Đề cương Luận văn thạc sĩ Bảo vệ quyền con người trong Luật Nhân Đạo Quốc Tế

8 1.2K 11
Đề cương Luận văn thạc sĩ Bảo vệ quyền con người trong Luật Nhân Đạo Quốc Tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Học viên: NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG Lớp: Cao học nhân quyền K18 ĐỀ TÀI Bảo vệ quyền con người trong Luật Nhân Đạo Quốc Tế Đề cương Luận văn thạc sĩ Ngành: Luật Chuyên ngành: Luật nhân quyền Mã số: Đề xuất người hướng dẫn: Tiến sỹ Vũ Công Giao Hà Nội - 2013 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nhìn lại lịch sử loài người, thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh vũ trang lớn và khốc liệt đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến tranh thế giới thứ I là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là có tính minh chứng của cuộc chiến tranh thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng đồng minh và trục theo chủ nghĩa phát xít. Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust), 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v.v. là một số phát minh trong cuộc chiến.Hơn nữa, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, Mỹ, Nhật, số người thiệt mạng là từ 3 đến 5 triệu, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương bởi bom đạn, hàng vạn nạn nhân chất độc hóa học đang phải chịu đựng những nỗi đau về thể chất và nỗi đau về tinh thần do chất độc hóa học mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam. Gần đây, những mâu thuẫn vẫn nhen nhóm thúc đẩy xung đột vũ trang ở các vùng Trung Đông mà tiêu biểu là cuộc nội chiến ở Syria giữa lực lượng nổi dậy và phe của tổng thống Bashar al-Assad, chiến tranh Irac giữa một bên là Lực lượng Đa Quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu với một bên là chính quyền Saddam Hussein (ban đầu) và các lực lượng nổi dậy (về sau) Và một điều không thể phủ nhận là chiến tranh như một thực tế sẽ xảy ra khi xung đột, mâu thuẫn không thể điều hòa được và cùng với đó là các quyền lợi của những con người liên quan đến cuộc chiến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như quyền sống, quyền được hưởng một cuộc sống hòa bình…Với ý nghĩa nhằm hạn chế những thiệt 2 hại khủng khiếp và bảo vệ một số nhóm người cụ thể trong chiến tranh – Luật Nhân Đạo quốc tế ra đời. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “ Bảo vệ quyền con người trong Luật Nhân Đạo Quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, nhằm giới thiệu một cái nhìn tổng quan về việc Luật Nhân Đạo Quốc tế đã góp phần hạn chế thiệt hại và đánh giá việc bảo vệ các quyền con người ở mức độ như thế nào, chứng minh sự cần thiết và tầm quan trọng của Luật Nhân Đạo Quốc tế. Thông qua đó, luận văn góp phần khỏa lấp một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về vấn đề bảo vệ các quyền của con người trong Luật Nhân Đạo Quốc tế - một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận văn là đưa ra cái nhìn tổng quát những vấn đề cơ bản của luật nhân đạo quốc tế, quy chiếu các quyền con người( tập trung chủ yếu vào quyền sống, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, quyền được bảo vệ khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch, quyền được học tập) vào trong luật nhân đạo quốc tế để ta hiểu sâu hơn vấn đề bảo vệ quyền của nhóm người trong chiến tranh và đánh giá được mức độ hưởng quyền của họ như thế nào trước và sau khi Luật Nhân Đạo Quốc Tế ra đời, từ đó đánh giá được mức độ hiệu quả, tầm quan trọng, mức độ điều chỉnh của Luật Nhân Đạo Quốc Tế được áp dụng trong thực tế như thế nào. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn sẽ giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về Luật Nhân Đạo Quốc Tế và quyền con người, quy chiếu những quy định trong Luật Nhân Đạo Quốc Tế dưới lăng kính nhân quyền. - Làm rõ cơ chế bảo vệ quyền con người( hướng tập trung vào các quyền cụ thể gồm quyền sống, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, quyền được bảo vệ khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch, quyền được học tập) trong Luật Nhân Đạo Quốc Tế với những nhóm người cụ thể, các 3 quy định về hạn chế việc sử dụng các loại vũ khí, đồng thời đánh giá, xem xét các quy định của luật về bảo vệ quyền lợi của họ. - Đánh giá tính hiệu quả, cần thiết, tầm quan trọng trước và sau khi Luật Nhân Đạo Quốc Tế ra đời trong việc bảo vệ quyền con người và thực tiễn thực thi cơ chế bảo vệ các nhóm người trong Luật Nhân đạo ở trên thế giới. Từ đó, đóng góp chung vào kho tàng nghiên cứu khoa học những lí luận khát quát nhất về vấn đề tác giả nghiên cứu. 1.3 Tình hình nghiên cứu: Mặc dù khái niệm về Luật Nhân Đạo Quốc Tế và quyền con người không phải là những khái niệm mới mẻ nhưng do tính phức tạp và tính thực tiễn mang tính quốc tế nên vấn đề này trong nghiên cứu khoa học rất mới mẻ, có rất ít tác giả nghiên cứu về đề tài này. Phần lớn các tài liệu, các công trình quốc tế trong nước đi theo hướng nghiên cứu một cách độc lập về Luật Nhân Đạo Quốc Tế và quyền con người. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: -The relationship between international humanitarian law and human rights law in armed conflict ( professor Oona A. Hathaway, Rebecca Crootof, Philip Levitz, Haley Nix, William Perdue, Chelsea Purvis, Julia Spiege) nói về mối quan hệ giữa Luật Nhân quyền quốc tế và Luật Nhân Đạo Quốc tế và các quyền gồm có quyền được sống, quyền tự do biểu đạt, lập hội, di chuyển và quyền… là mâu thuẫn nhau khi chiến tranh xảy ra. - Nghiên cứu về pháp luật tập quán Luật Nhân Đạo Quốc tế: Góp phần vào việc hiểu biết và tôn trọng quy tắc luật trong xung đột vũ trang, Nxb Cambridge University Press (Jean – Marie Henckaerts) tài liệu này giải thích nguyên nhân dẫn đến việc nghiên cứu về pháp luật tập quán nhân đạo quốc tế mà ICRC tiến hành vừa qua theo yêu cầu của Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, vai trò của Luật tập quán nhân đạo quốc tế trong trường hợp xung đột vũ trang xảy ra 1.4 Tính mới và những đóng góp của đề tài: Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quan về Luật Nhân Đạo Quốc tế dưới lăng kính nhân quyền, phân tích, làm rõ tính hiệu quả của Luật Nhân Đạo Quốc Tế trong việc bảo vệ các quyền cơ bản nhất của con người khi chiến tranh mang tính quốc tế hoặc không mang tính chất quốc tế xảy ra, đồng thời tác giả cũng đánh giá được thực tiễn thực thi pháp luật Nhân Đạo Quốc Tế trong việc bảo vệ nhóm người cụ thể trên 4 thực tế như thế nào. Đó chính là tính mới của luận văn mà các công trình nghiên cứu hiện có ở Việt Nam chưa đề cập một cách rõ ràng. 1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là quyền của nhóm người được Luật Nhân Đạo Quốc Tế bảo vệ, bao gồm: những người bị thương, bị ốm, bị đóng tàu, thường dân, tù binh, các tổ chức nhân đạo quốc tế, nhà báo… Phạm vi nghiên cứu: một số nước ỏ khu vực Trung Đông đang xảy ra xung đột mạnh mẽ như Syria, Irac, Pakistan… 2. Nội dung, địa điểm, phương pháp nghiên cứu: 2.1 Nội dung nghiên cứu: Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quan về Luật Nhân Đạo Quốc Tế dưới lăng kính nhân quyền, phân tích, làm rõ tính hiệu quả của Luật Nhân Đạo Quốc Tế trong việc bảo vệ các quyền cấp thiết nhất của con người khi chiến tranh mang tính quốc tế hoặc không mang tính chất quốc tế xảy ra, đồng thời tác giả cũng đánh giá được thực tiễn thực thi pháp luật Nhân Đạo Quốc Tế trong việc bảo vệ nhóm người cụ thể trên thực tế như thế nào. 2.2 Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm dự kiến nghiên cứu chính là những đất nước ở khu vực Trung Đông. Hiện nay, xung đột vũ trang đã và vẫn có nguy cơ tiếp tục xảy ra. Và một sự thật không thể phủ nhận đó là sự chết chóc, mất mát về người và tài sản. Tiếp cận theo hướng quyền con người, những nhóm người đã và đang phải chịu đựng việc mất đi một số những quyền cơ bản nhất bởi chiến tranh xảy ra. Mặt khác, qua thu thập các tài liệu trên internet ở các nước nằm trong khu vực này tác giả có thể có những đánh giá chung về việc thực thi Luật Nhân Đạo Quốc Tế trong thực tế. 2.3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin; đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta và quan điểm của cộng đồng quốc tế về PCTN và bảo đảm thực hiện quyền con người; phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người hướng tới phát triển. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. 3. Dự kiến kết quả: 5 Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về Luật nhân quyền quốc tế và Luật nhân đạo quốc tế: 1.1 Nhận thức về Luật nhân quyền quốc tế 1.1.1 Vai trò của Luật nhân quyền quốc tế 1.1.2 Khái niệm, các quyền và tự do cơ bản của con người theo Luật Nhân Quyền quốc tế 1.2 Nhận thức về Luật nhân đạo quốc tế: 1.2.1 Lịch sử hình thành luật nhân đạo quốc tế 1.2.2 Vai trò của Luật nhân đạo quốc tế 1.2.3 Khái niệm, nội dung Luật nhân đạo quốc tế 1.3 Mối liên hệ giữa Luật Nhân Đạo Quốc Tế và Luật Nhân Quyền Quốc Tế Chương 2: Phân tích các quy định của Luật Nhân Đạo Quốc Tế trong việc bảo vệ quyền con người 2.1 Nhóm người tham gia tham chiến: 2.1.1 Những người tham chiến bị thương,bị bệnh, bị đắm tàu 2.1.2 Tù binh chiến tranh 2.1.3 Lính đánh thuê 2.2 Nhóm người không tham chiến: 2.2.1 Đối tượng dân sự 2.2.2 Tổ chức cứu giúp nạn nhân 2.2.3 Nhà báo 2.3 Các quy định về hạn chế các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh 2.4 Đánh giá các quy định của pháp luật về quy định việc bảo vệ quyền của các nhóm người. Chương 3: Thực tiễn thực thi cơ chế để bảo vệ quyền con người trong Luật nhân đạo quốc tế 3.1.Thực tiễn bảo vệ quyền của nhóm người trước và sau khi Luật Nhân Đạo Quốc tế ra đời 3.2 Thực tiễn và tác hại của việc sử dụng vũ khí đối với việc hưởng thụ các quyền con người 6 3.3 Đánh giá chung về vai trò của Luật Nhân Đạo Quốc Tế đối với thực tiễn bảo vệ các quyền con người 4. Tiến độ S TT Hoạt động/ Nội dung Thời gian (tính bằng tháng) 1 Thu thập tài liệu 1 tháng 2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ đề cương 1 tháng 3 Viết luận văn và trình dự thảo cho giáo viên hướng dẫn 6 tháng 4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn 3 tháng 5 Chuẩn bị các thủ tục và bảo vệ luận văn 1 tháng 5. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009. 2. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị(ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, 2012. 3. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền con người: Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của các Ủy ban công ước Liên hợp quốc, Nxb. Công an Nhân dân, 2010 4.Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Luật Nhân Đạo Quốc Tế những nội dung cơ bản, Nxb. Lý luận chính trị, 2005. 5. Công ước Geneva về việc đối xử tù binh, 1949 6. Công ước Geneva về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh, 1949 7. Nghị định thư (I) bổ sung các công ước Geneva ngày 12/08/1949 8. Nghị định thư số (II) bổ sung các công ước Geneva ngày 12/08/1949 về bảo họ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế. 7 8 . và bảo vệ một số nhóm người cụ thể trong chiến tranh – Luật Nhân Đạo quốc tế ra đời. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “ Bảo vệ quyền con người trong Luật Nhân Đạo Quốc tế làm đề tài luận văn. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Học viên: NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG Lớp: Cao học nhân quyền K18 ĐỀ TÀI Bảo vệ quyền con người trong Luật Nhân Đạo Quốc Tế Đề cương Luận văn thạc sĩ Ngành: Luật Chuyên. Luật nhân đạo quốc tế: 1.2.1 Lịch sử hình thành luật nhân đạo quốc tế 1.2.2 Vai trò của Luật nhân đạo quốc tế 1.2.3 Khái niệm, nội dung Luật nhân đạo quốc tế 1.3 Mối liên hệ giữa Luật Nhân Đạo

Ngày đăng: 15/05/2015, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hà Nội - 2013

  • 2.3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan