ cạnh tranh. Nhân tố giá cả hàng hoá, dịch vụ: Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người mua thoả thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng để đảm 7 bảo về lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của công cuộc cách mạng doanh nghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao. Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với bài toán này, doanh nghiệp khó giải nguy cơ thâm hụt lợi nhuận. Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn mức giá thị trường nói chung là không có lợi, nó chỉ sử dụng với các doanh nghiệp có tính độc quyền hoặc với các loại hàng hoá đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường, mỗi doanh nghiệp có các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cho từng thời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực cạnh tranh tốt và chiếm lĩnh ưu thế. Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong nền sản xuất của Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn 8 trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với doanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng đứng bên bờ phá sản. Sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm: Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là phần lớn những doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng luôn nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh. … II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Giấy Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy trong giai đoạn hiện nay 1.1 Sản lượng Để đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân ngày một nâng cao, từ năm 2000 đến năm 2008, sản lượng giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam tăng trưởng liên tục từ 408.000 tấn năm 2000 lên 1.310.000 tấn năm 2008. Năm 2000, tiêu thụ giấy bình quân đầu người là 7,6 kg, đến 2008 đã đạt 24 kg. Tuy nhiên, số lượng giấy nhập khẩu cũng không ngừng tăng, năm 2000 chỉ nhập 183.000 tấn thì 8 năm sau con số này đã gấp hơn 4 lần ( 740.000 tấn). Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2008 lượng giấy nhập khẩu các loại đạt 64,8 ngàn tấn với trị giá 59,24 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 6,45% về trị giá so với tháng 8/2008 nhưng so với tháng 9/2007 9 lại giảm 1,48% về lượng song lại tăng 26,46% về trị giá. Tổng lượng giấy nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2008 đạt 702.518 tấn với trị giá 579,1 triệu USD, tăng 15,55% về lượng và tăng 33,43% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2007. Năm 2000, các doanh nghiệp giấy thoả mãn được 69,04% nhu cầu giấy trong nước và xuất khẩu thì đến năm 2008, chỉ thoả mãn 63,90%. Có thể thấy rằng thị phần các sản phẩm giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam đã bị thu hẹp trên chính thị trường của mình, mặc dù sản lượng đã tăng một cách đáng kể. Qua bảng số liệu dưới đây, ta thấy thị phần giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam có xu hướng giảm so với giấy nhập khẩu. Điều đó có thể do 2 khả năng: - Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp giấy Việt Nam còn thấp không đáp ứng được nhu cầu trong nước - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy Việt Nam kém so với các doanh nghiệp giấy của các nước. Giá thành giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam cao, chất lượng trung bình và chủng loại giấy chưa phong phú, do vậy không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng giấy ngày càng cao về số lượng, chất lượng và đa dạng về chủng loại của thị trường trong nước. Về chủng loại giấy, hiện nay trên thế giới có hàng trăm chủng loại giấy khác nhau, thì các doanh nghiệp giấy chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy viết thông thường, giấy in báo, giấy bao gói và các tông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất lượng trung bình. Còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện - điện tử, giấy dùng cho sản xuất thuốc lá, các loại giấy lọc, giấy in tiền, giấy in tài liệu cần bảo mật, giấy bao gói chất lượng cao vẫn chưa sản xuất được. Công nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 Sản lượng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 10 [...]... được giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ quốc tế - Thị trường tiêu thụ giấy đang phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tăng sản lượng - Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp giấy cũng đã cho thấy hiệu quả Làm đầu ngành cho các doanh nghiệp sau đi theo - Nhà nước cũng đã quan tâm và rót vốn đầu tư cho các doanh nghiệp giấy. .. nghiệp giấy Việt Nam 1.3.3 Giá thành sản phẩm : Giá thành sản phẩm giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp Nguyên nhân của vấn đề này là do nhiều yếu tố như chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí tiền lương, quản lý cao, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến tiêu hao nhiên liệu lớn, năng suất thấp Với các doanh nghiệp sản xuất giấy từ giấy. .. rộng lưới là 4,15m, tốc độ 600-700m/phút thì tại Trung Quốc là 800.000 tấn /năm, chiều rộng là 10,4m và tốc độ 2.000m/phút Quy mô bình quân của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam là 22.583 tấn bột giấy/ năm và 40.678 tấn giấy/ năm Trong khi đó, các nước sản xuất bột giấy và giấy trong khối Đông Nam á, các nước đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp giấy Việt Nam có quy mô sản... cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp các doanh nghiệp giấy Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, không cách nào khác là doanh nghiệp phải gấp rút cải thiện công nghệ sản xuất, giải quyết 24 những vấn đề nêu trên Nên phát triển theo hướng tập hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ để liên doanh thành một doanh nghiệp lớn để cùng tồn tại và phát triển Sau đó, các doanh nghiệp này cùng chọn sản... cho các doanh nghiệp giấy Trong quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Giấy cần quan tâm tình hình thực tế của bản thân các doanh nghiệp giấy Việt Nam, vào tình hình thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, … thì chiến lược phát triển có thể đạt được kết quả tốt Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các doanh nghiệp giấy, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ 2 Về phía các doanh nghiệp. .. công suất - Qua nghiên cứu, có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy Việt Nam còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả kém dẫn đến 22 giá thành cao, chất lượng giấy thấp, chủng loại giấy không phong phú Vì vậy để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy cần nhiều giải pháp đồng bộ 23 III... - Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ, chưa tối ưu được năng suất sản xuất Vẫn còn hiện tượng lãng phí, chưa tận dụng được các phế phẩm - Giá thành nhập khẩu bột giấy vẫn còn cao, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm Làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp quốc tế 3.4 Nguyên nhân - Đã từ lâu nay, trong các doanh nghiệp giấy vẫn diễn ra một... cùng các tiêu chí khác như trình độ trang thiết bị và công nghệ được sử dụng để đánh giá sự phát triển của một các doanh nghiệp công 11 nghiệp Quy mô sản xuất lớn là điều kiện quan trọng cho việc áp dụng thiết bị và công nghệ sản xuất bột giấy và giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam được tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ bé so với quy mô của các nhà máy trong khu vực và thế giới Công nghệ sản xuất giấy. .. các loại sau: Sản phẩm giấy in, giấy viết: hiện nay các doanh nghiệp giấy chỉ có 3 Công ty sản xuất giấy in, giấy viết có chất lượng tương đương với sản phẩm cùng loại của khu vực là Công ty Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, và Công ty Giấy Đồng Nai Một loạt các Công ty khác trong và ngoài Tổng Công ty Giấy Việt Nam có sản xuất giấy in và giấy viết nhưng đều có chất lượng thấp chỉ đáp ứng yêu cầu hạn... 60% Khả năng rút ngắn thời hạn cam kết còn phải tuỳ vào năng lực sản xuất trong nước và nhiều yếu tố an sinh xã hội khác Từ khi có quyết định về thuế nhập khẩu giấy như đã nói trên, giấy từ Trung Quốc (nơi có lượng giấy tồn đọng lớn nhất thế giới) đã vào Việt Nam qua hai ngả thẳng từ Trung Quốc và từ các cơ sở sản xuất ở các nước ASEAN, giấy từ các nước khác Kim ngạch nhập khẩu giấy của Việt Nam trong . tranh các doanh nghiệp 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp 3 câu hỏi cơ bản khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một các doanh nghiệp là: - Năng lực cạnh tranh. doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nếu có năng lực duy trì, mở rộng được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước”. 2. Các chỉ tiêu và nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh. của các doanh nghiệp giấy Việt Nam còn thấp không đáp ứng được nhu cầu trong nước - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy Việt Nam kém so với các doanh nghiệp giấy của các nước. Giá

Ngày đăng: 17/05/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Về nâng cao chất lượng

  • Về đa dạng hoá sản phẩm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan