Một vài biện pháp giúp học sinh lớp Ba học tốt về yếu tố hình học.

22 580 3
Một vài biện pháp giúp học sinh lớp Ba học tốt về yếu tố hình học.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Một học sinh đạt học sinh giỏi môn này hay môn kia không phải ngẫu nhiên mà có chắc chắn em đó phải trải qua nhiều năm khổ công học tập, cùng với sự chăm sóc của bố mẹ, thầy cô, sự động viên cổ vũ của bạn bè. Nền móng của việc học tập cũng như phẩm hạnh của một học sinh phải được rèn giũa, phát triển từ những lớp dưới. Tạo cho trẻ một thói quen suy luận hợp lí, thành thạo những phép tính từ lớp dưới là giúp trẻ có một nền móng vững chắc để phát triển sau này. Những thế hệ trước phải truyền lại những kinh nghiệm đã tích lũy được, khái quát hóa và hệ thống hóa được qua các hoạt động thực tiễn cho những thế hệ trẻ để họ có thể kế thừa, phát triển và tiếp tục đưa xã hội không ngừng vận động đi lên, mang lại loài người ngày càng nhiều phúc lợi, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Cũng như môn Toán lớp 3 nó bổ sung hoàn thiện toàn bộ kiến thức, kĩ năng trong chương trình Toán của bậc tiểu học. Chương trình Toán 3 khẳng định tính khả thi trong thực tế đối với người học và người dạy ở tiểu học các bài toán có nội dung hình học được rất nhiều người quan tâm. Nhiều bài toán phân chia hình rất hay và lý thú nhưng nhiều em chưa hiểu được cách giải. Thấy rõ được điều đó, tôi xin đưa ra “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt về yếu tố hình học” hy vọng phần nào giúp các em đỡ khó khăn khi gặp các bài toán dạng đó. 2. Mục đích nghiên cứu: Với nhu cầu của một xã hội hóa giáo dục đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người nhận - 1 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC thức sâu sắc, biết tự giác chủ động sáng tạo trong công việc. Nhìn lại việc học của con em ở địa phương, tôi nhận thấy nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích giúp học sinh lớp 3/3 nói riêng, học sinh khối 3 trường Tiểu học số 2 Hòa Châu nói chung học tốt hơn về các dạng toán có yếu tố hình học. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong trường vận dụng vào việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học số 2 Hòa Châu 4. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp quy nạp: Là phương pháp suy luận đi từ cái cụ thể để rút ra kết luận tổng quát, đi những cái riêng đến cái chung. b. Phương pháp suy diễn: Là phép suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ quy tắc tổng quát áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Phép suy diễn luôn cho kết quả đáng tin cậy, nếu như nó xuất phát từ những điều đúng đắn. c. Phương pháp tương tự: Là phương pháp suy luận đi từ sự giống nhau của một số thuộc tính nào đó của hai đối tượng để rút ra kết luận về sự giống nhau của các thuộc tính khác của 2 đối tượng đó. d. Phương pháp phân tích trong giải toán: Là đường lối suy nghĩ đi ngược dần dần từ câu hỏi của bài toán trở về những cái đã cho. Khi cần suy nghĩ để tìm cách giải một bài toán thì đây là phương pháp hay dùng nhất. e. Phương pháp tổng hợp trong giải toán: Là đường lối suy nghĩ đi xuôi từ những cái đã cho trong đề toán đến cái phải tìm, hay câu hỏi của đề toán. - 2 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC g. Phương pháp giảng giải: Là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động và chính xác để vừa đưa ra vấn đề vừa giải thích nội dung vấn đề cho học sinh hiểu và tiếp thu dễ dàng. h. Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giảng dạy, trong đó giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, trên cơ sở ấy giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận. i. Phương pháp trực quan: Là phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể: hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho học sinh. k. Phương pháp thực hành – luyện tập: Là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành – luyện tập của học sinh để giúp các em nắm được các kiến thức và kĩ năng mới.Phương pháp này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh là phương tiện tốt để thực hiện nguyên lí giáo dục. Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác nữa trong quá trình nghiên cứu. 5. Kế hoạch thực hiện Đầu năm học 2011 – 2012 đến cuối năm học 2012 - 2013 B. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở pháp lí và lí luận: 1. Mục đích của việc dạy các yếu tố hình học là: a. Làm cho học sinh có được những biểu tượng chính xác về một số hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng. b. Rèn luyện một số kĩ năng thực hành, phát triển một số năng lực trí tuệ. c. Tích lũy những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh. - 3 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC Như chúng ta đã biết ngay từ lớp 1 học sinh đã được làm quen với một số hình hình học thường gặp. Dựa trên trực giác mà các em có thể nhận biết hình một cách tổng thể. Sau đó lên lớp trên việc nhận biết hình sẽ được chính xác hóa dần dần thông qua việc tìm hiểu thêm các đặc điểm ( về cạnh, góc, đỉnh…) của hình. Đồng thời ở tiểu học cũng được đo độ dài, đo diện tích và thể tích của hình, được luyện tập ước lượng số đo đoạn thẳng, diện tích, thể tích của một số vật thường dùng. Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học tập với cuộc sống xung quanh và chuẩn bị học môn hình học ở bậc trung học cơ sở. - Khi học các yếu tố hình học, trẻ em được tập sử dụng các dụng cụ như: thước kẻ, ê –ke, compa để đo độ dài, đo và tính chu vi, diện tích, thể tích các hình… Những kĩ năng này được rèn luyện từng bước một, từ thấp đến cao Ví dụ : + Ở lớp 1 tập dùng thước kẻ + Ở lớp 3 tập dùng ê – ke + Ở lớp 4 tập dùng ê – ke để vẽ chính xác hình chữ nhật, đường thẳng song song. + Ở lớp 5 tập dùng compa để vẽ đường tròn, để đo và đặt độ dài đoạn thẳng… Qua việc học tập các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng trên, một số năng lực trí tuệ của học sinh như phân tích tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, dự đoán, trí tưởng tượng không gian được phát triển. Các kiến thức hình học ở tiểu học được dùng thông qua các hoạt động thực hành để tích lũy những hiểu biết cần thiết cho học sinh. Song những - 4 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC kiến thức, kĩ năng hình học được thu lượm như vậy qua con đường thực nghiệm lại rất cần thiết trong cuộc sống, rất hữu ích cho việc học tập các tuyến kiến thức khác trong môn Toán tiểu học như: số học, đo đại lượng, giải toán, cũng như cho việc học tập các môn vẽ, viết tập, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, thủ công. - Ngoài ra các yếu tố hình học giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, chính xác, làm việc có kế hoạch… Nhờ đó mà học sinh có thêm tiền đề để học các môn khác ở tiểu học, để dần dần tiếp cận các giáo trình toán học có hệ thống ở bậc trung học cơ sở và thích ứng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. - Toán 3 quán triệt theo 2 quan điểm. Phổ cập và dạy học phát triển được thể hiện trong chương trình SGK: - Dạy phát huy tính tích cực của học sinh. - Dạy hướng học sinh vào trung tâm. 2. Nội dung dạy các yếu tố hình học lớp 3 : - Hình chữ nhật, hình vuông. - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Compa, hình tròn, tâm, bán hính, đường kính. - Diện tích của một hình - Chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông - Dùng chữ để ghi hình - Đỉnh, cạnh, góc của một hình. - Góc vuông, góc không vuông. - Sử dụng ê –ke - Giải các bài tập về phân tích, tổng hợp hình. - Vẽ hình, cắt, ghép, gấp, xếp hình - 5 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC - Các đơn vị đo độ dài: cm, mm…Đo đạc, đổi đơn vị, tính toán với các số đo độ dài theo những đơn vị đã học. 3. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng: a. Nhận biết được các yếu tố đỉnh, cạnh, góc của một hình và xác định được chúng trong những trường hợp cụ thể: - Biết dùng chữ để đặt tên cho các đỉnh của hình tam giác, tứ giác, biết gọi tên hình theo các đỉnh. Ví dụ: Đoạn thẳng AB, tam giác ABC, hình chữ nhật ABCD… - Nhận dạng được góc vuông, góc không vuông. Biết dùng Ê – ke để kiểm tra lại. - Nhận dạng và phân biệt được hình tam giác có góc vuông và góc không vuông. - Nhận dạng và phân biệt được hình vuông, hình chữ nhật với hình tứ giác (không phải là hình vuông, hình chữ nhật). - Biết vẽ hình tam giác, tứ giác bằng cách chấm các điểm rồi nối lại bằng thước kẻ. - Biết dùng thước kẻ và eke để vẽ góc vuông, hình tam giác ( có góc - vuông), hình vuông, hình chữ nhật. b. Nhận biết và nắm được các đơn vị đo độ dài kilômet, milimet, tên gọi, kí hiệu, độ lớn và mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với các đơn vị đã học. 1km = 1000m 1dm = 100mm 1m = 1000mm 1cm = 10mm - Biết đổi đơn vị đối với các số đo độ dài trong những trường hợp đơn giản. - Biết thực hành đo - 6 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC - Dùng thước dây đo kích thước của phòng học, sân trường( dài không quá 100m), dùng thước có vạch milimet để đo bề dày của một tấm kính hoặc bề dày một miếng ván ép. - Biết ước lượng các độ dài 5dm, 1m, 1m5dm…sau đó biết dùng thước kẻ để kiểm tra kết quả ước lượng. - Biết cộng, trừ hai số đo độ dài, biết nhân, chia một số đo độ dài với một số. - Biết giải các bài toán có liên quan đến số đo độ dài. II. Thực trạng hiện nay: Qua 32 năm trong nghề tôi nhận thấy: - Độ tuổi học sinh tiểu học còn thấp, năng lực chú ý và trí nhớ chưa ổn định, do đó không nên kéo dài nội dung bài học từ giờ này sang giờ khác. Vì như vậy, học sinh sẽ dễ mệt mỏi chán nản, không lĩnh hội được đầy đủ và chính xác nội dung bài học. - Ở nhà trường tiểu học, thời gian và bài tập bao giờ cũng ngắn gọn, vừa đủ với lượng nội dung bài học được giải quyết. Như vậy, không nên sử dụng nội dung phương pháp dạy học duy nhất trong giờ lên lớp mà giáo viên phải biết kết hợp đan xen các phương pháp dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tập trung chú ý cao tạo sự hứng thú trong học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em. - Đối với học sinh lớp 3 mảng kiến thức đếm hình, ghi tên đỉnh, cạnh, góc của hình theo thứ tự bảng chữ cái còn sai nhiều, xác định góc vuông không chính xác. Cụ thể ở lớp 3/3: Tổng số Học sinh: 30 em Kiến thức Giỏi Khá Trung bình Yếu Đếm hình 5 16,7% 12 40% 6 20% 7 23,3% Dùng chữ để ghi hình 4 13,3% 10 33,3% 8 26,7% 8 26,7% Góc vuông, góc không vuông 7 23,3% 5 16,7% 8 26,7% 10 33,3% - 7 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC III. Những biện pháp dạy yếu tố hình học lớp 3 đạt hiệu quả cao là: 1. Biện pháp thứ nhất: Giảng dạy cách dùng chữ để ghi hình: Việc dạy học sinh lớp 3 dùng chữ để ghi hình là sự nối tiếp hợp lí cách dùng chữ để ghi âm ở lớp 1, cách dùng chữ thay số ở lớp 2. Thực chất của cách dùng chữ để ghi hình là cách dùng chữ để ghi các điểm quan trọng của hình đó, chẳng hạn: - Đối với đoạn thẳng thì ta ghi hai điểm đầu mút của nó. - Ví dụ: Đoạn thẳng AB - Đối với tam giác( tứ giác) thì ta ghi tên các đỉnh của nó. - Ví dụ: Tam giác ABC Cũng như việc dùng chữ thay số, việc dùng chữ ghi hình có vai trò hết sức quan trọng trong Toán học nói riêng và khoa học, kĩ thuật nói chung. Vì thế, việc dạy học sinh cách ghi hình bằng chữ vừa giúp rèn luyện cách dùng kí hiệu toán học cho trẻ vừa giúp trang bị cho các em một công cụ hữu hiệu để học tốt Toán học và các môn khoa học sau này. 2. Biện pháp thứ hai: Dạy vẽ hình: Ở lớp 3, học sinh phải biết dùng thước để vẽ các hình tam giác, tứ giác và biết dùng thước phối hợp với ê – ke để vẽ hình chữ nhật và hình vuông có kích thước cho trước. Đây là một yêu cầu cao hơn hẳn so với lớp 2. Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh “ vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 6 cm và 4 cm” ta cần phải thực hiện qua các bước: a. Giáo viên cho học sinh lấy thước ê – ke, bút chì và VBT. Giáo viên kiểm tra thước, ê – ke, bút chì. Lưu ý: Thước và ê – ke phải còn tốt, vuông thành, sắc cạnh. Cạnh thước và ê–ke không được gồ ghề, răng cưa, lởm chởm, các góc ê – ke không bị mòn vẹt, các vạch xentimet trên thước phải rõ ràng, bút chì phải nhọn. - 8 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC b. Một học sinh đọc đề toán, một em khác nhắc lại. c. Giáo viên vẽ phác một hình chữ nhật và dựa vào đó nhắc lại rõ ràng công việc phải làm, rồi có thể hướng dẫn học sinh theo các bước sau: Bước 1: Dùng ê – ke vẽ một góc vuông đỉnh A Bước 2 : Trên 2 cạnh góc vuông đó, dùng thước có vạch xentimet để xác định các đoạn thẳng AB= 6cm và AD= 4cm. Bước 3: Dùng ê – ke vẽ thêm một cạnh góc vuông đỉnh B. Trên cạnh đó dùng thước để xác định đoạn thẳng BC = 4cm D C 4cm A B 6cm 3. Biện pháp thứ ba: Giảng dạy về góc vuông, góc không vuông và ê–ke: Cùng với việc nắm bắt kiến thức sơ giản về góc thì học sinh lớp 3 còn học được về góc vuông, góc không vuông. Đây là sự chuẩn bị trước cho việc học chi tiết hơn về góc và các loại góc, về đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật ở lớp 4. Đồng thời ở lớp 3, học sinh bắt đầu được học cách sử dụng một dụng cụ vẽ hình rất quan trọng là cái ê – ke để kiểm tra góc vuông và vẽ góc vuông. Ví dụ: Có thể dạy về góc vuông, góc không vuông và ê – ke qua các bước: - Giới thiệu góc vuông, góc không vuông và ê – ke (Xem kỹ cách nhận dạng) - Giáo viên cầm cái ê –ke , nói: “ Đây là cái ê – ke” ( Học sinh quan sát) - Giáo viên chỉ vào góc vuông của cái ê – ke, nói “ Đây là góc vuông (Học sinh theo dõi) - 9 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC - Giáo viên chỉ vào góc không vuông của ê – ke nói “ Đây là một góc không vuông” ( Học sinh quan sát) • Giáo viên vẽ mẫu góc vuông bằng cách sử dụng ê – ke để học sinh biết cách làm theo giáo viên lấy phấn mầu đỏ tô màu vào góc vuông vừa vẽ để học sinh làm theo tay làm, miệng nói : “Đây là góc vuông” • Giáo viên đính một góc vuông lên bảng rồi đặt ê – ke để kiểm tra góc vuông, rồi giới thiệu tác dụng của ê – ke để kiểm tra góc vuông hay góc không vuông . 4. Biện pháp thứ tư: Giảng dạy về đỉnh, cạnh, góc của 1 hình: + Ở cuối lớp 3 học sinh được học về các yếu tố: đỉnh, cạnh, góc của 1 hình. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để học sinh có thể đi sâu vào mô tả đặc điểm của các hình hình học. Đồng thời đây cũng là bước nối tiếp hợp lí của việc dạy về điểm và đoạn thẳng ở lớp 1 vì thực ra thì mỗi cạnh của hình là một đoạn thẳng còn mỗi đỉnh là một điểm. Ngoài ra biểu tượng về góc ở lớp 3 được hình thành bằng hình ảnh một cặp cạnh có chung một đầu mút của hình tam giác, tứ giác. Qua đó học sinh có thể nhận biết được một đặc điểm của hình: hình tam giác có 3 góc, hình tứ giác có 4 góc. Ví dụ: Giới thiệu đỉnh, cạnh, góc của tam giác. Giáo viên cầm mô hình tam giác bằng bìa cho học sinh quan sát và giới thiệu 3 đỉnh, 3 cạnh của hình tam giác. Học sinh mở VBT xem bài 3 rồi lấy đầu bút chì lần lượt chỉ vào các đỉnh của tam giác vẽ trong đó và nói: Tam giác ABC có 3 đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C. - Tương tự, học sinh lấy đầu bút chì dò theo các cạnh của tam giác ABC, nói “ Tam giác ABC có 3 cạnh là cạnh AB, cạnh BC, cạnh CA” - Học sinh điền từ vào ý “ 3 đỉnh là …, 3 cạnh là…” - 10 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán [...]... Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC I Cơ sở pháp lý II Thực trạng III Những biện pháp 1 Biện pháp thứ nhất 2 Biện pháp thứ hai 3 Biện pháp thứ ba 4 .Biện pháp thứ tư 5 Biện pháp thứ năm 6 Biện pháp thứ sáu 7 Biện pháp thứ bảy IV Kết quả C Phần kết luận và kiến nghị 3 7 8 8 8 9 10 11 13 17 19 * Tài liệu tham khảo: - Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học ( Trường... = 10 mm 1dm = 100mm Ngoài ra cũng cần cho học sinh tập đo bề dày của một số vật thể chẳng hạn một tấm ván ép, một tấm thép, một tấm gỗ…….và ghi lại kết quả theo đơn vị milimét - 13 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC c Kilômét là đơn vị khá trừu tượng đối với học sinh lớp 3, giáo viên cần giúp học sinh hình dung được đơn vị đo bằng cách nêu những...MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC Giáo viên nêu tiếp: Hình tam giác ABC có 3 góc là : Góc đỉnh A (Giáo viên lấy đầu thước kẻ dò theo các cạnh AB, AC, góc đỉnh B…, góc đỉnh C…) - Học sinh vẫn dùng VBT điền từ vào ý “ 3 góc là …” 5 Biện pháp thứ năm: Dạy giải các bài tập về phân tích, tổng hợp hình và xác định yếu tố chung của các hình: a Cách dạy giải các bài tập về. .. cao IV Kết quả: Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, kỹ năng làm toán hình của học sinh lớp tôi có tiến bộ đáng kể Khảo sát Đột xuất Giữa kì I Giỏi Khá Trung bình 10 33,3 8 26,7 7 23.3 14 46,7 14 46,7 2 6,7 - 18 - 5 Yếu 16,7 Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC So sánh chất lượng đột xuất với giữa kỳ I chất lượng môn Toán ở lớp 3/3 của tôi có... có phần đi lên Cụ Thể: Học sinh giỏi tăng 13,4% Học sinh khá tăng 20% Học sinh trung bình giảm 16,6% Học sinh yếu giảm 16,7% C PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1 Khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 3, giáo viên cũng phải quan tâm đến các vấn đề chung trong phương pháp giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 2 + Quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành trong các tiết về yếu tố hình học + Tăng cường so sánh... cho học sinh tập đo, trước khi lên lớp thực hành - Nhắc lại cách đo chiều dài đoạn thẳng đã học ở lớp 2 - Tổ chức tốt việc thực hành: Có ghi chép kết quả đo đạc, có tập thể quản lí, có giáo viên hướng dẫn, kiểm tra và uốn nắn kịp thời từng động - 15 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC tác sai sót hay vụng về Đảm bảo kết quả đo đạc chính xác và hình. .. của những hình đó kết hợp tranh vẽ các hình Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm tôi đã dạy cho học sinh lớp 3/3 đạt nhiều hiệu quả Hòa Châu, ngày - 20 - tháng năm 2013 Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC Người thực hiện Trần Thị Kim Tiến Mục lục: A Phần mở đầu 1 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên... khỏi Hình chữ thập” rồi ghép vào vị trí 4 tam giác sau để được hình vuông: + Từ đó ta có thể cắt ghép như sau: - Nối AQ, BM, CN, DP - 17 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC E M B N A G K Q C P H D Hình 20 Hình 21 - Cắt hình chữ nhật thành 5 mảnh theo các đường AQ, BM, CN, và DP - Ghép 4 tam giác nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4, ta được một hình vuông... nên số que là cạnh chung của hai hình vuông: 24 – 17 = 7 ( que diêm) Có thể xếp 7 que diêm đó như hình sau để được 6 hình vuông bằng nhau - 16 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC b Nếu bỏ bớt 5 que diêm thì chỉ còn lại: 17 – 5 = 12 (que diêm) Với 12 que diêm muốn xếp được 3 hình vuông nhỏ bằng thì ta phải xếp mỗi hình vuông bằng: 12 : 3 = 4 (que... độ học sinh với hình thức gọn gàng, sáng sủa 4 Đặt câu hỏi có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh 5 Trong giờ học, giáo viên nên chọn thời điểm thích hợp để đưa ra câu hỏi mang tính tổng quát để tự học sinh hệ thống hóa và khái quát hóa những tri thức đã tiếp thu - 19 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU . MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Một học sinh đạt học sinh. Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC III. Những biện pháp dạy yếu tố hình học lớp 3 đạt hiệu quả cao là: 1. Biện pháp thứ nhất: Giảng dạy cách dùng chữ để ghi hình: Việc. cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh. - 3 - Gv: Traàn Thò Kim Tieán MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC Như chúng ta đã biết ngay từ lớp 1 học sinh đã được

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan