Bài 15 thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên trái đất

6 3.3K 6
Bài 15  thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên trái đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 15- Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên trái đất I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu và trình bày được: * Khái niệm về thủy quyển. * Các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. * Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, chế độ nước của một số sông. * Đặc điểm một số sông lớn trên Trái Đất. 2. Kĩ năng: Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một số sông. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước. II/ Đồ dùng dạy - học: Bản đồ tự nhiên thế giới. * Bản đồ khí hậu thế giới. * Phóng to hình 15 trang 56 SGK. III/ Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức lớp: 10A9: 10A10: 10A11: 10A12: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa? 3. Bài mới: Mở bài: Quá trình luân chuyển nước trên Trái Đất diễn ra như thế nào? thủy chế (chế độ nước) của một con sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên khác ra sao? Đó là những nội dung quan trọng trong bài học hôm nay. Ngoài ra trong bài học này, chúng ta còn tìm hiểu về đặc điểm một số sông lớn trên thế giới như sông Nin, sông A-ma-dôn, sông I-ê-nit-xây. Hoạt động1 Tìm hiểu về thủy quyển Hoạt động dạy và học Nội dung - Thủy quyển là gì? HS nêu khái niệm thủy quyển ở mục I.1 trang 56 SGK. GV: Nước trên lục địa và trên các biển , đại dương với nước ngầm, hơi nước trong khí quyển có quan hệ với nhau như thế I/ Thủy quyển: 1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nước trên Trấi Đất: nào? Chúng ta cùng nghiên cứu ở mục 2 sau đây. - Dựa vào hình 15, em hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất. HS quan sát kĩ hình 15 để nêu và phân tích được quá trình vận động với 2 vòng tuần hoàn (nhỏ và lớn) của nước trong tự nhiên. * Nước rơi xuống lục địa: - Một phần được bốc hơi ngay lên khí quyển. - Một phần thấm qua các tầng dá thấm nước để tạo thành nước ngầm. - Một phần tạo thành nước trên mặt như ao, hồ, sông suối - Các dòng chảy ngầm và trên mặt, cuối cùng lại đưa nước về biển, đại dương. GV: Ngay cả trên ao, hồ, hay trên các dòng sông, suối lại vừa chảy vừa bốc hơi vừa thấm xuống đất để hòa vào các dòng chảy ngầm. - Sông, suối (dòng chảy trên mặt) và dòng chảy ngầm đưa nước về đâu? HS quan sát hình để nêu được đích đến cuối cùng là biển cả a) Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây và mưa, lại rơi xuống biển. b) Vòng tuần hoàn lớn: - Nước biển bố bốc hơi tạo thành mây, mây gặp gió được đưa sâu vào lục địa. - ở những vùng có địa hình thấp mây gặp lạnh thành mưa. - ở những vùng có địa hình cao mây gặp lạnh tạo thành tuyết. - Mưa và tuyết tan chảy theo sông và các dòng nước ngầm từ lục địa chảy ra biển. Hoạt động 2 Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông GV: Trong thành phần nước trên lục địa, nước ngọt chỉ chiếm 3% và trong đó nước sông chỉ chiếm một phần rất nhỏ.Nhưng sông lại có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông ở mục II sau đây: Hoạt động dạy và học Nội dung Phương án 1: GV có thể chia nhóm và cho nhóm lẻ nghiên cứu mục II.1 nhóm chẵn nghiên cứu mục II.2 sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, GV chuẩn xác. (Phiếu học tập số 1) Các nhóm đọc nội dung mục II, trao đổi thảo kuận để nắm được vấn đề. II/ Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: (Xem phần phản hồi phiếu học tập số 1 cuối giáo án) Phương án 2: GV hướng dẫn HS nghiên cứu theo trình tự SGK. - Tại sao nói chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm lại ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Nêu ví dụ. HS đọc nội dung mục II.1, trao đổi thảo luận, tìm ví dụ cụ thể để chứng minh @ Nguyên nhân: Do nguồn tiếp nước chủ yếu của các sông khu vực này là nước mưa. Ví dụ sông Hồng: - Mùa lũ (tháng 6→ 10) gần trùng khớp với mùa mưa (tháng 5→10). - Mùa cạn gần trùng khớp với mùa khô (ít mưa). Ví dụ: sông Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng cao. GV: Các vùng đá bị thấm nhiều đặc biệt là đá vôi nước ngầm có vai trò rất quan trọng. - Tại sao nói địa thế, hình dạng sông lại ảnh hưởng lớn đến chế độ nước sông? - Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền trung nước ta thường lên rất nhanh? Do sông ngòi miền Trung: + Có độ dốc cao, khi có mưa nước đổ nhanh về lòng sông. + Sông có dạng hợp lũ, có nhiều phụ lưu cấp nước vào một dòng chảy chính. - Tại sao nói thực vật lại có vai trò điều hòa dòng chảy của sông, giảm lũ lụt? HS đọc mục II.2b và dựa vào sự hiểu biết của mình để giải thích khi mưa xuống: - Một phần khá lớn nước mưa được giữ lại trên các tán lá cây. - Một phần nhờ rễ cây mà thấm nhanh 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: a) ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. b) ở miền khí hậu lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết, băng tan. c) ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể. 2. Địa thế- hình dạng sông, thực vật và hồ đầm: a) Địa thế, hình dạng sông: - ở miền núi, khi có mưa lũ lên mạnh, nước sông cũng chảy nhanh hơn ở đồng bằng. b) Thực vật: - Có vai trò điều hòa dòng chảy của sông, giảm lũ lụt. xuống đất. - Một phần được thảm mục giữ lại GV: Chính vì vậy mà chúng ta phải tích cực trồng rừng phòng hộ và bảo vệ rừng đầu nguồn, giảm bớt thiên tai, lũ lụt - Tại sao hồ, đầm lại có tác dụng điều hòa chế độ nước sông? GV: Thủy chế sông Mê Công điều hòa hơn sông Hồng một phần quan trọng nhờ Biển Hồ (Cam-pu-chia) đã điều tiết dòng chảy của sông theo cách thức đó. GV có thể nêu vai trò trị thủy sông Đà, sông Hồng của các hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La trong tương lai. HS đọc II.2c và dựa vào kiến thức đã học: - Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ, đầm. - Khi nước sông xuống, nước ở hồ, đầm lại chảy ra làm sông đỡ cạn. c) Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. Hoạt động 3 Tìm hiểu một số sông lớn trên trái đất Trước tiên GV cho HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới các sông lớn ở từng châu lục. Sau đó nêu rõ trong phần III của bài học này chúng ta tìm hiểu một số nét về sông Nin, A-ma-dôn, I-ê-nit-xây. Hoạt động dạy và học Nội dung Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1,2: Tìm hiểu về sông Nin Nhóm 3,4 Tìm hiểu về sông a -ma -dôn. Nhóm 5, 6 Tìm hiểu về sông I- ê - nit - xây. Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung. GV hoàn chỉnh kiến thức. HS dựa vào mục III SGK và gợi ý của GV III/ Một số sông lớn trên Trái Đất: (Xem thông tin phản hồi phiếu học tập số 2) GV có thể kẻ bảng tổng hợp các nội dung cần tìm hiểu để định hướng nghiên cứu cho HS: Tên Nơi bắt Cửa sông Chảy Diện tích Chiều Nguồn sông nguồn đổ ra qua các khu vực khí hậu nào? ở đâu lưu vực (km 2 ) dài sông (km) cung cấp nước chính Nin Hồ Vichtoria Địa trung hải Xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi 2.881.000 6.685 Mưa và nước ngầm A - ma - dôn Dãy An đet Đại tây dương Xích đạo châu Mĩ 1.170.000 6.437 Mưa và nước ngầm I - ê- nit - xây Dãy Xuam Biển Cara thuộc Bắc băng dương Ôn đới lạnh châu á 2.580.000 4.102 Băng - tuyết tan và mưa Phiếu học tập số 1 Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, hoàn thành bảng sau: Nhân tố ảnh hưởng chế độ nước sông 1. Chế độ mưa 2. Băng tuyết 3. Nước ngầm 4. Địa thế 5. Thảm thực vật 6. Hồ, đầm - Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. Mưa theo mùa, nước sông cũng phân hoá theo mùa. Mưa đều quanh năm thì chế độ nước sông điều hoà. - Sông do băng tuyết cung cấp nước sẽ có lũ vào mùa xuân do băng tan - Nước ngầm phong phú, mực nước ngầm không sâu sẽ tiếp nước nhiều cho sông - Địa hình miền núi dốc nước chảy nhanh hơn đồng bằng - Có vai trò điều tiết nước cho sông - Điều hoà chế độ nước sông Phiếu học tập số 2 Dựa vào tập bản đồ thế giới và các châu lục, nội dung SGK, kết hợp vốn hiểu biết hãy hoàn thành bảng sau: Tên sông Diện tích lưu vực (km 2 ) Chiều dài (km) Hướng Thuỷ chế Nguyên nhân Sông Nin 2.881.000 6.685 dài nhất Thế giới Nam- Bắc - Thượng lưu: lượng nước lớn - Hạ lưu: lượng nước giảm mạnh Thượng lưu: Chảy qua miền khí hậu xích đạo, mưa nhiều - Hạ lưu: khí hậu hoang mạc Sông A- ma-dôn 7.170.000 Lớn nhất thế giới 6.437 Tây - Đông Nhiều nước quanh năm - Chảy qua miền khí hậu xích đạo có mưa nhiều quanh năm - Trên 500 phụ lưu Sông I- ê -nit-xây 2.580.000 4.102 Nam - Bắc - Cạn: thu đông, - Lũ: Xuân, đầu hạ - Chảy qua miền khí hậu ôn đới lạnh IV. đánh giá 1. Thủy quyển là gì? a. Là toàn thể đại dương trên Trái Đất. b. Là toàn thể sông suối, hồ, đầm trên Trái Đất. c. Là toàn thể lớp băng tuyết trên Trái Đất. d. Là Lớp nước trên Trái Đất. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất được biểu hiện bằng : a. Vòng tuần hoàn lớn. b. Vòng tuần hoàn nhỏ. c. Tuyết rơi, mưa, băng tan. d. a, b đúng. 3. Vẽ hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ lên bảng và trình bày đặc điểm của hai vòng tuần hoàn này ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó? V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Xem trước nội dung về sóng, thủy triều, dòng biển ở bài 16 và tìm các dòng biển có ở bản đồ 16.4 trong atlat thế giới. . của nước trên Trái Đất. * Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, chế độ nước của một số sông. * Đặc điểm một số sông lớn trên Trái Đất. 2. Kĩ năng: Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân. Bài 15- Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên trái đất I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu và trình bày được: * Khái niệm về thủy quyển. *. hậu ôn đới lục địa? 3. Bài mới: Mở bài: Quá trình luân chuyển nước trên Trái Đất diễn ra như thế nào? thủy chế (chế độ nước) của một con sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên khác ra sao?

Ngày đăng: 13/05/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan