một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn áp dụng tạ công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh

46 915 1
một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn áp dụng tạ công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 4 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 6 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 8 SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ Luật Dân sự LTM : Luật Thương mại TNHH : Trách nhiệm hữu hạn HĐMBHH : Hợp đồng mua bán hàng hóa ĐKKD : Đăng ký kinh doanh WTO : Tổ chức thương mại thế giới SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhắc đến hoạt động kinh doanh thương mại ta không thể không nhắc đến hoạt động mua bán hàng hóa. Mua bán hàng hóa là hoạt động đặc trưng cơ bản của kinh doanh thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là cách thức để hoạt động này được diễn ra, nó thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong quan hệ mua bán. Hợp đồng được đảm bảo thực hiện nhờ vào nhiều yếu tố như sự chấp hành của các bên đối với các điều khoản đã thỏa thuận hay hợp đồng đó có vi phạm lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội hay không. Pháp luật với vai trò là khung định ra những nguyên tắc cơ bản cho mọi hoạt động trong xã hội, cũng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hoạt động thiết yếu này. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, để bắt kịp với tốc độ phát triển đó thì doanh nghiệp cần cập nhật hệ thống pháp lý một cách nhanh và chính xác nhất. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Môi trường pháp luật có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nếu doanh nghiệp tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định có liên quan mà nhà nước ban hành. Hệ thống pháp luật đã mở ra một sân chơi chung cho các doanh nghiệp lớn – nhỏ, trong và ngoài nước. Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt , doanh nghiệp cần nắm vững và tuân thủ pháp luật. Điều này một mặt giúp cho doanh nghiệp tự tin phát triển bản thân doanh nghiệp mình vừa giúp tránh khỏi được những rắc rối mà đối thủ cạnh tranh gây phiền nhiễu và bảo vệ quyền lợi của chính mình.Tồn tại song song với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thì các quy định về hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng được hoàn thiện nhằm mục đích tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sự phát triển sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó, với mỗi doanh nghiệp tùy thuộc và loại hình doanh nghiệp, nghành nghề kinh doanh mà các quy phạm pháp luật điều chỉnh cũng khác nhau. Kiến thức pháp lý của cán bộ, nhân viên còn hạn chế nên chưa nắm được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công ty. Công tác quản lý còn nhiều bất cập, các chức năng của từng bộ phận chưa thực sự cụ thể, rõ ràng. Nhiều khi chồng chéo gây nên chậm chạp trong quá trình xử lý công việc. Do trong Công ty không có phòng pháp chế nghiên cứu về pháp luật nên những vướng mắc, hạn chế của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa được giải đáp. Việc ký kết các hợp đồng có yếu tố nước ngoài còn rất hạn chế về số lượng. Hợp đồng giữa công ty và đối tác còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm tính đến hậu quả cũng như phương hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Việc áp dụng luật pháp trong công ty còn nhiều bất cập, thiếu sót như người sử dụng lao động áp dụng xử lý người lao động còn tùy tiện và không hợp lý. Về phía người lao động thì kiến thức hiểu biết về pháp luật chưa cao, ý thức kỷ luật kém dẫn đến những tổn thất không đáng có cho công ty. Hơn thế nữa các quy định thường xuyên có sự thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự am hiểu pháp luật nếu muốn gặp rủi ro về pháp lý hay mất cơ hội kinh doanh. Việc soạn thảo hợp đồng của công ty với đối tác không được chặt chẽ và vẫn có kẽ hở nên khi có xảy ra tranh chấp với khách hàng là khó tránh khỏi vì vậy công ty nên tạo cho mình một mẫu hợp đồng sẵn và rà soát lại các nội dung trong hợp đồng để tránh khỏi những tranh chấp không đang có khi xảy ra mâu thẫn với khác hàng. Mặc dù, môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng do pháp luật còn thiếu ổn định khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn đặc biệt là khi ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành pháp luật khiến cho công ty khó khăn khi ký kết, thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh, em nhận thấy rằng hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực hoạt động phát triển nhất tại công ty và cũng là lĩnh vực có nhiều nhuững ấn đề pháp lý trong thực tiễn giao kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.việc áp dụng pháp luật về hợp đồng đối với loại hợp đồng này chưa thật sự đầy đủ và đúng đắn nên đã dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Sau một thời gian tìm hiểu về công ty và tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng tại công ty cùng với kiến thức được trang bị ở nhà trường em nhận thấy rằng hợp đồng là một công cụ pháp lý không thể thiếu của hoạt động mua bán hàng hóa. Nó giúp các bên dẫn chiếu đến khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ, nhờ đó mà bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Buộc các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài: “một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn áp dụng tạ công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh” để làm bài kháo luận của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Hiện nay vấn đề liên quan đến lĩnh vực kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đã có rất nhiều những ông trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, nổi bật là những công trình sau: - Tiểu luận: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa”. Tác giả: Chu Ngọc Anh, lớp cao học quản trị kinh đoanh K6.2, trường đại học SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm Ngoại Thương Hà Nội. Do TS. Tăng Văn Nghĩa hướng dẫn. Nội dung của bài tiểu luận này tác giả mong muốn phần nào giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu tránh được những rủi ro trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, đảm bảo được mục đích kinh doanh và lợi nhuận. http://123doc.org/document/946950-mot-so-giai-phap-han-che-rui-ro-cho-cac- doanh-nghiep-viet-nam-trong-viec-ky-ket-va-thuc-hien-hop-dong-mua-ban-quoc-te- hang-hoa.htm - Luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty cổ phần vật tư bưu điện”. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Oanh. Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty sau đó phân tích quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị của công ty để tìm ra những mặt phù hợp và mặt chưa phù hợp của công ty. http://123doc.org/document/28451-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-dam-phan-ky- ket-va-thuc-hien-hop-dong-nhap-khau-thiet-bi-tai-cong-ty-co-phan-vat-tu-buu-dien- potmasco-pdf.htm - Khóa luận: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước”. Tác giả Mai Thị Thương, lớp luật kinh doanh 48, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tác giả trong tiểu luận này tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty. Từ đó, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp công ty nâng cao hiệu quả trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. http://123doc.org/document/317931-giao-ket-va-thuc-hien-hop-dong-mua-ban- hang-hoa-tai-cong-ty-tnhh-nhat-nuoc.htm - Khóa luận tốt nghiệp của tác giả: Đặng Văn Vũ, khoa luật kinh tế, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, do TS.Đỗ Kim Hoàng hướng dẫn thực tập. Đề tài của tác giả là: “thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình”. Trong đề tài này tác giả nghiên cứu khái quát những vấn đề pháp lý chung về kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình, để tìm hiểu những vấn đề thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân tồn tại những khó khăn trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty. http://123doc.org/document/2058783-thuc-trang-va-giai-phap-nham-nang-cao- hieu-qua-ky-ket-va-thuc-hien-hop-dong-nhap-khau-hang-hoa-tai-cong-ty-co-phan-vat- tu-bao-ve-thuc-vat-hoa-binh.htm SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm - Đề tài khóa luận: “Cơ sở pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần sản xuất- xuất nhập khẩu Ninh Bình”.tác giả: Đặng Thị Xuyên, khoa luật, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, do TS.Nguyễn Hợp Toàn hướng dẫn khóa luận. Đề tài đề cập đến những vấn đề pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Thông qua thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần sản xuất- xuất nhập khẩu Ninh Bình để đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình này tại công ty nói riêng và các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nói chung. http://123doc.org/document/15229-co-so-phap-ly-ve-giao-ket-va-thuc-hien-hop- dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-va-thuc-tien-ap-dung-tai-cong-ty-co-phan-sx-xnk- ninh-binh-doc.htm - Tài liệu báo cáo: “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”. Tác giả: TS.Nông Quốc Bình, giảng viên khoa pháp luật quốc tế, trường đại học Luật Hà Nội. - Tạp chí luật học số 10/2011 http://123doc.org/document/1040272-tai-lieu-bao-cao-pham-vi-ap-dung-va- khong-ap-dung-cua-cong-uoc-vien-1980-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te- pptx.htm - Bài viết của tác giả: PTS Đinh Ngọc Hiện, đề tài : “Giải quyết tranh chấp kinh tế tại tòa án Việt Nam” - Bài viết của tác giả: PTS Dương Thanh Mai, đề tài: “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam hiện nay” - Tác giả: Nguyễn Đình Thơ, đề tài : “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” - Tạp chí nhà nước và pháp luật (năm 2008). - Tác giả: Phạm Quý Tỵ, đề tài: “Một số ý kiến về dự thảo luật trọng tài thương mại” - Tạp chí nghiên cứu Lập Pháp (năm 2009). Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã chứng tỏ tầm quan trọng của kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên các quy định pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn còn nhiều bất cập chưa được hoàn thiện. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là điều tất yếu. Do đó một trong những điểm thành công trong các đề tài nghiên cứu đó là phát hiện ra được những bất cập còn thiếu sót, những mặt còn hạn chế. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng trong SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm hoạt dộng mua bán hàng hóa nên em đã chọn đề tài “một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh” để tìm hiểu và nghiên cứu. Qua việc lựa chọn đề tài này, em muốn tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty. Từ đó, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời em cũng đưa ra một số đề xuất giúp công ty nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Trên cơ sở lý luận và pháp luật điều chỉnh về các vấn đề liên quán đến kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa để hiểu rõ hơn vai trò và pháp luật điều chỉnh về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Đưa ra những điểm còn bất cập, hạn chế cần khắc phục để tìm hướng giải quyết trong vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: + Đề tài tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Lấy xuất phát điểm là lời chào hàng, chấp nhận lời chào hàng, trình tự kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa từ đó liên hệ thực tiễn tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh. - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: + Làm rõ hơn các lý luận pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa + Phân tích thực trạng kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh. + Trên cơ sở lý luận và thực trạng của công ty, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Thời gian từ khi Bộ Luật Dân Sự 2005, Luật Thương Mại 2005, những quy định về kí kết và thực hiện hợp đồng Được ban hành và có hiệu lực không gian: đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: dựa vào các khái niệm nêu trong bài để hiểu rõ hơn về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Phân tích rõ vai trò để làm nổi bật lên tâm quan trọng của kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó đánh giá các kết quả đạt được và hạn chế để đưa ra các giải pháp giải quyết. - Phương pháp liệt kê: liệt kê các hệ thống và các văn bản có liên quan để làm căn cứ cho lý luận. SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm - Phương pháp thu thập số liệu của công ty: năm bắt được các số liệu sản xuất trong công ty để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển hay bị suy giảm. - Phương pháp suy luận. - Phương pháp quan sát và xem xét quá trình làm việc của các nhân viên trong công ty. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp phỏng vấn. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu, mục lục. Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Một số khái niệm cơ bản về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1 Khái niệm hợp đồng Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể 1.1.2 Khái niệm hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Theo Luật thương mại 2005, hàng hóa được định nghĩa “bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; các vật gắn liền với đất đai” (khoản 2 điều 3 Luật thương mại 2005). Hàng hóa là đối tượng mua bán phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước (Nghị định 59/2006/NĐ- CP ngày 12/06/2006). Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua bán các loại hàng đó. 1.1.3 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh chủ yếu bởi hai văn bản pháp luật quan trọng là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Hoạt động mua bán hàng hoá có thể được xem là một dạng cụ thể của hoạt động mua bán tài sản. Theo quy định của Điều 428 BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sản thì: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo điều 163 Bộ luật Dân sự thì tài sản bao gồm : vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hoá. Mua bán hàng hóa được định nghĩa theo Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Từ hai định nghĩa trên có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 là SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Thị Sâm một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng “ Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng vàtrả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”. 1.1.4 Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết và đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định thì hợp đồng phải được thực hiện và các điều khoản của hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá là việc bên bán và bên mua tiến hành các nghĩa vụ mà mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng các quyền tương ứng của bên kia theo như nội dung đã thỏa thuận cam kết trong hợp đồng. 1.1.5 Khái niệm vi phạm hợp đồng Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi mà các bên vi phạm những điều quy định đã được thỏa thuận và những quy định pháp luật theo điều 320 của Luật Thương mại năm 2005. Chế định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng có vai trò bảo đảm, củng cố kỷ luật hợp đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật về hợp đồng, tăng cường ý thức trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện cam kết: Khi các bên tự nguyện giao kết hợp đồng thì họ sẽ bị ràng buộc bởi chính những cam kết đó, ngay cả khi một bên không có lợi ích phát sinh; những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng đều bị đe dọa phải gánh chịu các biện pháp trách nhiệm hợp đồng; việc áp dụng trách nhiệm hợp đồng với các chế tài như buộc thực hiện hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại… chính là những biện pháp bảo hộ pháp lý đảm bảo , củng cố kỷ luật hợp đồng. 1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 1.2.1. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 428 Bộ Luật Dân sự năm 2005 , hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và SV: Trần Thị Minh Trang Lớp: K47P4 10 [...]... KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 2.1.1 Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Hưng Thịnh 2.1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty TNHH Dệt may Hưng Thịnh Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH DỆT MAY HƯNG THỊNH Tên giao dịch : HƯNG THỊNH Loại hình công ty: Công ty. .. tổng số hợp đồng đã ký 2.3.2 Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh 2.3.2.1 Thực hiện hợp đồng 2.3.2.1. 1Thực hiện nội dung về đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng hàng hóa Điều khoản về đối tượng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty rất lưu ý đến điều khoản này, thực hiện giao hàng đầy đủ số lượng,... đồng một cách cụ thể và rõ ràng Tuy nhiên, trong BLDS 2005 hay LTM 2005 không quy định cụ thể để một đề nghị có hiệu lực thì đề nghị đó phải đảm bảo các điều kiện nào 2.3 Thực trạng thực hiện các qui phạm pháp luật về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 2.3.1 thực tiễn kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh 2.3.1.1 Căn cứ kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá Căn cứ pháp. .. đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 1.2.2.1.4 Đề nghị kí kết hợp đồng Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế mua bán hàng hoá theo Điều 14 Công ước Viên 1980, chào hàng là "Đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề. .. xem xét để hoạt động mua bán hàng hóa tại công ty đạt được kết quả cao Khó khăn trong công tác soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá Khó khăn đầu tiên là về căn cứ pháp lý khi giao kết hợp đồng tại công ty Các nhân viên trong công ty có hiểu biết về pháp luật nhưng còn nhiều vấn đề không hiểu rõ lắm Đây là mặt còn tại, cần phải được khắc phục ngay vì khi không hiểu rõ pháp luật thì áp dụng để giải quyết... khó, và không thể thuyết phục được bên khách hàng Trong một số hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng vẫn áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 vào điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng, mặc dù Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực kể từ khi BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời Điều nay có thể dẫn đến việc khách hàng sẽ đánh giá công ty là một doanh nghiệp yếu về mặt pháp lý Ngoài ra, áp dụng. .. dài và tạo uy tín trong kinh doanh Thực hiện nội dung thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa Đối với hầu hết hợp đồng mua hàng hóa của công ty, thì địa điểm nhận hàng đều quy định tại kho của công ty Còn đối với hợp đồng bán hàng hóa thì địa điểm giao hàng tại kho bãi của bên mua đối với hợp đồng có số lượng lớn và địa điểm giao hàng là kho bãi của công ty đối với hợp đồng có số lượng ít Thực hiện. .. Sâm công ty không xảy ra vụ kiện nào về hợp đồng mua bán hàng hóa Các yếu tố này tạo nên uy tín cho công ty, giúp cho doanh nghiệp có lượng bạn hàng lớn, do đó mà số hợp đồng được giao kết và thực hiện ngày càng tăng lên 2.4.2 Những khó khăn của công ty Mặc dù công ty đã có những thành tựu trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu và. .. gia hợp đồng Khó khăn trong công tác thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Điều kiện vật chất và con người của công ty là những yếu tố hàng đầu tạo nên thành công cho doanh nghiệp Tuy vậy, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh lại còn hạn chế nên việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong công ty tại một số giai đoạn còn gặp SV: Trần... thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Điểm phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa, và mục đích sinh lời Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có . 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề. đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH dệt may Hưng Thịnh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: dựa vào các. cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty. Từ đó, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan