Đề cương Luận văn thạc sĩ Nội luật hóa Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào hệ thống pháp luật Việt Nam

8 1.6K 32
Đề cương Luận văn thạc sĩ Nội luật hóa Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào  hệ thống pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Học viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Nhân quyền K18 ĐỀ TÀI : Nội luật hóa Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào hệ thống pháp luật Việt Nam Đề cương Luận văn thạc sĩ Ngành: Luật Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm Đề xuất người hướng dẫn: TS Vũ Công Giao Hà Nội – 2013 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Nội luật hóa Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào hệ thống pháp luật Việt Nam 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lí do chọn vấn đề nghiên cứu. Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT) là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình thế giới mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội được thông qua ngày 1/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987 (ngày 26/6 đã được công nhận là ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân bị tra tấn). Việc tham gia CAT thể hiện ý chí của đa số trong cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới kiên quyết loại bỏ hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con người vì bất cứ lý do gì ra khỏi đời sống của nhân loại. Thực tiễn pháp lý trong nước và quốc tế cho thấy việc Việt Nam gia nhập CAT là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay khi Nhà nước ta đang tăng cường hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ văn minh. Tuy nhiên CAT là một điều ước quốc tế đa phương có nhiều nội dung phức tạp, do đó Việt Nam cần nghiên cứu tính tương thích giữa pháp luật trong nước với những quy định của Công ước và đưa ra những giải pháp khắc phục những điểm còn mâu thuẫn thiếu sót. Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu vấn đề. - CAT có mục đích và những nội dung là gì? - Tại sao Việt Nam cần phải gia nhập CAT? - Qúa trình gia nhập có khó khăn, thách thức gì? - Những quốc gia khác có gặp phải vấn đề tương tự không và họ đã giải quyết thế nào? - So sánh những quy định pháp luật của Việt Nam với những quy định trong CAT? - Các giải pháp hoàn thiện pháp luật là gì? - Cơ chế thực thi? 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cuối cùng của vấn đề nghiên cứu là đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm góp phần đưa pháp luật Việt Nam tới gần với Công ước CAT qua đó đảm bảo hơn nữa quyền con người. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên thì cần: - Nắm rõ được nội dung của CAT; - Những khó khăn thách thức khi gia nhập CAT - Kinh nghiệm của các quốc gia khác trong đó tìm hiểu những thay đổi pháp luật của những nước tham gia CAT và đối với các nước chưa tham gia CAT thì lý do là gì từ đó rút ra được kinh nghiệm cho Việt Nam. - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa CAT và hệ thống pháp luật Việt Nam; - Đưa ra được giải pháp nhằm nội luật hóa CAT vào pháp luật Việt Nam; - Đưa ra được những đề xuất về cơ chế đảm bảo thực thi. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài này nhằm chỉ ra những hạn chế của pháp luật Việt Nam trong quá trình gia nhập công ước CAT. Bên cạnh đó đề tài cũng nhằm nghiên cứu những khó khăn thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quát trình đó, có tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng pháp luật và cơ chế giám sát trong việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến lĩnh vực phòng chống tra tấn. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là Công ước CAT, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, các quy định pháp luật quốc tế có liên quan, và quy định pháp luật các quốc gia khác. - Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam và các quốc gia có liên quan. Tổng quan tài liệu Hiện nay, các nghiên cứu về lĩnh vực phòng chống tra tấn tại Việt Nam vẫn còn mới mẻ và ít người biết tới do đó tài liệu, công trình nghiên cứu ở lĩnh vực này không phong phú như những lĩnh vực khác. Ngoài ra cũng có một số hội thảo được tổ chức về vấn đề này Ví dụ như hội thảo quốc tế “Công ước Chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục hình” tháng 12 năm 2003, hay Hội thảo “Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc” tháng 11 năm 2008. Sau đây là một số tài liệu liên quan trong lĩnh vực này: - Tài liệu Bình luận Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT) của Vụ Pháp chế, Bộ Công an năm 2008: Tài liệu này là những bình luận các quy định của Công ước, quy định của pháp luật Việt Nam, đây là tài liệu tham khảo hữu ích, và có cách trình bày mạch lạc giúp người đọc so sánh dễ dàng giữa các quy định của CAT với quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là những nghiên cứu bước đầu, chỉ đề cập đến việc giải thích nội dung Công ước là chủ yếu do đó cần tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện. - Khóa luận tốt nghiệp của Đào Thị Thùy Nga năm 2011 với đề tài Công ước Chống tra tấn năm 1984 và khả năng gia nhập của Việt Nam Tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia: Tác giả đưa ra những nội dung cơ bản của Công ước, có nêu ra những Luật, Bộ luật của Việt Nam có liên quan trong lĩnh vực này và có đề xuất trong việc chuẩn bị gia nhập Công ước và hoàn thiện pháp luật, tuy nhiên đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu, tác giả chú trọng ở phần tuyên truyền phổ biến giáo dục, không đưa ra được những đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó phần xây dựng cơ chế để bảo đảm thực thi cũng không được đề cập. 2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung và mục đích của CAT. - So sánh giữa quy định của CAT với pháp luật Việt Nam - Nghiên cứu tình hình thế giới và trong nước trong quá trình gia nhập CAT, những cơ hội và thách thức là gì. Họ đã thay đổi pháp luật của họ như thế nào, và đối với những nước chưa gia nhập thì lý do vì sau. - Tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm đưa công ước CAT vào hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, khả thi, hợp pháp, hợp hiến. - Nghiên cứu cơ chế phù hợp áp dụng cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo thực thi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông thường của khoa học xã hội và luật học, bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng hợp, thống kê, so sánh… để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2.3. Địa điểm nghiên cứu: Việt Nam (có tham khảo một số nước) 3. Dự kiến kết quả -Về nội dung và mục đích của CAT: phần này nhằm nêu những nội dung cơ bản của CAT và mục đích của Công ước, từ đó đưa ra được những lý do vì sao Việt Nam cần gia nhập Công ước này. - Về So sánh giữa quy định của CAT với pháp luật Việt Nam: phần này nhằm đánh giá sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với quy định trong Công ước. - Về Nghiên cứu tình hình thế giới và trong nước trong quá trình gia nhập CAT, những cơ hội và thách thức là gì. Họ đã thay đổi pháp luật của họ như thế nào, và đối với những nước chưa gia nhập thì lý do vì sau: Phần này nhằm tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia đã gia nhập Công ước, xem xem họ đã có những thay đổi chính sách như thế nào để phù hợp với Công ước, bên cạnh đó tìm hiểu các nước chưa là thành viên của Công ước để làm rõ lý do vì sao họ chưa gia nhập Công ước. Sau đó đối chiếu vào Việt Nam. - Về phần đề xuất kiến nghị: Tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm đưa công ước CAT vào hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, khả thi, hợp pháp, hợp hiến đồng thời tìm ra cơ chế phù hợp áp dụng cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo thực thi Công ước. 4. Tiến độ STT Hoạt động/ Nội dung Thời gian (tính bằng tháng) 1 Thu thập tài liệu 1 tháng 2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ đề cương 1 tháng 3 Viết luận văn và trình dự thảo cho giáo viên hướng dẫn 6 tháng 4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn 3 tháng 5 Chuẩn bị và bảo vệ luận văn 1 tháng 5. Tài liệu tham khảo 1. Nguyen Dang Dung, Vu Cong Giao, La Khanh Tung. (2011) Giao trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Đại học quốc gia Hà Nội; 2. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS). (2011); Hỏi đáp về Quyền con người; Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội; 3. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS). (2011); Tư tưởng về quyền con người. Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội; 4. Tài liệu Bộ Tư pháp, Một số kiến thức pháp luật về Quyền con người, 2012. 5 . Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người – Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của các Ủy ban Công ước của Liên hợp quốc; Nhà xuất bản Công an nhân dân. 2010 6. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESR, 1966), Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012 7. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS). Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2012 8. Handbook in human rights assessment : state obligations awareness & empowerment 2001 by Norad 9. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012 10. Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người – Những chuẩn mực chung cần đạt được, NXB CTQG, Hà Nội, 2009 11. Malcolm Evans. „Getting to Grips with Torture.‟ International and Comparative Law Quarterly, 51 (2002): 365 – 383. 12. Wolfgang Benedek (Chủ biên), Tìm hiểu về quyền con người, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2008. 13. Javaid Rehman. International Human Rights Law: A Practical Approach. London: Longman, 2003 Chapter 7. . HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Học viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Nhân quyền K18 ĐỀ TÀI : Nội luật hóa Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào hệ thống pháp luật Việt Nam Đề cương Luận văn thạc. Nội luật hóa Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào hệ thống pháp luật Việt Nam 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lí do chọn vấn đề nghiên cứu. Công ước chống tra. nghiệm cho Việt Nam. - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa CAT và hệ thống pháp luật Việt Nam; - Đưa ra được giải pháp nhằm nội luật hóa CAT vào pháp luật Việt Nam; - Đưa ra được những đề xuất

Ngày đăng: 15/05/2015, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hà Nội – 2013

  • 8. Handbook in human rights assessment : state obligations awareness & empowerment 2001 by Norad

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan