20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

99 695 0
20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Khoa du lịch và khách sạn Lời mở đầu Lý do chọn đề tài: Trong xu thế phát triển chung hiện nay, du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến đối với hâù hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với chính sách của nhà nước ta về định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều đặc biệt là sau khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC vào tháng 12 năm 2006 và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 là 3.5 triệu lượt người, đến năm 2007 là gần 4 triệu người. Chính vì vậy mà hệ thống kinh doanh du lịch cũng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của du khách, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và quốc gia. Trong sự phát triển về cơ sở vật chất giành cho du lịch , chúng ta không thể không kể đến sự đóng góp của hàng loạt các khách sạn ngày càng tốt hơn và thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, tuy nhiên chất lượng dịch vụ của các khách sạn của chúng ta còn chưa tốt, còn để khách hàng phải phàn nàn về chất lượng phục vụ mà thành phần quan trọng góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ đó chính là đội ngũ người lao động hoạt động trong ngành du lịch. Để tạo được đội ngũ lao động có chất lượng cao,nhiệt tình trong công việc đòi hỏi công tác quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định. Nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam tuy đã có nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phục vụ của nhân viên song công tác này vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Trước yêu cầu mang tính cấp thiết, thường xuyên, lâu dài đó, qua thời gian thực tập tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam, em xin chọn đề tài” Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Khoa du lịch và khách sạn Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nammột số giải pháp hoàn thiện” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu về đặc điểm của lao động trong nhà khách, công tác quản trị và sử dụng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh khách sạn nói chung và nhà khách tổng liên đoàn nói riêng, phân tích đánh giá những mặt làm được và chưa được trong quản trị nguồn nhân lựcnhà khách, một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách. Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra, thống kê,quan sát, thu thập thông tin. Nội dung nghiên cứu: Bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở bài và kết luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn Chương II:Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Chương III:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Khoa du lịch và khách sạn Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn. 1.1 Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực. 1.1.1 Khái niệm về nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn Khái niệm về nhân lực Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào họat động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ,…. Thì đều cần các yếu tố về nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật,nhân lực. Theo từ điển Hán Việt thì “nhân ở đây có nghĩa là con người, lực tức là sức, là thể lựctrí lực của con người”. Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người về thể lựctrí lực. “ Thể lực là chỉ sức khoẻ của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi,thể lực con nguời phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính.” “ Trí lực là chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, nhân cách… của từng người.” Sức lao động tồn tại gắn liền với bản thân con người, là sản phẩm của lịch sử hình thành trong quá trình sản xuất. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh truyền thống thì việc tận dụng tối đa các tiềm năng về thể lực của con ngưòi là không bao giờ thiếu hoặc bị lãng quên và khai thác gần như cạn kiệt. Nhưng còn tiềm năng về trí lực của con người đó là vô tận thì mới được khai thác nhưng còn ở mức mới mẻ. Như vậy nói tới nhân lực có nghĩa là nói tới con người gắn liền với việc sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nào đó để thoả mãn nhu cầu của xã hội, nhằm giúp xã hội và bản thân người đó tồn tại và phát triển. Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Khoa du lịch và khách sạn Quản trị nguồn nhân lực: là tổng thể các hoạt động nhằm thu hút, xây dựng, duy trì, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực nhằm thỏa mãn mục tiêu của tổ chức. Thực chất quản trị nguồn nhân lựccông tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Quản trị nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triẻn trên thị trường. Quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của đội ngũ lao động. Lực lượng lao động là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn: cũng là việc tổ chức thu hút các ứng cử viên cho công việc, tuyển chọn, giới thiệu, sắp đặt, công việc cho nhân viên thực hiện nhưng trong khách sạn thì công việc này khó khăn rất nhiều vì đặc điểm lao động trong khách san khác nhiều so với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác. Như vậy ta có định nghĩa quản tri nguồn nhân lực trong khách sạn như sau “ Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động để thu hút đào tạo, duy trì và phát triển sức lao động của con người của khách sạn đạt được kết quả tối ưu cho khách sạn lẫn thành viên. Quản trị nguồn nhân lựcmột phần của quản trị kinh doanh, nó có liên quan tới con người trong công việc và các quan hệ của họ trong khách sạn, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công của khách sạn” (TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB lao động, xã hội, 2004, trang101) Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Khoa du lịch và khách sạn 1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh. Nhân lực, chìa khoá của sự thành công Nhân lực luôn luôn đựơc xem là yếu tố tạo nên sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng kiên cố nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại. Có thể nói chính con nguời tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Nguồn lực con người là nhân tố chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới, đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy độngthực hiện, nhưng để xây dựng đựơc một đội ngũ nhân viên nhiệt tình,tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì thế bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ thì đều cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lựcnhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết gía trị của hàng hoá đựơc cấu thành bởi hai bộ phận chủ yếu là giá trị chuyển dịch của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trong qúa trình tạo thành giá trị của sản phẩm thì giá trị của những yếu tố này không làm gia tăng thêm mà chỉ chuyển hóa gía trị vốn của nó vào sản phẩm mới. Do đó bộ phận gía trị này không tạo ra lợi nhuận. Bộ phận thứ hai đó là giá trị gia tăng. Đó là bộ phận chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm với gía trị chuyển dịch. Phần gía trị này về cơ bản là do lao động sáng tạo ra. Đó chính là nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn nhân lựcnguồn lực mang tính chiến lược Sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiêp phụ thuộc vào nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Cùng với sự hình thành của kinh tế tri thức, sự Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Khoa du lịch và khách sạn phát triển của nền kinh tế xã hội đã khiến cho vai trò của nguồn thể lực của con người bị giảm sút và vai trò trí lực của người lao động tăng lên. Do đó nguồn nhân lực có hiểu biết, tri thức khoa học công nghệ, kỹ thuật trở thành nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong xã hội ngày nay. Tiềm năng của trí tuệ Có thể nói các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nguồn lực con người mà cái cốt lõi là trí tuệ lại có tiềm năng vô tận. Tiềm năng vô tận của trí tuệ con người thể hiện ở chỗ nó có khả năng tự sản sinh, đổi mới và phát triển không ngừng nếu biết chăm lo bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Lịch sử xã hội loài ngưòi là lịch sử lao động sản xuất, do đó tiềm năng vô tận của trí tuệ cũng được thể hiện ở lịch sử lao động sản xuất. Trong quá trình lao động, con ngưòi đã tiến hành những hoạt động biến đổi tự nhiên, làm nên lịch sử xã hội. Nhờ lao động, bộ óc và đôi bàn tay con người không ngừng biến đổi, hoàn thiện, làm cho con người ngày càng khác xa so với con vật. Chính sự hoàn thiện không ngừng của bộ óc và đôi bàn tay đã giúp con người ngày càng thực hiện được những hoạt động phức tạp, tinh vi. Có thể nói khả năng của con người là vô tận, nhờ đó mà nguồn lực con người có vai trò to lớn so với các nguồn lực khác. 1.1.3. Công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp khách sạn. Nguồn nhân lựctài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức.Do đó mà công tác quản trị nguồn nhân lực cần tận dụng, tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả cao. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 Khoa du lịch và khách sạn tinh giảm, gọn nhẹ, trong đó con người mang tính quyết định. Con người với kỹ năng,trình độ của mình sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Quá trình này cũng được tổ chức và điều khiển bởi con người nhằm quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp . Sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra là nhằm hướng tới khách hàng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn thu hút dược nhiều khách hàng đến tiêu dùng sản phẩm của mình. Do đó, khách hàng là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Khác với các loại hình kinh doanh khác, đối với hoạt động kinh doanh khách sạn thì yếu tố quan trọng bậc nhất để tạo ra sản phẩm khách sạn chính là con người. Chất lượng của đội ngũ lao động quyết định tới chất lượng của dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng và nó cũng quyết định sự thành công của khách sạn trên thị trường. Chính vì vậy mà phải làm cho nhân viên hiểu rằng khách hàng là tối quan trọng, không có khách có nghĩa là không còn khách sạn và họ sẽ không có cơ hội được làm việc nữa. Vì vậy, nếu tổ chức tốt công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho khách sạn. Khách sạn chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng cách thu hút, đào tạo, động viên, những người có năng lực công việc, thực hiện tốt chức năng quản trị nguồn nhân lực. Trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một số khâu của hoạt động kinh doanh khách sạn nhằm giảm bớt lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, tạo ra hiệu quả trong kinh doanh là yêu cầu cấp thiết. Điểu này đòi hỏi cần có đội ngũ nhân viên có trình độ và tay nghề để đáp ứng yêu câù của công việc. Từ đó nảy sinh yêu cầu về đào tạo và đào tạo lại nhân viên của khách sạn theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng cần phải tuyển dụng thêm những nhân viên mới có trình độ, kỹ năng làm việc, có Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 Khoa du lịch và khách sạn tác phong nhanh nhẹn và sự sáng tạo trong lao động sản xuất. Đó là những công việc đòi hỏi sự tổ chức tốt trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Tóm lại không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lựcmột trong bốn nhánh của quản trị đó là quản trị marketing, tài chính, tác nghiệp, nhân lực do đó mà quản trị nhân lực không thể thiếu của quản trị kinh doanh. Quản trị nhân lực thường là thành công hay thất bại trong các hoạt động kinh doanh. Mặt khác quản lý các nguồn lực khác sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. 1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn 1.2.1 Khái niệm về khách sạn, hoạt động kinh doanh khách sạn. * Khái niệm về khách sạn. Có thể nói ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến.Nó trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Du lịch phát triển kéo theo rất nhiều các ngành kinh doanh khác phát triển theo để chuyên thực hiện những việc liên quan tới du lịch. Nơi nào có tài nguyên du lịch tất yếu sẽ diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch. Và sự ra đời của khách sạn là một trong những nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh du lịch để nhằm khai thác tài nguyên du lịch ở một địa phương, một vùng hay quốc gia. Khách sạn đã trở thành nơi lưu trú quen thuộc của du khách khi họ đi du lịch. Ngay từ buổi ban đầu, nhắc đến khách sạn là nhắc đến một nơi sang trọng, hiện đại, khách sạn đã luôn luôn gắn với hình ảnh của sự mến khách và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách một cách cao hơn khi họ rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để tới các điểm du lịch. Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Khoa du lịch và khách sạn Trong quá trình phát triển,khách sạn luôn có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng.Song song với các khách sạn lớn thì một hệ thống các khách sạn nhỏ với cơ sở vật chất, trang thiết bị khiêm tốn cũng hình thành. Do vậy mà đã tạo ra sự khác nhau trong cách phục vụ và mức độ cung cấp dịch vụ trong các khách sạn. Đây là một trong những nguyên nhân mà hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều định nghĩa về khách sạn . Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách” Welcome to Hospitalỉy” xuất bản năm 1995 thì:”Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ( phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như:dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại( với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”. Theo luật du lịch nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,2006 thì” Khách sạn là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu” *Khái niệm về hoạt động kinh doanh khách sạn. Ban đầu hoạt động kinh doanh khách sạn chỉ là nhằm phục vụ chỗ ngủ qua đêm cho khách có tiền để trả. Dần dần nhu cầu của khách nâng lên, họ đến khách sạn không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu về nghỉ ngơi nữa mà còn muốn đáp ứng các nhu cầu về ăn uống. Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch ngày một tăng. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn diễn ra nhằm thu hút khách, nhất là khách có khả năng chi trả cao. Vì vậy mà Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 Khoa du lịch và khách sạn các khách sạn đã mở rộng thêm các dịch vụ ngoài ăn uống, nghỉ ngơi còn có các dịch vụ thể thao, giải trí, làm đẹp… Kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ tự mình có thể đảm nhiệm mà còn bán các sản phẩm thuộc những ngành và lĩnh vực khác trong nền kinh tế như công nghiệp nhẹ, dịch vụ ngân hàng,dịch vụ bưu chính viễn thông…. Như vậy hoạt động kinh doanh khách sạn đã cung cấp cho khách những dịch vụ của mình đồng thời còn là trung gian tiêu thụ sản phẩm khác trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong phú đa dạng về thể loại. Do vậy mà ngày nay người ta vẫn thừa nhận khái niệm kinh doanh khách sạn theo cả nghĩa rộng và hẹp. Tuy nhiên trên phương diện chung nhất có thể định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí cho họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.” < TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS Hoàng Thị Lan Hương, Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động Xã hội, 2004, trang15> 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn. Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng có những đặc thù riêng để phân biệt với các hoạt dộng kinh doanh khác. Hoạt động kinh doanh khách sạn cũng có những đặc điểm chủ yếu sau. Thứ nhất là hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch. Con người chỉ đi du lịch du lịch tới những nơi có tài nguyên du lịch tức là hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng chỉ diễn ra ở nơi có tài nguyên du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó sẽ không có hoạt động kinh doanh du lịch. Tài nguyên du Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B [...]... 1.4 Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn 1.4.1 Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì công tác quản trị nguồn nhân lực cũng có các mục tiêu cơ bản sau: +Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức như tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh +Quản trị nguồn nhân lực. .. sạn Điều đó đã ảnh hưởng lớn tới công tác sử dụng nguồn nhân lực và công tác quản trị nguồn nhân lực Nhà quản trị không nên dùng các biện pháp như khiển trách nhân viên trước mặt khách, kỷ luật đối với lao động trực tiếp mà nên có các chế độ khen thưởng, khuyến khích 1.3.3 Lao động trong kinh doanh khách sạn bao gồm cả lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa và lao động trong lĩnh vực dịch vụ Xuất... phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của khách sạn, tạo điều kiện cho phát triển không ngừng bản thân người lao động 1.4.2 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn là một trong những hoạt động quản trị quan trọng nhất của khách sạn Nó được xem là một công việc khó khăn Nội dung của quản. .. điều kiện để có thể thực hiện được các hoạt động quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả Là công cụ quan trọng của quản trị nguồn nhân lực, là một phần không thể thiếu của quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn + Mô tả công việc Bản mô tả công việc là một văn bản viết nhằm giải thích các nhiệm vụ trách nhiệm, điều kiện làm việc Nó xác định phải làm gì, làm ở đâu và mô tả công việc một cách ngắn gọn là... cầu về lao động cho hoạt động kinh doanh của khách sạn đòi hỏi lớn hơn số lượng lao động có khả năng đáp ứng Vì vậy khách sạn cần có các biện pháp để khai thác và huy động lực lượng lao động bên trong và ngoài khách sạn Cầu nhân lực bằng cung nhân lực Trong trường hợp này là lý tưởng đối với khách sạn khi mà nhu cầu về nhân lực cần thiết để hoàn thành công việc, số lượng sản phẩm dịch vụ bằng với số lượng... trị nguồn nhân lực trong khách sạn bao gồm các nội dung chính sau: Lại Thị Trà Lớp: Du lịch 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 Khoa du lịch và khách sạn đồ 1.1 :Quá trình quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn Kế hoạch hóa nguồn nhân lực Phân tích công việc Tuyển chọn nhân lực Đào tạo và phát triển Bố trí sắp xếp công việc Đánh giá thực hiện Khen thưởng và kỷ luật 1.4.2.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân. .. hóa nguồn nhân lực phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức đồ 1.2: Quá trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực Cầu sản phẩm Năng suất lao động Thị trường lao động bên trong Cầu lao động Thị trường lao động bên ngoài Cung lao động Những điều kiện và các giải pháp lựa chọn PGS,TS Nguyễn Ngọc Quân, THS Nguyễn Vân Điềm, N giáo trình quản trị nhân lực, ... của khách sạn, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội…khi dự báo về cầu nhân lực cần ưu tiên cho các khả năng sẵn có trong khách sạn trước khi tìm nguồn nhân lực ở bên ngoài +Dự đoán cung nhân lực Cung nhân lựcsố lượng người ở trong và ngoài khách sạn sẵn sàng làm việc cho khách sạn Cung nhân lực cho khách sạn bao gồm cung từ bên trong và bên ngoài khách sạn +Cân đối cung và cầu về nhân lực, các giải. .. trí lao động một cách hợp lý Như vậy có thể nói lao động trong khách sạn có đặc điểm khác so với các lĩnh vực khác Các nhà quản trị phải nắm vững được các đặc điểm đó để từ đó có cách tổ chức quảnnguồn lực trong khách sạn một cách phù hợp, mang lại hiệu quả cao, đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra Đặc điểm của lao động trong khách sạn đòi hỏi công tác quản trị nguồn nhân lực phải : +Vừa... phải tiến hành kế hoạch hóa chiến lược nguồn nhân lực Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động biên chế nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nó điều hòa các hoạt động nguồn nhân lực Kế hoạch hóa nguồn nhân lựcquan hệ chặt chẽ tới kế hoạch hóa chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động phải được xác định dựa vào kế hoạch sản . trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Chương III :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn. chưa được trong quản trị nguồn nhân lực ở nhà khách, một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách. Đối tượng

Ngày đăng: 06/04/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

Bảng 2. 1: Cơ cấu khách của nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam. - 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

Bảng 2..

1: Cơ cấu khách của nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh - 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

Bảng 2.2.

Chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Xem tại trang 51 của tài liệu.
*Nhận xét về mô hình cơ cấu tổ chức của nhà khách tổng liên đoàn lao - 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

h.

ận xét về mô hình cơ cấu tổ chức của nhà khách tổng liên đoàn lao Xem tại trang 53 của tài liệu.
* Cơ cấu lao động theo hình thức lao động - 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

c.

ấu lao động theo hình thức lao động Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.7: Quỹ lương và lương bình quân của cán bộ công nhân viên nhà khách năm 2006-2007  - 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

Bảng 2.7.

Quỹ lương và lương bình quân của cán bộ công nhân viên nhà khách năm 2006-2007 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 2.7: Quỹ lương của cán bộ công nhân viên trong nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam - 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện

Bảng 2.7.

Quỹ lương của cán bộ công nhân viên trong nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan