Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

73 1.8K 18
Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối

1 Lời nói đầu Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, vớisố những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước. Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại. Lời cảnh báo này đã được nhắc tới không phải một lần trong hội nghị thượng đỉnh G- 20 hồi tháng 4 vừa qua tại London. Tuy nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đây có thể nói là một công cụ kinh tế mang tính chính trị sâu sắc. Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyền càng bất chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trấn an người dân. Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo hộ mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. 2 Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng, nhất là EU Hoa Kỳ, hai tác nhân chính duy trì sự sôi động của nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu lí thuyết, thực tế rút ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam là mục đích chính của người viết khi chọn đề tài: “Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới một số kiến nghị cho Việt Nam” Do những hạn chế nhất định về mặt thu thập nguồn số liệu mới chuẩn xác cũng như kỹ năng của bản thân người viết nên khóa luận này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu những số liệu về bảo hộ mậu dịch đến tháng 6 năm 2009, từ đó đưa ra một vài kiến nghị cho Việt Nam để đối phó với các loại thuế đối kháng. Bài khóa luận ngoài “Lời nói đầu” “Kết luận” bao gồm 3 chương chính: Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay Chương III: Những chính sách cấp thiết nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế 3 Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng 1. Tổng quan về bảo hộ mậu dịch 1.1. Khái niệm bảo hộ mậu dịch Bảo hộ mậu dịchmột khái niệm không xa lạ gì trong thương mại quốc tế. Trên thực tế không có một quốc gia nào tử bỏ việc bảo hộ một số ngành sản xuất nội địa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các hàng rào bảo hộ đang từ từ được gỡ bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại việc chu chuyển vốn trên phạm vi quốc tế. Tổ chức tương mại thế giới WTO các quốc gia thành viên đã không ngừng nồ lực minh bạch hóa giảm thiểu các biện pháp bảo hộ nhằm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định khả thi hơn. Tuy nhiên khủng hoảng toàn cầu 2008 đã làm dấy lên mối lo ngại về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia trong khủng khoảng đã không ngần ngại dựng nên những hàng rào bảo hộ nhằm mục đích nâng đỡ nền sản xuất trong nước, từ đó giảm thất nghiệp trấn an người dân. Đi ngược lại với lí thuyết thực tế về tự do mậu dịch, chủ nghĩa bảo hộ với nguy cơ làm trầm trọng hơn khủng hoảng thực sự là vấn đề làm thế giới phải quan tâm. Muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này, trước hết cần làm rõ khái niệm “Chính sách bảo hộ mậu dịch” 1.1.1. Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS. Bùi Thị Lý– NXB Giáo dục Việt Nam 2009: Chính sách bảo hộ mậu dịchmột hình thức trong chính sách thương mại quốc tế trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thì trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. 4 Mục đích của chính sách bảo hộ mậu dịchhỗ trợ, bảo vệ khuyến khích các ngành công nghiệp non trẻ đang gặp khó khăn, đảm bảo duy trì việc làm trong một số ngành cũng như đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ cấu kinh tế, tránh được những áp lực tác động xấu từ bên ngoài. 1.1.2. Theo “Britannica Concise Encyclopedia” Bảo hộ mậu dịch – Protectionism là những chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước chống cạnh tranh nước ngoài bằng thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu, hoặc những rào cản khác đối với nhập khẩu. Biện pháp bảo hộ chủ yếu là: Chính phủ đánh thuế, tăng giá của hàng nhập khẩu, làm cho chúng ít hấp dẫn khách hàng hơn so với giá rẻ hơn sản phẩm trong nước; áp hạn ngạch nhập khẩu, trong đó giới hạn số lượng hàng hoá có thể được nhập khẩu cũng là một cơ chế bảo hộ. 1.1.3. Từ khía cạnh thương mại: Bảo hộ mậu dịch là chính sách kinh tế hạn chế thương mại giữa các quốc gia, thông qua các phương pháp như thuế quan cho hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch hạn nhập khẩu một loạt các quy định khác của chính phủ được thiết kế để ngăn cản hàng nhập khẩu. Chính sách này đi ngược lại xu hướng toàn cầu hoá nỗ lực tự do hóa thương mại, nơi mà các rào cản thương mại được các chính phủ duy trì ở mức tối thiểu để luồng vốn quốc tế tự do di chuyển. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh các nền kinh tế sử dụng các chính sách với mục đích bảo vệ các doanh nghiệp công nhân trong nước bằng cách hạn chế hoặc điểu chỉnh thương mại với nước ngoài. Tuy nhiên, bảo hộ mậu dịch chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn cản hàng hoá nước ngoài xuất hiện tràn lan trên thị trường cạnh tranh với hàng nội địa. Về lâu dài, nó sẽ làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng, trong khi đồng thời bảo vệ các công ty trong nước không hiệu quả. 1.2. Thực tế về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh khủng hoảng 1.2.1. Lịch sử của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch 5 Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng phần lớn các chuyên gia kinh tế hiện đại đều thống nhất cho rằng, tương quan giữa những tác hại lợi ích của chủ nghĩa bảo hộ thương mại là 2:1, đồng nghĩa với biện pháp này có nhiều tác động xấu hơn gấp đôi so với những lợi ích nó mang lại cho từng quốc gia. Những chính sách kiểu như vậy sẽ làm thui chột tính chất cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Chưa kể chủ nghĩa bảo hộ thương mại còn được coi là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh. “Khi hàng hóa không thể vượt qua các biên giới thì quân đội sẽ giúp làm điều này” - chuyên gia kinh tế người Pháp Frederic Bastia trong thế kỷ XIX đã từng phát biểu như vậy. Thực tế cho thấy trong giai đoạn thế kỷ XVII XVIII, đã có không ít những cuộc xung đột giữa các cường quốc châu Âu xuất phát từ những chính sách bảo hộ thương mại của các chính phủ nước này. Ví dụ như cuộc chiến Anh - Hà Lan đầu tiên (1652-1654) nổ ra khi Quốc hội Anh thông qua đạo luật hàng hải, theo đó hàng hóa của châu Phi, châu Á, châu Mỹ chỉ có thể được đưa vào Anh trên những con tàu của Anh; còn hàng hóa châu Âu cũng chỉ được hạn chế chở bằng tàu của Anh vào nước này hoặc bằng đúng tàu của chính quốc gia xuất khẩu loại hàng đó. Còn những người chống lại chính sách thương mại tự do thì ngược lại gọi chủ nghĩa bảo hộ là biện pháp bảo vệ các nhà sản xuất. “Trong thương mại tự do, thương gia là một quý ngài, còn nhà sản xuất chỉ là một nô lệ” - phát biểu của tổng thống thứ 25 của nước Mỹ Wiliam McKinley - “Chủ nghĩa bảo hộ là quy luật tự nhiên, quy luật tự vệ, tự phát triển, là một phương pháp để đảm bảo cho một tương lai tốt hơn cho nhân loại…”. Cũng theo những người này, chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều giai đoạn lịch sử đã là nguyên nhân chính dẫn tới bùng nổ kinh tế cho nhiều quốc gia như Anh thời điểm trước năm 1850, Mỹ trong giai đoạn 1860-1914, Đức (1870-1914), Nhật (1950-1990)… Còn Anh do chuyển sang chính sách ủng hộ tự do thương mại từ năm 1860 đã nhanh chóng mất vị trí cường quốc hàng đầu về tay Mỹ, trước khi còn bị cả Đức vượt qua. 1.2.2. Khủng hoảng kinh tế 1930 Đạo luật Smoot - Hawley 6 Trong lịch sử, nền kinh tế hàng đầu thế giới như nước Mỹ đã không ngần ngại áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trênthế của “kẻ mạnh” chỉ vì những quyền lợi riêng của kinh tế trong nước. Tuy nhiên, không phải bao giờ những biện pháp đơn phương như vậy cũng đem lại hiệu quả, khi chúng thường gặp phải sự chống đối quyết liệt không những từ phía các quốc gia khác mà còn từ nhiều doanh nghiệp của chính nước Mỹ. Điển hình như trường hợp đạo luật Smoot - Hawley đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới. Bất đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi ngành nông nghiệp Mỹ rơi vào một giai đoạn khó khăn nghiêm trọng, ứng cử viên Herbert Hoover trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1928 đã hứa hẹn sẽ giúp đỡ các chủ trang trại Mỹ bằng cách tăng thuế đối với các hàng hóa nông nghiệp nhập khẩu. Ngay sau khi Hoover đắc cử, dự thảo về đạo luật này đã được giao cho thượng nghị sĩ Rid Smoot nghị sĩ Willis Hawley nghiên cứu soạn thảo. Tháng 5-1929, dự thảo đạo luật Smoot - Hawley được đưa ra điều trần trước quốc hội xuất hiện trên bàn của tổng thống để chờ ký ban hành. Tháng 9-1929, Nhà Trắng đã nhận tổng cộng 23 công hàm phản đối của các nước đối tác với Mỹ về dự thảo luật này. Chính phủ các nước này đều khẳng định sẽ nâng thuế đối với các hàng hóa xuất khẩu của Mỹ để trả đũa nếu Washington quyết định ban hành đạo luật trên. Chống lại đạo luật này còn có phần lớn các thương gia hàng đầu của nước Mỹ, khi tất cả đều lường trước được hậu quả từ những đòn trả đũa của các đối tác. Tháng 5-1930, đã có tổng cộng 1.028 nhà kinh tế của Mỹ cùng ký vào một lá đơn thỉnh cầu gửi lên Nhà Trắng vì đạo luật trên. Trùm tư bản về ô tô Henry Ford đã dành cả một buổi tối để tới Nhà Trắng thuyết phục Tổng thống Hoover không ký ban hành đạo luật mà ông này gọi là “một hành vi ngu xuẩn về kinh tế”. Còn Thomas Lamont - Giám đốc Ngân hàng Đầu tư J.P.Morgan khi đó - theo như lời chính ông, đã gần như phải quỳ xuống van nài người đứng đầu đất nước không nên đặt bút ký vào cái “đạo luật ngớ ngẩn” trên. Bản thân Herbert Hoover cũng tỏ ra chần chừ thực sự khi ông cho rằng, Smoot Hawley đã “đi quá xa” trong việc soạn thảo đạo luật. Nhưng cuối cùng tổng thống cũng phải đặt bút 7 ký do sức ép từ chính đảng Cộng hòa của mình, vốn từ trước đó luôn có khuynh hướng theo đường lối bảo hộ mậu dịch. Chính thức có hiệu lực vào ngày 17-6-1930, đạo luật Smoot-Hawley đã áp giá thuế tăng lên gấp đôi đối với hơn 20.000 mặt hàng nhập khẩu khác nhau. Hậu quả là hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1929-1933 đã giảm tới 66%, trong khi hàng hóa xuất khẩu cũng giảm tới 61%. Tính chung, tổng giá trị thương mại toàn cầu giai đoạn 1929-1934 đã giảm tới 66%. Dù không thể đổ hết lỗi về tình trạng suy thoái này cho đạo luật bảo hộ Smoot-Hawley nhưng chắc chắn nó đã gây ra những tác động hết sức tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới. 2. Các chính sách bảo hộ mậu dịch cơ bản hiện nay Một loạt các chính sách có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu bảo hộ. Chúng bao gồm: Thuế quan : Thông thường, thuế quanđược áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu trong các thị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp địa phương, . Hạn ngạch nhập khẩu : Để giảm số lượng thế làm tăng giá thị trường của hàng hóa nhập khẩu. Những ảnh hưởng kinh tế của hạn ngạch nhập khẩu là tương tự như thuế quan, ngoại trừ doanh thu thuế thu được từ thuế quan thay vào đó sẽ được phân phối cho những người nhận được giấy phép nhập khẩu. Rào cản hành chính: Các nước đôi khi sử dụng các quy tắc hành chính của họ (ví dụ liên quan đến an toàn thực phẩm , tiêu chuẩn môi trường, an toàn điện, …) như là một cách để tạo rào cản đối với hàng nhập khẩu. Thuế chống bán phá giá: Là biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa nước ngoài bán phá giá vào thị trường có thể gây ra cho các công ty địa phương nhiều thiệt hại. Trong thực tế, thuế chống bán phá giá thường được sử dụng như một hình thức áp đặt thuế quan đặc biệt với nước ngoài. Trợ cấp trực tiếp: Chính phủ trợ cấp bằng cách trao cho doanh nghiệp trong nước các hình thức thanh toán một lần hoặc các khoản vay giá rẻ khi họ 8 không thể cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu nước ngoài. Các khoản trợ cấp được dùng với mục đích "bảo vệ" người lao động, giúp doanh nghiệp trong nước thích nghi với thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu : Trợ cấp xuất khẩu thường được các chính phủ sử dụng để tăng xuất khẩu thông qua những ưu đãi về cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ giá ngoại tệ : Một chính phủ có thể can thiệp vào ngoại hối trên thị trường để hạ thấp giá trị của nội tệ bằng cách mua ngoại tệ trong thị trường ngoại hối. Làm như vậy sẽ tăng chi phí nhập khẩu giảm chi phí xuất khẩu, dẫn đến một sự thay đổi trong cán cân thương mại. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, vì nó sẽ rất có thể dẫn đến lạm phát trong nước, mà từ đó sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu giảm giá tương đối của hàng nhập khẩu. Trên thực tế, các biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong bối cảnh thương mại hiện nay trên thế giới là thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp chống bán phá giá. Trong đó thuế quan hạn ngạch nhập khẩu là bộ đôi chính sách phổ biến nhất. 2.1. Thuế quan 2.1.1. Khái niệm Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS. Bùi Thị Lý– NXB Giáo dục Việt Nam 2009: Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó đi qua lãnh thổ hải quan của một nước. 2.1.2. Tác động tích cực Thuế quan theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như: - Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. - Hướng dẫn tiêu dùng trong nước. 9 - Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. - Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. - Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. - Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. - Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v 2.1.3. Tác động tiêu cực 10 [...]... những chính sách này hay chính sách khác không phải vì chúng mang tính hợp lý, mà do có lợi cho họ trong từng trường hợp cụ thể Đó là lý do khiến những chính sách bảo hộ vẫn sẽ còn tiếp tục trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay 24 Chương 2: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 đã có những ảnh hưởng sâu xa đến thương... vào nền kinh tế thế giới đã làm cho khủng hoảng lan tỏa nhanh hơn có tác động tới tất cả các nền kinh tế, nhất là những nước có mức tự do hóa tài khoản vốn cao có độ mở lớn về kinh tế… Điều tất yếu xảy ra là các nước tìm cách đối phó với khủng hoảng kinh tế bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức khác nhau trong đó có khuyến khích xu t khẩu bảo hộ sản xu t trong nước, nhằm đảm bảo việc làm và. .. cố vai trò của khu vực tư nhân xã hội dân sự để mở rộng cơ sở kinh nghiệm các nguồn lực dành cho buôn bán phát triển 22 WTO cho rằng nhiệm vụ cấp thiết đối với Nhóm 20 nền kinh tế phát triển đang nổi (G-20) là phải nhanh chóng hình thành một chiến lược bứt ra khỏi chủ nghĩa bảo hộ cục bộ nhằm những biện pháp ứng phó khủng hoảng hiện nay đưa các thị trường thế giới trở lại hoạt động bình thường... giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xu t trong nước chỉ sản xu t một số lượng Qs ở mức giá thế giới Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd Qs) ở mức giá thế giới, ... niên đầu của thế kỷ này, cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn thế giới đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các thể chế kinh tế, các chính sách thương mại các xu hướng trong quan hệ kinh tế quốc tế Trong đó nổi lên vấn đề gây tranh cãi về chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong bối cảnh hiện nay 3.2 Nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng Nếu nói rằng toàn cầu hóa là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế... là không đúng Nhưng toàn cầu hóa có tác dụng làm cho khủng hoảng lan rộng hơn Khủng hoảng là biểu hiện có tính chu kỳ của nền kinh tế Cuộc khủng hoảng 19 lần nàythể có những điểm tương đồng với khủng hoảng của những năm 70, 80 của thế kỷ XX nhưng trong nội tại nền kinh tế thế giới thời kỳ này có những diễn biến rất khác Có thể nói cuộc suy thoái đầu thế kỷ XXI được bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính:... (còn gọi là thuế lần 2) để bảo hộ các nhà sản xu t trong nước Chế độ hạn ngách thuế quan được sử dụng nhằm đảm bảo hài hòa mục tiêu bảo vệ quyền lợi ngừoi tiêu dùng mục tiêu bảo hộ người sản xu t 15 trong nước Việc áp dụng biện pháp này phải dựa trênsở nghiên cứu kĩ càng thực trạng cung cầu, khả năng sản xu t cũng như cầu tiêu dùng trong nước Trên thực tế, WTO không cho phép các nước thành viên... tháng 4/2009 Những mặt hàng được bảo hộ nhiều nhất gồm sản phẩm làm từ sữa, sắt, thép, ô tô, hóa chất, đồ nhựa hàng dệt may Một số nước còn bảo hộ khu vực năng lượng dịch vụ tài chính Ở các nước phát triển, tăng trưởng thương mại giảm mạnh tới 14% so với mức dự báo 10% trước đó, trong khi tỷ lệ này đối với các nước đang phát triển là 7% so với 2-3% Nguyên nhân do xu t khẩu giảm, đặc biệt là ô tô,... tăng hàng rào bảo hộ trên phạm vi toàn cầu Trong “Báo cáo bảo hộ thương mại toàn cầu 2009” – bản tổng kết các hoạt động phòng vệ thương mại toàn cầu năm 2008 bao gồm: Chống bán phá giá,các biện pháp đối kháng biện pháp tự vệ - ta có thể thấy được sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ mậu dịch kiểu mới trong thời gian đầu của khủng hoảng 1.1 Gia tăng các biện pháp chống bán phá giá 1.1.1 Số lượng các... 2008 Đơn vị: vụ Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009 Ta có thể nhận ra số lượng vụ kiện chống bán phá trên thế giới tăng lên rõ rệt trong năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nổ ra Như vậy trong thời gian đầu của khủng hoảng, số lượng các vụ kiện chống bán phá giá đã gia tăng sau 1 giai đoạn giảm từ 2001-2007 Thống kê dưới đây chỉ ra số lượng trung bình các cuộc điều . viết khi chọn đề tài: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam Do những hạn chế. bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện

Ngày đăng: 07/04/2013, 09:52

Hình ảnh liên quan

Bảng 2– Trung bình số vụ khởi xướng chống bán phá giá - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Bảng 2.

– Trung bình số vụ khởi xướng chống bán phá giá Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 3– Các quốc gia áp dụng biện pháp Chống bán phá giá năm 2008 - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Bảng 3.

– Các quốc gia áp dụng biện pháp Chống bán phá giá năm 2008 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4- Các nước áp dụng biện pháp Chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008 Đơn vị: vụ - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Bảng 4.

Các nước áp dụng biện pháp Chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008 Đơn vị: vụ Xem tại trang 28 của tài liệu.
1.1.2. Xu hướng khác nhau giữa các quốc gia áp dụng - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

1.1.2..

Xu hướng khác nhau giữa các quốc gia áp dụng Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc vẫn giữ ở mức rất cao: - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Bảng d.

ưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc vẫn giữ ở mức rất cao: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 5- Các quốc gia có hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008 Đơn vị: vụ - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Bảng 5.

Các quốc gia có hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008 Đơn vị: vụ Xem tại trang 32 của tài liệu.
2008 được thể hiện trong bảng dưới đây. Mỹ vẫn là nước đứng đầu danh sách. - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

2008.

được thể hiện trong bảng dưới đây. Mỹ vẫn là nước đứng đầu danh sách Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 6- Các cuộc khởi xướngđiều tra đối kháng từ 1995-2008 Đơn vị: vụ - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Bảng 6.

Các cuộc khởi xướngđiều tra đối kháng từ 1995-2008 Đơn vị: vụ Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan