Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

84 877 1
Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có nhiều định nghĩa vềchất thải được đưa ra của các tác giảtrong nước và trên thếgiới nhưng xét một cách tổng quát,

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai cung cấp cho con người tài nguyên và đồng thời cũng làm chức năng chứa đựng những phế thải sản sinh ra trong quá trình sinh sống và phát triển của con người. Nhưng khi số lượng phế thải này vượt quá một mức độ nhất định thì việc chứa đựng chúng trở thành một vấn đề phức tạp. Đặc biệt là khi nền kinh tế càng phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh thì diện tích đất đai của các đô thị dành cho các mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp càng nhiều, vậy “nhà của rác” sẽ ở đâu? Vấn đề tìm vị trí chôn lấp rác cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. 1 triệu 600 nghìn tấn là con số ước tính về lượng rác của Hà Nội năm 2010 do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đưa ra. Nếu chúng ta không có biện pháp xử lý thì khối lượng rác thải khổng lồ nêu trên sẽ trở thành một thảm hoạ của đô thị. Chôn lấp rác là biện pháp xử lý chất thải rắn sử dụng nhiều nhất và phổ biến ở nước ta. Lâu nay, các bãi rác thường được hình thành một cách tự phát, làm mất mỹ quan đô thị, lãng phí sử dụng đất và ô nhiễm môi trường. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải là rất cần thiết vì sự lựa chọn đúng giúp chúng ta bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác. Chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn là một bài toán phân tích không gian phức tạp nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. Nó đòi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Để giải quyết vấn đề này thì về phương pháp luận, phân tích đa chỉ tiêu là một cách tiếp cận thích hợp nhất, và hệ thông tin địa lý (GIS) là công cụ hỗ trợ quyết định hiệu quả. GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu không gian, tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho việc xác định vị trí bãi chôn lấp. Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là một huyện có tốc độ phát triển tương 1 đối nhanh và có nhiều khu công nghiệp được xây dựng trong thời gian gần đây. Bộ mặt của huyện đang dần khởi sắc nhưng bên cạnh đó thì vấn đề rác thải đang là nỗi lo trong công tác quản lý đất đai và môi trường. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, huyện Đông Anh đã thành lập các tổ thu gom rác và bãi chôn lấp tại 156 thôn làng của huyện. Tuy nhiên, hầu hết các bãi chôn lấp rác tại chỗ của các thôn làng là tận dụng những hố hay hồ ao, bãi tha ma. Thực trạng chôn lấp rác không đúng quy định tại một số bãi rác ở các thôn làng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai mà còn để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí. Vì thế mà biện pháp lâu dài là cần phải quy hoạch xác định vị trí một bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô phù hợp và đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của quản lý đất đai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng phương pháp lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. Thử nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn. - Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong việc tìm địa điểm bố trí bãi chôn lấp hợp lý. - Ứng dụng quy trình trên để xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. So sánh kết quả của đề tài với phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu: các nguồn tài liệu thu thập được bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng Internet, các bài viết, báo cáo trong và ngoài nước,…sẽ được nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài. 2 - Phương pháp điều tra thực địa: để biết được thực tế của khu vực nghiên cứu và thu thập thêm nguồn dữ liệu cho đề tài. - Phương pháp đánh giá định lượng để đưa ra những số liệu có tính khách quan cao phục vụ trợ giúp quyết định. - Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá. - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm hợp lý cho bãi chôn lấp chất thải rắn. - Phương pháp chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởng. - Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 5. Kết quả đạt được - Quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn dựa trên một số chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Phương án bố trí vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. 6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài là đã đưa ra được quy trình lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp định lượng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đã xác lập cơ sở khoa học và đề xuất phương án bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1. Định nghĩa Có nhiều định nghĩa về chất thải được đưa ra của các tác giả trong nước và trên thế giới nhưng xét một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu “Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường. Trong quá trình tiêu hoá, con người thải ra các chất cặn bã. Thiên nhiên và cả cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật. Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải vào môi trường vô số các loại chất thải” [7]. Tuỳ theo mục đích mà có thể phân chia chất thải theo các tiêu chí khác nhau: - Theo tính chất vật lý có: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. - Theo nguồn gốc phát sinh có: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải có nguồn gốc khác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. - Theo tính chất, mức độ độc hại có: chất thải nguy hại, chất thải thông thường. Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt được hiểu là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động ở các khu dân cư, hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị. Nó bao gồm những chất hữu cơ (giấy, đồ nhựa, thức ăn thừa, cao su,…), vô cơ (thuỷ tinh, kim loại,…) và chất thải đặc biệt có nguồn gốc ở các hộ gia đình, các trung tâm thương mại, cơ quan, dịch vụ công cộng. Trong thuật ngữ tiếng Việt, chất thải còn được gọi là rác. 1.1.2. Các luồng chất thải rắn sinh hoạt Chất thải phát sinh từ một nguồn nhất định được gọi là một luồng chất thải [7]. Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam, phần lớn (80%) chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại và từ dân cư đô thị, nông thôn. Theo ước tính của chuyên gia và 4 các nhà quản lý môi trường Việt Nam thì trung bình ở Việt Nam lượng chất thải rắn tính trên đầu người thải ra mỗi ngày khoảng 1kg, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị chiếm hơn 80%, chất thải rắn công nghiệp khoảng 17%, còn lại 1% là chất thải rắn nguy hại (gồm chất thải rắn công nghiệp nguy hại, chất thải rắn y tế và các loại thuốc trừ sâu). Hiện nay, chúng ta đang đứng trước nguy cơ chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng ở cả đô thị lẫn nông thôn. Đặc biệt là khi quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ thì càng gây nên những vấn đề về lượng rác thải, ô nhiễm môi trường. Ta có thể phân tích một số luồng phát sinh như sau: Thứ nhất: đối với những khu vực dân cư ở đô thị lớn thì do dân số ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất ở đô thị thì không đáp ứng kịp nên lượng rác thải từ các hoạt động ăn, ở, giải trí,…của con người ngày càng quá tải so với sức chứa của đô thị. Thứ hai, ở các đô thị mới mở rộng ra các vùng ven và ngoại ô có những sự thay đổi lớn từ kiểu cấu trúc làng xã ngoại ô thành các nhà ở theo lối đô thị. Cấu trúc không gian cũng như cấu trúc quản lý xã hội, quản lý môi trường cũng bị đảo lộn. Có thể họ vẫn quen theo kiểu sinh hoạt cũ: rác vứt bừa bãi, lấp đầy hồ ao, cống rãnh,… nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cũng có thể dân cư ngày càng đông với các thành phần khác nhau nên rất khó vận động, thuyết phục làm theo quy định (cụ thể như ở các “xóm liều”). Thứ ba, ở các khu đô thị mới do Nhà nước hay tư nhân đầu tư xây dựng hoàn chỉnh rồi bán cho người dân hoặc chia đất cho cán bộ. Kiểu đô thị hoá này có ưu điểm là khi xây dựng người ta đã quy hoạch khá đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, các hố rác thải, xử lý rác thải,… Tuy nhiên, ở những khu vực này nếu không có những quy định nghiêm ngặt thì nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm rác thải cũng dễ xảy ra và rất nguy hại. Thứ tư là khu vực ở của các trung tâm công nghiệp tập trung. Trong quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì nhiều khu công nghiệp mới xuất hiện. Đi cùng với những nơi này là những vùng cơ trú mới được hình thành. Một là các khu 5 nhà tạm, lán trại cho công nhân xây dựng. Đây là những loại nhà được xây dựng không kiên cố và cuộc sống của cư dân trong các khu này thường là tạm bợ. Vì thế và việc xả rác và thu gom rác là không có tổ chức. Hai là các khu nhà rẻ tiền cho công nhân từ các tỉnh xa ở lại. Trong các khu vực này, phần đông là dân tứ xứ họp lại và làm việc nên việc quản lý rác thải cũng gặp khó khăn. Thứ năm là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nơi nghỉ ngơi, tham quan du lịch và dịch vụ giải trí. Đi liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sự phát triển của các khu dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí mới mọc lên hoặc mở rộng trên cơ sở các khu nghỉ ngơi, vui chơi sẵn có. Thực tế, thời gian qua cho thấy, trong nhiều khu du lịch giải trí, đặc biệt là vùng bờ biển, nơi có hoạt động lễ hội tập trung đông người… hầu như chưa tổ chức thu gom rác và hướng dẫn thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng một cách chặt chẽ và hiệu quả. Như vậy, ta có thể thấy rằng rác thải rắn sinh hoạt tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị. Ở nông thôn thì lượng phát sinh chất thải sinh hoạt ít hơn và phần lớn là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Chúng ta cần nắm được các nguồn phát sinh để chủ động đưa ra những giải pháp thích hợp và hữu hiệu nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan chung của đô thị. 1.1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt a. Tái sử dụng, tái chế - Tái sử dụng (re-use) là đem các vật thải còn có giá trị sử dụng trở lại thị trường. Các cửa hàng bán đồ cũ, các trạm thu mua, bán đồ dùng và vật liệu cũ đều nhằm mục đích tái sử dụng. Biện pháp này có ưu điểm [2]: + Tiết kiệm năng lượng; + Tiết kiệm diện tích bãi thải; + Tạo công ăn việc làm cho một số người thất nghiệp; + Cung cấp đồ dùng cho người nghèo với giá rẻ; + Giảm bớt ô nhiễm do sản xuất. Tuy nhiên không phải vật liệu nào cũng có thể đưa vào tái sử dụng. Các vật liệu có thể tái sử dụng trực tiếp là: đồ gỗ, tủ, bàn ghế cũ, chai đựng nước uống,… 6 - Tái chế (recycling) là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Ví dụ thuỷ tinh được cho vào lò nấu lại, kim loại được nung chảy trở lại. Tái chế không tiết kiệm bằng tái sử dụng nhưng rất có lợi vì: + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế vật liệu gốc; + Tiết kiệm diện tích chôn lấp; + Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế. Tuy nhiên tái chế rác thải đòi hỏi sự hợp tác của toàn dân trong phân loại rác thải trước khi đổ vào hệ thống chung. Sơ đồ tóm tắt quá trình thu hồi tài nguyên, sản phẩm, năng lượng được biểu thị ở hình 1.1. Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý và thu hồi tài nguyên, sản phẩm – năng lượng [7] b. Tiếp cận đầu vào Việc giảm bớt rác thải còn được thực hiện theo hướng tiếp cận đầu vào (Input approach). Tiếp cận này dựa trên ba phương pháp sau [2]: - Kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hoá. Hàng hoá chất lượng tốt, có độ bền cao sẽ có thời hạn sử dụng dài, giảm bớt lượng phế thải; 7 - Giảm bớt khối lượng vật liệu trong chế tạo hàng hoá. Việc chạy đua theo các hình thức hấp dẫn trong thị trường gây nên lãng phí trong chế tạo hàng hoá. Tại các nước công nghiệp phát triển, 40% sản lượng giấy, 14% sản lượng nhôm, 8% sản lượng thép được dùng cho bao bì hàng hoá, 40% lượng rác thải rắn là bao bì; - Giảm bớt sự tiêu thụ: Kinh tế thị trường tạo ra những nhu cầu tiêu dùng mới nhiều khi không cần thiết, thậm chí có hại cho từng cá nhân và xã hội. Có nhiều khả năng giảm bớt tiêu thụ để tiết kiệm vật liệu, năng lượng trong bối cảnh tài nguyên và môi trường có nhiều khó khăn trên toàn thế giới hiện nay. c. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Những chất không thu lại để tái chế được thì sẽ được chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện rác với tỷ số nén cao. Các kiện rác đã ép được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp các vùng đất trũng rồi phủ lớp đất cát lên. Trên diện tích này, người ta có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hay các công trình xây dựng nhỏ. Sơ đồ quy trình công nghệ như hình 1.2. Hình 1.2. Quy trình công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện [7] d. Phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) được hiểu là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. 8 Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó trở nên xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hoá sinh học các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO 2 , nước và các hợp chất hữu cơ như lignin, xenlulô, sợi. Chất thải hữu cơ này được phân giải yếm khí bằng các vi sinh vật được nén lại thành các bánh phân hữu cơ. Phân này có tác dụng tăng độ phì nhiêu của đất, làm cho đất thêm tơi xốp, thấm nước nhiều hơn, hạn chế xói mòn mặt đất. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm là gây mùi hôi thối, có thể gây dịch bệnh, việc phân loại rác thải hữu cơ khi rác thải chung cũng tốn công sức, tiền của. Chủ yếu sản phẩm là phân hữu cơ tinh, muốn có phân hữu cơ cao cấp phải bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng N, P, K và một số nguyên tố hoá học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích sinh trưởng. e. Phương pháp đốt - Đốt có không khí: Đốt có không khí là giai đoạn cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định khi không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí (hình 1.3 là quy trình công nghệ đốt chất thải rắn quy mô công nghiệp). Công nghệ đốt có những ưu điểm [7]: + Giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng; + Xử lý toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác; + Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Nhược điểm của phương pháp này là: + Khi đốt rác sẽ sinh ra khói độc và dễ sinh điôxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt; + Vận hành dây chuyền phức tạp và giá thành đầu tư rất lớn. 9 Hình 1.3. Quy trình công nghệ đốt chất thải rắn quy mô công nghiệp [7] - Đốt không có không khí (nhiệt giải): Đây là phương pháp phân giải các rác thải hữu cơ trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ cao. Phương pháp này là một công nghệ sạch, nhưng cũng như phương pháp đốt có không khí, nó có giá thành cao hơn các phương pháp khác. f. Phương pháp chôn lấp Phương pháp chôn lấp là một hướng tiếp cận xả thải trong việc quản lý chất thải. Tức là đem rác thải tới nơi xa đô thị để tránh các tác động xấu và giảm bớt lượng rác thải. Theo tiếp cận này, tại hàng loạt các đô thị, người ta đã chuyển các bãi thải tự nhiên, lộ thiên thành bãi thải hợp vệ sinhlấp đất. Đó là những bãi sử dụng một khoảng đất thấp tự nhiên (thung lũng, ao hồ đã cạn) hoặc nhân tạo, làm bãi rác. Hàng ngày, rác thải được tập trung về đó, san ủi, lấp trên một lớp đất mỏng với phương tiện cơ giới. Quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các công việc quy hoạch, thiết kế, vận hành, đóng bãi và kiểm soát sau khi đóng bãi. Hình 1.4 là sơ đồ thể hiện các quy trình khái quát về quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn. 10 [...]... CTR càng phải được tiến hành theo đúng những tiêu chuẩn nhất định 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là một bài toán phân tích không gian tổng hợp, liên quan đến rất nhiều các tham số như: địa hình, thuỷ văn, mục đích sử dụng đất, khoảng cách đến các khu dân cư, các tuyến đường giao... vận chuyển rác từ thành phố hoặc khu đô thị Địa điểm đến đường quốc lộ, khoảng cách đến đường phù hợp Khoảng cách từ ranh giới thành phố đến bãi chôn lấp 22 1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Nhiều nước trên thế giới đã quan tâm rất sớm đến việc quy hoạch vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn hợp lý bởi một số tác động tiêu cực... dựng cơ sở hạ tầng cho bãiđể phục vụ cho việc quản lý bãi được tốt hơn 1.3 Các chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn Đối với việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn, ngoài các phân tích về 17 mặt định tính như trên thì các chỉ tiêu định lượng là rất quan trọng Các chỉ tiêu này cho phép chúng ta có những cơ sở để thực hiện bài toán tìm kiếm địa điểm thích hợp Để từng... nữa để hỗ trợ cho các nhà quy hoạch tìm được vị trí chôn lấp chất thải rắn hợp lý, giảm thiểu tác động về kinh tế, xã hội và môi trường 28 CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT BẰNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU 2.1 Khái niệm về GIS GIS là chữ viết tắt của Geographic Information System (Hệ thông tin địa lý) GIS là tổ hợp của các hợp phần có quan... hưởng này để làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chí lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn phù hợp với từng khu vực 1.2.1 Các yếu tố tự nhiên a Địa hình Địa hình là yếu tố ảnh hưởng rất rõ đến vị trí bãi chôn lấp Thông thường thì người ta hay tận dụng tối đa địa hình tự nhiên nhằm giảm bớt khối lượng đào lấp Nếu ở những nơi nào có địa hình trũng thì việc đào hố sẽ tiết kiệm hơn khi tận... hành TCXD 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, và Thông tư liên tịch số 01/2001 “Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn” Trong đó có một số điểm cần chú ý như sau: a Quy mô diện tích bãi chôn lấp Quy mô diện tích BCL được xác định trên cơ sở [1]: - Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ... Hình 1.8 Lựa chọn địa điểm BCL CTR theo phương pháp chồng xếp bản đồ [15] Nói chung ứng dụng GIS để xác định địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn được thực hiện khá hiệu quả trên thế giới Còn ở Việt Nam thì công tác này được thực hiện tương đối tự phát, chủ yếu là áp dụng các chỉ tiêu đơn giản Năm 2001, Thông tư Liên tịch 01/2001/BXD - BKHCNMT được đưa ra để hướng dẫn việc lựa chọn địa điểm, xây... quyền địa phương một mặt là sự chấp thuận bố trí địa điểm chôn lấp rác hay không và mặt khác là vấn đề quản lý, phối hợp với công ty môi trường để đảm bảo cho sự vận hành của bãi d Các khu di tích lịch sử, văn hoá, du lịch Các địa điểm di tích lịch sử, văn hoá, du lịch thường yêu cầu về môi trường phải trong sạch để thu hút khách thăm quan hoặc do yếu tố tâm linh (như chùa, miếu, đền,…) Do đó việc lựa chọn. .. phân bố của các loại hình sử đụng đất tại 1 thời điểm nhất định hay dự định trong tương lai Một điều tất yếu là địa điểm bãi chôn lấp phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Thường thì những loại đất chưa sử dụng sẽ được ưu tiên cho việc làm bãi chôn lấp Nhưng tuỳ trường hợp mà phải lựa chọn địa điểm khác thì nên tìm kiếm vị trí sao cho việc đền... khoảng 20% tổng diện tích bãi Quy mô của các BCL CTR cho các khu dân cư đô thị được thể hiện trong bảng 1.1 b Yêu cầu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp - Địa điểm BCL phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt - Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị được quy định trong bảng 1.2 - Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu . tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là một bài. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1. Định

Ngày đăng: 06/04/2013, 18:44

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2. Khoảng cỏch thớch hợp khi lựa chọn BCL (nguồn: TCXDVN 261:2001) - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 1.2..

Khoảng cỏch thớch hợp khi lựa chọn BCL (nguồn: TCXDVN 261:2001) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.1. Phõn loại quy mụ BCL chất thải rắn (nguồn: TTLT 01/2001) - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 1.1..

Phõn loại quy mụ BCL chất thải rắn (nguồn: TTLT 01/2001) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.4. Cụng thức tớnh giỏ trị về khoảng cỏch của một số chỉ tiờu [10] - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 1.4..

Cụng thức tớnh giỏ trị về khoảng cỏch của một số chỉ tiờu [10] Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.1. Giỏ trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiờ un [14] - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 2.1..

Giỏ trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiờ un [14] Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.2. Bảng điểm minh hoạ cho khoảng cỏch đến khu dõn cư đụ thị - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 2.2..

Bảng điểm minh hoạ cho khoảng cỏch đến khu dõn cư đụ thị Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 3.1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực Đụng Anh [9] - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.1..

Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực Đụng Anh [9] Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.2. Cỏc di tớch lịch sử văn hoỏ ở huyện Đụng Anh đó được xếp hạng (đến 1999) - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.2..

Cỏc di tớch lịch sử văn hoỏ ở huyện Đụng Anh đó được xếp hạng (đến 1999) Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3.3. Thống kờ hiện trạng sử dụng đất huyện Đụng Anh - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.3..

Thống kờ hiện trạng sử dụng đất huyện Đụng Anh Xem tại trang 51 của tài liệu.
1 Diem_thu_gom Điểm thu gom. Thể hiện vị trớ cỏc điểm thu gom rỏc Point - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

1.

Diem_thu_gom Điểm thu gom. Thể hiện vị trớ cỏc điểm thu gom rỏc Point Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.4. Cỏc lớp dữ liệu đầu vào - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.4..

Cỏc lớp dữ liệu đầu vào Xem tại trang 55 của tài liệu.
3.2.3. Cỏc chỉ tiờu lựa chọn địa điểm bố trớ bói chụn lấp chất thải rắn - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

3.2.3..

Cỏc chỉ tiờu lựa chọn địa điểm bố trớ bói chụn lấp chất thải rắn Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.5. Cỏc chỉ tiờu lựa chọn địa điểm BCL CTR huyện Đụng Anh - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.5..

Cỏc chỉ tiờu lựa chọn địa điểm BCL CTR huyện Đụng Anh Xem tại trang 56 của tài liệu.
7. Địa hình Kết hợp với yếu tố gió để hạn chế sự ô nhiễm không khí do mùi - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

7..

Địa hình Kết hợp với yếu tố gió để hạn chế sự ô nhiễm không khí do mùi Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.6. Ma trận mức độ ưu tiờn và trọng số củ a3 nhúm chỉ tiờu - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.6..

Ma trận mức độ ưu tiờn và trọng số củ a3 nhúm chỉ tiờu Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.9. Mức độ ưu tiờn và trọng số của cỏc chỉ tiờu trong nhúm “Xó hội” - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.9..

Mức độ ưu tiờn và trọng số của cỏc chỉ tiờu trong nhúm “Xó hội” Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.8. Mức độ ưu tiờn và trọng số của cỏc chỉ tiờu trong nhúm “Kinh tế” - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.8..

Mức độ ưu tiờn và trọng số của cỏc chỉ tiờu trong nhúm “Kinh tế” Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.10. Trọng số chung của cỏc chỉ tiờu - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.10..

Trọng số chung của cỏc chỉ tiờu Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3.11 thể hiện tờn cỏc chỉ tiờu và thang phõn loại cho từng chỉ tiờu. Cỏc mức độ là: Khụng phự hợp: 0 điểm; Ít phự hợp: 1 điểm; Phự hợp: 2 điểm; Rất phự  hợp: 3 điểm - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.11.

thể hiện tờn cỏc chỉ tiờu và thang phõn loại cho từng chỉ tiờu. Cỏc mức độ là: Khụng phự hợp: 0 điểm; Ít phự hợp: 1 điểm; Phự hợp: 2 điểm; Rất phự hợp: 3 điểm Xem tại trang 60 của tài liệu.
1. Khoảng cỏch đến khu dõn cư đụ thị - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

1..

Khoảng cỏch đến khu dõn cư đụ thị Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.11. Cỏc chỉ tiờu được sử dụng để đỏnh giỏ sơ bộ - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.11..

Cỏc chỉ tiờu được sử dụng để đỏnh giỏ sơ bộ Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.12. So sỏnh cỏc địa điểm sau khi tỡm kiếm sơ bộ - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.12..

So sỏnh cỏc địa điểm sau khi tỡm kiếm sơ bộ Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 3.13-3.24 hiển thị kết quả đỏnh giỏ, so sỏnh 3 vị trớ tiềm năng theo 12 chỉ tiờu đó sử dụng ở bước đỏnh giỏ sơ bộ - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.13.

3.24 hiển thị kết quả đỏnh giỏ, so sỏnh 3 vị trớ tiềm năng theo 12 chỉ tiờu đó sử dụng ở bước đỏnh giỏ sơ bộ Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.13. Đỏnh giỏ 3 vị trớ theo chỉ tiờu khoảng cỏch đến khu dõn cư đụ thị - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.13..

Đỏnh giỏ 3 vị trớ theo chỉ tiờu khoảng cỏch đến khu dõn cư đụ thị Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.15. Đỏnh giỏ 3 vị trớ theo chỉ tiờu khoảng cỏch đến nguồn cung cấp nước ngầm - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.15..

Đỏnh giỏ 3 vị trớ theo chỉ tiờu khoảng cỏch đến nguồn cung cấp nước ngầm Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.25. Đỏnh giỏ 3 vị trớ theo chỉ tiờu địa chất - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bảng 3.25..

Đỏnh giỏ 3 vị trớ theo chỉ tiờu địa chất Xem tại trang 68 của tài liệu.
5. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp bãi sẽ nhiều - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

5..

Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp bãi sẽ nhiều Xem tại trang 78 của tài liệu.
6. Khoảng cách tới khu công nghiệp Khoảng cách từ bãi đến khu công nghiệp > 1000m (theo quy định của TCXDVN 261:2001)  - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

6..

Khoảng cách tới khu công nghiệp Khoảng cách từ bãi đến khu công nghiệp > 1000m (theo quy định của TCXDVN 261:2001) Xem tại trang 78 của tài liệu.
ý nghĩa của bảng so sánh mức độ quan trọng bên nh− sau: Tiến hμnh so sánh lần l−ợt từng hμng với từng cột  - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

ngh.

ĩa của bảng so sánh mức độ quan trọng bên nh− sau: Tiến hμnh so sánh lần l−ợt từng hμng với từng cột Xem tại trang 79 của tài liệu.
3 nhóm kinh tế, xã hội, môi tr−ờng bao gồm các chỉ tiêu nh− bảng trên. Theo ý kiến của các thầy (cô), các chỉ tiêu có mức độ quan trọng nh− thế nμo  Ví dụ  - Nghiên cứu về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

3.

nhóm kinh tế, xã hội, môi tr−ờng bao gồm các chỉ tiêu nh− bảng trên. Theo ý kiến của các thầy (cô), các chỉ tiêu có mức độ quan trọng nh− thế nμo Ví dụ Xem tại trang 79 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan