một số kinh nghiệm khi giảng dạy văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT

34 727 0
một số kinh nghiệm  khi giảng dạy văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Hiện nay, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa gắn liền với đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học bên cạnh những thuận lợi , nhiều cái được cũng cò không ít khó khăn, lúng túng , bỡ ngỡ, khi dạy một số tác phẩm thuộc thể loại văn bản mới như văn bản nhật dụng ở chương trình trung học phổ thông. Để tháo gỡ khó khăn đó, trong từng tiết dạy mỗi giáo viên thường phải tìm tòi, cùng với sự vận dụng sáng tạo kiến thức tiếp thu từ những đợt chuyên đề của Bộ, của Sở Giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Môn ngữ văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Về phía học sinh Nghị luận xã hội đã được học ở cấp trung học cơ sở, nhưng khi phải trình bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com hội…thì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này. Nguyên nhân vì sao? Khác với nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã được học trước và thiên về cảm xúc, thì nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận và lý lẽ; chính vì vậy mà kiểu bài này ít gợi được sự hứng thú ở học sinh. Thật ra ở sách giáo khoa và sách giáo viên đều có phần hướng dẫn phương pháp làm bài khá cụ thể. Nhưng dù có áp dụng theo cách hướng dẫn làm bài ấy, nhiều học sinh cũng thấy rất khó khăn khi viết - viết mươi dòng đã hết ý! Đó là vì các em thiếu một phần vô cùng quan trọng: kiến thức văn hóa và vốn sống. Vậy kiến thức này lấy ở đâu? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tự học, tự đọc, tự thu thập kiến thức của học sinh. Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều đơn giản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại học sinh rất nghèo vốn kiến thức xã hội, văn hóa. Vì vậy, học sinh cần phải được giáo viên định hướng, nắm bắt những kiến thức cơ bản để làm tốt văn nghị luận xã hội. 2. Về phía giáo viên Việc cung cấp kiến thức cho học sinh là điều rất khó vì số tiết quy định trong chương trình có giới hạn. Tư liệu về nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên cũng ít thuận lợi trong việc soạn giảng. Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạy nghị luận xã hội để đồng nghiệp tham khảo 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com PHẦN HAI: NỘI DUNG I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đây là những kiến thức giúp các em làm tốt văn nghị luận xã hội. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đề bài, giáo viên sẽ có sự ứng dụng linh hoạt. Riêng với chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên có điều kiện thời gian thuận lợi để đi sâu, rộng hơn ở từng đơn vị kiến thức. I.1. Những khái niệm cơ bản I.1.1. Xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, xã hội là hình thái sinh hoạt của cộng đồng loài người. Hình thái xã hội luôn luôn phát triển, gắn với sự phát triển của loài người. Marx đã định nghĩa : “Xã hội - bất cứ hình thức nào cũng là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa người và người”. Như vậy, xã hội do cộng đồng người hình thành, và sự tác động lẫn nhau giữa cộng đồng này sinh ra sự phát triển xã hội. Trong lịch sử , cộng đồng người đã phát triển từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc đến dân tộc. Hiểu theo nghĩa hẹp, cộng đồng xã hội chính là những cộng đồng nghề nghiệp chính trị, tôn giáo, văn hóa…trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia. I.1.2. Chính trị Ngày nay, chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. (Từ điển bách khoa Việt Nam). 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com I.1.3. Bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa là cái riêng, cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa. Văn hoá Việt có bản sắc riêng trong mối quan hệ với các nền văn hóa khác. Bản sắc này hình thành từ chính thực tế địa lý, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt và quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác (Trung Hoa, Ấn Độ). Văn hóa Việt giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt) I.1.4. Môi trường Hiện nay thế giới đang đứng trước một loạt khó khăn, trong đó có 5 cuộc khủng hoảng lớn là dân số. lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng lớn này đều liên quan rất chặt chẽ với môi trường. Nói một cách đơn giản, môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. Môi trường tự nhiên là tổng thể các nhân tố tự nhiên như: bầu khí quyển, nước, thực phẩm, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt trời… Môi trường nhân tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường nhân tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên nên môi trường nhân tạo bị môi trường tự nhiên chi phối, và ngược lại, nó cũng ảnh hưởng nhiều tới môi trường tự nhiên. I.2. Những mối quan hệ giữa con người với cuộc sống 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com I.2.1. Quan hệ với thế giới tự nhiên: Ngươi Việt Nam yêu thiên nhiên, yêu những thắng cảnh hùng vĩ, mĩ lệ của non sông đất nước và cũng yêu cảnh vật gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàng ngày (cây cỏ, hoa lá, chim muông…). Đó là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước. I.2.2. Quan hệ với quốc gia, dân tộc Đặc diểm cơ bản của dân tộc Việt Nam là cuộc đấu tranh gần như liên tục và quyết liệt để giành độc lập và bảo vệ độc lập. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự hào dân tộc, sẵn sàng xả thân để bảo vệ độc lập tự do dân tộc, quá khứ anh hùng thêm sức mạnh cho hiện tại. Ngày nay, giặc ngoại xâm không còn nhưng tinh thần đấu tranh của dân tộc vẫn được phát huy để chống cái ác, cái xấu, cái tiêu cực… I.2.3. Quan hệ với xã hội Người Việt yêu hòa bình, chuộng công lý, tôn trọng những giá trị nhân văn. Tư tưởng nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt, chịu ảnh hưởng những giá trị nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; biểu hiện qua lối sống “thương người như thể thương thân”; qua những nguyên tắc đạo lý, thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người, khẳng định quyền sống quyền hạnh phúc; lên án những thế lực tàn bạo; đề cao phẩm chất tài năng của con người. I.2.4. Quan hệ với bản thân Giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa, yêu gia đình, làng xóm, quê hương; sống theo đao lý làm người mang tính truyền thống của dân tộc, hướng thiện, giàu tinh thần lạc quan. 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com I.3. Các nguồn tư tưởng khác Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là những tôn giáo có ảnh hường mạnh nhất đến văn hóa truyền thống và đời sống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Phần này chúng ta chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính ảnh hưởng chứ không đi sâu tìm hiểu về cội nguồn hoặc lịch sử phát triển của các tôn giáo này. Học sinh cần nắm một số kiến thức cơ bản, để khi gặp những đề bài có liên quan các em sẽ làm bài đúng hướng và sâu sắc hơn. (Ví dụ: Thế nào là “tiên học lễ, hậu học văn”?, “Công, dung, ngôn, hạnh” có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện đại?, Ý kiến của anh, chị về quan niệm “đời là bể khổ”. “Cần, kiệm, liêm, sỉ” là gì? Những đức tính ấy có còn giá trị với con người hiện đại? ) I.3.1. Nho giáo Khái lược những tư tưởng về luân lý, đạo đức liên quan dến đời sống thực tế của con người trong xã hội mà người đời thường gọi là lễ giáo, Nho phong… Dù ở thời hiện đại nhưng trong quan hệ giữa người với người, những quan niệm nhân sinh của Nho giáo như : Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đạo cha con, tình thầy trò…vẫn còn có ý nghiã tích cực . *Những khái niệm cơ bản : - Tam cương: ba giềng mối kết hợp cá nhân để tạo nên một xã hội có trật tự. Đó là: + Quân thần cương: Vua phải xứng đáng làm giềng mối để muôn dân nương tựa. Bề tôi (dân chúng) phải trung thành với vua. 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com + Phụ tử cương: Đạo cha con. Cha phải xứng đáng để con cái nương tựa; con cái phải hiếu thảo với mẹ cha. + Phu thê cương: Đạo vợ chồng. Người chồng phải xứng đáng để vợ nương tựa, Vợ có bổn phận phải chung thủy với chồng. - Ngũ luân: năm cách ăn ở cho hợp với nhân luân, tức đạo làm người: + Vua tôi: Vua hiền, tôi trung. + Cha-con: Cha từ, con hiếu. + Vợ- chồng: Chồng xướng, vợ tùy. + Anh-em: Anh nhường, em kính. + Bằng hữu: Tin nhau, giúp nhau. - Ngũ thường: năm đức tính thiết yếu hằng ngày mà mỗi cá nhân phải trau dồi để thực hiện tốt trong cuộc sống. Đó là: + Nhân: Yếu tố cơ bản của tình cảm. Đó không chỉ là lòng thương người, thương mình, khoan dung độ lượng mà còn là đạo làm người. + Nghĩa: Cư xử cho đúng phép với tất cả mọi người. Trong hành xử, nghĩa thường kèm theo lợi, bởi vậy mà cần suy nghĩ chín chắn, chọn cái nghĩa làm đầu. + Lễ: Sự cúng tế và tôn kính trời-thần, và cũng là nghi thức phải áp dụng khi giao tiếp với người khác. + Trí: Dùng sự hiểu biết và kinh nghiệm để xét người, xét sự vật trước khi hành xử. 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com + Tín: Thành thật với mình, với người để gây được lòng tin ở người khác. - Tam tòng: Ba điều phải theo: + Tại gia tòng phụ: Khi còn ở nhà, phải theo sự dạy dỗ của cha mẹ. + Xuất giá tòng phu: Khi lấy chồng, phải làm tròn nhiệm vụ của người vợ. + Phu tử tòng tử: Chồng chết thì phải thủ tiết nuôi con để giữ gìn phẩm hạnh cho mình và cho con. - Tứ đức: Bốn đức tính cần học cho thuần thục lúc còn ở nhà với cha mẹ để chuẩn bị đi lấy chồng: + Công: Khéo léo trong công việc nội trợ + Dung: Vẻ mặt hiền hậu, dịu dàng. + Ngôn: Nói năng nhỏ nhẹ, nghiêm trang. + Hạnh: Tính tình thuần hậu, kín đáo. I.3.2. Đạo giáo Cũng như Nho giáo, Đạo giáo là nguồn tư tưởng lớn ảnh hưởng đến đời sống người Việt xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức trung đại. Đạo giáo cao siêu, thâm viễn. Giáo viên chỉ cần nói khái lược về thuyết vô vi, lối hành xử đúng theo bản tính tự nhiên, sống theo chân tính tự nhiên của con người; thú tiêu dao, an nhiên tự tại, biết đủ, không tranh giành, xong việc thì rút lui, lấy đức báo oán, yêu tất cả mọi người, không nô lệ dục vọng… Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn gọi là Chử Tổ Đạo. 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com I.3.3. Phật giáo Dù được du nhập vào nước ta sau Nho giáo và Đạo giáo nhưng Phật giáo lại ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân bởi sức hòa đồng, hướng thiện, phù hợp với tinh thần người Việt. Giáo lý Phật giáo có sức mạnh vô hình ngăn chặn những hành động xấu xa, có hại cho con người, cho xã hội. Đó là: quan niệm nhân quả, nghiệp báo, ác giả ác báo; khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch; từ bi cứu khổ, yêu thương đồng loại, giàu lòng vị tha… II. NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN ĐỂ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI II.1. Những thao tác cơ bản II.1.1. Giải thích - Yêu cầu đặt ra Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ. - Công việc cụ thể Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy. Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào? Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước: - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói (giải thích). - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (tại sao?). - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn? (để làm gì). II.1.2. Chứng minh - Yêu cầu đặt ra Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc. - Công việc cụ thể Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất. 10 [...]... đồng II.2.3 Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 2.3.1 Đề tài Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học 2.3.2 Cấu trúc triển khai tổng quát: - Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu... ở đội tuyển học sinh giỏi và các lớp luyện thi đại học khối C, khối D + Kết quả: - Khoá học 2008 - 2011: lớp Ban khoa học xã hội (50 học sinh) thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng 90% (45 học sinh) - Khoá học 2009-2012: Đội tuyển học sinh giỏi môn văn tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tinh đạt 8 giải/ 10 học sinh tham dự trong đó có 1 giải nhì, ba giải 3 và 4 giải khuyến khích Một học sinh được tham... đời sống văn hóa Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa những giá trị này để tạo nên sự hài hòa bình ổn trong đời sống văn hóa Chính vì thế, văn hoá Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản Cùng với rèn luyện kĩ năng, việc cung cấp kiến thức cho học sinh như đã nêu trên là rất cần thiết để học sinh có thể làm tốt văn nghị luận xã hội Rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận xã hội là rèn luyện cho học sinh. .. viên có điều kiện tham khảo, học tập Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí cho học sinh để các em photo những văn bản cần thiết trong quá trình tự học TƯ LIỆU THAM KHẢO 1 Nghị luận xã hội (Phan Trọng Luận) 2 Nghị luận xã hội (Bùi Thức Phước) 32 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 3 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12 và sách giáo viên Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12... dẫn học sinh tự viết theo nhiều kiểu dạng đề nghị luận xã hội khác nhau hoặc viết theo chủ đề về các mảng xã hội, chính trị, văn hoá, - Tăng cường kiểm tra, chấm trả bài thường xuyên, nhận xét rút kinh nghiệm cho tường bài làm của từng học sinh III.2 Tổ chức thực hiện và kết quả + Tổ chức thực hiện: - Tổ chức thực hiện ở các khối lớp, đặc biệt là các lớp Ban khoa học xã hội 29 Liên hệ: Nguyễn Văn. .. 2.2.3 Một số đề tham khảo Đề 1: 20 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Anh (chị) nghĩ gì về hiện tượng một số người chọn cách sống chỉ luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình? *Các ý chính: + Nêu hiện tượng: Trong xã hội ngày nay, có hiện tượng là một số người đã chọn cho mình cách sống chỉ luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình Họ lấy điều đó làm chính cho cuộc... tác lập luận và các bước triển khai những 31 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com luận điểm, luận chứng, luận cứ, áp dụng vào những đề bài cụ thể để có được những bài viết tốt nhất II KIẾN NGHỊ Hiện nay những tư liệu liên quan đến nội dung thuộc phạm trù khoa học xã hội nhân văn thì thư viện nhà trường còn rất thiếu Đề nghị thư viện bổ sung thêm sách mới để học sinh. .. được sau một quá trình dài nỗ lực học tập Có học vấn con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân mình + Luận bàn về kinh nghiệm học tập và giá trị của học vấn: - Học vấn là con đường tiếp thu kiến thức của nhân loại, để học tập có hiệu quả chúng ta phải đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian… - Trong đó, sự nỗ lực của bản thân là điều quan trọng Sự nỗ lực đó thể hiện nghị lực và... bỏ) Sau đó, ta bình luận mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống II.2 Các dạng nghị luận xã hội II.2.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đaọ lý 2.1.1 Đề tài - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống ) - Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính khi m tốn ) - Về... Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com - Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện) 2.3.3 Một số đề tham khảo: Đề 1: Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), anh (chị) hãy bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người *Các ý chính: - Những ấn tượng về cuộc sống gia đình trong . năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây,. hungtetieu1978@gmail.com hội thì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này. Nguyên nhân vì sao? Khác với nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã được học trước và thiên về cảm xúc, thì nghị luận xã hội yêu. thức xã hội, văn hóa. Vì vậy, học sinh cần phải được giáo viên định hướng, nắm bắt những kiến thức cơ bản để làm tốt văn nghị luận xã hội. 2. Về phía giáo viên Việc cung cấp kiến thức cho học sinh

Ngày đăng: 16/05/2015, 14:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan