Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa

97 236 1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm, quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Bởi vì bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải giao dịch quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu ... nên nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước thì không thể cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng của nền kinh tế. Do đó cần phải nhập thêm những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Ngược lại, trên cơ sở tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể xuất khẩu sang nước khác. Hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về mặt trình độ công nghệ và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, tăng năng suất lao động, mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì biện pháp hàng đầu được các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp đưa ra chính là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao dịch hàng hoá giữa các nước với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy các doanh nghiệp đều có nhu cầu vay vốn từ các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó có ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho vay xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng rủi ro cao. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng thương mại đặc biệt phải quan tâm đến nghiệp vụ này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Từ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ĐÀM THỊ THU PHƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả ĐÀM THỊ THU PHƯƠNG MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tiếng việt 1. TMCP Thương mại cổ phần 2. TTQT Thanh toán quốc tế 3. NHNN Ngân hàng nhà nước 3. NH Ngân hàng 4. DN Doanh nghiệp 5. XNK Xuất nhập khẩu 6. TTQT Thanh toán quốc tế 7. NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 8. NHTM Ngân hàng Thương mại 9. TW Trung ương 10. KDNH Kinh doanh ngoại hối 11. NHNN & PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 12. NH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm, quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Bởi vì bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải giao dịch quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu nên nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước thì không thể cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng của nền kinh tế. Do đó cần phải nhập thêm những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Ngược lại, trên cơ sở tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể xuất khẩu sang nước khác. Hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về mặt trình độ công nghệ và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, tăng năng suất lao động, mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì biện pháp hàng đầu được các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp đưa ra chính là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao dịch hàng hoá giữa các nước với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy các doanh 1 nghiệp đều có nhu cầu vay vốn từ các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó có ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho vay xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng rủi ro cao. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng thương mại đặc biệt phải quan tâm đến nghiệp vụ này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Từ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. - Khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa. - Đề xuất một hệ thống các giải pháp khoa học đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu qua thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu qua thực tiễn hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh 2 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu làm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng, hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ thường là ở mức vừa và lớn. Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Ngày nay, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đã được phát triển với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động ngoại thương. Do khả năng tài chính có hạn mà các DN không phải lúc nào cũng có đủ nguồn vốn để thanh toán tiền hàng nhập khẩu hay đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn với NH phục vụ mình. Khi thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hoá càng lớn thì nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu càng trở nên cấp bách. 1.1.2. Sự cần thiết của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ kinh tế với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. 4 Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Thương mại quốc tế được cầu thành bởi hai bộ phận cơ bản: xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế. Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù riêng, đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đối với nước ta càng quan trọng hơn. Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu khách quan, gắn liền với các quan hệ ngoại thương giữa các nước với nhau. Vai trò quan trọng của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước được thể hiện qua các mặt sau: Đối với Doanh nghiệp NH cho các DN vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất chế biến hàng xuất khẩu 5 với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và kinh doanh có lãi. Đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tạo điều kiện phát triển các sản phẩm XK như may mặc, giày dép, sơn mài, gốm sứ mỹ nghệ, sản xuất chế biến thực phẩm XK, đa dạng hóa các mặt hàng XK. Đối với nền kinh tế Ngoài việc tài trợ vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tín dụng xuất nhập khẩu còn góp phần nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Tín dụng xuất nhập khẩu còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới. 1.1.3. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu 1.1.3.1. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho các DN xuất khẩu dưới các hình thức sau a. Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ Sau khi lập xong bộ chứng từ hàng hóa, chứng từ vận chuyển, chứng từ bảo hiểm, nhà xuất khẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền. Ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu và chỉ giao chứng từ khi đã thanh toán (điều kiện D/P) hoặc chấp nhận một hối phiếu đòi nợ kèm theo (điều kiện D/A).Tuy vậy, thời gian để có tiền thanh toán do nhà nhập khẩu trả làm cho nhà xuất khẩu có thể thiếu vốn tạm thời. Lúc này nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng đáp ứng một phần giá trị bộ 6 [...]... HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa (Agribank chi nhánh Thanh. .. năm 1990 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có tên gọi là Ngân hàng Phát 32 triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn thử thách Hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong giai đoạn này vẫn còn mang nặng tính bao... hiểu sâu và có sự phân tích khoa học trên cơ sở thực tiễn hoạt động của mình 1.4 KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Thông qua việc nghiên cứu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM 1.4.1 Mục đích hoạt động Các... của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Đồng thời luận văn còn đưa ra một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM Từ kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu chương 2 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU... do hóa và bảo hộ mậu dịch Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển kéo theo hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu được mở rộng và mang lại hiệu quả cao cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Vì nếu như chính sách xuất nhập khẩu được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và tình hình biến động của khu vực và. .. từ còn Forfaiting dựa vào chúng và sự đảm bảo của ngân hàng 1.1.3.2 Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu của NHTM Mục đích của tín dụng tài trợ nhập khẩu là nhằm hỗ trợ cho nhà nhập khẩu trong vấn đề tài chính hoặc uy tín để họ có thể nhập khẩu được hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài một cách thuận tiện và nhanh chóng Tín dụng tài trợ nhập khẩu bao gồm các hình thức sau: a Tín dụng cho vay theo phương... nợ vay biến động lớn Ngoài ra việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường tự nhiên trong và ngoài nước, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng sản phẩm xuất khẩu của nền kinh tế 1.3.1.2 Chính sách về xuất nhập khẩu của Nhà nước Để tài trợ ngoại thương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, mỗi quốc... tác động mạnh đến mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Nhân tố xã hội: Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba nhân tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm Trong đó sự tín nhiệm là cầu nối cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Đặc biệt trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn liên quan tới các mối quan hệ xã hội mang tính quốc tế rất cao, do vậy tín. .. thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật Từ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã phải đứng... chỉ hoạt động tín dụng mà cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Hoạt động kinh tế đối ngoại càng phức tạp, công nghệ ngân hàng càng hiện đại thì đòi hỏi trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải được nâng cao hơn Với đội ngũ cán bộ nhân viên 27 có nghiệp vụ giỏi, có đạo đức và năng lực trong sáng tạo – quản lý, hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thông . và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh. về hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng, hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và. luận và thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài: " ;Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa& quot;

Ngày đăng: 12/05/2015, 10:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan