Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

32 1.3K 5
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ

Trang 1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Đây là chương mở đầu cho bài nghiên cứu chuyên đề Chương này bao gồm các nội dung như: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu Nội dung của chương này sẽ giúp chúng ta hiểu được rõ hơn về bài chuyên đề đang thực hiện

1.1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là sau khi gia nhập vào WTO Sự kiện nổi bật này đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho nền kinh tế nước ta Nền kinh tế phát triển như vậy cũng nhờ sự đóng góp không nhỏ của các ngân hàng trong nước Ngành ngân hàng ở nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ và nhất là khối ngân hàng thương mại cổ phần Bên cạnh những thuận lợi đó, nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định do môi trường kinh tế ảnh hưởng Hiện nay, thế giới đã và đang chứng kiến nhiều sự kiện đáng lưu ý về phương diện tài chính – tiền tệ Đó là sự dao động liên tục của giá đồng đôla Mỹ (USD), nhất là sau sự kiện 11-9 xảy ra ở NewYork (Mỹ) vào năm 2001, các tranh cãi của Mỹ và Trung Quốc về việc Trung Quốc duy trì tỷ giá giữa USD và nhân dân tệ Trung Quốc quá thấp, sự xuất hiện của đồng Euro (EUR) và sự tăng giá liên tục của nó liên tục so với USD và giảm giá trở lại trong thời gian gần đây, …

Các sự kiện này có tác động mạnh mẽ đến tất cả các chính phủ, công ty và cá nhân ở các quốc gia trên thế giới có kinh doanh ở nước ngoài Điều này có nghĩa là sự biến động của tỷ giá các đồng tiền của các cường quốc về kinh tế trên thế giới cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng Và đây cũng là một trong những nhân tố có tác động đến hoạt động huy động vốn Vì thế, muốn ngân hàng phát triển tốt thì phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn Và khi chúng ta đã nhận ra các nhân tố này thì chúng ta sẽ có thể phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu giúp cho ngân hàng càng phát triển hơn

Từ đó, sự phát triển của ngân hàng sẽ góp phần làm phát triển nền kinh tế Việt Nam Song, có nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng nên để có thể tìm hiểu hết cần phải có một thời gian dài Nên chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về một trong số các nhân tố đó Và sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn Để có thể biết được nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào thì chúng ta đi phải nghiên cứu và tìm hiểu về nó

Chính vì vậy, nên tôi đã chọn đề tài là: “Khảo sát sự ảnh hưởng của giá trị đồng

đô la Mỹ (USD) đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ” để nghiên cứu làm chuyên đề thực tập

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Việc chọn đề tài : “Khảo sát sự ảnh hưởng của giá trị đồng đô la Mỹ (USD) đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ” nhằm các mục tiêu sau:

 Tìm hiểu về hoạt động huy động vốn của ngân hàng, tình hình huy động tăng giảm thế nào

Trang 2

 Nghiên cứu về sự tác động của giá trị đồng USD đến hoạt động huy động vốn Khi tỷ giá USD/VND biến động nó sẽ ảnh hưởng đến tăng (giảm) của doanh số vốn huy động được của ngân hàng như thế nào

 Từ đó, rút ra những nhận xét về mối tương quan giữa hai yếu tố này và đưa ra một số giải pháp có thể làm tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

 Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp: thông tin về tỷ giá hối đoái (chủ yếu là tỷ giá USD/VND) trên thị trường qua các nguồn như internet, báo tạp chí,…  Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình huy động vốn của cơ quan thực

tập (Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ) từ tháng 3 – 2006 đến tháng 3 – 2008

 Bước 3: Phân tích số liệu thu thập được và chạy mô hình hồi quy, để nhận biết mối tương quan giữa tỷ giá USD/VND và tình hình huy động vốn của ngân hàng

 Bước 4: Rút ra kết luận về sự tương quan giữa hai nhân tố là tỷ giá USD/VND và hoạt động huy động vốn của ngân hàng.Từ đó, đưa ra một số giải pháp có thể làm tăng khả tăng huy động vốn của ngân hàng

Trang 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Muốn khảo sát sự ảnh hưởng của giá trị đồng đôla Mỹ (USD) đến tình hình huy động vốn của ngân hàng thì chúng ta cần phải biết đến các vấn đề liên quan Ở chương này sẽ cung cấp cho chúng ta các khái niệm cơ bản về các vấn đề có liên quan như: ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động huy động vốn của ngân hàng và tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối

2.1 Ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại cổ phần 2.1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM)

Định nghĩa

Luật Tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động có liên quan

Hoạt động ngân hàng

Luật ngân hàng nhà nước định nghĩa: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán

 Các quy định về vốn đối với ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được cấp giấy phép hoạt động phải đảm bảo đủ mức vốn pháp định do Chính phủ quy định như sau:

 Ngân hàng Nông thôn và Phát triển nông thôn Việt Nam: 2.200 tỷ đồng  Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác: 1.100 tỷ đồng

 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị: 70 tỷ đồng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50 tỷ đồng nếu ở các tỉnh thành khác

 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn: 5 tỷ đồng  Chức năng của ngân hàng thương mại

Nhìn chung, ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản:

 Chức năng trung gian tài chính: bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế

 Chức năng tạo tiền: tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế

 Chức năng “sản xuất”: bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra „ sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Chương III của Luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại.Bao gồm các hoạt động như sau:

 Hoạt động huy động vốn

Trang 4

 Hoạt động tín dụng

 Hoạt động dịch vụ thanh toán  Hoạt động ngân quỹ

 Hoạt động khác: như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác có liên quan đến họat động của ngân hàng

 Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng thương mại

Tùy theo hình thức sở hữu mà ngân hàng thương mại có cơ cấu tổ chức khác nhau Nhưng có hai hình thức cơ cấu tổ chức ngân hàng tiêu biểu là: Ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần

 Ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam hiện có Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông thôn và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, và Ngân hàng Chính sách – Xã hội Các ngân hàng này thường có tổ chức hệ thống thống nhất từ Hội sở trung ương đến chi nhánh ở các tỉnh, thành và quận, huyện  Ngân hàng thương mại cổ phần có cơ cấu như sau: cao nhất là hội sở, kế đến

là chi nhánh (cấp một và cấp hai) và dưới cùng và phòng giao dịch

2.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)

Định nghĩa

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần Trong đó, có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước

Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng thương mại cổ phần

Hiện tại và trong tương lai loại hình này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống ngân hàng Về cơ cấu tổ chức, một NHTMCP thường có:

 Hội sở với đầy đủ các phòng ban như: phòng giao dịch, phòng tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng ngân quỹ, phòng hành chánh – tổ chức, phòng quan hệ quốc tế, phòng công nghệ thông tin  Chi nhánh, bao gồm: chi nhánh cấp 1 và cấp 2 ở địa phương Chi nhánh trực

thuộc hội sở, tuy không đầy đủ các phòng ban như hội sở nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng

 Phòng giao dịch và điểm giao dịch, trực thuộc chi nhánh Thường mở những nơi đông dân cư và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng như: siêu thị, trường học, khu công nghiệp

2.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng 2.2.1 Định nghĩa

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn vốn để

Trang 5

ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như: cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Nhìn vào bảng cân đối kế toán tài sản của NHTM, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ

2.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trưc tiếp cho ngân hàng nhưng nó là hoạt động rất quan trọng Không có hoạt động huy động vốn xem như khônng có hoạt động của ngân hàng thương mại Như đã trình bày ở trên, một ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này, ngân hàng phải hu động vốn từ khách hàng Do vậy, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng

 Đối với ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiẹn các hoạt động kinh doanh khác Không có hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình Mặt khác, thông qua hoạt động huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ đó, ngân hàng thương mại có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng

 Đối với khách hàng

Hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng Đối với khách hàng, hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai Mặt khác, hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cấp trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Cuối cùng, hoạt động huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền tiêu dùng

2.2.3 Các hình thức huy động vốn

Theo nghị định 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các tổ chức tín dụng, NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

 Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác  Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy

động vốn của các tổ chức, các nhân trong nước và nước ngoài khi được Thống đốc ngân hàng nhà nước chấp nhận

Trang 6

 Vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài

 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam

 Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

Nhìn chung, chúng ta nhận thấy có hai nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đó là: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

 Nhân tố khách quan: là những nhân tố bên ngoài và nằm ngoài tầm kiểm

soát của ngân hàng Đối với nhóm nhân tố này, ngân hàng cần thích ứng một cách tốt nhất với các nhân tố này nếu muốn phát triển tốt Nó bao gồm: chính trị văn hóa, pháp luật, công nghệ và môi trường kinh tế Chẳng han như: sự biến động của tỷ giá các đồng tiền mạnh trong nền kinh tế thế giới,…

 Nhân tố chủ quan: bao gồm các nhân tố bên trong và nằm trong tầm kiểm

soát của ngân hàng Chiến lược đối với nhóm nhân tố này là cần phải xác định và phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu mà ngân hàng đang có Nhóm nhân tố này bao gồm: giá cho các dịch vụ của ngân hàng, con người,chi nhánh, dịch vụ và quy trình

2.3 Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối 2.3.1 Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là một hệ thống bao gồm: các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương và các nhà môi giới mà thông qua đó các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ mua bán ngoại tệ

2.3.2 Tỷ giá hối đoái (hối suất)

Định nghĩa

Tỷ giá hối đoái của nhiều định nghĩa khác nhau

 Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng

hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia

 Ngoài ra, chúng ta cũng có định nghĩa: tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại ngoại tệ một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ khác trên nước đó – được biểu thị qua giá trị của đồng bản tệ Như vậy, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của một nước khác mà dân nước này có thể nhận được khi đổi một lượng tiền tệ của chính mình

Nói một cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác, là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ

Ví dụ: 1 USD = 15.913 VND

Trang 7

Tuy nhiên, chúng ta có thể định nghĩa dễ hiểu hơn là: tỷ giá hối đoái là giá thị trường của một đồng tiền tính bằng một đồng tiền khác, là thành phần căn bản của thị trường ngoại hối

Do tỷ giá hối đoái có liên quan đến hai đồng tiền nên các nhà kinh tế thường gọi là tỷ giá hối đoái song phương

Các loại tỷ giá hối đoái

 Tỷ giá chính thức: Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố, tỷ giá này có tác dụng là cơ sở để hình thành các tỷ giá trên thị trường và là công cụ để điều hành mạnh mẽ các hoạt động của nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương

 Tỷ giá thị trường: Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành do cân bằng cung cầu trên thị trường hối đoái hay trên thị trường liên ngân hàng

 Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

 Tỷ giá thực: Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề được quan tâm  Tỷ giá kinh doanh:

Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại tệ được thực hiện dưới dạng tiền mặt

Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn cao hơn tỷ giá tiền mặt

Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá giao dịch cuối cùng trong ngày ( tỷ giá đóng cửa của ngày hôm nay không phải là tỷ giá mở của ngày mai)

 Tỷ giá hối đoái hữu hiệu: đo lường giá trị bình quân của một đồng tiền nào

đó so với một nhóm đồng tiền khác

Trang 8

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)

Đây là chương giới thiệu tổng quan về ABBANK và ABBANK chi nhánh Cần Thơ và tình hình hoạt động của ABBANK Chương này giúp cho chúng ta hiểu được sơ lược về ABBANK; lịch sử thành lập, cơ cấu tổ chức và mạng lưới của ABBANK và cũng giúp ta hiểu được sơ lược tình hình hoạt động của hội sở ABBANK và ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ Việc này rất có ích cho việc khảo sát sự ảnh hưởng của giá trị đồng đôla đến tình hình huy động vốn của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ sau này

3.1 Thông tin chung về ABBANK 3.1.1 Giới thiệu về ABBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (gọi tắt là “ABBANK”) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ABBANK được thành lập và đăng ký hoạt động tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

ABBANK đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng số 00311/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm Theo Quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của NHNN Việt Nam, ABBANK đã được phép chuyển từ ngân hàng cổ phần nông thôn thành ngan hàng thương mại cổ phần đô thị Do đó, ABBANK được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng Bao gồm: hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và các nhân khác nhau; hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân khác nhau dựa vào tính chất và năng lực nguồn vốn của ngân hàng; tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụhỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá Ngoài ra, ABBANK còn cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng với nhau và các hoạt động ngân hàng khác khi NHNN cho phép

3.1.2 ABBANK – Các mốc son phát triển

Năm 1993

ABBANK được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn điều lệ 1 tỷ Trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương, Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2002

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như mong muốn ngày càng phát triển Vào tháng 3 năm 2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Đầu tư

Trang 9

Năm 2005

 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK

 Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công ty Xuất nhập Hà Nội (GELEXIMCO)

Năm 2006

 Ngày 27 tháng 10 năm 2006, khai trương ABBANK Đà Nẵng

 Ngày 07 tháng 11 năm 2006, ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỷ trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital

 Ngày 14 và 16 tháng 11 năm 2006, khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng và ABBANK Trần Khát Chân

 Ngày 06 tháng 12 năm 2006, ký hợp đồng triển khai core banking solutions với Temenos và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội

 Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ VND vào đầu năm 2006 lên 1.131 tỷ VND vào cuối năm 2006

Năm 2007

 Tháng 1 năm 2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á

 Tháng 3 năm 2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với AGRIBANK

 Tháng 4 năm 2007, ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET

 Tháng 5 năm 2007, ABBANK được Ban tổ chức Hội chợ Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả cầu vàng – the Best Banker cho ngân hàng “ phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”

 Tháng 11 năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.300 tỷ VND

 Tháng 12 năm 2007, ABBANK đã nâng cao số lượng điểm giao dịch lên tới

53 điểm và trên 20 tỉnh thành trong cả nước

3.1.3 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự

Sơ đồ tổ chức: hình 1 (phụ lục)

Cơ cấu nhân sự

Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK đã có 908 nhân viên Trong đó, bộ máy điều hành gồm có:

Trang 10

 Hội đồng quản trị

Tên Chức vụ Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm

Ông Vũ Văn Tiền Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 22 tháng 03 năm 2005 Ông Nguyễn Hùng Mạnh Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005 Ông Đào Văn Hưng Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005 Ông Dương Quang Thành Thành viên Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005 Ông Nguyễn Xuân Sơn Thành viên Bổ nhiệm ngày 02 tháng 02 năm 2007

 Ban giám đốc

Tên Chức vụ Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm

Ông Lưu Đức Khánh Tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 19 tháng 01 năm 2007 Ông Nguyễn Công Cảnh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 12 tháng 04 năm 2002 Bà Trần Thanh Hoa Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 27 tháng 02 năm 2007 Ông Phạm Quốc Thanh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007 Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007 Ông Nguyễn Hoài Anh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 05 năm 2007

 Ban kiểm soát

Mạng lưới của ngân hàng phân bổ rộng khắp trên phạm vi toàn lãnh thổ nước Việt Nam Hiện nay, mạng lưới của ABBANK đã có 54 điểm giao dịch gồm chi nhánh và phòng giao dịch phủ sóng trên 21 tỉnh thành trong cả nước

ABBANK Cần Thơ được thành lập vào ngày 07 tháng 03 năm 2006 Đây là chi nhánh cấp một của ABBANK tại tỉnh Cần Thơ ABBANK Cần Thơ có trụ sở đặt tại: số 02, Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Đến

Trang 11

ngày 07 tháng 04 năm 2007, ABBANK Cần Thơ chính thức di dời về địa điểm mới: 74 – 76 Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

ABBANK Cần Thơ hoạt động theo quy định chung của NHNN và hội sở tại Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, ABBANK Cần Thơ quản lý 5 phòng giao dịch của ABBANK là: ABBANK An Nghiệp (thành lập 03/2006), ABBANK Vĩnh Long (thành lập 05/2006), ABBANK Long Xuyên (thành lập 06/2007), ABBANK Cao Lãnh (thành lập 06/2007) và ABBANK Rạch Giá (thành lập 11/2007)

3.2.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự

Sơ đồ tổ chức: hình 2 (phụ lục)

Cơ cấu nhân sự

Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK Cần Thơ đã có 114 nhân viên Trong đó, bộ máy điều hành gồm có:

 Ban giám đốc

Ông Võ Minh Nguyên Phó giám đốc Ông Nguyễn Thanh Thống Phó giám đốc

 Các phòng ban

Bà Lê Thủy Tiên Trưởng phòng Kế toàn

Ông Nguyễn Khắc Trọng Trưởng phòng Quan hệ khách hàng

Bà Trần Ngọc Thúy Hằng Trưởng phòng Hành chánh - Nhân sự Ông Châu Kim Nghĩa Trưởng phòng Quản lý rủi ro

3.3 Quan hệ của ABBANK với các tổ chức khác

Mối quan hệ của ABBANK với các cổ đông và đối tác chiến lược như: Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty dầu khí (PVFC) và Công ty chúng khoán An Bình (ABS) ngày càng phát triển tốt đẹp và đem lại nhiều thành công trong kinh doanh

3.3.1 Hợp tác với ABS

ABBANK là một trong các cổ đông thành lập của công ty chứng khoán An Bình (ABS) Trong thời gian qua, ABBANK đã góp vốn hàng tỷ đồng vào ABS, cung ứng khoản tín dụng hàng trăm tỷ đồng Đồng thời, mở chung nhiều điểm giao dịch, nơi các khách hàng của ABS được nhân viên của ABBANK cung cấp dịch vụ thu chi tiền giao dịch chúng khoán và các hoạt động thanh toán khác Mô hình phục vụ chung ABBANK – ABS đã được khách hàng đánh giá cao và khen ngợi vì thuận lợi và thời gian phục vụ nhanh

Trang 12

3.3.2 Hợp tác với EVN

Việc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành đối tác chiến lược của ABBANK không những mang lại giá trị hình ảnh cho ABBANK mà còn mang đến cho ABBANK những cơ hội tiềm năng to lớn Việc hợp tác này đã đem lại những thành công đáng khích lệ cho ABBANK như:

 Cung cấp các dịch vụ tài khoản, quản lý nguòn tiền, dịch vụ cho vay tài trợ các công ty, nhà thầu của EVN

 Kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ thống thanh toán của EVN và EVN Telecom đã triển khai thanh toán hóa đơn tiền điện và hóa đơn của viễn thông điện lực Dịch vụ này đã được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2007 và sẽ được triển khai rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước

 Triển khai các quầy thu tiền điện tại các công ty điện lực tại các tỉng miền Nam để thu tiền điện của khách hàng Đồng thời, cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cán bộ, công nhân viên của ngành điện

 Ngoài ra, ABBANK cũng ký hợp đồng hợp tác với các công ty điện vùng để thành lập các điểm giao dịch của ABBANK tại các địa bàn của các điện lực và công ty thành viên

3.4 Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt đƣợc 3.4.1 Hoạt động kinh doanh chung

ABBANK bao gồm các hoạt động kinh doanh như sau:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ

hạn, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi

Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng khác

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

Hùn vốn và liên doanh

Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng trong và ngoài nước

Phát hành thẻ đa năng và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ

Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng

3.4.2 Kết quả đạt đƣợc của ABBANK và chi nhánh Cần Thơ

 ABBANK

Hiện nay, ABBANK đã là một trong các ngân hàng Thương mại cổ phần hàng đầu và là một trong mười có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Với cổ đông chiến lược là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng và mạng lưới rộng khắp

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư

Trang 13

 Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK đã cung ứng các sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế, v.v…

 Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng hay các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt Chẳng hạn: cho vay trả góp mua nhà, đất; xây, sửa chữa nhà; cho vay trả góp mua nhà, đất 30 năm và có bảo hiểm nhân thọ cho người vay; cho vay trả góp mua ô tô; cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay sản xuất kinh doanh trả góp; cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay tiêu dùng thế chấp linh hoạt, v.v… Các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving: tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết kiệm bậc thang, … và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước; v.v…

 Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân Riêng các khách hàng công ty, ABBANK đã cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu

Định vị và sự khác biệt của ABBANK và các khách hàng khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của moi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức; bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên

Trong 3 năm gần đây, ABBANK luôn có sự bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và chất

 Năm 2007, vốn điều lệ tăng 103% (từ 1.131 tỷ đồng lên 2.300 tỷ đồng)  Tổng tài sản từ 3.113.898 triệu đồng lên 17.157.578 triệu đồng (tăng 551%)  Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 592% (tăng từ 1.130 tỷ đồng lên

6.689 tỷ đồng)

 Tổng huy động tăng từ 1.888 tỷ đồng lên 8.269 tỷ đồng (tăng 438%) so với năm 2006

Trang 14

Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh của ABBANK năm 2007

 Huy động vốn đạt hơn 200 tỷ đồng (tăng 338% so với năm 2006)  Dư nợ đạt hơn 755 tỷ đồng (tăng 367% so với năm 2006)

Biểu đồ 3.2: Kết quả kinh doanh cuả ABBANK Cần Thơ năm 2007

Trang 15

 Tiếp tục đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao

 Lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức Bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên  Truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ABBANK để tăng độ nhận biết và giới thiệu sự khác biệt của ABBANK với khách hàng và công chúng  Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, khai thác tối đa tính hiệu quả Và

chuyên nghiệp từ mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc về khối kinh doanh nghiệp vụ và các trung tâm hỗ trợ (marketing, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán, phát triển mạng lưới…) kết hợp với quản lý chiều ngang theo khu vực và địa bàn về phát triển khách hàng và mạng lưới

 ABBANK Cần Thơ

 Tăng mức dư nợ lên 1.300 tỷ đồng

 Mở rộng thêm mạng lưới: mở thêm 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh  Phát triển mạng lưới thẻ Youcard

 Đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên  Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Trang 16

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

CỦA ABBANK CẦN THƠ

Cũng như đã nói ở trên, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau Ở phần này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu xem giá trị của đông đô la Mỹ (USD) có ảnh hưởng như thế nào đến huy động vốn Trước tiên, chúng ta hãy cùng khảo sát sự biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian gần đây

4.1 Biến động của tỷ giá USD/VND

4.1.1 Biến động của tỷ giá USD/VND từ tháng 03/2006 đến hết tháng 12/2006

Năm 2006, năm đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Sau khi gia nhập, nền kinh tế phải mở cửa sâu rộng hơn Việc này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoại đầu tư vào nước ta Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hàng hóa nhập khẩu gia tăng bởi nhu cầu sử dụng hàng ngoại của người dân cao xuất phát từ tâm lý "sính ngoại" lâu nay Trong khi đó, hàng hóa nước ngoài lại hấp dẫn hơn hàng VN nên các doanh nghiệp nhập khẩu, dù chi phí nhập hàng tăng thì họ vẫn sẽ phải nhập khẩu Có thể nói đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đồng USD liên tục tăng

Sau “cơn sốt” tỷ giá USD/VND vào tháng 04/2006 thì vào ngày 16/05/2006, giá USD/VND trên thị trường tự do ở Hà Nội mua vào là 16.100 đồng/USD, như vậy về cơ bản mức giá này so với mức giá của các ngân hàng thương mại là không chênh lệch, tuy mức giá bán ra có chênh cao hơn một chút (16.200 đồng/USD) Điều đó chứng tỏ cơn “sốt” vừa qua là do những tác động tâm lý và một số hành vi không lành mạnh nhằm đẩy tỷ giá lên cao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy cho rằng: “Trong nước, tuy đồng USD vẫn tăng giá so với VND nhưng thực tế vài năm qua cho thấy, mức độ tăng giá của USD với VND là không đáng kể, mỗi năm chỉ 1-2% Tôi nghĩ, trong năm nay và một, hai năm tới, mức độ tăng giá này sẽ vẫn là như thế (1-2%), không có chuyện tăng quá cao được.” Và sau tháng 05/2006, tỷ giá USD/VND đã có xu hướng tăng nhẹ lên

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 19/09/2006 được ấn định ở mức 16.005 đồng/USD Một số doanh nghiệp lo ngại USD lên giá sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tỷ giá biến động rất nhỏ và trong ngắn hạn chưa tác động tới cán cân xuất nhập khẩu cả nước Trái với dự đoán rằng khi USD lên giá sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, phía doanh nghiệp cho rằng, tỷ giá mới biến động nên nhìn chung không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất và hàng hóa lo lắng USD lên giá sẽ khiến họ phải mua nguyên phụ liệu sản xuất và hàng hóa với giá cao hơn trước, đồng vốn thu về bằng VND nên lợi nhuận sẽ giảm

Theo một chuyên gia kinh tế Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD lên về lý thuyết sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trong khi đó, nhập khẩu sẽ gặp khó khăn hơn bởi giá nhập khẩu sẽ tăng Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, tỷ giá

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:44

Hình ảnh liên quan

Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 1ở phụ lục - Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

th.

ị trên được vẽ dựa vào bảng 1ở phụ lục Xem tại trang 18 của tài liệu.
Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 2ở phụ lục - Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

th.

ị trên được vẽ dựa vào bảng 2ở phụ lục Xem tại trang 20 của tài liệu.
Biểu đồ trên được vẽ dựa vào bảng 2ở phụ lục - Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

i.

ểu đồ trên được vẽ dựa vào bảng 2ở phụ lục Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 4.1: Tổng doanh số huy động vốn của ABBANK Cần Thơ 2006-2007 - Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 4.1.

Tổng doanh số huy động vốn của ABBANK Cần Thơ 2006-2007 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4.2: Bảng số liệu cần để dùng trong phƣơng trình hồi quy - Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 4.2.

Bảng số liệu cần để dùng trong phƣơng trình hồi quy Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 1: Biến động của tỷ giá USD/VND từ 03/2006 đến 12/2007 - Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 1.

Biến động của tỷ giá USD/VND từ 03/2006 đến 12/2007 Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan