511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta

40 1K 6
511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta

LỜI NÓI ĐẦU Dân số vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng, là yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Vì vậy qui mô, cơ cấu chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn tới qui mô, cơ cấu sản xuất, đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu dân số cũng có nghĩa là nghiên cứu nguồn lực con người, mà con người không ai khác là chủ thể của quá trình sản xuất. Vì vậy nghiên cứu dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời đại mới, thời đại thông tin thời đại cách mạng, khoa học công nghệ. Từ lâu, loài người đã bắt đầu thấy lo ngại trước sự phát triển số lượng của mình. Sự lo ngại này càng tăng cùng với tốc độ tăng của dân số. Khi mà khoảng thời gian để dân số thế giới tăng gấp đôi rút ngắn lại rất nhanh. Dân số tăng nhanh đã đang gây sức ép rất lớn về kinh tế xã hội, môi trường sống . Tiến sĩ Nafic Sadik đã chỉ rõ : "Cố gắng cung cấp đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho số dân tăng thêm quá nhanh cũng giống như cố gắng chạy trên một chiếc băng truyền ngược chiều : người chạy cố gắng thật nhanh để duy trì cảm giác đi lên, từ đó có thể thấy rằng mọi cố gắng trong các chương trình xã hội đều chưa thật đầy đủ để phát triển về mặt số lượng. Quyền lợi của con người thực sự sẽ bị tước đoạt ngày càng nhiều tương lai sẽ chẳng hứa hẹn được điều gì tốt đẹp nếu như chương trình kế hoạch hoá gia đình các tổ chức xã hội khác không có sự bổ sung một cách đáng kể về chất lượng". Dân số tăng nhanh cùng với những hậu quả của nó sẽ trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các chính phủ không chỉ giải quyết các vấn đề trong phạm vi quốc gia mình mà còn phải có những quan hệ song phương, đa phương hợp tác chặt chẽ cùng nhau giải quyết vấn đề dân số trên phạm vi toàn cầu toàn khu vực. Trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay, việc nghiên cứu, luận cứ một cách khoa học cho việc đề ra tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa cơ bản. Những 1 giải pháp đó phải trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, khơi dậy cho được những điều kiện bảo đảm cho những tiềm năng đó biến thành hiện thực. Qua một số lý luận trên toát lên tầm quan trọng của việc Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số phát triển nguồn nhân lực nước ta. đây cũng chính là nội dung chính của đề tài cần nghiên cứu. Mặc dù đã có sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quân nhưng do trình độ có hạn nên không thể tránh được những sai sót. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của thầy đã giúp em thực hiện đề tài này. 2 PHẦN I: DÂN SỐ LAO ĐỘNG VIỆT NAM. I. THỰC TRẠNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NƯỚC TA. 1. Quy mô cơ cấu dân số. a. Quy mô sự gia tăng dân số. Quy mô dân số trước hết được hiểu là tổng số dân của một vùng một quốc gia, một khu vực hay trên toàn thế giới. Những thông tin về qui mô dân số hết sức cần thiết trong việc phân tích so sánh với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên nhân của tình hình hoạch định chiến lược phát triển. Việt nam được coi là một trong những nước nhất thế giới, với một nền nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc chiến tranh. Tuy vậy quy mô dân số nước ta vẫn đông tăng nhanh chóng. Năm 1921 nước ta mới chỉ khoảng 16 triệu dân; 1960: 30 triệu; 1975: 48 triệu; 1985: 60 triệu; 1995: 74 triệu; 1997: 76 triệu. Như vậy, khoảng thời gian dân số nước ta tăng gấp đôi ngày càng được rút ngắn khoảng cách. Dự báo đến năm 2000 dân số nước ta khoảng 83 triệu người, 2005: 89 triệu; 2010: 95 triệu 2015: 101 triệu. Với qui mô dân số như hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ hai Đông Nam á sau Inđônêxia, đứng thứ 7 trong số 42 nước thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương đứng hàng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới (sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Inđônêxia, Nga, Brazin, Nhật, Nigiêria, Pakistan, Băngladet, Mêhicô CHLB Đức). Cụ thể: Trung Quốc: 1,2 tỷ, ấn độ gần 1 tỷ, Mỹ: 261 triệu, Inđônêxia: 195 triệu, Brazil: 159 triệu, Nga: 147 triệu . Nếu đầu kỷ nguyên này, dân số Việt Nam chỉ bằng 0,6% dân số thế giới thì đến nay đã chiếm gần 1,3%. Với những số liệu trên cho thấy quy mô dân số nước ta là rất lớn gia tăng nhanh chóng, vượt xa tốc độ gia tăng dân số thế giới. 3 Mặc dù trong thời gian qua, Đảng Nhà nước ta đã sớm đề ra chủ trương chính sách nhằm làm giảm mức sinh, hạn chế việc gia tăng dân số. Nhưng thực tế tốc độ gia tăng dân số nước ta hàng năm tuy có giảm nhưng giảm chậm vẫn còn cao so với nhiều nước trên thế giới. Điều này được thể hiện bảng sau: Bảng1: Tỷ lệ thay đổi hàng năm, chia theo từng nước (%) Tên nước 1965 - 1970 1985 - 1990 2000 - 2005 Trung Quốc 2,61 1,49 0,78 Inđônêxia 2,33 1,93 1,28 Nam Triều Tiên 2,25 1,22 0,59 Ấn Độ 2,28 1,97 1,64 Việt nam 2,17 2,15 1,85 Nguồn: Would population prospects the 1992, United Nations Nhìn vào bảng trên ta thấy. Trong giai đoạn 1965 - 1970 tỉ lệ gia tăng ddân số của nước ta thấp hơn Trung Quốc Inđônêsia. Nhưng đến giai đoạn 1985 -1990 khi Trung Quốc Inđônêsia đã đạt được mức tăng dân số dưới mức 2% thì Việt Nam vẫn tốc độ tăng dân số trên 2%. Riêng Nam Triều Tiên đạt được mức giảm tốc độ gia tăng dân số đáng kể nhất, đã "điểm dừng dân số" với tốc độ tăng dân số thấp hơn 1%. Như vậy dân số nước ta vẫn mức tỷ lệ gia tăng dân số cao mà "nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tăng dân số quá nhanh trước hết là do các cấp uỷ Đảng chính quyền chưa thực sự quán triệt chủ trương coi việc giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách lơi lỏng việc lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện; phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình chưa được phát động rộng khắp; công tác tuyên truyền giáo dục nhằm khắc phục ảnh hưởng tâm lý tập quán cũ làm còn yếu, đầu tư của Nhà nước cho công tác dân số kế hoạch hoá gia đình chưa thoả đáng; dụng cụ phương tiện cho công tác này còn thiếu nghiêm trọng, bộ máy chuyên trách yếu kém, thống kê dân số không chính xác" - Nghị 4 quyết Hội nghị lần thứ Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số còn cao trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam đang đặt ra những vấn đề kinh tế - xã hội hết sức gay gắt cần giải quyết, trước mắt cũng như lâu dài. b. Phân bố dân cư. Những số liệu về qui mô đặc trưng của tổng số dân của một quốc gia chưa nói lên được qui mô sự gia tăng dân số của từng vùng, từng khu vực trong lãnh thổ quốc gia đó. Xét trên phạm vi các quốc gia t hì phải so sánh giữa quốc gia này với quốc gia khác để thấy được tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia. Còn xét t rong phạm vi một quốc gia thì tuỳ vào đặc điểm của mỗi quốc gia sẽ chia thành các đơn vị hành chính trong nước khác nhau: các khu tự trị, các bang, tiểu ban, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường xã . Các đơn vị hành chính có thể thay đổi theo các thời kỳ khác nhau của lịch sử. Việt Nam, dân số cũng được xác định cho các đơn vị hành chính. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc ngày 1/4/1989 dân số được chia theo 43 tỉnh, thành phố. Từ năm 1990 theo quyết định của Nhà nước, một số tỉnh trước kia sát nhập, nay lại tách ra nên có những thay đổi nhất định về mặt hành chính. Hiện nay nước ta có khoảng 53 tỉnh, thành phố với 54 dân tộc khác nhau. Việc xác định số dân trong các vùng theo các đặc trưng địa lý, kinh tế, xã hội, văn hoá dân số học khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phân bố phân bố lại lực lượng sản xuất, lao động dân nước ta, do điều kiện lịch sử nên việc phân bố dân cư theo các vùng lãnh thổ khác nhau không hợp lý, được thể hiện qua tỉ trọng đất đai tỉ trọng dân số của từng vùng cũng như mật độ dân số (xem bảng 2). Bảng 2: Sự phân bố dân cư giữa các vùng năm 1993. Các vùng Đất đai(%) Dân số(%) Mật độ dân cư (ng/km 2 ) - Cả nước 100 100 214 1. Miền núi Trung 31,1 17,3 120 5 du Bắc bộ 2. Đồng bằng Sông Hồng 3,76 19,77 1105 3. Bắc Trung Bộ 15,46 13,61 185 4. Duyên Hải miền Trung 13,84 10,55 160 5. Tây nguyên 16,79 4,14 52 6. Đông Nam bộ 7,09 12,43 370 7. Đồng bằng Sông Cửu Long 11,96 22,2 391 Nguồn : The population of Việt Nam Một trong những chỉ báo chủ yếu phản ánh sức ép dân số đối với đất đai tài nguyên là " Mật độ dân số" . Qua bảng trên cho thấy, trong 7 vùng chủ yếu, dân số tập trung đông nhất vùng Đồng Bằng Sông Hồng (1105 ng/km 2 ). Trong khi đó vùng Tây nguyên chỉ có 52 người/ km 2 bằng 1:21 lần so với vùng đồng bằng Sông Hồng. Những năm vừa qua, dochính sách di dân tích cực nên mật độ dân số trong một số vùng thưa dân giàu tài nguyên đã tăng lên đáng kể. Dự báo bước sang thế kỷ 21, tỷ trọng phân bố dân cư giữa các vùng như sau: Vùng(%) Năm 1 2 3 4 5 6 7 Cả nước 2000 17 19 13 11 5 13 22 100 2005 18 18 13 10 6 13 22 100 2010 18 17 13 10 7 13 22 100 Một tiêu thức khi nghiên cứu sự phân bố dân nước ta là sự phân bố dân cư theo thành thị nông thôn. Đại bộ phận dânnước ta sống chủ yếu bằng nghề nông nên dân cư tập trung vùng nông thôn lớn (80% dân số cả nước) còn các vùng thành thị chỉ chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên 6 nước ta, thu nhập giữa thành thị nông thôn có sự chênh lệch nhau lớn nên việc di dân từ nông thôn ra thành thị làm cho tốc độ gia tăng cơ học của thành thị cao gây sức ép lớn về việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường . đòi hỏi các ngành có chức năng phải có những biện pháp những chủ trương đúng đắn cần thiết để giải quyết vấn đề này. c. Cơ cấu dân số theo giới tính. Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng dân số của một quốc gia hay một vùng nó đó thành các nhóm, các bộ phận theo một hay nhiều tiêu thức như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, học vấn . Trong đó cơ cấu dân số theo độ tuổi giới tính có vị trí rất quan trọng bởi những số liệu về cơ cấu dân số theo độ tuổi giới tính phục vụ cho nhiều mục đích phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị . Cơ cấu dân số hợp lý sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nó còn tác động trực tiếp đến quá trình biến động tự nhiên biến động cơ học dân số. Giới tính có vai trò quyết định để cân bằng sinh thái của cộng đồng trong những mối liên hệ xã hội kinh tế. Vì vậy đặc trưng về giới tính có vị trí quan trọng trong việc lập kế hoạch huy động nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động, hệ thống dịch vụ y tế . Bảng sau cho thấy sự thay đổi cơ cấu giới tính Việt Nam 1979 - 1989 Các chỉ tiêu Nam Nữ Chênh lệch Dân số 1/10/79 25880 27167 - 1581 Dân số 1/4/89 31230 33145 - 1915 Thay đổi trong 10 năm 5650 5894 - 334 các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau thì cơ cấu dân số theo giới tính cũng có khác nhau, nó liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, chính trị xã hội khác. Ví dụ như nước ta, trước ngày thống nhất đất nước 7 (1975) thì cơ cấu giới nữ cao hơn so với nam bởi lẽ trong chiến tranh, một lực lượng nam giới đông phải đi làm nghĩa vụ quân sự , tuy nhiên sau thống nhất đất nước việc trở về đoàn tụ lại làm cho tỉ lệ dân số tăng nhanh, tỷ lệ giới tính vẫn tiếp tục mất cân đối sự thay đổi theo hướng sự thiếu hụt nam giới tăng lên nhưng không đáng kể. d. Cơ cấu dân số theo độ tuổi. Việt Nam là nước đang phát triển. Cơ cấu phát triển tuổi thuộc loại dân số trẻ trẻ hơn cơ cấu dân số của các nước đang phát triển nói chung. Thể hiện bảng sau: Bảng : Cơ cấu tuổi các nước phát triển các nước phát triển Việt Nam. Nhóm tuổi Các nước phát triển Đang phát triển Việt Nam 1990 1990 1989 0 - 4 7 13 14 5 - 14 14 22 25 15 - 64 67 60 56,25 65 + 12 5 4,75 Tổng số (%) 100 100 100 Tổng số (tr người) 1207 4086 64,415 Nguồn: United Nations 1991, trang 228, 230 Phân tích kết quả điều tra mẫu: TCTK Hà Nội, 1991, trang 11. Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ dân số nhóm tuổi 0 - 4 5 - 11 nước ta cao hơn so với các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển. 8 Theo báo cáo kết quả điều tra lao động, việc làm 1996, HN 1/1997. Nước ta với dân số hơn 76 triệu người thì có 65,7% từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tính từ 15 tuổi trở lên là 73,68%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,69% tỉ lệ thời gian được sử dụng nông thôn là 72,11%. Trong khi đó lao động nông thôn chiếm 76% lực lượng lao động cả nước (PTS Nguyễn Bá Ngọc - Thị trường lao động Việt Nam thực trạng định hướng, LĐ & XH 8/1997). Dân số tăng nhanh với qui mô lớn, số lượng người bước vào độ tuổi có khả năng lao động lớn. Một mặt nó tạo ra một nguồn lao động dồi dào , một thị trường tiêu dùng lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất làm cho tổng sản phẩm quốc dân tăng lên. Mặt khác, dân số tăng nhanh tới mức "bùng nổ" đã đang gây ra những khó khăn lớn cho chính phủ trong việc giải quyết việc làm, gây tác động xấu tới môi trường tự nhiên, tệ nạn xã hội. 2. Hậu quả của sự gia tăng dân số. Dân số tăng nhanh hiện nay chủ yếu tập trung vào các nước đang phát triển. Sự gia tăng dân số quá mức đã đang gây ra sức ép về việc làm rất lớn, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác động xấu tới môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. a. Dân số tăng nhanh kìm hãm sự phát triển kinh tế. Như đã biết, hiện nay các nước đang phát triển đang phải đương đầu với tình trạng dân số quá đông nơi mà nền kinh tế chưa phát triển, chưa thoả mãn nhu cầu lao động của tất cả mọi người dân thì việc tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến quá trình nâng cao mức sống dân cư vì con người ta không thể không sống mà không ăn, không tiêu dùng. Mặt khác, nếu nguồn vốn cố định trong khi dân số tăng nhanh thì mức trang bị kỹ thuật cho mỗi lao động giảm, năng suất lao động không tăng được làm hiệu quả kinh tế kém. Từ khi chuyển đổi cơ chế, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt được những bước chuyển đổi đáng kể. Song sự gia tăng dân số quá nhanh nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng nền kinh tế làm cho mức sản xuất các sản phẩm chủ yếu bình quân đầu người đến năm 1997 vẫn còn rất thấp: điện 9 226 kwh, than : 117 kg, dầu thô: 118 kg, thóc: 352 kg, xuất khẩu : 96 USD. Thu nhập dân cư còn thấp, GDP bình quân đầu người mới đạt 270 USD/người/năm. Mà theo sự phân loại của các nhà kinh tế thế giới thì những nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người là 500 USD/năm thì được xếp vào những nước cực kỳ nghèo trên thế giới. Như vậy, có thể nói Việt Nam là một nước cực kỳ nghèo. Để phát triển sản xuất thì phải có đầu tư để tăng vốn dành cho sản xuất đã có những thuyết kinh tế chứng minh tốc độ phát triển kinh tế phụ thuộc vào mức độ tiết kiệm của đất nước. Khi dân số tăng nhanh thì tỷ lệ người ăn theo tăng lên do đó không thể tăng tỷ lệ người ăn theo tăng lên do đó không thể tăng tỷ lệ thu nhập. Nước ta còn nghèo, ngân sách Nhà nước lại eo hẹp nên hàng năm ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản mới đạt khoảng 23 - 24% / GDP rất thấp so với các nước trong khu vực thời kỳ công nghiệp hoá (Singapore 40%, Hàn Quốc 30%). Do đó chúng ta đang rất thiếu vốn thiếu máy móc thiết bị hiện đại. b. Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội. Khi dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn đối với chính phủ về vấn đề sức khoẻ, trình độ học vấn cho người dân, vấn đề tạo việc làm cho những người bước vào độ tuổi lao động, bảo hiểm xã hội, nhà . Dân số đông thường đi kèm với nền kinh tế nghèo nàn do đó chính phủ không thể không đủ điều kiện chăm sức khoẻ tốt tạo được một nền giáo dục tốt. Bình quân mỗi học sinh chỉ có 0,43m 2 phòng học, trong đó Đại học cao đẳng: 13,1 m 2 , phổ thông trung học : 2,74m 2 , tiểu học : 0,15m 2 . các nước phát triển bình quân mỗi giáo viên cấp I phụ trách 19 học sinh, cấp II: 15 học sinh, cấp III: 13 học sinh. Trong khi đó Việt Nam, cấp I: 51,3 học sinh, cấp III: 18 học sinh/giáo viên. Tình hình trên đã dẫn đến tình trạng "xuống cấp" hệ thống giáo dục, chất lượng giảng dạy học tập giảm sút, tỷ lệ học sinh đến trường có xu hướng giảm xuống tỷ lệ bỏ học có xu hướng tăng lên. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng cũng gây khó khăn cho việc phổ cập giáo dục, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số miền núi thì việc phổ cập giáo dục cho họ hầu như nước ta chưa thực hiện được. Do đó mặt bằng dân trí các vùng này rất thấp. Vì vậy, hạn chế giá tăng dân số, đem lại sức khỏe tốt việc giáo dục tốt hơn cho 10 [...]... hội Nhiều nỗ lực về phát triển kinh tế văn hoá sẽ bị triệt tiêu 3 Chiến lược phát triển dân số đến năm 2000 Vấn đề dân số trong chiến lược ổn định phát triển kinh tế xã hội được Đại học Đảng toàn quốc lần thứ VII chỉ rõ :" Thực hiện đồng bộ chiến lược dân số trên cơ sở ba mặt quy mô dân số, cơ cấu dân số sự phân bố dân số " a Mục tiêu giải pháp - Giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên để đến... đất nước, thì việc phát triển nguồn nhân lực (phát triển giáo dục) là yêu cầu bức xúc cần được quan tâm hàng đầu Với nhận thức đó, Đại hội Đảng VIII đã xác định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh bền vững" sự phát triển nguồn nhân lực phải được coi là mục đích cuối cùng, cao nhất của quá trình phát triển Trong những năm qua chúng ta đã cố gắng nâng cao hiệu quả nguồn. .. năng nghiên cứu khoa học, lao động, làm việc quản lý trình độ cao hơn trước đây Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ xét "nguồn nhân lực" trong phạm vi hẹp, đó là "nguồn nhân lực" với nghĩa là đội ngũ trí thức, nghĩa là đã được đào tạo có trình độ học vấn trình độ tay nghề Đất nước ta đang xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ cở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. .. độ tay nghề của lao động rất thấp chưa theo kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế Nhận thấy Đảng Nhà nước cần phải có những chủ trương, chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp nước ta hiện nay 2 Một số mục tiêu giải pháp khắc phục vấn đề thất nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay a Mục tiêu: Phát triển hợp lý dân số trong sự cân đối với sự phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn. .. đáp ứng các yêu cầu đã nêu của thay đổi cơ cấu kinh tế thực hiện chiến lược phát triển định hướng việc làm xuất khẩu (Trần đình Hoan - phát triển nguồn nhân lực toàn dụng lao động, nhân tố quyết định sự phát triển bền vững - LĐ & XH tháng 12/1997) Thứ hai, mức chênh lệch về nông sản thành thị, giữa miền núi đồng bằng về trình độ, giáo dục rất sâu sắc Khu vực thành thị có 47% dân số. .. giáo dục nói chung thấp kém Để phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nước ta hiện nay, giáo dục - đào tạo phải thực được các mục tiêu sau: - Thứ nhất, nâng cao mặt bằng dân trí: dân trí là nền tảng để xây dựng phát triển nhân lực nhân tài để xây dựng nên đất nước giàu mạnh văn minh Mục tiêu đặt ra là phổ cập tiểu học trong cả nước, thanh toán nạn mù chữ cho... Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch các chương trình kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi công dân đều tự do hành nghề, thuê mướn công nhân theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm Tiếp tục phân bố lại dân lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược kinh... trưởng bền vững đạt được của các quốc gia Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan Thái Lan là nhờ vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong suốt thập kỷ qua Garry Becker - nhà kinh tế học Hoa Kỳ đã khẳng định: "Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực Bởi vì thứ nhất, hàng hoá tiêu dùng được sản xuất ra có giá trị cao Thứ hai, làm cho năng suất lao động tăng nhanh Và. .. điểm phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt châu Á - Thái Bình Dương Con người được coi là yếu tố, quan trọng nhất của sự phát triển Trong thời đại mới, muốn giải quyết hài hoà các yếu tố cung cầu có liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì cần xem xét khía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía Phải thấy được vai trò sản xuất của nguồn là vấn đề cốt... sự phát triển dân số hợp lý là cần thiết cấp bách Như vậy gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân làm cho đất canh tác ngày một thu hẹp, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nguồn nước ngày càng khan hiếm ô nhiễm, nạn thất nghiệp, thất học , thiếu chăm sóc y tế, suy dinh dưỡng, tệ nạn xã hội gia tăng, hạn chế điều kiện phát triển trí tuệ văn hoá thể lực của giống nòi cản trở sự phát . thực. Qua một số lý luận trên toát lên tầm quan trọng của việc Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Và đây cũng. I: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM. I. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ Ở NƯỚC TA. 1. Quy mô và cơ cấu dân số. a. Quy mô và sự gia tăng dân số.

Ngày đăng: 06/04/2013, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan