đồ án kỹ thuật mỏ Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC)

19 318 0
đồ án kỹ thuật mỏ Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp Phần I : Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC) I. Quá trình hình thành của Công ty. Trong những năm qua, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế, xã hội nước ta. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, lạm phát bước đầu được kiểm soát, đầu tư nước tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong công cuộc đổi mới này, ngành Dầu khí là một trong các ngành công nghiệp mòi nhọn đã và đang góp phần to lớn vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhận thức vai trò quan trọng của ngành Dầu khí trong sự phát triển kinh tế hiện nay, ngày 29/05/95 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 330/TTg thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt nam và ngày 30/05/95, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 38/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt nam nhằm tạo điều kiện cho ngành Dầu khí Việt nam phát triển. Cùng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, ngành Bảo hiểm Việt nam cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế độc quyền sang cơ chế thị trường. Mở đầu bằng sự ra đời của Nghị định 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/93, tiếp theo là sự ra đời của một số Công ty Bảo hiểm mới, thị trường Bảo hiểm Việt nam đã có sự chuyển biến đáng kể. Hoạt động Bảo hiểm bắt đầu sôi động, chất lượng phục vụ khách hàng được các công ty Bảo hiểm quan tâm hơn, nghiệp vụ Bảo hiểm được mở rộng, điều kiện Bảo hiểm được cải tiến. Tuy nhiên, nhu cầu Bảo hiểm hiện nay ở nước ta còn rất nhiều mà khả năng của các Công ty Bảo hiểm hiện tại còn chưa đáp ứng kịp, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, dầu khí. Chính vì vậy, trên cơ sở Nghị định 38/CP ngày 30/05/95 phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt nam và Nghị định 100/CP ngày 18/12/93 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, ngày 03/10/95 Hôi đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt nam đã họp bàn và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp công ty Dầu khí Việt nam đã ký quyết định số 1396/HĐQT ngày 14/10/95 thành lập Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Công ty Bảo hiểm Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM INSURANCE COMPANY ( PVIC) trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt nam có trụ sở chính tại 154 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội. II. Các nhiệm vụ chính của Công ty PVIC - Nghiên cứu xây dựng và trình Bộ tài chính ban hành hoặc phê chuẩn các điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng cho các loại nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính. - Thực hiện kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với khách hàng trong và ngoài nước, các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm liên quan đến hoạt động của ngành Dầu khí. Tiến hành hoạt động đầu tư theo Nghị định 100/CP và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ tổn thất, - Thực hiện tái bảo hiểm cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt nam theo quy định của Nhà nước. - Tiến hành các biện pháp tăng cường khả năng tài chính của Công ty, lập các dự phòng để luôn đảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của Công ty đối với Nhà nước và ngành đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Nhà nước. - Xây dựng và đăng ký với Tổng công ty các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm, kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn của công ty. III.Các lĩnh vực kinh doanh của công ty PVIC. 1. Kinh doanh bảo hiểm +Bảo hiểm Dầu khí +Bảo hiểm hàng hoá +Bảo hiểm thân tàu và P&I +Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt +Bảo hiểm xây dựng lắp đặt +Bảo hiểm trách nhiệm Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Bỏo cỏo thc tp tng hp +Bo him xe c gii +Bo him con ngi +Cỏc loi bo him khỏc 2. Kinh doanh tỏi bo him +Nhng tỏi bo him +Nhn tỏi bo him 3. Hot ng u t ti chớnh v cỏc dch v khỏc +Hot ng t vn bo him v qun lý ri ro +Thc hin cỏc dch v giỏm nh, iu tra, tớnh toỏn, phõn b tn tht, i lý giỏm nh tn tht, gii quyt bi thng v ũi ngi th ba. IV.C cu t chc Nam Bo Him 41A Phòng kế toán Phòng hành chính tổ chức Phòng đầu t Phòng kế hoạch Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng năng lợng Phòng hàng hải Phòng tái bảo hiểm Phòng giám định bồi th ờng Ban giám đốc Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Phía Bắc Chi nhánh Duyên Hải Chi nhánh miền Trung Văn phòng đại diện Cần Thơ Báo cáo thực tập tổng hợp Phần II kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 của PVIC Năm 2002 là năm Bảo hiểm dầu khí gặt hái được nhiều thành công rực rỡ trong giai đoạn thực hiện kée hoạch 5 năm 2001-2005. Sau 7 năm bền bỉ phấn đấu và xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh, Bảo hiểm dầu khí đã từng bước khẳng định được mình, đặc biệt là các năm 2001 đã tăng trưởng bằng 160% năm 2000 và năm 2002 bằng 270% năm 2001 với trách nhiệm bảo hiểm lên tới hàng chục tỷ USD, tạo vị thế vững chắc trên thị trường, trở thành một trong ba Công ty bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế của Công ty đều có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và thu nhập của cán bộ công nhân viên cao hơn năm trước, mức giữ lại của của Bảo hiểm Dầu khí tăng lên và tổng các quỹ dự phòng lớn bảo đảm an toàn về mặt tài chính cho Công ty và khách hàng. Thành công đó được thể hiện qua các kết quả cụ thể sau: - Tổng doanh thu thực hiện là 497,485 tỷ đồng; đạt 177,6% kế hoạch ; đạt 270% so với năm 2001. - Tổng nép ngân sách Nhà nước là 50,742 tỷ đồng; đạt 239,2% kế hoạch điều chỉnh; đạt 307% so với năm 2001. - Tạo được vốn kinh doanh, quỹ dự phòng trên 175 tỷ đồng trong khi vốn Tổng Công ty cấp là 50 tỷ đồng, đây thực sự là thế mạnh của Công ty trong kinh doanh. Bên cạnh đó quỹ phóc lợi và các quỹ khác của Công ty được tích luỹ nhanh. - Thu nhập doanh nghiệp trước thuế ( lợi nhuận) là 12,688 tỷ đồng; đạt 115,35% kế hoạch; đạt 138,27% so với năm 2001. - Năng suất lao động bình quân trong năm 2002 của toàn Công ty đạt ở mức cao 2,8 tỷ đồng/người/năm; tăng gấp đôi so với năm 2001, là mức cao nhất trong các công ty bảo hiểm tại Việt nam. Thành tích Công ty đạt được trong năm qua đã khẳng định được vị thế của Bảo hiểm dầu khí trên thị trường bảo hiểm, trước các nhà bảo hiểm và môi giới bảo Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp hiểm. Với kết quả đó, công ty đã được cả ba công ty môi giới bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam là Marsh, AON, Jardin thừa nhận là công ty bảo hiểm gốc duy nhất nắm giữ vai trò chủ đạo trong thị trường bảo hiểm năng lượng. I. Các công việc đã làm được 1.Tình hình kinh doanh bảo hiểm gốc 1.1. Công tác khai thác của công ty Năm 2002 tổng số đơn và hợp đồng bảo hiểm Công ty đã cấp là 5.300, tăng cả về số lượng và chất lượng so với năm trước. Tổng doanh thu bảo hiểm gốc là 445,477 tỷ đồng, đạt 183,6% kế hoạch điều chỉnh. Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm gốc đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đặc biệt là một số nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng rất cao so với năm trước như bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm khống chế giếng đạt trên 300%, bảo hiểm hàng hải đạt 298% do Công ty mở rộng khai thác, tập trung vào các dự án lớn, tận thu các dự án có phí từ nước ngoài. 1.2. Tình hình khai thác bảo hiểm tại các chi nhánh Năm 2002 các chi nhánh của công ty đã có bước tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh thu của tất cả các đơn vị đạt trên 60 tỷ đồng. Một số đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước như: chi nhánh Vũng Tàu, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Một số đơn vị tuy mới thành lập nhưng đã đạt được kết quả doanh thu bước đầu khả quan như: chi nhánh phía Bắc doanh thu gần 10 tỷ đồng, chi nhánh Duyên Hải doanh thu trên 6 tỷ đồng. Đặc biệt chi nhánh Duyên Hải năm đầu tiên đã đạt năng suất lao động gần 1,5 tỷ đồng/ người. 1.3. Khai thác qua môi giới và đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp Năm 2002 bảo hiểm dầu khí đã thí điểm việc phát triển kinh doanh thông qua môi giới quốc tế và mạng lưới các đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp. Số lượng đại lý do công ty ký hợp đồng tăng gấp đôi so với năm 2001, các đại lý bảo hiểm đều được đào tạo kiến thức về bảo hiểm và chất lượng hoạt động ngày càng cao Kết quả doanh thu khai thác qua đại lý đạt trên 10 tỷ đồng, đóng góp một phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh chung. Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp Kết quả doanh thu năm 2002 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002 của PVIC) 2.Tình hình kinh doanh tái bảo hiểm 2.1.Nhận tái bảo hiểm ( TBH). Trong điều kiện thị trường bảo hiểm quốc tế rất khó khăn, Công ty đã thu xếp được chương trình TBH an toàn và hiệu quả, hoạt động TBH đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận TBH đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả. Tổng phí nhận TBH là 10,366 tỷ đồng, doanh thu nhận TBH tăng hai lần so với năm 2001. 2.2.Bồi thường nhận TBH . Năm 2002 bồi thường nhận TBH phát sinh là 3,919 tỷ đồng. Công ty đã bồi thường 49 vụ về các nghiệp vụ cháy, tài sản, hàng hải và hàng không với số tiền đã chi trả là 3.919 triệu đồng. Tỷ lệ bồi thường thực trả / phí nhận TBH là 37,76%. Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp 2.3.Nhượng TBH Thu xếp TBH là công việc đặc biệt quan trọng nhất là đối với các ngành, các công trình có phí bảo hiểm lớn như hàng không, dầu khí… nhằm bảo đảm phân tán rủi ro, tạo sự tồn tại vững chắc cho Công ty. Trong năm qua, doanh thu từ nhượng TBH đạt 34,015 tỷ đồng, đạt 106,3% kế hoạch, đạt 142% so với năm 2001. 2.4. Thu hồi bồi thường TBH . Tổng số tiền bồi thường từ các nhà TBH là 5,659 tỷ đồng. Đặc biệt đối với việc thu hồi bồi thường TBH phần năng lượng từ môI giới TRB ( là công ty đang trong tình trạng đi đến phá sản) với số bồi thường phải thu hồi xấp xỉ 2 triệu đôla Singapore ( đến nay TRB chỉ còn nợ 13 nghìn đôla Singapore cho các tổn thất phải thu hồi). Đây là cố gắng rất lớn của Công ty, đặc biệt là phòng TBH. 3.Công tác giám định, bồi thường Công ty luôn xác định việc bồi thường chính xác và thoả đáng cho khách hàng sẽ nâng cao năng lực và vị thế của Công ty trên thương trường. Chính vì vậy trong năm qua Công ty đã thực hiện giám định tổn thất, giải quyết bồi thường bài bản, chính xác, đúng quy định của đơn bảo hiểm và đã đảm bảo uy tín của Công ty với khách hàng. Trong năm 2002, số vụ tổn thất phát sinh là 1.841 vụ; Ước bồi thường và bồi thường gốc phát sinh là 89,691 tỷ đồng; Tỷ lệ bồi thường phát sinh /doanh thu bảo hiểm gốc phát sinh là 12,05%. Tổng số vụ bồi thường đã chi trả là 1.829 vô ( bao gồm cả một số vụ phát sinh năm trước) với số tiền là 64,058 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường thực trả /doanh thu bảo hiểm gốc là 14,38%. Tỷ lệ bồi thường các nghiệp vụ đều nằm ở mức bồi thường bình quân trên thị trường 4.Hoạt động đầu tư tài chính: Năm 2002, Công ty đã hình thành phòng đầu tư tài chính, tham gia trực tiếp vào việc triển khai và thẩm định các phương án đầu tư. Trong năm qua, Công ty cũng đã đa dạng hoá các loại hình đầu tư tài chính như: tham gia hoạt động tín dụng, uỷ thác đầu tư, đồng tài trợ, đầu tư bất động sản, kinh doanh chứng khoán và đã mang lại cho Công ty thu nhập là 7,627 tỷ đồng. Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp Thành tích Công ty đạt được trong năm qua đã khẳng định được vị thế của Bảo hiểm Dầu khí trên thị trường bảo hiểm và trước các nhà Bảo hiểm, các môi giới Bảo hiểm Quốc tế. Cho đến nay cả ba công ty môi giới quốc tế hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt nam gồm Marsh, Aon, Jardin đã thực sự nhìn nhận Bảo hiểm Dầu khí là công ty Bảo hiểm gốc duy nhất nắm giữ vai trò chủ đạo trong thị trường bảo hiểm năng lượng. II. Những điểm tồn tại cần khắc phục - Sù phối hợp trong kinh doanh đã chuyển biến một bước nhất là sau khi đã ban hành các quy trình theo tiêu chuẩn ISO nhưng sự phối hợp giữa các phòng kinh doanh bảo hiểm gốc, chi nhánh và tái bảo hiểm chưa hoàn thiện, còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. - Công tác tái bảo hiểm vẫn còn hạn chế, các hợp đồng tái bảo hiểm cố định chưa đáp ứng với yêu cầu kinh doanh của Công ty. Cần phát huy mạnh hơn việc trao đổi các hợp đồng cố định và các dịch vụ tạm thời với các công ty bảo hiểm trongnước. - Công tác Marketing, chăm sóc khách hàng chưa thực sự mạnh. Đặc biệt công ty thiếu bộ phận Marketing. - Công tác tuyển dụng cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu bổ sung cán bộ tại các phòng ban và chi nhánh đặc biệt các bộ phận kinh doanh để tương xứng với sự phát triển của công ty. - Thiếu hệ thống văn bản quy định,hướng dẫn các đơn vị thực hiện chính sách của công ty đặc biệt là trong công tác giám định, bồi thường và tái bảo hiểm. - Các phòng quản lý chưa năng động trong trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thực hiện khoán và chi trả tiền lương, chưa phân tích rõ được các ưu đãi của Công ty trong chính sách khoán kinh doanh và chưa làm cho người lao động hiểu rõ được hiệu quả thực sự trong kinh doanh của các đơn vị - Công tác thống kê rườm rà, mất nhiều thời gian do người khai thác trực tiếp hoặc thụ lý hồ sơ bồi thường không cập nhật thưòng xuyên, Công ty chưa có hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nghiệp vụ bảo hiểm dẫn đến mất nhiều thời gian đối chiếu, tổng hợp số liệu, ảnh hưởng đến công tác phân tích thống kê. Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp - Lãnh đạo Công ty, các tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh niên mới tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh doanh mà chưa thật chú trọng đến việc xây dựng nếp sống và văn hoá của công ty do đó cá biệt còn một vài nơi, một vài người chỉ dùa vào doanh thu cao của Công ty để đòi hưởng thụ cao mà không so sánh những gì mình được hưởng với hiệu quả đem lại cho Công ty, dẫn đến còn thiếu ý thức xây dựng làm giảm thành tích chung. Bên cạnh đó, trong Công ty còn có biểu hiện ganh ghét, đố kỵ vì vậy mặc dù thành tích của Công ty cao nhưng một nửa các đồng chí lãnh đạo trong Ban giám đốc, Đảng uỷ, Công đoàn không được khen thưởng làm cho Công ty chưa thực sự có không khí phấn khởi. III. Phương hướng, nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới. Để chuẩn bị Hội nhập Quốc tế, Công ty quyết tâm duy trì doanh thu của giai đoạn 2003-2005 ở mức 400-500 tỷ đồng, tạo được quỹ dự phòng và vốn kinh doanh ở mức 300-400 tỷ đồng, giữ ổn định đời sống của người lao động ở mức cao. Để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nêu trên, Công ty cần đề ra và thực hiện tốt một số biện pháp sau: - Lấy hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống cảnh báo sớm của Bộ Tài chính làm cơ sở cho việc tính toán các bước phát triển của mình. - Hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 để nâng cao hiệu quả kinh doanh, triển khai ISO xuống các cơ sở đồng thời chỉ đạo các chi nhánh xây dựng chiếm lĩnh thị trường trong các năm 2003-2005. - Hoàn thiện cơ chế khoán kinh doanh, các đơn vị phải xây dựng phương án khoán lương và chi phí cho các phòng ban bên dưới, phương án của các đơn vị phải được Công ty phê duyệt trước khi thực hiện. Điều chỉnh định mức khán hợp lý trên cơ sở các chỉ tiêu Tổng Công ty giao và mặt bằng chung của thị trường. - Đẩy mạnh việc khai thác bảo hiểm qua môi giới và đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp để nâng cao hiệu qủa kinh doanh. - Chó trọng đầu tư tài chính, tăng cường hợp tác đầu tư với các đơn vị trong và ngoài ngành. Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp - Tăng cường công tác tổ chức, thành lập phòng pháp chế, chú trọng đào tạo cán bộ, đặc biệt trong lĩnh vực Marketing và quản lý. Công ty phải sửa đổi, hoàn thiện các quy chế để thực sự thu hót nhân tài, phải làm cho các cán bộ kinh doanh có hiệu quả cao được hưởng thu nhập cao, các nhân viên có hiệu quả thấp được Công ty hỗ trợ ở mức nhất định, không để các cán bộ giỏi rời khỏi Công ty vì thu nhập. -Xây dựng phần mềm quản lý khai thác các đơn bảo hiểm, tái bảo hiểm. Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A [...]... hợp MỤC LỤC Phần I : .1 Qúa trình hình thành và phát triển .1 của Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC) 1 I Quá trình hình thành của Công ty 1 II Các nhiệm vụ chính của Công ty PVIC 2 III.Các lĩnh vực kinh doanh của công ty PVIC 2 1 Kinh doanh bảo hiểm .2 2 Kinh doanh tái bảo hiểm 3 3 Hoạt động đầu tư tài chính và các dịch vụ khác 3 IV.Cơ cấu tổ... – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp Về nguyên tắc việc cấp Đơn/Hợp đồng/GCN bảo hiểm phải theo đúng những qui định trong: - Phân cấp quản lý nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ của Công ty - Hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc đã ký giữa BHDK và chủ tàu - Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ hàng năm của công ty Chó ý khi cấp đơn theo hợp đồng bảo hiểm trọn gói/hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc: -Phí của hợp đồng... (C) của Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn hoặc quy tắc bảo hiểm trong nước • Bảo hiểm thân tàu: dùa vào điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu, điều khoản bảo hiểm rủi ro ở cảng và điều khoản bảo hiểm chuyến của Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P &I): bảo hiểm theo quy tắc của Hội P & I và quy tắc bảo hiểm tàu hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam 2- Nhiệm vô • Hướng giẫn và chỉ... đạo Công ty sẽ có cuộc gặp khách hàng để đàm phán hoặc tính toán lại phí cho phù hợp 5 Chuẩn bị Đơn / Hợp đồng (nếu có) a Lấy số Đơn / Hợp đồng / GCN bảo hiểm Trước khi cấp Đơn / Hợp đồng / GCN bảo hiểm, phải tiến hành lấy số Đơn/Hợp đồng/GCN bảo hiểm theo qui định Số Đơn/Hợp đồng/GCN bảo hiểm phải được ghi vào sổ cập nhật chi tiết bảo hiểm của Công ty/ CN/VPDD b Cấp Đơn/Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm. .. kết, Hợp đồng bảo hiểm trọn gói/Hợp đồng nguyên tắc được phát hành và có hiệu lực Trên cơ sở hiệu lực của hợp đồng này, từng tàu sẽ được cấp Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm theo thông báo hoặc yêu cầu của khách hàng 6 Ký duyệt Đơn/Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm • • Trình lãnh đạo Phòng KD/CN ký Đơn/Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm Đối với các dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp, BGĐ ký đơn, Phòng... bảo hiểm cho tàu đa năng của VSP trị giá 22 triệu USD và bảo hiểm cho giàn đóng mới của PVDrilling trị gía110 triệu USD… Phòng đưa ra kế hoạch dự kiến phát triển năm 2003 sẽ đạt 130% so với năm 2002 như sau: 1 Doanh thu bảo hiểm thân tàu đạt:92,6 tỷ đồng; 92,6 tû ®ång; Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp 2 Doanh thu bảo hiểm P & I đạt:16,8 tỷ đồng; 3 Doanh thu bảo hiểm hàng hoá đạt: 6 tỷ đồng;... tạo đà phát triển bền vững Chủ động tiếp xúc vận động khách hàng trong ngành, tư vấn cho khách hàng các phương án bảo hiểm ngay từ ban đầu, thắt chặt quan hệ sẵn có và chăm sóc tốt khách hàng truyền thống Phát triển mạnh ra ngoài ngành, khẳng định vị thế và uy tín của Bảo hiểm Dầu khí trên thị trường, tạo đà phát triển năm 2004 và các năm sau đó Dùa trên thế mạnh trong ngành tăng cường phát triển ra... vụ bảo hiểm Hàng Hải nói trên cho các phòng thuộc Công ty theo phân cấp của Giám đốc • Kiểm tra quản lý toàn bộ đơn bảo hiểm Hàng hải do tất cả các phòng cấp, gửi đến • Kiểm tra toàn diện việc thực hiện khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải tại các phòng, đảm bảo theo đúng phân cấp và đúng quy chễ của Giám đốc Công ty ban hành • Tổng hợp, báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm Hàng hải toàn Công ty. .. .11 của phòng bảo hiểm hàng hải .11 I chức năng nhiệm vụ của phòng bảo hiểm hàng hải 11 II Quy trình khai thác trong nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu biển 12 1 Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng: 12 2 Đánh giá rủi ro .13 3 Tiến hành đàm phán, chào phí 13 4 Tiến hành đàm phán và chấp nhận bảo hiểm .13 5 Chuẩn bị Đơn / Hợp đồng (nếu có) .13 6 Ký duyệt Đơn/Hợp đồng/Giấy... doanh của phòng bảo hiểm hàng hải I chức năng nhiệm vụ của phòng bảo hiểm hàng hải 1 Chức năng: Phòng nhận bảo hiểm mọi rủi ro về tổn thất hay hư hại cho tất cả các loại tàu hoạt động quốc tế và trong nước Bảo hiểm thiện hại đối với Hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa • Cung cấp các điều kiện bảo hiểm hàng hoá khác nhau theo nhu cầu của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu theo điều kiện bảo hiểm . : Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC) I. Quá trình hình thành của Công ty. Trong những năm qua, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhiều thành. doanh của công ty PVIC. 1. Kinh doanh bảo hiểm +Bảo hiểm Dầu khí +Bảo hiểm hàng hoá +Bảo hiểm thân tàu và P&I +Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt +Bảo hiểm xây dựng lắp đặt +Bảo hiểm trách. Tổng Đỗ Nam – Bảo Hiểm 41A Báo cáo thực tập tổng hợp công ty Dầu khí Việt nam đã ký quyết định số 1396/HĐQT ngày 14/10/95 thành lập Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Công ty Bảo hiểm Dầu khí có tên giao

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I :

  • Qúa trình hình thành và phát triển

  • của Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC)

    • I. Quá trình hình thành của Công ty.

    • II. Các nhiệm vụ chính của Công ty PVIC

    • III.Các lĩnh vực kinh doanh của công ty PVIC.

      • 1. Kinh doanh bảo hiểm

      • 2. Kinh doanh tái bảo hiểm

      • 3. Hoạt động đầu tư tài chính và các dịch vụ khác

      • IV.Cơ cấu tổ chức

      • Phần II

      • kết quả hoạt động kinh doanh

      • năm 2002 của PVIC

        • I. Các công việc đã làm được

          • 1.Tình hình kinh doanh bảo hiểm gốc

          • 2.Tình hình kinh doanh tái bảo hiểm

          • 2.3.Nhượng TBH

          • 3.Công tác giám định, bồi thường

          • 4.Hoạt động đầu tư tài chính:

          • II. Những điểm tồn tại cần khắc phục

          • III. Phương hướng, nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới.

          • Phần III

          • Kết quả hoạt động kinh doanh

          • của phòng bảo hiểm hàng hải

            • I. chức năng nhiệm vụ của phòng bảo hiểm hàng hải

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan