CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992

57 832 1
CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam - một dân tộc anh dũng đã bước qua cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự ngạc nhiên và khâm phục của bạn bè thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Đức Bảo, giảng viên Luật Hiến pháp, trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong việc nghiên cứu đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội, gia đình và bạn bè đã dìu dắt, động viên em trong suốt những năm học qua cũng như trong quá trình em hoàn thành bài khóa luận. CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B MỤC LỤC Chương I 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.2 1.3. Chương II 2.1 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.2.5. MỞ ĐẦU Khái quát chung về chế độ kinh tếchính sách kinh tế Khái niệm về kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế Khái niệm kinh tế Khái niệm chế độ kinh tế Khái niệm chính sách kinh tế Phân biệt chế độ kinh tếchính sách kinh tế Vai trò của chính sách kinh tế Chính sách kinh tế của Nhà nước theo HP 1992 Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn Cơ sở lý luận Cơ sở pháp lý Cơ sở thực tiễn Chính sách phát triển kinh tế Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được bình đẳng với nhau trước pháp luật. Các chính sách kinh tế đối ngoại : Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 01 03 03 03 04 05 05 06 08 08 08 10 12 13 15 19 20 20 21 CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. 2.3.4. 2.3.5. Chương III 3.1. 3.2. Chính sách đối với từng thành phần kinh tế. Đối với kinh tế nhà nước Đối với kinh tế tập thể Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân Đối với kinh tế tư bản nhà nước Đối với kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài Thực tiễn thực hiện và giải pháp, phương hướng. Thực tiễn thực hiện. Phương hướng, giải pháp. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 22 26 27 31 33 37 37 46 53 CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa GDP: Tổng thu nhập quốc dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B MỞ ĐẦU Việt Nam - một dân tộc anh dũng đã bước qua cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự ngạc nhiên và khâm phục của bạn bè thế giới. Song, công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho nước ta tụt hậu xa về mọi mặt từ kinh tế - văn hóa - đời sống xã hội… so với các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên toàn thế giới nói chung. Nền kinh tế đó đã tạo ra tình trạng lạm phát, sự khan hiếm hàng hoá, nạn tham nhũng, suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên, cùng hàng loạt những tiêu cực khác. Từ những thực trạng nói trên việc đưa ra một chính sách mới để cải thiện và phát triển nền kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu và nghèo khó so với các nước trên thế giới là vô cùng cấp bách. Vì vậy, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (Nghị quyết số 51/2001/QH10) đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản về chính sách kinh tế. Nền kinh tế nước ta được hoạch định theo hướng xóa bỏ cơ chế quản lý quan liêu, tập trung, bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo đó, một loạt văn bản luật ra đời dựa trên tinh thần Hiến pháp 1992 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… đã góp phần quan trọng, tích cực thể chế hóa chủ trương, đường lối được đưa ra tại các kỳ Đại hội Đảng, qua đó xây dựng một nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập trên toàn cầu. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài: “Chính sách kinh tế của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 1992” cho khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm đáp ứng nhu cầu cả về lý luận và thực tiễn hiện nay đối với chính sách kinh tế của nhà nước ta. Đề tài nhằm mục đích hướng tới tìm hiểu những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của nhà nước được quy định trong Hiến pháp 1992 nói chung và các văn bản pháp luật ban hành theo tinh thần Hiến pháp 1992 nói riêng, bao gồm chính sách chung và các chính sách đối với từng thành phần kinh tế cụ thể. CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B Qua đó, xem xét, kiểm nghiệm trên thực tế để rút ra phương hướng khắc phục sai lầm, phát huy ưu điểm, tiến tới xây dựng những chính sách kinh tế ngày càng phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, chế độ kinh tếchính sách kinh tế. Các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước được sử dụng rộng rãi làm cơ sở pháp lí cho các vấn đề có liên quan đến nội dung của khóa luận. Các công trình nghiên cứu, các bài viết của các học giả cũng được tham khảo và kế thừa có chọn lọc. Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê kết hợp với khảo sát thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về chế độ kinh tếchính sách kinh tế. Chương II: Chính sách kinh tế theo Hiến pháp 1992. Chương III: Thực tiễn thực hiện và phương hướng giải pháp. Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ KINH TẾCHÍNH SÁCH KINH TẾ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B 1.1. Khái niệm về kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế Để tìm hiểu về chế độ kinh tếchính sách kinh tế, trước hết cần làm rõ các khái niệm có liên quan như kinh tế, chế độ, chính sách… 1.1.1. Khái niệm kinh tế: Phạm trù kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều cách định nghĩa và lý giải khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ học Việt Nam, kinh tế là “Tổng thể nói chung những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, phát triển kinh tế”. Ví dụ: sự phát triển kinh tế; nền kinh tế quốc dân. Kinh tế được hiểu là cách thức sản xuất để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nếu hiểu kinh tế là cách thức tổ chức sản xuất đặc trưng cho một giai đoạn nhất định trong lịch sử hay một quan hệ sản xuất xã hội thì “Kinh tế là tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”. Ví dụ: kinh tế phong kiến; kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hiểu kinh tế dưới góc độ động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội: “Kinh tế có liên quan đến lợi ích vật chất của con người. Sử dụng đòn bẩy kinh tế để phát triển sản xuất”. Kinh tế tiếp cận dưới góc độ là hiệu quả sản xuất kinh tế “Có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra”. Từ điển “Từ và Ngữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lân lại tiếp cận kinh tế dưới góc độ từ loại (danh từ, từ Hán Việt). Kinh: sửa trị, tế: cứu giúp. Kinh tế là “Toàn bộ hoạt động nhằm sản xuất ra của cải vật chất và trao đổi, phân phối sử dụng những của cải đó trong xã hội loài người”. Nói đến kinh tế (tính từ) là nói đến hiệu quả (Tốn ít mà có hiệu quả). Còn câu ngạn ngữ “kinh bang tế thế” (Hán Việt: kinh: sửa trị; bang: nước; tế: cứu; thế: đời) có nghĩa là dựng nước giúp đời. Từ các cách tiếp cận trên đây, dưới góc độ sản xuất chúng ta có thể hiểu kinh tế là cách thức, tài nghệ của con người nhằm cải biến, chiếm lĩnh của cải tự nhiên để thoả mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn. Phạm trù kinh tế có nguồn gốc xuất hiện từ khi con người ra đời và biết sản xuất, kinh tế đã từng tồn tại qua các giai đoạn phát triển khác nhau với các hình thức tên gọi khác nhau: kinh tế tự cấp tự túc, CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Còn xem xét dưới góc độ tính chất sản xuất gắn với quy mô sản xuất có kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế công xã nguyên thủy, kinh tế chiếm hữu nô lệ, kinh tế phong kiến, kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế xã hội chủ nghĩa… Còn nếu gắn với sở hữu tư liệu sản xuất tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm có: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước…Nói chung, kinh tế là một thuật ngữ phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau: - Về mặt danh từ, kinh tế là tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định hoặc là tổng thể nói chung những họa động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất. - Về mặt tính từ, kinh tế là những hoạt động có liên quan đến lợi ích vật chất của con người hay có tác dụng mang lại hiệu quả lớn. Tóm lại, kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. 1.1.2. Khái niệm chế độ kinh tế • Khái niệm chế độ: Theo Từ điển luật học, chế độ được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, là hệ thống các quy định pháp luật cần phải được tuân thủ trong một quan hệ xã hội xác định nhằm đạt được mục đích nhất định. Thứ hai, là tổng thể các quy tắc cần phải tuân theo trong sinh hoạt đối với các đối tượng khác nhau, như chế độ tập luyện, chế độ ăn uống… Trong trường hợp này, từ chế độ được hiểu theo nghĩa thứ nhất. • Khái niệm chế độ kinh tế: Là chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về kinh tế liên quan đến việc xác định mục đích, chính sách của nền kinh tế, phương hướng phát triển nền kinh tế, quy định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.[5]. 1.1.3. Khái niệm chính sách kinh tế CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B • Khái niệm chính sách: Là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (theo Đại từ điển tiếng Việt). • Khái niệm chính sách kinh tế: Là chính sách và biện pháp kinh tếNhà nước áp dụng trong một giai đoạn hay thời kỳ lịch sử nhằm đạt được những mục đích, yêu cầu kinh tế - chính trị nhất định. Chính sách có thể mang tính chất đường lối, chiến lược lâu dài, có thể có tính chất sách lược ngắn hạn.[5]. Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa đường lối xây dựng kinh tế của Đảng, quy định một loạt nội dung chính sách kinh tế mới của Nhà nước. 1.2. Phân biệt chế độ kinh tếchính sách kinh tế Chế độ kinh tế là một chế định quan trọng của ngành luật Hiến pháp Việt Nam, bao gồm: - Mục đích, phương hướng phát triển kinh tế. - Các chính sách kinh tế của Nhà nước. - Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. - Các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Như vậy, chính sách kinh tế là một bộ phận của chế độ kinh tế, có vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện của đất nước. Mặt khác, xét về yếu tố thời gian, chính sách kinh tế thường chỉ được tính toán trong một giai đoạn nhất định, và giai đoạn đó thông thường không kéo dài. Trong khi đó, chế độ kinh tế được hoạch định trong một thời gian dài, mang tính chất ổn định. Có thể nói, chế độ kinh tế bao trùm lên chính sách kinh tế và gồm nhiều chính sách kinh tế khác nhau. Các chính sách kinh tế được xây dựng nối tiếp tạo nên chế độ kinh tế của một nhà nước, một chính quyền. 1.3. Vai trò của chính sách kinh tế • Thể hiện quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước. CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B Nhà nước thực hiện vai trò lãnh đạo toàn xã hội thông qua các chức năng: chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng… Chỉ có nhà nước là chủ thể duy nhất có đủ năng lực về tài chính và quyền lực tối cao có thể thực hiện những nhiệm vụ trên. Để thực hiện chức năng kinh tế, nhà nước phải đề ra kế hoạch, chiến lược, sách lược cụ thể, rõ ràng. Không thể có một nền kinh tế vững mạnh nếu không có một đường lối phát triển được hoạch định chu đáo, toàn vẹn. Vì vậy, cần có những chế độ kinh tế làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng kinh tế. Tuy nhiên, tình hình, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều thay đổi, do đó trong từng thời điểm, từng giai đoạn lịch sử cần phải có những chính sách kinh tế phù hợp. Ví dụ: Chính sách kinh tế trong thời kỳ từ 1954 - 1975 của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là xây dựng kinh tế XHCN ở miền Bắc, huy động sức người, sức của chi viện cho miền Nam; đối với miền Nam là sản xuất song song với chiến đấu giành độc lập toàn vẹn cho dân tộc. Chính sách kinh tế này là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, đất nước bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc đã được giải phóng, miền Nam vẫn nằm trong sự thống trị của Đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền bù nhìn Việt Nam cộng hòa. Không thể tách rời hai miền Nam Bắc, mục đích cao nhất mà toàn dân hướng tới là giành độc lập, thống nhất, non sông thu về một mối, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu cao cả ấy, miền Nam phải có lương thực, vũ khí để chiến đấu. Trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, bị kìm kẹp đủ bề quân và dân miền Nam không thể đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực, vật lực. Vì vậy, miền Bắc có nhiệm vụ là trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam chắc tay súng. Hai nhiệm vụ cùng nhằm hướng tới một mục tiêu. Do đó, không thể thực hiện đồng thời một chính sách kinh tế ở hai miền khác nhau với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Chính sách kinh tế trong thời kỳ trên là bước vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin của Đảng và Nhà nước ta. • Định hướng cho sự phát triển của đất nước. Sự phát triển của một nhà nước được tính trên cả hai phương diện: kinh tế và xã hội, nhà nước chỉ được coi là hoàn thiện khi có một nền kinh tế phát triển CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 10 [...]... đặt ra là chính sách kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cần phải được sửa đổi Mục đích của chính sách kinh tế của Nhà nước được xác định là “làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản... phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước [21] CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 26 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B Mức độ hấp dẫn đầu tư của thị trường một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chính sách pháp luật của nhà nước sở tại,... tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội thì kinh tế nhà nước còn bao hàm các tổ chức, cơ quan do nhà nước đầu tư và quản lý về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao… Vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước là một trong những đặc trưng riêng có CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 28 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B của nền kinh tế. .. 2005, Luật Thương mại 2005… Các văn bản pháp luật trên là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động của các công ty, doanh nghiệp tư nhân… phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với chính sách kinh tế của nhà nước và định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường 2.3.4 Đối với kinh tế tư bản nhà nước CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 36 LÊ THỊ... chữa, bổ sung ở Chương II quy định CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 15 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B về Chế độ kinh tế Trong 15 điều ở Chương II của Hiến pháp 1992 thì có tới 10 điều hoàn toàn mới so với Hiến pháp 1980, 5 điều còn lại được sửa đổi cơ bản Về mặt pháp lý, Hiến pháp 1992 đánh dấu bước chuyển đổi nền kinh tế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung,... triển của hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân 2.3.3 Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng ta coi kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân có vị trí quan trọng, lâu dài Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Phát CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992. .. tinh thần cơ bản của những khái quát do Đại hội Đảng đã nêu ra và đặc biệt nói rõ được mô hình kinh tế tổng quát ở nước ta trong thời kỳ quá độ Đại hội chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 14 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B quy luật của kinh tế thị trường... lý luận, pháp lý và thực tiễn của chính sách kinh tế CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 12 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B 2.1.1 Cơ sở lý luận: văn kiện Đại hội Đảng Đại hội Đảng VI (12/1986) đã thổi luồng gió mới vào đời sống kinh tếnước ta Đại hội đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của thực trạng yếu kém của nền kinh tế nước ta, chỉ ra: “Ngày nay đã... hơn, có lợi hơn cho Nhà nước, cho tập thể và cho mỗi người lao động Bên CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 29 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B cạnh đó, cũng như bất kỳ một thành phần kinh tế nào, kinh tế nhà nước cũng phải tôn trọng và làm theo pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái Trong sự phát triển của mọi nền kinh tế vấn đề cân đối giữa... sinh và kinh tế gia đình Như vậy, trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, chính sách kinh tế của Nhà nước ta được xác định là chính sách “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN” Đây là cơ sở quan trọng để ban hành CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 16 LÊ THỊ THU HÀ – LỚP HC31B nhiều văn bản luật cụ thể hóa, chi . sách kinh tế Phân biệt chế độ kinh tế và chính sách kinh tế Vai trò của chính sách kinh tế Chính sách kinh tế của Nhà nước theo HP 1992 Cơ sở lý luận, pháp. trò của chính sách kinh tế • Thể hiện quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước. CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan