Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh tại trường Trung học cơ sở Thanh Dũng

56 838 11
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh tại trường Trung học cơ sở Thanh Dũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Hoàng Thị Thu Hà – Giảng viên Bộ môn kinh tế lượng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm ngồi trên ghế giảng đường trường Đại học Thương Mại, những kiến thức mà em nhận được sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và ban giám hiệu nhà trường tại trường THCS Thanh Dũng và đặc biệt là hiệu trưởng Lê Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Khoa hệ thống thông tin kinh tế và các thầy cô trong Thư viện trường đã tạo điều kiện giúp em nghiên cứu tài liệu quý báu trong thời gian qua để hoàn thành đề tài. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp trong phạm vi và khả năng bản thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn để bài làm ngày một hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Hà Giang  MỤC LỤC  DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TÊN BẢNG NỘI DUNG Hình 2.1 Luồng thông tin Hình 2.2 Mô hình hệ thống thông tin quản lý Hình 2.3 Mô hình mối quan hệ các thông tin quản lý thông dụng Sơ đồ 2.1 Chức năng của phần mềm VEMIS Sơ đồ 2.2.1 Sơ đồ tổ chức của nhà trường Sơ đồ 2.2.2 Sơ đồ lớp về quản lý học sinh Bảng 2.2.2 Danh sách các lớp đối tượng Bảng 2.2.3.a Bảng tổng hợp khả năng sử dụng phần mềm VEMIS Biểu đồ2.2.3.a Mức độ sử dụng phần mềm VEMIS trong trường học Bảng 2.2.3.b Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về phần mềm VEMIS Biểu đồ2.2.3.b Ý kiến đánh giá người sử dụng về phần mềm VEMIS Bảng 2.2.3.c Cơ sở vật chất hỗ trợ nhu cầu ứng dụng phần mềm VEMIS trong dạy học ở các năm. Biểu đồ2.2.3.c Tổng giá trị cơ sở về phần mềm VEMIS trong dạy học qua các năm  DANH MỤC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA HTTT Hệ thống thông tin CNTT Công nghệ thông tin THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CSVC Cơ sở vật chất PPDH Phương pháp dạy học LAN Local Area Network QĐ-BGD&ĐT Quyết định – Bộ giáo dục và đào tạo CBGV Cán bộ giáo viên PCTHCS Phổ cập trung học cơ sở CBQL Cán bộ quản lý NSD Người sử dụng DTNT Dân tộc nội trú TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên  PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VEMIS NHẰM QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS THANH DŨNG.  Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài. Quản lý học sinh là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý của nhà trường. Nhà trường đã và đang áp dụng rất nhiều phần mềm vào công tác quản lý học sinh với một mục đích nhằm cho hoạt động quản lý được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian mà không mất đi sự chính xác, bên cạnh đó còn làm cho công việc thuận lợi và phát triển lên rất nhiều. Đặc biệt, nó đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng tin học vào trong hệ thống quản lý nhà trường có thể thu thập, xử lý, phổ biến thông tin, một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả. Ứng dụng phần mềm VEMIS vào công tác quản lý học sinh là biện pháp tối ưu nhất cần thiết nhằm quản lý học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn ra một giải pháp phù hợp với hoạt động của nhà trường là vô cùng khó khăn và không phải bất cứ một tổ chức nào ứng dụng phần mềm VEMIS đều đem lại hiệu quả cao. Trong thời gian thực tập tại trường THCS Thanh Dũng em nhận thấy việc sử dụng phần mềm VEMIS là một nấc thang tiến bộ mà nhà trường sử dụng nhằm quản lý học sinh. Tuy nhiên, những người trực tiếp sử dụng phần mềm cũng gặp không ít khó khăn do một số bất cập trong hệ thống quản lý, đồng thời sự hiểu biết về cách thức ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý học sinh chưa thực sự khoa học, chưa khai thác triệt để được hiệu quả của phần mềm.Vì vậy, mục tiêu hiện tại đặt ra cho nhà trường là phải nghiên cứu về phần mềm VEMIS nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý học sinh. Mặc dù mới đưa phần mềm được sử dụng hơn hai năm nhưng những gì phần mềm mang lại cho nhà trường là không nhỏ. Để hiểu rõ được nhà trường đã thực hiện phần mềm này như thế nào thì cần phải có những nghiên cứu, đánh giá và phân tích cụ thể để từ đó đưa ra những đề xuất hữu ích nhằm nâng cao quản lý khi sử dụng phần mềm. Với những thông tin đã nghiên cứu và thu thập trong quá trình thực tập tại nhà trường em xin đề tài khóa luận của bản thân : “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh tại trường Trung học cơ sở Thanh Dũng”  Tổng quan về vấn đề nghiên cứu  Nền giáo dục của những nước phát triển họ coi việc đầu tư về con người là một trong những chiến lược hàng đầu mang lại sự phát triển cho đất nước. Singapore là một ví dụ điển hình, đây là đất nước phát triển mạnh về nền giáo dục. Nghiên cứu đề ra những phần mềm vào quản lý học sinh sao cho khoa học và tiết kiệm thời gian nhất. Công tác quản lý học sinh là một vấn đề có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Do nhận thấy tầm quan trọng nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tới vấn đề này. Sau đây là một số công trình nghiên cứu liên quan: Hiện nay có rất nhiều đề tài nói về ứng dụng phần mềm để quản lý học sinh ví dụ như : - Leng Beng Kwek ( 2014) “Application and development VEMIS software for student management in Bedok high school” . Singapore. Nội dung đề tài : Tình hình quản lý học sinh ở trường cấp 2, thực trạng ứng dụng và phát triển phần mềm VEMIS vào công tác quản lý. Và nêu ra những đặc điểm nổi bật và tiên tiến về tình hình quản lý học sinh của nước Singapore nói riêng và toàn thế giới nói chung. - Hứa Thanh Sơn(2010)“Ứng dụng phần mềm VEMIS và quy trình quản lý học sinh tại trường THPT Đông Hưng”. Đại học Kinh tế quốc dân. Nội dung đề tài : Đưa ra một số kiến thức về quản lý học sinh, thực trạng ứng dụng phần mềm VEMIS nhằm quản lý học sinh, như quản lý điểm, hoạt động của từng lớp, …, đánh giá và đưa ra những giải pháp thuận lợi và khó khăn của nhà trường khi quản lý học sinh, thành tựu đạt được và hạn chế, nguyên nhân tồn tại và đưa ra hướng giải quyết. - Nguyễn Văn Cường (2011), “Quy trình triển khai phần mềm VEMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý học sinh tại trường THCS Đức Lâm”. Học viện tài chính. Nội dung đề tài : Tình bày khái niệm về quản lý học sinh, nêu quy trình triển khai của phần mềm VEMIS khi ứng dụng vào công tác quản lý, Tuy nhiên, đề tài này chưa làm rõ được vấn đề hiệu quả ứng dụng của phần mềm, mà chỉ nói về quy trình hoạt động của phần mềm VEMIS.  Kế thừa thành tựu từ ba đề tài nghiên cứu ở trên em xin được đi sâu vào việc nghiên cứu, ứng dụng phần mềm VEMIS nhằm quản lý học sinh tại trường THCS Thanh Dũng.  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm rõ những lợi ích mang lại khi nghiên cứu ứng dụng phần mềm tại nhà trường, những ưu nhược điểm khi lựa chọn giải pháp phần mềm. - Đánh giá việc vận dụng và triển khai chất lượng phần mềm và các ứng dụng của phần mềm trong hoạt động quản lý học sinh của nhà trường. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao về chất lượng ứng dụng của phần mềm nhằm quản lý học sinh tại nhà trường.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu : Phương pháp quản lý học sinh, ứng dụng phần mềm VEMIS vào công tác quản lý. - Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu ứng dụng phần mềm VEMIS nhằm quản lý học sinh trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2014.  Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài. - Phương pháp quan sát: Quan sát sơ bộ hệ thống khi cài đặt ứng dụng phần mềm, quan sát các thao tác sử dụng và xử lí dữ liệu của phần mềm của nhân viên quản lý. - Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ đối tượng là nhân viên công ty về những nội dung phục vụ cho bài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về cách dùng phần mềm Vemis về cơ bản đề tìm ra cách thức sử dụng, truyền đạt kinh nghiệm sử dụng phần mềm hiệu quả trong nội dung bài khóa luận.  Kết cấu đề tài. Phần 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh tại trường THCS Thanh Dũng. Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực trạng nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis  nhằm quản lý học sinh tại trường THCS THCS Thanh Dũng Phần 3 : Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh.  PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VEMIS NHẰM QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS THANH DŨNG. 2.1. Cơ sở lý luận chung về hệ thống quản lý học sinh và phần mềm Vemis  Cơ sở lý luận  Khái niệm về quản lý học sinh . + Quản lý học sinh là hoạt động nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể giáo viên để đạt được mục tiêu đề ra hiệu quả nhất. + Chức năng của việc quản lý học sinh : - Quản lý hồ sơ , lý lịch học sinh - Quản lý điểm, quá trình học tập, rèn luyện học sinh - Quản lý thi trong trường Hệ thống công cụ khai thác thông tin và lập báo cáo + Các nguyên tắc quản lý Gồm các nguyên tắc sau : Nguyên tắc mục tiêu, thu hút sự tham gia của giáo viên, học sinh , phụ huynh, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, tiết kiệm và hiệu quả cao, thích ứng linh hoạt, khoa học hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh.  Hệ thống thông tin quản lý • Hệ thống thông tin + Hệ thống. Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối qua lại, tác động lẫn nhau, cùng hoạt động để hướng tới mục tiêu chung thông qua việc tiếp cận dữ liệu vào và sản sinh ra dữ liệu ra nhờ một quá trình chuyển đổi. Một số mô hình hệ thống: Mô hình logic: Mô tả hệ thống làm gì, dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời các câu hỏi cái gì? và để làm gì? Mô hình vật lý ngoài: Mô hình vật lý ngoài chú ý đến những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được sử dụng. Mô hình vật lý trong: Liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống tuy  nhiên nó không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Chẳng hạn đó là những thông tin liên quan đến loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mô hình này giải đáp câu hỏi như thế nào? Mỗi mô hình là kết quả của một góc nhìn khác nhau, mô hình logic là kết quả của góc nhìn quản lý, mô hình vật lý ngoài là của góc nhìn sử dụng và mô hình vật lý trong là góc nhìn của kỹ thuật. Ba mô hình trên có ổn định khác nhau, mô hình logic là ổn định nhất và mô hình vật lý trong là mô hình hay biến đổi nhất. + Thông tin. Được biểu thị theo nghĩa thông thường là thông báo hay tin nhận được làm tăng sự hiểu biết của đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó, là sự thể hiện các mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng. Nói đến thông tin là phải nói đến hai chủ thể: Chủ thể phản ánh (truyền tin) và đối tượng nhận sự phản ánh đó (tiếp nhận thông tin). thông tin Hình 2.1: Luồng thông tin. Các tính chất của thông tin: Tính tương đối, tính định hướng, tính thời điểm, tính cục bộ. + Hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu HTTT là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. • Hệ thống thông tin quản lý. Có nhiều cách khác nhau để phân loại HTTT như theo chức năng hoặc theo cấu trúc của nó và khi phân loại theo chức năng của HTTT ta có HTTT quản lý. + Khái niệm hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information System). Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành một tổ chức. Thành phần chiếm vị trí quan  Đối tượng tiếp nhậnChủ thể phản ánh [...]... sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục Theo Quyết định, Hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS có các phân hệ sau: KIẾN TRÚC TỔNG QUAN CHUNG VỀ PHẦN MỀM VEMIS VEMIS QUẢN LÝ TÀI CHÍNH LÝ HỌC SINH LÝ THƯ VIỆN 15LÝ THIẾT BỊ HANH TRA QUẢN QUẢN T THEO DÕI CÔNG TÁC GV PHÂN CÔNG GIẢNG D QUẢN Sơ đồ 2.1 : Chức năng của phần mềm. .. của Vemis Chuẩn hóa các quy trình quản lý học sinh Tích hợp dữ liệu của giáo viên và học sinh Tối ưu hóa việc tổ chức thông tin quản lý học sinh trong trường học hiện nay Tăng cường kỹ năng thông tin về học sinh cho giáo viên Phạm vi áp dụng : Được áp dụng và triển khai chủ yếu cho các trường tiểu học đến trung học phổ thông trên toàn quốc Đối tượng sử dụng phần mềm giáo viên và ban giám hiệu nhà trường. .. thế và thương hiệu của nhà trường • Quá trình phát triển từ khi thành lập trong quá trình quản lý giáo dục - Kết quả ứng dụng CNTT : Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động GD, sử dụng có hiệu quả các phần mềm : Quản lý 17 cán bộ, quản lý HS, quản lý điểm, phổ cập có 80% CBGV sử dụng thành thạo máy vi tính Có hơn 100 lượt GV sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại trong học kì Nhà trường có 22 máy tính kết... cầu quản lý liên tục và có tính kế thừa bd)Thực hiện công việc này cho toàn bộ các lớp, sao cho danh sách học sinh trong máy khớp với danh sách học sinh trong sổ điểm Mục đích của việc này nhằm làm cho danh sách học sinh trong máy giống như trong sổ điểm để khi nhập điểm vào cho chính xác và nhanh chóng be) 2.2.3 Đánh giá thực trạng nghiên cứu ứng dụng phần mềm VEMIS nhằm quản lý học sinh tại trường. .. việc sử dụng hệ thống VEMIS để sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động của nhà trường Việc tiếp cận để làm chủ hệ thống này là một yêu cầu mang tính thách thức, nhưng lại là đòi hỏi mang tính cấp bách nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lý mới đang ngày càng gia tăng 16 d) Phân hệ quản lý học sinh Phân hệ quản lý học sinh ( VEMIS_ Student) là một trong 7 phân hệ của hệ thống quản lý thông tin trường học VEMIS. .. quản lý thư viện, quản lý thiết bị và kết xuất ra hồ sơ 2.2 Đánh giá, phân tích thực trạng nghiên cứu ứng dụng phần mềm quản lý học sinh 2.2.1 Tổng quan về trường THCS Thanh Dũng a) Lịch sử hình thành và quá trình phát triển từ khi thành lập • Lịch sử hình thành Trường THCS Thanh Dũng được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2007 theo quyết định 1077/QĐUB-NV của UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở. .. tại trường THCS Thanh Dũng bf) a) Ưu điểm - Quá trình ứng dụng phần mềm và cài đặt diễn ra cẩn thận tỉ mỉ Nhờ vậy, phần mềm VEMIS sau khi đưa vào sử dụng có - ổn định cao hơn Nhờ có sự ứng dụng của phần mềm VEMIS trong công tác quản lí hồ sơ sổ sách của học sinh, giáo viên được lưu trữ đảm bảo theo từng năm học Công tác thông tin, báo cáo của giáo viên với quản lí nhà trường, giữa nhà trường và Phòng... tiện dạy học hiện đại + Hệ thống phòng thiết bị thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn, phòng đa chức năng + Mạng LAN, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng phòng GD&ĐT với mạng Internet 2.2.2 Phân tích thực trạng về tình hình ứng dụng phần mềm VEMIS vào quản lý học sinh a) Phần mềm quản lý học sinh VEMIS Giao diện được chia làm 2 phần chính : thực đơn(menu) chương trình và thanh. .. dụng phần mềm VEMIS vào sử dụng quản lý điểm Sơ đồ lớp ở mức phân tích LỚP HỌC SINH KHỐI ĐIỂM MÔN HỌC KỲ MÔN HỌC THAM SỐ CHI TIẾT ĐIỂM LOẠI KIỂM TRA Sơ đồ 2.2.2 : Sơ đồ lớp về quản lý học sinh STT 1 2 3 4 5 6 7 8 TÊN LỚP HỌC SINH LỚP KHỐI MÔN HỌC ĐIỂM MÔN Ý NGHĨA Lưu thông tin học sinh Lưu thông tin về lớp Lưu thông tin về danh sách khối lớp Lưu trữ danh sách các môn học Lưu trữ thông tin về điểm trung. .. hành chính, tin học hóa quản lý, Hệ thống công cụ quản lý thông tin giáo dục thống nhất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở một hệ thống dữ liệu tin cậy, kịp thời, thống nhất chuẩn mực theo cả chiều dọc và chiều ngang; phục vụ nhu cầu quản lý đa tầng, đa . Phần 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh tại trường THCS Thanh Dũng. Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực trạng nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis  nhằm. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VEMIS NHẰM QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS THANH DŨNG. 2.1. Cơ sở lý luận chung về hệ thống quản lý học sinh và phần mềm Vemis  Cơ sở lý luận . tập tại nhà trường em xin đề tài khóa luận của bản thân : Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vemis nhằm quản lý học sinh tại trường Trung học cơ sở Thanh Dũng  Tổng quan về vấn đề nghiên cứu  Nền

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VEMIS NHẰM QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS THANH DŨNG.

  • 1.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.

  • 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài.

  • 1.6. Kết cấu đề tài.

  • PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VEMIS NHẰM QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS THANH DŨNG.

  • 2.1. Cơ sở lý luận chung về hệ thống quản lý học sinh và phần mềm Vemis

  • 2.1.1. Cơ sở lý luận

    • Hệ thống thông tin quản lý.

    • 2.1.2. Phần mềm Vemis và phân hệ quản lý học sinh.

    • 2.2. Đánh giá, phân tích thực trạng nghiên cứu ứng dụng phần mềm quản lý học sinh.

    • 2.2.1. Tổng quan về trường THCS Thanh Dũng

    • a) Lịch sử hình thành và quá trình phát triển từ khi thành lập.

    • Lịch sử hình thành

    • Quá trình phát triển từ khi thành lập trong quá trình quản lý giáo dục.

      • sơ đồ tổ chức nhà trường

      • Chức năng, nhiệm vụ các phòng bộ môn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan