Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông

143 229 4
Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

371(V) GD-98 511/67 - 98 Mã số: PKK 04B8 MỞ ĐẦU Khi xem xét con người, chủ nghĩa Mác đã khẳng định là trong mọi hình thái kinh tế, mọi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, con người luôn luôn là nhân tổ quyết đỉnh. Với ý nghĩa đó, đã từ lâu, con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học : sinh học, y học, kinh tế, nghệ thuật, triết học Khoa học giáo dục nghiên cứu con người dưới gốc độ nhận thức những quy luật hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là đối với lớp trẻ thanh thiếu niên. Sự hình thành và phát triển nhân cách này luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết với các hình thái kinh tế xã hội, nhằm chuẩn bị cho xã hội một lực lượng lao động trẻ tương ứng với trình độ phát triển của xã hội đó. Mỗi cá nhân hình thành và phát triển không chỉ tuân theo những bàn trạng di truyền sẵn có mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hóa, của tiến bộ lịch sử - xã hội. Nhận cách con người hình thành trong hoạt động có ý thức vã cố tình sáng tạo theo nhu cầu của minh. Nội dung của thế giới nội tâm và chỉ thể cuộc sống từng con người không thể chỉ là từ những gì tự nhiên trực tiếp đưa lại mà chủ yếu là từ kỹ thuật đến kinh tế ; từ kinh nghiệm, lòng tin đến khoa học ; từ văn hoá dân tộc đến giao lưu nhân loại. Nhân cách con người chỉ được hình thành trong các mối quan hệ xã hội, trong hoạt động lao động (trí óc, chân tay). Các Mác viết : "Con người được phân biệt với súc vật ngay từ khi người ta bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình" (1, tr. 286). Trong hoạt động thực tiễn, con người chuyển hóa sức mạnh tự nhiên thành sức mạnh của chính mình trắc lượng sản xuất và các quan hệ giữa người với người). Những quan hệ này không chỉ biểu hiện ở phương thức hoạt động bên ngoài mà còn bao hàm cả thế giới nội tâm của con người. Xã hội càng văn minh, sản xuất xã hội càng phát triển thì thế giới nội tâm của con người càng phong phú, bởi vì tiêu chuẩn khách quan, phổ biến và cao nhất của tiến bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong đó ban gồm sự phát triển của bàn thân con người. Trước hết là sự phát triển phong phú của bản tính con người với tư cách là mục đích tự thân (1, tr. 158). Như vây, tiến bộ xã hội gắn liền với việc giải phóng con người, tạo ra những điều kiện hữu hiệu để phát triển toàn diện và hài hòa cá nhân, tạo cho con người được làm chủ quá trình lịch sử của chính mình. Đó không chỉ là mục đích cần đạt tới của chủ nghĩa nhân đạo Mácxít chân chính mà còn là mục đích mang tính chiến lược lâu dài của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân . Nhà trường các cấp của chúng ta hiện nay có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách cho thanh thiếu niên thông qua các nội dung giáo dục hết sức đa dạng và phong phú. Đó là giáo dục đức dục, trí dục, thể dục, thẩm mỹ, lao động sàn xuất và hướng nghiệp bằng nhiều con đường như dạy học trong nhà trường, tham gia thực tiễn ngoài xã hội, giáo dục trong gia định và các đoàn thể, các cộng đồng xã hội giáo dục bằng các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện kỹ thuật Nhà trường phổ thông được coi là bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ thống giao dục quốc dân, tác động một cách có tổ chức, khoa học đến quá trình hình thành nhân cách của thanh thiếu niên. Với mục đích giáo dục tương ứng với từng lứa tuổi, từng trình độ nhận thức, giáo dục phổ thông sẽ tạo ra .tiền đề cần thiết về mặt trí tuệ và thể chất cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của mỗi con người. Nếu như mục đích của việc hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên trong chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta là tạo cho họ khả năng tham gia tích cực, sáng tạo vào lao động xã hội, thì hướng nghiệp, phần nội dung gắn bó hữu cơ trong giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông, sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển nhận thức của tuổi trề đối với hoạt động tương lai của họ, sao cho phù hợp với những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Công tác hướng nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng là một phạm trù còn rất mới mẻ cả về mặt lý thuyết và hoạt động thực tiễn. Thời gian trước đây, những vấn đề có liên quan tới công tác hướng nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của tường giai đoạn lịch sử, đã được nhiều tác giả đã đề cập tới ở góc độ này hay góc độ khác. Vào những năm 80 phải kể tới sự đóng góp của các tác giả như : Phạm Hoàng Gia, Lê Sơn, Phạm Tất Dong đã nêu ra một số cơ sở tâm lý, nội dung của công tác hướng nghiệp (3 ; 7 ; 8) . Đặc biệt bằng luận văn phó tiến sĩ của mình, tác giả Phạm Tất Dong là người đầu tiên đặt nền móng cho việc thiết lập những cơ sở lý thuyết về hướng nghiệp vào những năm 80, nhất là những năm cuối của thập kỷ này. Cùng với chiến thắng của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, công cuộc xây dựng CNXH đặt ra cho sự nghiệp giáo dục những nhiệm vụ mới, trong đó nổi lên vấn đề hướng nghiệp cho tuổi trề. Nhiều văn bản chỉ thị của Nhà nước, của ngành giáo dục và nhiều bài viết của không ít tác giả đã đưa ra chương trình, nội dung, cách thức tổ chức công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông (6 ; 11). Trên thực tế, trong khoảng thời gian 10 năm từ 1980-1990, công tác hướng nghiệt đã được triển khai đối với hệ thống giáo dục phổ thông theo kế hoạch, chương trình và nội dung của Bộ GD và ĐT hoạch định (4) nhằm làm tốt việc phân hướng học sinh tốt nghiệp các cấp PTCS và PTTH sau khi tốt nghiệp ra trường. Mặc dù mới chỉ là những bước đi đấu tiên của nhà trường phổ thông vào lĩnh vực hướng nghiệp, nhiều khó khăn xuất hiện (hệ thống nội dung, chương trình hướng nghiệp, hình thức tổ chức hướng nghiệp, hệ thống tư vấn. nghệ cho học sinh, cơ sở vật chất phục vụ chợ . côn gtác này, đội. ngũ cán bộ chuyên môn về hướng nghiệp côn quá thiếu thốn và non yếu), song ớ một mức độ nào đô, thông qua kết quả việc triển khai các chỉ thị của Nhà nước và của ngành về hướng nghiệp, chúng ta cũng thấy được sự cố gắng của hệ thống giáo dục khi triển khai công tác mới mè này. Bên cạnh việc hình thành được một nội dung công việc hoàn toàn không có trước 'đây trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường, tăng cường vai trò xã hội của mỗi trường khi thực hiện mục đích giáo dục, xây dựng được một số tài liệu làm cơ sở chỉ đạo cho việc thực hiện chương trình, nội dung hướng nghiệp ; chúng ta đã thiết lập được một số mạng lưới các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp (KTTH) và hướng nghiệp ở các tỉnh và một số thành phố, đô thị lớn của cả nước. Cho dù hiện nay tên gọi của các trung tâm này có thể đã thay đổi, nội dung các phần việc của nó mang tính "kinh te hơn, nhưng xét về chức năng cơ bản, đây vẫn là những cơ sở trụ cột của công tác hướng nghiệp ở các địa phương. Mặc dù những mầm mống, những yếu tố của hướng nghiệp đã tổn tại trong hoạt động giáo dục của nhà trường như là những nội dung chính khóa, nhưng lý giải nó như một hệ thống tất yếu, khoa học để tác động vào sự hình thành nhân cách người học sinh như thế nào thì chúng ta vẫn đang ở những bước khởi đầu. Hơn 10 năm đã qua, kể từ ngày Chính phủ ban hành quyết định 126/CP (10-03- 1981) về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường và Thông tư 31/TT của Bộ Giáo dục hướng dẫn việc thực hiện quyết định cho các cơ quan quản lý giáo dục, trường phổ thông các cấp và các cơ quan liên ngành, cùng với sự biến đối lớn lao của xã hội, giáo dục phổ thông và những vấn đề có liên quan tới vấn đề hướng nghiệp cũng có những thay đổi cần được nhận thức sâu sắc và thực tiễn hơn. Trước hết phải thấy rằng, mấy năm trở lại đây, một số định hướng về giá trị nghề nghiệp đối với thanh thiếu niên bi đảo lộn. Trước đây, chúng ta thường lấy sức mạnh tư tưởng để động viên thanh niên đi vào những lĩnh vực có nhiều gian khổ như nông nghiệp, dạy học ở những vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh, lâm nghiệp, giao thông, duy tu đường bộ đường sắt, nghề mỏ, cơ khí kèm theo đó là phân luồng học sinh theo chỉ tiêu Nhà nước mà không tính tới năng lực, nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Ai được đào tạo ra cũng có việc làm và như người ta nói - trở thành cái đinh vít trong một cơ chế đã được định vị sản của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Thời xưa đi học và làm quan là con đường và mục đích phấn đấu của mỗi . sĩ tử thì thời bao cấp, đi học và làm cán bộ là những khái 'niệm dẫn xuất tất yếu của mỗi học sinh. Sống dưới lý tưởng và sự "bao dung" của cơ chế kinh tế cũ, hầu như mọi giá trị nghề nghiệp được sắp sẵn mà không cần có sự phán xét, cân nhắc của cá nhân. Năm học 1988-1989, điều tra trên 308 sinh viên năm thứ 4 các khoa toán, lý, văn, sinh, địa Trường Đại học sư phạm Việt Bắc với câu hồi : "Vào thời điểm hiện nay nếu cho chuyển đổi nghề thì anh (chị) có suy nghỉ gì ?". Trên các phần kín, với 3 cách trả lời định sản : ở lại nghề dạy học ( 1 ) ; đi sang nghề khác (2) ; và còn lưỡng lự (3) chúng tôi đã được kết quả sau : Câu t r ả lời ( l ) ( 2 ) ( 3 ) Toán (106 SV) Lý (52 SV) Văn (84 SV) Sinh (36 SV) Địa (30 SV) 48 27 21 13 2 41 18 43 21 26 17 7 20 3 2 Từ kết quả điều tra cho ta thấy, mặc dù đã qua 4 năm học tập số sinh viên không muốn theo nghề được đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn : 48,3%. Tỷ lệ này tăng lên đối với sinh viên ở các khoa có chiều hướng khó kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp : văn 51%, sinh 58%, địa 86%. Số sinh viên có nguyện vọng chuyển nghề này tuy thế, vẫn sẽ phải làm việc suốt đời trong nghề dạy học, đó là mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong việc phân lượng học sinh theo kiểu kế hoạch, bao cấp trước đây. Tình hình biến đổi hiện nay trong công tác tuyển sinh đã cho phép học sinh phổ thông sự lựa chọn nghề theo năng lực của bản thân, nhưng đó mới chỉ là điều kiện khách quan, vấn đề là phải tạo cho người học sinh có năng lực tận dụng điều kiện khách quan này. Đây quả thực là một quá trình hết sức phức tạp, do nền kinh tế thị trường hiện nay tạo ra cách nhìn cho môi người trong xã hội đối với việc làm của họ theo quy luật lợi ích nhiều hơn là lý tưởng. Nói cách khác, khi tìm một việc làm, mỗi cá nhân sẽ xác định trước tiên những công việc đem lại cho họ lợi ích kinh tế lớn hơn. Nghề nào đem lại tiền lương cao, nghề đó thu hút nguyện vọng của nhiều người trong xã hội. Việc xóa bao cấp trong các doanh nghiệp Nhà nước và sự xuất hiện doanh nghiệp tư nhân làm cho việc tuyển chọn cán bộ vào làm việc tại các cơ sở trở nên kỹ càng và thận trọng hơn. Những doanh nghiệp trả lương cho cán bộ công nhân ở mức cao là những xí nghiệp có quá trình công nghệ tiến tiến, bộ máy quản lý năng động, hợp lý và tại những doanh nghiệp này công tác tuyển chọn người càng khắt khe hơn. Người học sinh nhiều khi không thấy tất cả những yếu tố đó trong việc tuyển chọn cán bộ của nền kinh tế thị trường mà chỉ thấy nổi bật lên yếu tố đồng tiền để đua chen nhau trong các kỳ thi tuyển vàn một số trường, đệ đơn vào các doanh nghiệp một cách tự phát Để lập lại trật tự để có sự định hướng đúng cho tuổi trề, mà phải chăng do lỗi tại chúng ta đã để tình trạng giáo dục xuống cấp trong bước đi ban đầu vào kinh tế thị trường, đã quá coi nhẹ mảng công tác hướng nghiệp (nếu không nói là lãng quên) trong giáo dục toàn diện hiện nay của các trường phổ thông ; chúng ta cần tính tới việc xây dựng lại từ đầu cái hào khí làm hướng nghiệp cách đây mười mấy năm và đưa vào cho nó một sinh lực mới, một cách nhìn mới phù hợp với cuộc sống hiện nay. Xuất phát từ những lý giải trên, chúng tôi thấy để có bước đi ban đấu vào công tác hướng nghiệp một cách khoa học, cần thiết phải xây dựng một hệ thống lý thuyết về hướng nghiệp có cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của đất nước, đó cũng chính là mục đích cơ bản của cuốn sách nay. Do điều kiện thời gian và không gian, trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hệ thống hướng nghiệp nay, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát trên địa bàn thực ' tế của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Nội dung cuốn sách nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau : 1. Xây dựng một số khái niệm cơ bản về hướng nghiệp. 2. Hình thành hệ thống hướng nghiệp theo quan điểm hệ thống. 3. Thiết lập một số hình thức tổ chức hướng nghiệp theo chương trình do Bộ GD và ĐT ban hành. Toàn bộ nội dung cuốn sách được chia làm 4 phần chính : - Mở đầu. - Phần thứ nhất : Những cơ sở lý luận chung của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. - Phấn thứ hai : Tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. - Phần thứ ba : Sự tham gia của các tổ chức và lực lượng xã hội vào công tác hướng nghiệp. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHổ THÔNG . I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 1. Hướng nghiệp là gì ? Trong cuộc sống của mỗi người, tuổi thanh niên là thời điểm có nhiều xáo trộn, khi ở họ cần thiết phải suy nghĩ đến cuộc sống tương lai của họ. Không ít các câu hỏi đại loại như : mình xe làm gì ?", "Mình chọn nghề gì .", "Nghề nào hay nhất ?" Đối với một số học Binh cuối cấp phổ thông, việc tim ra câu trả lời cho những đắn đo trên là không khó khăn lắm (tất nhiên số này rất hiếm). Đa số còn lại, những câu hỏi đặt ra cho các em nhiều suy nghĩ, buộc các em phải tìm kiếm lâu dài, bởi có biết bao nghề đáng yêu, đăng gửi gắm "số phận" của mình, có biết bao con đường để đạt tới mục đích: của cuộc sống riêng. Song, việc xác định cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp chỉ cố thể có được ờ những cá nhân cố khả năng nhận thức và nhận thức một cách tự do các đối tượng bền ngoài, có khả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của hoạt động lao động để đi tới một quyết định cho bản thân. Tất nhiên, sự tự lựa chọn này không bao giờ được coi là tuyệt đối, bởi vì nó còn bị giới hạn bởi nhiều điều kiện : . vào công tác hướng nghiệp. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHổ THÔNG . I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 1. Hướng nghiệp. (10-03- 1981) về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường và Thông tư 31/TT của Bộ Giáo dục hướng. hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. - Phấn thứ hai : Tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. - Phần thứ ba : Sự tham gia của các tổ chức và lực lượng xã hội vào công

Ngày đăng: 14/05/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Untitled

    • MỞ ĐẦU

    • PHẦN THỨ NHẤT

    • NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC H

      • I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU VỀ CÔNG TÁC HƯ

      • II. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ NƯỚC V

      • III. VỊ TRÍ CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRO

      • PHẦN THỨ HAI

      • TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP T

        • 1 - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỔNG TÁC HƯ

        • II. CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯ

        • IIII. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO CÔNG T

        • IV. HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠ

        • V. HƯỚNG NGHIỆP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN KỸ

        • VI - NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ HƯ

        • VII - TỔ CHỨC PHÒNG HƯỚNG NGHIỆP

        • VIII- VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG SINH HOẠT

        • PHẦN THỨ BA: SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG

          • SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG

          • I - VAI TRÒ CỦA TỐ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ

          • II - VIỆC PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH ĐỂ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan