Vận dụng trò chơi vào giảng dạy một số bài Đọc văn lớp 10

28 585 0
Vận dụng trò chơi vào giảng dạy một số bài  Đọc văn lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sau nhiều cố gắng trong công cuộc đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, nhưng vẫn còn nhiều điều khiến những người có trách nhiệm đối với ngành, với đất nước phải băn khoăn, trăn trở. Nền giáo dục nước ta hiện nay vẫn còn nặng về thi cử, khoa bảng, coi trọng giáo dục kiến thức mà coi nhẹ rèn luyện kỹ năng, với nội dung giảng dạy “ổn định, đơn điệu”. Mục tiêu dạy và học vẫn là để thuộc bài, nhớ bài và sao chép lại tri thức. Trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông Lê Lai, tình trạng “thầy đọc trò chép” cũng vẫn còn phổ biến. Giáo viên ở đây còn nặng về thuyết trình, áp đặt, nhồi nhét, độc thoại một chiều. Người học thì chưa chủ động, chưa tích cực, tinh thần sáng tạo chưa cao, thói quen tự suy nghĩ, tự tìm tòi, chủ động giải quyết vấn đề còn rất hạn chế. Cách dạy đó đi ngược lại với bản chất của văn chương, đi ngược lại với nguyên tắc dạy học, tách học sinh - người đọc ra khỏi tác phẩm, làm cho học sinh không có dịp đối diện với văn bản, do đó không có thói quen tự mình khám phá văn bản và tất nhiên đánh mất luôn năng lực tự học của các em. Vì thế, học sinh thờ ơ, lãnh đạm với văn chương, nhất là văn chương trung đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 10; các em thấy chán ghét môn Văn, thậm chí… ghét luôn cả giáo viên dạy Văn. Và trong các kỳ thi, thì điểm số môn học này thường không cao và đã có không ít bài văn dở khóc dở cười. Trong khi đó, một giáo viên dạy Ngữ văn giỏi phải là người biết tổ chức cho học sinh hoạt động. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Muốn vậy giáo viên phải biết lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm môn học, phải biết tổ chức cho học sinh những hoạt động học tập thú vị, hấp dẫn và có hiệu quả để vừa phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, vừa rèn luyện được thói quen, khả năng tự học, Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn của học sinh, vừa tạo được niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập cho các em, đồng thời đạt được mục tiêu bài học. Để khắc phục tình trạng này, theo tôi, không còn cách nào khác là giáo viên phải đổi mới cách dạy, học sinh phải đổi mới cách học, trong đó vận dụng trò chơi vào dạy - học môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông Lê Lai nói chung và chương trình Ngữ văn lớp 10 nói riêng là một giải pháp khả thi và có hiệu quả. Việc tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ Văn là một cách tổ chức dạy học tích cực, nó góp phần quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu của chương trình. Vì những lí do như trên, tôi đã quyết định: “Vận dụng trò chơi vào dạy học một số bài Ngữ Văn lớp 10 tại trường THPT Lê Lai” nhắm nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ Văn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Phương pháp dạy học và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi phương pháp dạy học trên cơ sở cải tiến hoàn thiện các phương pháp cũ, vận dụng những phương pháp mới, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại, các phương tiện truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu giáo dục của nhà trường và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12/1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4/1999). Điều 28.2 trong Luật Giáo dục (2005) đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông thực hiện theo các yêu cầu sau: - Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. - Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp. - Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực, dân chủ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau. - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn đời sống. - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. - Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị họăc do giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. - Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thì việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh có một vai trò hết sức quan trọng. 2. Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy học hướng tới phát huy tính tích Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào phát huy tính tích cực của người dạy. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: - Dạy học tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học để người học có thể học tập suốt đời. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá của trò. - Tăng cường khả năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, khả năng của học sinh, tối ưu các điều kiện hiện có. Sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học hiện đại khi có điều kiện. - Giáo viên: thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn. Những phương pháp dạy và học tích cực: Vấn đáp, đàm thoại; dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy và học hợp tác nhóm nhỏ; dạy và học theo dự án; đóng vai; dạy và học thông qua việc tổ chức trò chơi… 3. Đặc điểm bộ môn Ngữ Văn: Môn Ngữ Văn ở nhà trường là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và bản chất của nó là môn dạy đọc văn chứ không phải đơn thuần là giảng văn hay phân tích văn học. Mục tiêu của chương trình Ngữ Văn ở nhà trường THPT là đào tạo cho học sinh năng lực nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là yêu cầu đọc văn và làm văn, đảm bảo năng lực tự học sau này. Dạy Văn là dạy cho học sinh phương pháp đọc, kỹ năng đọc, năng lực đọc để học Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com sinh có thể đọc - hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc - hiểu văn mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Người dạy văn không phải chỉ giảng cho học sinh nghe, đọc cho học sinh chép lại cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương do mình khám phá, cảm nhận mà phải biết “biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của học sinh” (TS. Hồ Ngọc Đại), phải “trả tác phẩm về cho học sinh” (TS. Nguyễn Quang Trung). Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ. Vì thế, sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành đã lấy nội dung đọc - hiểu văn bản là chính và đọc - hiểu đó trước hết là hoạt động của học sinh. Một giáo viên dạy Ngữ Văn giỏi phải là người biết tổ chức cho học sinh hoạt động. Vận dụng trò chơi là một cách dạy học tích cực vào giảng dạy sẽ góp phần quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu của chương trình Ngữ Văn ở nhà trường THPT. II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI Tại trường trung học phổ thông Lê Lai, giáo viên bộ môn Ngữ Văn đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng trên thực tế giảng dạy Ngữ Văn nói chung và việc giảng dạy Ngữ Văn 10 nói riêng, nhiều giáo viên vẫn quen với cách dạy “giảng văn” truyền thống nên họ vẫn nói tới việc tích cực hoá hoạt động của học sinh một cách chung chung như một nguyên tắc mà không tổ chức cho các em hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức, hầu hết giáo viên vẫn truyền đạt kiến thức một chiều mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học, cách suy nghĩ, cách giải quyết các vấn đề một cách thông minh, độc lập, sáng tạo. Giáo viên vẫn “đọc” thay, “hiểu” thay cho học sinh rồi giảng giải tràn lan, liên tục, “nói mất phần trò”, áp Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com đặt cách cảm, cách hiểu của mình cho học sinh, mà coi nhẹ việc đào tạo năng lực tự đọc cho các em. Thầy chỉ thưởng thức văn chương hộ rồi giảng lại cái hay, cái đẹp cho trò chép mà chưa coi trọng các cảm thụ, thể nghiệm, lý giải chủ quan của học sinh để từ đó nâng trình độ của học sinh lên trình độ khoa học. Giáo viên vẫn soạn bài để thuyết giảng là chủ yếu, câu hỏi đưa ra cho học sinh (nếu có) thì tuỳ hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống và chỉ là bước đệm cho lời giảng của giáo viên mà thôi. Thành thử đọc tác phẩm học sinh thấy “hay” cũng là “hay” của thầy, ”đẹp” cũng là “đẹp” của thầy, rồi vui - buồn, yêu - ghét, xúc động… đều “mượn” của thầy và phải theo thầy. Một số giáo viên đã có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, đặt câu hỏi. Tuy nhiên, chừng ấy chưa đủ để giờ học sôi nổi, hứng thú. Đây lại chính là điều rất cần trong giờ dạy Ngữ Văn. Mặt khác, trường trung học phổ thông Lê Lai là một trường miền núi, lực học của học sinh hầu hết rất yếu. Minh chứng cho điều này là điểm xét tuyển của các em khi vào trường rất thấp, nếu các em không có điểm liệt (điểm 0) thì được đậu vào trường. Vì vậy, có nhiều em khi đậu vào lớp 10 điểm môn Ngữ Văn chỉ đạt 0,25 hay 0,5. Đại đa phần các em chỉ đạt điểm dưới trung bình. Trong mỗi khóa học những em đạt điểm 5 trở lên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó bộ môn Ngữ Văn yêu cầu học sinh ít nhiều phải có tư chất, có năng khiếu, ít nhất cũng phải là ham học, ham đọc, ham tìm tòi, nhất là đối với văn thơ trung đại, một mảng văn thơ khá xa lạ với các em về tư tưởng, văn hóa, ngôn ngữ Từ thực trạng trên, ta thấy nếu cả giáo viên và học sinh đều có những hạn chế mà chúng ta không chịu tìm tòi, tổ chức tiết học cho tốt thì giờ dạy Văn học trung đại sẽ trở nên khô khan, thiếu hứng thú, kém hiệu quả. Bởi vậy, thiết nghĩ vận dụng được các trò chơi trong giờ Đọc văn lớp 10 sẽ phần nào tạo được không khí thoải mái, tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học bài và Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com giúp các em tiếp nhận kiến thức tốt hơn. Tiết học nhờ vậy sẽ có không khí dân chủ, thân thiện hơn. III. NHỮNG LƯU Ý KHI VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỌC VĂN LỚP 10 1. Khái niệm trò chơi: Trò chơi không chỉ là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí đa dạng của con người mà đó còn vai trò giáo dục hết sức to lớn. Qua trò chơi, người chơi không chỉ được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như một phương pháp dạy học hữu hiệu. 2. Đặc điểm của vận dụng trò chơi trong giảng dạy Ngữ văn lớp 10: - Các trò chơi trí tuệ với sự tham gia tích cực của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy học. Vì vậy, yêu cầu cốt yếu khi vận dụng nó, giáo viên phải sáng tạo ra được các trò chơi và tổ chức thực hiện tốt các trò chơi đó. - Vai trò của học sinh được đẩy lên hàng đầu, trong đó hoạt động thảo luận, hợp tác trong nhóm chơi, đội chơi từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc quá trình chơi là hoạt động cốt lõi. - Giáo viên có vai trò vừa là người biên soạn, vừa là người viết kịch, vừa là tổng đạo diễn, vừa là diễn viên, vừa là kỹ thuật viên, vừa là giám khảo, vừa là cố vấn, vừa là người dẫn chương trình, vừa là một giáo viên bình thường trên lớp… - Khâu chuẩn bị (đối với cả giáo viên học sinh) có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. - Các phương tiện dạy và học (sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, máy vi tính và projector, máy chiếu hắt, băng hình, băng cassette, Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com tranh ảnh, giấy khổ to, bảng con, bút dạ, kéo cắt, băng keo, các đồ dùng dạy học tự làm khác…) được sử dụng nhiều và phát huy tối đa tác dụng. 3. Mục tiêu của việc vận dụng trò chơi trong giảng dạy Ngữ Văn: 3.1. Về nhận thức: Giúp học sinh có cơ hội nắm vững kiến thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua các trò chơi trí tuệ. 3.2. Về kỹ năng: - Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, tự đọc, đặc biệt là biết tư duy, biết tự cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. - Rèn luyện cho học sinh năng lực học tập theo nhóm, kỹ năng tranh luận, phát biểu trước đám đông, kỹ năng xử lý tình huống…để khi ra trường có thể chịu được áp lực của môi trường sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể làm việc độc lập, đồng thời có khả năng thích ứng với môi trường học tập ở cấp học cao hơn 3.3. Về thái độ: Giúp học sinh: - Cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, hứng thú trong việc học. - Thấy gắn bó, yêu thích môn học và sự học. - Thấy được những giá trị của hoạt động tập thể đối với bản thân. 4. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi trong giảng dạy giờ Đọc văn lớp 10 4.1. Yêu cầu chung: Ở cấp 2, 3, các trò chơi thiên về tư duy, đòi hỏi phức tạp hơn. Trong giờ Đọc văn, cái đích cuối cùng của trò chơi sẽ xoay quanh tri thức và kĩ năng văn học, ngôn ngữ. Giáo viên cần xác định rõ mục đích chơi; chọn những bài học có khả năng tổ chức trò chơi (thường là những tiết ôn tập, bài khái quát về tác giả, bài tìm hiểu tác phẩm ) Trò chơi phải phù hợp quỹ thời gian, điều kiện thực tế của lớp học. Nên tổ chức trò chơi trong một khoảng thời gian nhất định trong tiết học như phần củng Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com cố kiến thức cuối giờ đối với bài Đọc- hiểu tác phẩm, hoặc sau mỗi phần đối với bài khái quát, bài về tác gia văn học, bài ôn tập không nên tổ chức hết cả tiết để đảm bảo đúng yêu cầu của một giờ dạy văn. Trong cả năm học, có thể áp dụng nhiều trò chơi khác nhau, tránh để lặp đi lặp lại gây nhàm chán. 4.2. Yêu cầu đối với giáo viên: - Lựa chọn trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, tạo được hứng thú, phấn khởi với người chơi, phù hợp với đối tượng chơi, số lượng người chơi, nội dung bài học, thời lượng cho hoạt động, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học. Đồng thời phải đạt được hiệu quả giáo dục. - Giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng nội dung giảng dạy và cách tổ chức trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết, kiểm tra công tác chuẩn bị của các đội chơi cũng như các thiết bị máy móc, kỹ thuật hỗ trợ, đồng thời phải biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết để không bị bất ngờ. Giáo viên phải nghiên cứu kỹ, nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của từng trò chơi để khai thác hết các khía cạnh tích cực của nó. - Giáo viên với tư cách là người dẫn chương trình phải tự tin; mềm dẻo; chân tình, thân thiện, vui tươi, hài hước; biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động; biết đảm nhận nhiều vai trò khác nhau: người tư vấn, người xúc tác, người nghe, người thầy, người bạn…; luôn chú ý lắng nghe và tỏ thái độ quan tâm, tôn trọng , khuyến khích, động viên, biểu dương học sinh; khi bắt lỗi và cho điểm phải khách quan, chính xác, công bằng. Câu hỏi giáo viên sử dụng trong các phần chơi phải đa dạng, trọng tâm, then chốt, có tình huống, phù hợp với trình độ của học sinh, thu hút được sự chú ý, kích thích hứng thú tìm tòi của học sinh, buộc học sinh phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình, đồng thời đảm bảo tính hệ thống, có khả năng tích hợp và kết nối kiến Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com thức của bài học. Ngôn ngữ trong câu hỏi phải trong sáng, rõ ràng; Những thiết bị kỹ thuật đa phương tiện nên sử dụng hợp lý. - Người dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi; khuyến khích học sinh phát huy sáng kiến trong phạm vi luật của trò chơi. 4.3. Yêu cầu đối với học sinh: - Học sinh phải có tài liệu học tập, tài liệu tham khảo; có ý thức học tập cao và sẵn sàng hợp tác. Để thực hiện tốt tiết học, giáo viên cần hướng dẫn trước cho học sinh chuẩn bị bài học ở nhà thật kĩ, lưu ý các em phần trọng tâm bài học. - Mỗi học sinh, mỗi nhóm chơi cần đưa ra những nguyên tắc chung, thống nhất mà mọi người đều đồng ý. Mỗi thành viên trong đội chơi cần phải làm quen với cách thức hoạt động của cả đội. - Mỗi thành viên phải luôn cố gắng liên tục phát biểu những ý kiến, đặt ra những câu hỏi hay đưa ra những giải pháp; luôn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như hiểu biết của mình về vấn đề đang thảo luận với cả đội; cố gắng để hiểu ý kiến, quan điểm của các thành viên khác, không chỉ trích người khác nếu người đó đưa ra một quan điểm trái ngược với mình hoặc mình không đồng ý; không ngại hỏi những điều mình chưa biết hoặc thắc mắc; phải thể hiện tinh thần hợp tác hết mình với cả đội từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc bài học, tuyệt đối không “ăn theo”, không phụ thuộc, dựa dẫm vào các thành viên khác trong đội. - Trước mỗi phần chơi, học sinh phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi, có quyền yêu cầu người dẫn chương trình phổ biến lại nếu chưa rõ. Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc 10 [...]... lên lớp – Lớp 10 (Sách giáo viên) MỤC LỤC STT Nội dung 1 A – ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận của đề tài 2 Thực trạng giảng dạy Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Lê Lai 3 Những lưu ý khi vận dụng trò chơi vào giảng dạy một số bài Trang 1 2 2 4 5 đọc văn lớp 10 4 Tổ chức trò chơi trong giảng dạy một số bài đọc văn 8 lớp 10 5 Kết quả kiểm nghiệm 6 Những ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng. .. 5-6 Số bài % Điểm 7 -10 Số bài % 6 13 18 39,1 22 47,9 1 2,1 16 34 30 63,9 22 Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com VI NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỌC VĂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI: Qua một quá trình giảng dạy và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc vận. .. tiết dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT Lê 25 Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Lai thông qua việc vận dụng trò chơi vào giảng dạy một số bài Đọc văn lớp 10 Mỗi hình thức tổ chức dạy học vừa có kỹ thuật riêng vừa chịu sự chỉ đạo của một lý thuyết nhất định Trên thực tế không có cách dạy học nào là tối ưu Vận. .. tối ưu Vận dụng trò chơi trong dạy học Ngữ Văn cũng vậy Vì thế, khi vận dụng nó vào giảng dạy ngoài sự dũng cảm và lòng nhiệt tình nghề nghiệp, giáo viên cần phải hết sức linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn, máy móc và nên kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực khác để giờ dạy Ngữ văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và đạt kết quả cao 2 Đề xuất: Việc vận dụng trò chơi vào giảng dạy đại trà...Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com - Tham gia các phần chơi với tâm lý vui tươi, thoải mái, nhiệt tình hết mình; trong quá trình chơi phải thể hiện rõ tinh thần giao lưu, học hỏi, không nên quá coi trọng thắng thua IV TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỌC VĂN LỚP 10: 1 Trò chơi “Tích luỹ”: 1.1 Chuẩn bị: * Giáo viên: Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi và... học: - Lớp 10A3: Không vận dụng trò chơi trong giờ học: Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có hứng thú tìm hiểu bài, kiến thức hời hợt, chưa sâu, một số em không tập trung và có biểu hiện chán học - Lớp 10A4: Vận dụng trò chơi trong giờ học: Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, có hứng thú trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích môn học Sau khi dạy. .. khi hỏi câu hỏi về từ (hoặc cụm từ) hàng ngang tiếp theo - Trò chơi này nên áp dụng nhiều đối với các dạng bài: Tổng quan văn học, khái quát văn học giai đoạn, tác gia văn học, ôn tập văn học giai đoạn - Giáo viên có thể vận dụng trò chơi cho phần tạo tâm thế- giới thiệu bài mới hoặc phần củng cố bài học, cũng có thể tổ chức giữa giờ 3 Trò chơi “Đối mặt” 3.1 Chuẩn bị: * Giáo viên: 15 Trương Thị Lan... học: Lớp Sĩ số Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL 46 11 10A3 (đối chứng) 10A4 (thực nghiệm) 47 25 2 So sánh kết quả bài kiểm tra: % SL % SL % 23,5 15 32,5 20 44 53 17 36 5 11 Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng chúng tôi cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra 90 phút (đề thi gồm 2 phần: trắc nghiệm – 3 điểm và tự luận – 7 điểm) Lớp 10A3 (đối chứng) 10A4 (thực nghiệm) Số bài 46 47 Điểm 0-4 Số bài %... và vận dụng kiến thức để tham gia các trò chơi, do được sống và nghiệm sinh vào tác phẩm nên học sinh có thể nắm bắt bài học vừa rộng, vừa sâu và kiến thức được lưu giữ lâu trong trí nhớ - Vận dụng trò chơi đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi, xây dựng những trò chơi vừa lý thú, vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong quá trình chơi Do... em”… 3.3 Một số lưu ý khi vận dụng: - Trò chơi này có thể tổ chức ở đầu tiết học- phần tạo tâm thế, hoặc có thể tổ chức ở phần cuối tiết học- phần củng cố Và có thể vận dụng ở các bài giảng 16 Trương Thị Lan - Giáo viên trường PTTH Lê Lai - Ngọc Lặc Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com văn: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, Ca dao hài hước, bài Ôn tập văn học . thân thiện hơn. III. NHỮNG LƯU Ý KHI VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỌC VĂN LỚP 10 1. Khái niệm trò chơi: Trò chơi không chỉ là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thoả mãn nhu. tích cực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như một phương pháp dạy học hữu hiệu. 2. Đặc điểm của vận dụng trò chơi trong giảng dạy Ngữ văn lớp 10: - Các trò chơi trí tuệ với sự tham gia. tổ chức trò chơi trong giảng dạy giờ Đọc văn lớp 10 4.1. Yêu cầu chung: Ở cấp 2, 3, các trò chơi thiên về tư duy, đòi hỏi phức tạp hơn. Trong giờ Đọc văn, cái đích cuối cùng của trò chơi sẽ

Ngày đăng: 16/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan