Nghiên cứu hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân, tỉnh Đắk Lắk

51 512 0
Nghiên cứu hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân, tỉnh Đắk Lắk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIM NGÂN -TỈNH ĐẮK LẮK Giáo viên hướng dẫn: Họ và tên tác giả: Ngành học: Tài chính – ngân hàng Khóa học: 2006 – 2010 Đắk Lắk, tháng 12 năm 2009 1 Lời cảm ơn Qua thời gian thực thực tập tổng hợp tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân – Tỉnh Đắk Lắk, chúng em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp với đề tài “Nghiên cứu hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân, tỉnh Đắk Lắk”. Để hoàn thành bài báo cáo này ngoài sự nổ lực của cả nhóm, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô trường đại học Tây Nguyên và các cô, các chú, các anh, các chị đang công tác tại các phòng ban của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô trường Đại Học Tây Nguyên, đặc biệt là các thầy, cô khoa kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm báo cáo này. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến cô Th.S Trương Ngọc Hằng, cô …, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành đợt thực tập tổng hợp và làm báo cáo này. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú, anh, chị đang công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị đang làm việc tại phòng kinh doanh đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ chúng em để chúng em có thể làm quen với thực tế công việc, giúp chúng em tìm hiểu các số liệu cần nghiên cứu, đồng thời tận tình giải đáp các thắc mắc giúp chúng em hoàn thành bài báo cáo này. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên chữ viết tắt CBCV Cán bộ cho vay CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNCV Dư nợi cho vay DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ HĐTD Hợp đồng tín dụng HGĐCT Hộ gia đình cá thể NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TDNH Tín dụng ngân hàng 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4 MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.4 Phạm vi nghiên cứu PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại a. Khái quát về ngân hàng thương mại b. Khái quát về tín dụng d. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích 2.2 Phương pháp nghiên cứu PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Đắk Lắk 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân- tỉnh Đắk Lắk 3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại ngân hàng 3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân 3.2.2 Phân tích hiệu quả tín dụng 3.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay 3.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 3.2.2.3 Phân tích dư nợ cho vay 3.2.2.4 Phân tích nợ xấu 5 3.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 4.2 Kiến nghị 6 7 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đưa Việt Nam tiến lên thành một quốc gia mạnh mẽ về kinh tế, vững về chính trị và nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng không chỉ giới hạn trong chức năng truyền thống là luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn dựa trên cơ sở bảo toàn và sinh lãi mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Có thể thấy nền kinh tế nước ta phát triển một cách không đồng đều, khoảng cách giữa các vùng đồng bằng và miền núi có sự chênh lệch khá lớn. Để nền kinh tế phát triển một cách bền vững, nhà nước ta chú trọng đầu tư cả những khu vực có nền kinh tế kém phát triển. Nhận thấy ĐắkLắk có vị trí tiềm năng của khu vực Tây Nguyên, vì vậy nhu cầu vốn để đầu tư vào khu vực này rất lớn nhằm mục đích đưa khu vực Tây Nguyên trở thành khu vực trọng điểm có nền kinh tế phát triển. Do đó, phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng ở khu vực này là vấn đề cấp thiết. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân – tỉnh ĐắkLắk”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Qua tìm hiểu thực thiễn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân chúng tôi có những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiển vể hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. 1 Tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Kim Ngân, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân, Tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi thời gian: chúng tôi thu thập số liệu của báo cáo này sử dụng các số liệu từ năm 2006 đến năm 2008, báo cáo được nghiên cứu từ ngày 10/11/2009 đến ngày 10/12/2009. Phạm vi không gian: chúng tôi nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân, số 76- 78 Nơ Trang Long, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. 2 PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Theo điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng được quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1998 thì: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Như vậy, Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác. Qua đó cho thấy những đặc trưng cơ bản của một Ngân hàng là: Huy động các loại tiền gửi, cấp tín dụng và tham gia thanh toán cung ứng các dịch vụ thanh toán a. Khái niệm NHTM Theo luật các tổ chức tín dụng 1998: “Ngân hàng là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gởi và sử dụng để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. b. Chức năng của ngân hàng thương mại 3 [...]... của các hộ cá thể có tính hàng hoá chưa cao, chưa được bảo hộ, khả năng cạnh tranh chưa cao dẫn đến chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh Và khi hộ làm ăn không mấy hiệu quả thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn b Những nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng tại NHNN&PTNT chi nhánh Kim Ngân- tỉnh Đăklăk Hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT chi nhán Kim Ngân bên cạnh những... mức tín dụng dự phòng: tổ chúc tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng. .. hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, Hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp Bên cạnh hình thức tín dụng bằng tiền còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện oCăn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng • Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh... DỊCH ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Chỉ quan hệ trực tuyến Chỉ quan hệ chức năng Sơ đồ: Sơ đồ bộ máy tổ chức, hoạt động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân - Daklak 20 Bộ máy tổ chức, hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân – Daklak được thể hiện qua sơ đồ 2.1 Qua sơ đồ 2.1, ta thấy bộ máy quản lý của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân – Daklak đuợc tổ chức theo chế độ quản lý trực tuyến - chức năng Trong đó, bộ máy quản... quát về tín dụng 5 a Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn b Các hình thức tín dụng o Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng. .. đối với các hộ sản xuất nông nghiệp Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chi t khấu thương phiếu Tín dụng vốn cố định Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua... và hiệu quả hoạt động tín dụng biến động theo giá các mặt hàng nông sản này nên tính ổn định không cao lại nhiều rủi ro chính vì vậy nợ xấu của Ngân Hàng trong nhiều năm qua còn nhiều và vẫn tăng nên hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong những năm qua chưa cao luôn tìm ẩn rủi ro 3.2.2 Phân tích hiệu quả tín dụng 3.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay Doanh số cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân nhìn... lượng tín dụng của một Ngân hàng Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chi m tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại Ta có công thức: Tỷ lệ nợ xấu(%) = (Nợ xấu/ Tổng dư nợ)* 100% 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1... điều tra thu thập số liệu Tài liệu sơ cấp: Phỏng vấn cán bộ tín dụng và những người có trình độ chuyên môn cao Tài liệu thứ cấp: thu thập số liệu, tài liệu các báo cáo tài chính như: bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo về hoạt động tín dụng, lãi suất, tình hình lao động trong các năm 2006,2007 và 2008 tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân tính toán lại các tài liệu trên cơ sở tôn trọng các tài liệu... thôn Kim Ngân được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty vàng bạc đá quý tỉnh DakLak và sáp nhập vào NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh DakLak, có con dấu và bảng cân đối riêng, theo quyết định số 210/2003/QĐ/HĐQT- TCCB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân chính thức đi vào hoạt . góp phần nâng cao kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp. nông thôn Kim Ngân 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Ngân, Tỉnh Đắk Lắk. Phạm. luận và thực tiển vể hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. 1 Tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Kim Ngân, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất một số

Ngày đăng: 12/05/2015, 14:23

Mục lục

  • Đắk Lắk, tháng 12 năm 2009

    • Lời cảm ơn

      • 2.2.1. Phương pháp chung

      • 2.2.2 Phương pháp cụ thể

        • PHẦN THỨ BA

        • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

        • Nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả trong chất lượng cho vay hộ cá thể.

          • Số tiền

          • Nợ xấu phân theo thời hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Ngân - ĐăkLăk

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan