CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

124 3.1K 9
CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ PGS. TS. TRẦN HỮU LUYẾN * MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn dạy học ngoại ngữ cho thấy dạy học ngoại ngữ không phải là một hoạt động tùy thích, ngẫu hứng, mà là một hoạt động có bài bản, hợp lý, được dựa trên một số các cơ sở khoa học chắc chắn, trong đó có cơ sở tâm lý học. Dạy học ngoại ngữ là hoạt động tổ chức cho người học nắm vững ngoại ngữ để giao tiếp và nhận thức. Bản chất của hoạt động tổ chức này là điều khiển hoạt động học tập ngoại ngữ của người học theo đúng các quy luật của tâm lý học nhận thức. Không đảm bảo theo đúng các quy luật tâm lý lĩnh hội, dạy học ngoại ngữ sẽ không có được chất lượng, hiệu quả mong muốn. Thực tiễn dạy học ngoại ngữ ngày càng khẳng định rõ điều này. Như vậy, cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học ngoại ngữ là một trong những cơ sở khoa học rất căn bản, quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành công của dạy học ngoại ngữ. Nhưng các quy luật nhận thức ấy là thế nào? Nói rõ hơn, người học ngoại ngữ đã sử dụng những quy luật nhận thức trong việc nắm vững ngoại ngữ được học thế nào? Ở đây lại nổi lên rất rõ vấn đề cần phải hiểu đúng bản chất của ngoại ngữ là gì, chính xác, bản chất tâm lý của ngoại ngữ là gì? Đến đây ta thấy dạy học ngoại ngữ về mặt tâm lý học cần phải làm sáng rõ không chỉ các quy luật lĩnh hội ngoại ngữ, mà còn cần phải thấy được đúng đắn cả bản chất tâm lý của ngoại ngữ nữa. Việc tìm hiểu làm rõ những nội dung tâm lý này không phải là nhiệm vụ của lý luận dạy học ngoại ngữ, mà là của các khoa học tâm lý, cụ thể, của tâm lý học đại cương, tâm lý học nhận thức, tâm lý học ngôn ngữ, tâm lý học dạy học ngoại ngữ Lý luận dạy học ngoại ngữ chỉ dựa trên những thành quả của các khoa học tâm lý đó để thực hiện quá trình dạy học ngoại ngữ cho có hiệu quả và chất lượng. Trong lý luận và trên thực tế, việc tìm kiếm, làm rõ mặt tâm lý học nêu trên của khoa học tâm lý hóa ra không hề đơn giản. Triết học đã rất đúng khi khẳng định rằng nhận thức là một quá trình. Rõ ràng trong thực tại khách quan chỉ có một hiện tượng lĩnh hội ở người học * Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. 11 và một hiện tượng ngôn ngữ mà người học cần lĩnh hội và như vậy bản chất tâm lý thực sự của mỗi hiện tượng ấy theo logic cũng chỉ có một. Thế nhưng, khi đi tìm bản chất tâm lý ở các hiện tượng được đề cập đến, mỗi quan điểm tâm lý học lại có cách hiểu rất khác nhau. Điều này giải thích rõ các quan điểm dạy học ngoại ngữ dựa trên các thành quả của các khoa học tâm lý khác nhau đó đã không thể có được sự thống nhất chung trong dạy học ngoại ngữ về mặt tâm lý học. Vậy quan điểm tâm lý học nào là khoa học hơn? Tức đâu là quan điểm dạy học ngoại ngữ có cơ sở tâm lý học khoa học hơn? Đó là tâm lý học Liên tưởng? Hay tâm lý học Hành vi? Hay tâm lý học Hoạt động? Câu trả lời cho các câu hỏi trên đã được đưa ra khá nhiều trong các tài liệu lý luận dạy học ngoại ngữ và trong các công bố tâm lý học ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở ngoài nước. Như vậy, có thể trả lời tường tận các câu hỏi nêu trên bằng cách nghiên cứu thật nghiêm túc, căn bản, hệ thống, toàn diện các quan điểm tâm lý học đã có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài như những cơ sở tâm lý học vững chắc đối với các quan điểm dạy học ngoại ngữ trước đây và hiện nay. Nhưng một nghiên cứu như thế cho đến nay, về cơ bản, vẫn còn chưa có, đặc biệt đối với khoa học tâm lý dạy học ngoại ngữ ở nước ta. Tất cả những điều đã trình bày trên đây cho thấy ý nghĩa to lớn và sự cần thiết thời sự phải thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Các quan điểm tâm lý học dạy học ngoại ngữ”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các quan điểm tâm lí học về bản chất tâm lý của ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói và của quá trình nắm vững chúng làm cơ sở tâm lý cho các vấn đề cơ bản của dạy học ngoại ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ và từ đó đưa ra những yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ. 3. Đối tượng nghiên cứu Các quan điểm Tâm lý học về bản chất tâm lý của ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói và của quá trình nắm vững chúng làm cơ sở tâm lý cho các vấn đề cơ bản của dạy học ngoại ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ và các yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ. 4. Giả thuyết khoa học Có thể tìm được các quan điểm tâm lý học về bản chất tâm lý của ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói và của quá trình nắm vững chúng 12 làm cơ sở tâm lý cho những vấn đề cơ bản của dạy học ngoại ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ và nêu ra các yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ ở trong các công trình triết học, tâm lý học, tâm lý ngôn ngữ học và ngôn ngữ học đã công bố ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở ngoài nước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Xây dựng cơ sở lí luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu các quan điểm tâm lý học làm cơ sở tâm lý cho những vấn đề cơ bản của dạy học ngoại ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ và cho các yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ. 2) Xác định rõ các quan điểm tâm lí học và những nội dung tâm lí của những vấn đề cơ bản của dạy học ngọai ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ. 3) Đưa ra các yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ. 6. Giới hạn nghiên cứu Chỉ xem xét các quan điểm tâm lý học có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng. Đó là các quan điểm tâm lý học Liên tưởng, tâm lý học Hành vi và tâm lý học Hoạt động, đặc biệt là tâm lý học Hoạt động do L.X. Vygotsky sáng lập. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận như phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu. Ngoài ra còn dùng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và hội thảo. 8. Cái mới và ý nghĩa nghiên cứu Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và toàn diện các quan điểm tâm lý học về bản chất tâm lý của ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói và của quá trình nắm vững chúng làm cơ sở tâm lý cho những vấn đề cơ bản của dạy học ngoại ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ và cho các yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ. Về lý luận, công trình đã tổng quan được bức tranh chung về tình hình nghiên cứu bản chất tâm lý của ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói và của quá trình nắm vững 13 chúng, đã hệ thống hóa được các quan điểm tâm lý học Liên tưởng, tâm lý học Hành vi, tâm lý học Hoạt động làm cơ sở tâm lý cho những vấn đề cơ bản của dạy học ngoại ngữ như phương hướng tiếp cận, mục đích, nội dung, đối tượng, đơn vị, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại ngữ và cho các yêu cầu tâm lí cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ. Những điều đó góp phần làm sáng rõ hơn các cơ sở tâm lý học của dạy học ngoại ngữ và rộng hơn, của lý luận dạy học ngoại ngữ, góp phần xây dựng khoa học về dạy học ngoại ngữ. Về thực tiễn, đã nêu ra được các yêu cầu tâm lý cụ thể, toàn diện đối với dạy học ngoại ngữ. Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo dạy học ngoại ngữ, cũng như các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ. 9. Kết quả nghiên cứu 9.1. Sản phẩm khoa học - Về nội dung + Tài liệu về cơ sở khoa học, các khái niệm công cụ và cơ sở thực tiễn, cũng như các phương pháp nghiên cứu các quan điểm tâm lí học dạy học ngoại ngữ. + Tài liệu về các quan điểm tâm lí học và những nội dung tâm lí làm cơ sở cho dạy học ngoại ngữ. + Tài liệu về hệ thống các yêu cầu tâm lí đối với dạy học ngoại ngữ. - Về hình thức + 01 tập công trình chính 168 trang. + 01 tập tóm tắt 24 trang. + 06 bài báo khoa học. + Xuất bản 01 chuyên khảo liên quan dày 464 trang. 9.2. Sản phẩm công nghệ/Khả năng ứng dụng thực tiễn Những kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào xây dựng cơ sở khoa học cho phương pháp và nội dung dạy học ngoại ngữ. 9.3. Sản phẩm đào tạo Góp phần trực tiếp vào đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các ngành ngoại ngữ và cho học viên cao học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành phương pháp dạy học ngoại ngữ. 10. Cấu trúc của công trình Công trình bao gồm mở đầu, bốn chương nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Bốn chương nội dung chính như sau: Chương 1 - Cơ sở lý luận của nghiên cứu; chương 2 - Quan điểm tâm lý học Liên tưởng của dạy học ngoại ngữ; chương 3 - Quan điểm tâm 14 lý học Hành vi của dạy học ngoại ngữ và chương 4 - Quan điểm tâm lý học Hoạt động của dạy học ngoại ngữ. Ngoài ra công trình còn có danh mục các sơ đồ và danh mục các bài báo đã công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới những nghiên cứu cơ bản, quan trọng về tâm lý học Liên tưởng, tâm lý học Hành vi và tâm lý học Hoạt động, đặc biệt là những cơ sở và những nội dung khoa học của các quan điểm tâm lý học này như những cơ sở tâm lý học của dạy học ngoại ngữ. Vì nội dung của các nghiên cứu được đề cập tới chính là đối tượng cần phải làm rõ của công trình này nên ở đây chúng tôi cũng chỉ nêu ra các nghiên cứu đó chứ không xem xét, phân tích kỹ. Việc xem xét, phân tích kỹ các nghiên cứu được đề cập tới sẽ được giải quyết ở các chương tiếp theo thuộc công trình này. 1.1.1. Những nghiên cứu về tâm lý học Liên tưởng như cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ Liên tưởng Nghiên cứu về tâm lý học Liên tưởng xuất hiện từ thế kỷ XVII, phát triển mạnh ở thế kỷ XVIII và đi vào bế tắc ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu về tâm lý học Liên tưởng một thời gian dài được gắn liền với những nghiên cứu triết học thịnh hành đương thời. Nói chính xác, ở thời gian đó tâm lý học Liên tưởng chưa tách ra khỏi triết học, mà vẫn là một bộ phận của triết học đương thời. Cho nên những tên tuổi và công trình nghiên cứu tâm lý học Liên tưởng được gắn liền với những tên tuổi và công trình nghiên cứu của quan điểm triết học duy vật máy móc thế kỷ XVII của T. Hobbs (1588-1679), B. Spinoda (1632-1677), J. Lokke (1632-1704) và quan niệm khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII của D. Ghatli (1705-1757), cũng như quan niệm duy tâm của J. Bercli (1687-1753) và D. Hume (1711- 1776) (M.M. Rodental, 1986; K.K. Platonov, 1974). Nhìn vào tên tuổi các nhà nghiên cứu và các quan điểm triết học của họ ta thấy ngay tâm lý học Liên tưởng là những khuynh hướng tâm lý học khác nhau về bản chất khoa học - tư tưởng, tuy nhiên các nghiên cứu của họ đều thống nhất sử dụng khái niệm liên tưởng làm nguyên tắc giải thích chính các hiện tượng tâm lý (M.G. Iaroshepsky, 1971). Đây chính là cơ sở nhận thức luận quan trọng làm cơ sở tâm lý cho dạy học ngoại ngữ Liên tưởng. 15 Những nội dung khoa học, những ưu điểm và tồn tại của tâm lý học Liên tưởng được nêu rất rõ trong các nghiên cứu của L.X. Vygotsky (1956, 1982, 2000, ), I.A. Dimnhia (1985, 1989, ), A.A. Leonchiev (1967, 1969, 1970, 1971, 1974, ), A.H. Leonchiev (1977, 1981, 1989, ), A. R. Luria (1998) và nhiều nhà nghiên cứu khác. Về chi tiết sẽ được trình bày rõ ở chương 2. 1.1.2. Những nghiên cứu về tâm lý học Hành vi như cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ Hành vi Những nghiên cứu về tâm lý học Hành vi được ra đời chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về thuyết phản xạ có điều kiện của I.P. Pavlov (1849-1936), thuyết phản xạ kết hợp của V.M. Becherev (1857-1927) và tâm lý học Động vật của E.L. Thorndike (1874-1949). Nghiên cứu đầu tiên về tâm lý học Hành vi là bài báo “Tâm lý học trong con mắt của nhà hành vi” (Psychology from the Stanpoint of a Bihaviorist, 1913) của J. Watson (1878-1957), trong đó trình bày toàn bộ các tư tưởng và luận điểm khoa học của tâm lý học Hành vi. Ở đây hành vi được hiểu là mối quan hệ 2 yếu tố kích thích (S) từ môi trường vào cơ thể và phản ứng (R) của cơ thể đáp trả lại Về sau bài báo này được coi là Cương lĩnh của tâm lý học Hành vi. Ngay sau bài báo trên của J. Watson, đã có nhiều nghiên cứu theo hướng hoặc khẳng định, hoặc kiểm tra các ý tưởng khoa học của ông (M. Maier, A. Vais, E. Zinger, E. Holt, K. Lasley và nhiều người khác). Tâm lý học Hành vi của J. Watson đã gây tranh cãi rất lớn ở trong và ngoài nước. Để khắc phục những tồn tại được nói tới đã có nhiều nghiên cứu tìm tòi khác, các thuyết Hành vi mới ra đời: - Thuyết Hành vi nhận thức của E.C. Tolman (Thuyết Hành vi có mục đích) được trình bày trong công trình “Hành vi có mục đích ở động vật và ở người”. - Thuyết Hành vi diễn dịch giả thuyết của K. Hull được trình bày trong các công bố, như: “Các nguyên tắc hành vi”, 1943; “Hệ thống hành vi”. Nội dung chính của các thuyết tâm lý học Hành vi mới là có thêm yếu tố thứ ba mang tính tâm lý và được đặt ở giữa 2 yếu tố S - R, tức S - X - R. Tiếp tục nghiên cứu về tâm lý học Hành vi, B.F. Skinner đã có các nghiên cứu nổi tiếng “Hành vi của cơ thể”, 1938; “Khoa học và hành vi con người”, 1953; Từ những nghiên cứu của mình, B.F. Skinner đã đưa ra thuyết Hành vi tạo tác, cơ sở của lý thuyết dạy học chương 16 trình hóa nổi tiếng. Về mặt kiên định các luận điểm của tâm lý học Hành vi cổ điển, tâm lý học Hành vi của B.F. Skinner được gọi là tâm lý học Hành vi bảo thủ. Thời gian sau cùng đã có những nghiên cứu về tâm lý học Hành vi với những tên mới: Thuyết Hành vi xã hội của J. Mid, thuyết Nhận thức xã hội của A. Bandura, thuyết Học tập xã hội của D. Rotter. Những nội dung khoa học, những ưu điểm và tồn tại của tâm lý học Hành vi được nêu rất rõ trong các nghiên cứu của I.A. Dimnhia (1985, 1989, ), V.V. Đavydov (2000), A.A. Leonchiev (1967, 1969, 1970, 1971, 1974, ), A.H. Leonchiev (1977, 1981, 1989, ), A.N. Lomov (2000), A.R. Luria (1998), X.L. Rubinstein (1959), L.X. Vygotsky (1956, 1982, 2000) và nhiều nhà nghiên cứu khác. Về chi tiết sẽ được trình bày rõ ở chương 3. 1.1.3. Những nghiên cứu về tâm lý học Hoạt động như cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ Hoạt động Những nghiên cứu của tâm lý học Hoạt động chịu ảnh hưởng to lớn của những nghiên cứu triết học Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của K. Marx, F. Engels, V.I. Lenin Nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng cho tâm lý học Hoạt động là nghiên cứu của nhà tâm lý học Xô Viết L.X. Vygotsky (1896-1934). Đó là bài báo công bố năm 1925 với tiêu đề là “Ý thức như vấn đề của tâm lý học Hành vi”. Ở đây ông phân tích rõ những ưu điểm, tồn tại của tâm lý học hành vi và nêu ra các nguyên tắc xây dựng nền tâm lý học lấy phạm trù hoạt động làm đối tượng nghiên cứu. Về sau bài báo này của ông cũng được coi la cương lĩnh của nền tâm lý học mới: Tâm lý học Hoạt động. Sau đó, có ý nghĩa quyết định cho việc ra đời và phát triển ngành tâm lý học mới có các nghiên cứu quan trọng khác của ông, như: Phương pháp có tính chất công cụ trong nhi đồng học, 1928; Nguồn gốc phát sinh tư duy và ngôn ngữ, 1929; Chuyên khảo về sự phát triển tâm lý của trẻ em bình thường, 1929; Phương pháp mang tính chất công cụ trong tâm lý học, 1930; Công cụ và ký hiệu trong sự phát triển trẻ em, 1930; Phác họa về lịch sử hành vi, 1930; lịch sử phát triển các chức năng thần kinh cao cấp, 1930-1931 (cùng với A.R. Luria); Tư duy và ngôn ngữ, 1982; Tâm lý học L.X. Vygotsky, 2000 và v.v Đóng góp cho phát triển vững chắc tâm lý học Hoạt động là những nghiên cứu của các cộng tác và kế tục như A.N. Leonchiev (Những vấn đề phát triển tâm lý, 1981; K. Marx và khoa học tâm lý, 1977; Hoạt động, ý thức, nhân cách, 1989 và v.v ), X.L. Rubinstein (1940, 1959), 17 A.R. Lura (1959, 1972, 1975, 1979, 1998), L.I. Bogiovich (1972), A.V. Daporozed (1960), P.Ia. Galperin (1963, 1981), V.V. Đavydov (2000), Đ.B. Enconhin (1957, 1959, 1962), A.N. Lomov (2000) và v.v Trong lĩnh vực nghiên cứu bản chất tâm lý của ngôn ngữ và tâm lý ngôn ngữ học, tâm lý học dạy học ngoại ngữ có các nghiên cứu quan trọng của các tác giả như: N.I. Dzynkin (1958, 1964, 1982), A.N. Sokolov (1960), V.A. Archiomov (1967, 1971), B.V. Belaev (1965), B.A. Benhediktov (1974), I.A. Dimnhia (1985, 1989, ), A.A. Leonchiev (1967, 1969, 1970, 1971, 1974, ), D.I. Klytrnhicova (1973) và nhiều người khác. Các nội dung khoa học, ưu điểm và tồn tại của các nghiên cứu trên sẽ được trình bày rõ ở chương 4. Tóm lại, các nghiên cứu được nêu trên đã đóng góp tích cực vào việc hình thành và phát triển các quan điểm tâm lý học Liên tưởng, tâm lý học Hành vi và tâm lý học Hoạt động. Trong các công trình của các quan điểm tâm lý học đó ta có thể tìm được những luận điểm tâm lý về quá trình lĩnh hội và về bản chất tâm lý của ngoại ngữ làm cơ sở tâm lý cho dạy học ngoại ngữ. Điều này sẽ được làm rõ ở các chương tiếp sau. 1.2. Các khái niệm công cụ của nghiên cứu Để giải quyết đề tài nghiên cứu này chúng tôi xác định hệ thống khái niệm công cụ bao gồm các khái niệm sau: ngoại ngữ, dạy học ngoại ngữ và cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ. 1.2.1. Ngoại ngữ Để đưa vào dạy học, cần phải hiểu rõ nội dung môn học. Để dạy học ngoại ngữ cũng vậy, cần phải hiểu rõ ngoại ngữ như đối tượng dạy học. Theo tinh thần như vậy, việc cần thiết đầu tiên là làm rõ nội hàm khái niệm ngoại ngữ, cũng như một số thuật ngữ liên quan; ở đây được hạn chế chỉ chủ yếu ở bình diện tâm lý học. 1. Ngoại ngữ và các thuật ngữ liên quan Trong ngôn ngữ học, trong giáo dục học và rộng hơn, trong cuộc sống, ta thường dùng các thuật ngữ: ngoại ngữ (hay tiếng nước ngoài), tiếng mẹ đẻ, tiếng quốc gia, tiếng chính thức và tiếng quốc tế. Những thuật ngữ này nhiều khi không được phân biệt rõ, nên đã gây ra những khó khăn trong nhận thức, đặc biệt trong đánh giá về giáo dục ngoại ngữ (Bùi Hiền, 2005). Bất cứ ngôn ngữ nào cũng vừa là tiếng mẹ đẻ, vừa là tiếng nước ngoài. Gọi là ngoại ngữ hay tiếng mẹ đẻ là có tính tương đối, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể khi xem xét. 18 Về mặt ngôn ngữ học, ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) và tiếng mẹ đẻ (nội ngữ) đều là những thứ tiếng (ngôn ngữ) cụ thể. Về mặt thực thể, chúng đều là những hệ thống kí hiệu đặc biệt, được cơ cấu theo các phương thức ngữ pháp với những hình thái ngữ âm và chữ viết (ở những ngôn ngữ đã có chữ viết) xác định. Về mặt chức năng, chúng đều làm phương tiện giao tiếp (phương tiện thông báo giữa con người với nhau) và phương tiện nhận thức (phương tiện phản ánh hiện thực của con người). Về mặt địa lí - hành chính, thông thường ngoại ngữ được hiểu là tiếng nói, ngôn ngữ của nước khác, ở ngoài biên giới quốc gia; còn tiếng mẹ đẻ là tiếng nói, ngôn ngữ của nước mình, ở trong biên giới quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế có những nước không có tiếng mẹ đẻ riêng; những nước này đã dùng tiếng nước ngoài như tiếng mẹ đẻ. Về mặt tâm lí học, trong đời sống cá thể, ngoại ngữ thường được nắm vững sau và chủ yếu để làm phương tiện giao lưu với người nước ngoài và tiếp nhận nền văn hóa của họ, còn tiếng mẹ đẻ được nắm vững trước, cùng với dòng sữa mẹ, nuôi dưỡng con người và làm phát triển nhân cách con người, làm công cụ nhận thức và giao tiếp sớm nhất, duy nhất trong những năm tháng đầu của đời sống cá thể. Việc nắm vững trước quyết định việc chuyển di và can thiệp kĩ năng, kĩ xảo vào nắm vững thứ tiếng sau. Từ đây thấy việc nắm vững ngoại ngữ và nắm vững thứ tiếng thứ hai về nguyên tắc là giống nhau (B.V. Belaev, 1965; V.A. Artiemov, 1969; A.A. Leonchiev, 1970; B.A. Benhediktov, 1974; I.A. Dimnhia, 1985; Trần Hữu Luyến, 1989 và những người khác). Tất nhiên trên thực tế cũng có những trường hợp đứa trẻ lại nắm vững ngoại ngữ trước và ngoại ngữ lại có tác dụng của tiếng mẹ đẻ, như trường hợp các cháu được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, song đây không phải là những trường hợp phổ biến. Về mặt giáo dục - xã hội, ngoại ngữ chỉ góp phần vào mở rộng tầm nhìn, giáo dục nhân cách, còn tiếng mẹ đẻ là phương tiện chính để dạy học các môn học, để phát triển mọi mặt đời sống tinh thần của con người. Trong một nước có nhiều dân tộc thường mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, một tiếng mẹ đẻ riêng của mình. Các dân tộc ít người hơn thường học và nói thêm bằng thứ tiếng của dân tộc chiếm đa số, có ý nghĩa quyết định sự phát triển nền văn hóa, văn minh của quốc gia. Thứ tiếng này được chính thức công nhận dùng làm công cụ giao tiếp chung cho tất cả các dân tộc của quốc gia, trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội và được dùng làm chuyển ngữ chính thức để dạy học tất cả các môn văn hóa của nhà trường trong cả nước và được gọi là 19 tiếng quốc gia hay quốc ngữ. Tiếng quốc gia bao giờ cũng có chữ viết thống nhất và chỉ có một mà thôi (Bùi Hiền, 2005). Như vậy tiếng nước ngoài không bao giờ có thể là tiếng quốc gia của nước khác. Tiếng quốc gia được hiểu như trên còn có vai trò là tiếng chính thức. Nhưng có những nước không có ngôn ngữ dân tộc bản địa nào được công nhận là tiếng quốc gia (quốc ngữ). Những nước như vậy thường lấy tiếng nói của dân tộc được coi là tiếng quốc gia của nước khác làm tiếng chính thức cho cả quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ của quốc gia mình. Nói khác đi, tiếng chính thức có thể là tiếng quốc gia của nước mình hoặc tiếng quốc gia của nước khác, là tiếng được chính thức công nhận dùng làm ngôn ngữ giao tiếp có tính chất pháp lí của quốc gia và dùng làm chuyển ngữ để dạy học các môn văn hóa trong nhà trường của cả nước hoặc chỉ ở một vùng lãnh thổ của quốc gia. Như vậy ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) cũng có thể là tiếng chính thức của nước khác, song không phải tiếng chính thức nào cũng là tiếng quốc gia của nước mình. Một nước có thể có một vài tiếng chính thức. Tiếng quốc tế là tiếng quốc gia, tiếng chính thức của một vài nước phát triển được quy định dùng làm ngôn ngữ chính thức trong các quan hệ quốc tế. Từ những chỗ giống nhau và khác biệt giữa ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) với tiếng mẹ đẻ (nội ngữ), tiếng quốc gia (quốc ngữ), tiếng chính thức và tiếng quốc tế nêu trên cho thấy ngoại ngữ trước hết là một ngôn ngữ cụ thể của một quốc gia xác định; cho nên “ngoại ngữ” là thuật ngữ có tính chất tương đối, nó là ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) với các quốc gia khác, nhưng lại là nội ngữ (tiếng mẹ đẻ) với quốc gia mình; ngoại ngữ có thể trở thành tiếng chính thức của các quốc gia khác và có một số ít trong chúng được chọn làm tiếng quốc tế; tuy nhiên ngoại ngữ không bao giờ là quốc ngữ (tiếng quốc gia) của nước khác. Như vậy, để xem xét ngoại ngữ và bản chất tâm lý của ngoại ngữ như một môn học, về thực chất, vẫn là xem xét ngôn ngữ và bản chất tâm lý của ngôn ngữ, song phải đặc biệt chú ý đến thứ tự nó đi vào đời sống cá thể sau nội ngữ (sau tiếng mẹ đẻ, quốc ngữ), tức là chú ý đến thời điểm nó được cá thể nắm vững, để thấy những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến quá trình nắm vững ngoại ngữ của người học. Việc ngoại ngữ trở thành tiếng chính thức hay tiếng quốc tế chỉ khẳng định mức độ và phạm vi nó được dùng thông dụng ở một số quốc gia xác định hay ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này chỉ có ý nghĩa gia tăng các yêu cầu nắm vững và sử dụng các thứ 20 [...]... dạy học ngoại ngữ này 2.3.1 Xây dựng những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ theo quan điểm tâm lý học Liên tưởng Những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ bao gồm các vấn đề, như quan điểm tiếp cận hay phương hướng dạy học ngoại ngữ, mục đích dạy học ngoại ngữ, nội dung dạy học ngoại ngữ, đơn vị dạy học ngoại ngữ, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ, kiểm tra trong dạy học ngoại ngữ Như... năng của người học và người dạy ngoại ngữ trong dạy học ngoại ngữ Do đó, việc cắt nghĩa các yếu tố trên của tâm lý học đã là triết lý, là cơ sở khoa học cho dạy học ngoại ngữ Các quan điểm tâm lý học khác nhau đã hiểu các yếu tố căn bản của dạy học ngoại ngữ hoàn toàn không giống nhau Đây là nguồn gốc “đẻ” ra các quan điểm dạy học ngoại ngữ khác nhau Với thời gian qua đi, quan điểm tâm lý học ra đời sau... tiếng) nhờ ngoại ngữ được học Đây là một vấn đề rất cơ bản và quan trọng của tâm lý học dạy học ngoại ngữ: Tổ chức nắm vững kỹ năng, kỹ xảo lời nói ngoại ngữ 1.2.2 Dạy học ngoại ngữ 1 Hoạt động dạy học ngoại ngữ Trước hết, dạy học ngoại ngữ là dạy học nắm vững kỹ năng, kỹ xảo lời nói ngoại ngữ Dạy học vắm vững ngoại ngữ, theo quan điểm hoạt động, được hiểu là một hoạt động đặc biệt với các đặc điểm như... dựng các nội dung của dạy học ngoại ngữ 2.3 Nội dung dạy học ngoại ngữ của quan điểm tâm lý học Liên tưởng Dựa trên quan niệm về ngôn ngữ và những luận điểm về nhận thức của tâm lý học Liên tưởng được trình bày ở trên, các nhà sư phạm và các nhà phương pháp dạy học ngoại ngữ đã đưa ra quan điểm dạy học hệ thống ngôn ngữ tiếng nước ngoài Dưới đây sẽ làm rõ những nội dung quan trọng của quan điểm dạy học. .. chỗ các quan điểm đó lý giải bản chất tâm lý của ngôn ngữ /ngoại ngữ và quá trình con người nhận thức, lĩnh hội ngôn ngữ /ngoại ngữ làm cơ sở để giải quyết sáu vấn đề cơ bản đã nêu ở trên của dạy học ngoại ngữ và để đưa ra các yêu cầu tâm lý cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ Đó cũng chính là những nội dung nghiên cứu của công trình Chương 2 QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC LIÊN TƯỞNG CỦA DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Tâm lý học. .. cắt nghĩa các yếu tố đang nói đến của dạy học ngoại ngữ có phần hợp lý, đầy đủ và đúng đắn hơn, tuy nhiên chưa thể là trọn vẹn Nhận thức là một quá trình tiếp cận chân lý khách quan 40 Tiếp theo, chúng tôi chỉ tập trung trình bày quan điểm tâm lý học Liên tưởng, quan điểm tâm lý học Hành vi và quan điểm tâm lý học Hoạt động của dạy học ngoại ngữ Và khi nói về mặt tâm lý học của dạy học ngoại ngữ cũng... hơn, có nguồn gốc từ sự khác nhau của các quan điểm tâm lý học Mỗi quan điểm tâm lý học là một triết lý, một cơ sở lý luận của dạy học nói chung, của dạy học ngoại ngữ nói riêng Nói chính xác hơn, là để giải quyết sáu vấn đề cơ bản đã nêu và để đưa ra các yêu cầu tâm lý cụ thể đối với dạy học ngoại ngữ 39 Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về tâm lý con người Một trong những nhiệm vụ... ngôn ngữ và kỹ xảo, kỹ năng lời nói tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ 5) Quy luật tiến bộ không ổn định trong kết quả nắm vững ngoại ngữ Như vậy, nội dung tâm lý của hoạt động dạy học ngoại ngữ là rất đa dạng, phong phú và phức tạp Một quan điểm dạy học ngoại ngữ khoa học cần xem xét đầy đủ các nội dung được nêu ở trên 1.2.3 Quan điểm tâm lý học dạy học ngoại ngữ và nội dung nghiên cứu cụ thể Trong dạy học ngoại. .. đường người học nắm vững chúng vẫn là con đường nắm vững ngoại ngữ Từ những trình bày ở trên cho thấy thực chất ngoại ngữ là ngôn ngữ, do đó dạy học ngoại ngữ là dạy học một ngôn ngữ cụ thể và nắm vững ngoại ngữ chính là nắm vững một ngôn ngữ cụ thể đó, ở thời điểm sau khi đã nắm vững tiếng mẹ đẻ Cho nên tìm hiểu cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ là tìm hiểu cơ sở tâm lý học dạy học ngôn ngữ cụ thể,... ngữ, môn học ngoại ngữ và người dạy ngoại ngữ Đó là ba yếu tố căn bản nhất cấu thành dạy học ngoại ngữ Bất kỳ một định nghĩa nào muốn đầy đủ và đúng đắn về dạy học ngoại ngữ, cũng phải bao gồm được ba yếu tố đó Không đủ ba yếu tố đó, không có dạy học ngoại ngữ Đây là điều hiển nhiên, ai cũng thấy Nhưng tâm lý học có liên quan gì khi đề cập đến ba yếu tố căn bản trên của dạy học ngoại ngữ? Sự liên quan . cương, tâm lý học nhận thức, tâm lý học ngôn ngữ, tâm lý học dạy học ngoại ngữ Lý luận dạy học ngoại ngữ chỉ dựa trên những thành quả của các khoa học tâm lý đó để thực hiện quá trình dạy học ngoại. sở lý luận của nghiên cứu; chương 2 - Quan điểm tâm lý học Liên tưởng của dạy học ngoại ngữ; chương 3 - Quan điểm tâm 14 lý học Hành vi của dạy học ngoại ngữ và chương 4 - Quan điểm tâm lý học. quan điểm tâm lý học nào là khoa học hơn? Tức đâu là quan điểm dạy học ngoại ngữ có cơ sở tâm lý học khoa học hơn? Đó là tâm lý học Liên tưởng? Hay tâm lý học Hành vi? Hay tâm lý học Hoạt động?

Ngày đăng: 14/05/2015, 12:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan