Vận dụng tư tưởng dân chủ của hồ chí minh để phát huy dân chủ ở huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk giai đoạn hiện nay

60 618 3
Vận dụng tư tưởng dân chủ của hồ chí minh để phát huy dân chủ ở huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa lý luận chính trị, đặc biệt là các thầy cô trong chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Để có thể hoàn thành chuyên đề này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Minh Tâm - người đã nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều ngay từ ngày đầu tiên cho đến khi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Buôn Đôn, các ban ngành đoàn thể của huyện đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và tập thể Lớp Giáo dục chính trị k11 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Dù có rất nhiều cố gắng tuy nhiên khóa luân này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp từ quý thầy cô và người đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đắk Lắk, ngày tháng năm 2015 SINH VIÊN HOÀNG THỊ ĐẸP i MỤC LỤC ii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, một nhà chính trị lỗi lạc, anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa lớn của thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, trường tồn của dân tộc ta. Suốt cuộc đời mình người luôn đấu tranh cho nhân dân Việt Nam có được một cuộc sống độc lập dân chủ và giàu mạnh. Trong đó vấn đề dân chủ là một trong những vấn đề có giá trị rất quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn. Người cho rằng: “Dân chủ là quý báu nhất”, “thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn” . Dân chủ là hiện tượng lịch sử, là mục tiêu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nền tảng chính trị, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng được một xã hội dân chủ và nêu cao khẩu hiệu dân chủ giúp giữ được ổn định chính trị phát triển đời sông kinh tế của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ không chỉ là cơ sở quan trọng để đảm bảo xây dựng chính trị vững mạnh, mà còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang tiến hành xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động tích cực và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng lên. Trong đó, việc nghiên cứu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở từng địa phương ngày càng có vai trò to lớn và có ý nghĩa hết sức quan trọng. 1 Tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, việc triển khai, thực hiện dân chủ tại huyện đã được thực hiện tương đối tốt, quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy. Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ tại huyện còn nhiều mặt hạn chế. Trên một số lĩnh vực, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm, tình trạng quan liêu, không thực sự tôn trọng dân chủ còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức… Vì vậy việc chủ động phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình thực hiện dân chủ là một việc làm cần thiết của toàn Đảng, toàn dân trong cả nước nói chung và ở huyện Buôn Đôn nói riêng. Xuất phát từ tình hình đó, tôi chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để phát huy dân chủ ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. - Phân tích đánh giá thực trạng tình hình thực hiện dân chủ ở huyện trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện công tác dân chủ ở huyện Buôn Đôn hiện nay. 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ là vấn đề ngày càng có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống xã hội. Liên quan đến đề tài này đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả nghiên cứu, nhiều bài viết được in trên các báo, tạp chí như: GS. TS. Hoàng Chí Bảo (2010). Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay; Những hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện dân chủ; Giải pháp khắc phục góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả cao hơn việc phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới đất nước. TS. Phạm Hồng Chương (2004). Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Công trình này đã trình bày cơ sở hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh cũng như những yêu cầu, điều kiện để đưa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào các lĩnh vực đời sống xã hội. PGS. TS. Vũ Hoàng Công (2009). Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này tác giả đã nghiên cứu lí luận và thực tiễn dân chủ trên thế giới và Việt Nam; Giải pháp xây dựng và phát triển nền dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… TS. Đỗ Trung Hiếu (2004). Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này tác giả trình bày các quan điểm khác nhau về dân chủ, trong đó có quan điểm của chủ nghĩa Mác, mối quan hệ giữa dân chủ và nhà nước, quan hệ giữa hội nhập quốc tế và vai trò của nhà nước đối với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam… 3 GS. TS. Phạm Ngọc Quang (2001). “Một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại - điều cần thiết của chúng ta”, Tạp chí lịch sử Đảng, (7[128]). Tr 3- 9. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học khác. Những công trình kể trên đều tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung, trong phạm vi rộng, các đề tài nghiên cứu ở tầm vĩ mô, không đi vào nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đó là cơ sở lí luận, nguồn tư liệu giúp tôi tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận của mình. 4 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để phát huy dân chủ ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Vấn đề dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Việc triển khai thực hiện dân chủ ở huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010 - 2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Trình bày và phân tích những quan điểm cơ bản về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Phân tích những tài liệu, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về dân chủ. - Tìm hiểu, phân tích tình hình thực hiện dân chủ tại huyện Buôn Đôn hiện nay. - Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện dân chủ tại huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015 - 2020. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Để đề tài đạt được kết quả như trên, khóa luận của tôi chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu học tập và vận dụng phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Ngoài ra, tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp lịch sử - lôgíc: Để có cái nhìn tổng quan về tình hình dân chủ của huyện Buôn Đôn tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử - lôgíc, từ đó khái quát lên việc thực hiện dân chủ của huyện Buôn Đôn hiện nay. - Phương pháp khảo sát thực tế: 5 Để có được đánh giá sát về việc thực hiện dân chủ tại địa phương, tôi đã tiến hành về trực tiếp tại huyện Buôn Đôn để quan sát thực tế địa phương và tiến hành khảo sát một số nội dung liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi đã có kết quả nghiên cứu thực tế việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về việc thực hiện dân chủ ở huyện Buôn Đôn hiện nay. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Để có kết quả nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu kết quả nghiên cứu với những công trình nghiên cứu nói chung và đưa ra kết luận cho quá trình nghiên cứu. 6 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 1.1. Nguồn gốc tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh 1.1.1. Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam với những giá trị về dân chủ của cha ông ta nhằm cố kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trong lao động sản xuất, sáng tạo, bảo tồn và phát triển dân tộc. Về mặt kinh tế: do đặc điểm kinh tế của sự tồn tại quan hệ cộng đồng công xã, ở Việt Nam đã hình thành và lưu truyền một loạt các phong tục tập quán gọi chung là lệ làng ít nhiều phản ánh tính chất dân chủ công xã. Đó là sự bình đẳng giữa các thành viên trong việc chia ruộng đất công, trong sinh hoạt cộng đồng, bình đẳng trong việc thảo luận, bàn bạc xây dựng hương ước và bầu chọn những người đại diện cho họ để quản lý việc làng cũng như việc phán xét các vi phạm lệ làng. Tính chất dân chủ còn biểu hiện trong sự tôn trọng người già không phân biệt đẳng cấp và vai trò của người mẹ trong cuộc sống gia đình. Về mặt xã hội: những cuộc đấu tranh của nông dân vào thời kỳ Lý, Trần với những tư tưởng đòi bình đẳng xã hội, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn (cuối thế kỷ XII); khởi nghĩa của Ngô Bệ (thế kỷ XIV) với khẩu hiệu chẩn cứu nghèo. Đến giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, trong các cuộc chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, tư tưởng 7 dân chủ nông dân đã phát triển lên một trình độ mới với khẩu hiệu lấy nhà giàu chia cho người nghèo phản ánh yêu cầu bình đẳng về tài sản và tâm lý bình quân chủ nghĩa của những người sản xuất tiểu nông Việt Nam trong điều kiện kinh tế hàng hóa đã xuất hiện. Về mặt chính trị tư tưởng: dân chủ cao nhất của nông dân là bạo động chống lại chế độ chuyên chế, lật đổ bạo chúa tham quan, cường hào với ước mơ một xã hội công bằng có vua sáng tôi hiền. Và nó chỉ dừng lại ở yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng về tài sản mà mức độ phát triển cao nhất là chủ nghĩa bình quân về kinh tế - xã hội và tư tưởng bạo động về chính trị. Trần Quốc Tuấn đã từng tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là do vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức. Nguyễn trãi đã ví dân như nước, nước có thể chở thuyền và lật thuyền. Chính vì thế các vương triều tiến bộ phải lo giữ lòng dân và phải áp dụng một số hình thức dân chủ với nhân dân, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Dân chủ trong truyền thống văn hóa Việt Nam với các giá trị của nó, dù còn giản đơn, chưa trở thành một học thuyết, nhưng cũng chính là một cơ sở văn hóa vững chắc, thuận lợi để Hồ Chí Minh có thể so sánh, chọn lọc, tiếp thu những giá trị dân chủ của nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.1.2. Tinh hoa văn hóa của nhân loại Thứ nhất, nó được thể hiện ở sự tác động của các giá trị có ý nghĩ dân chủ của phương đông Trước hết là về nho giáo, Hồ Chí Minh phê phán những yếu tố lạc hậu, khai thác lựa chọn những triết lý về sức mạnh của nhân dân, gần dân, thân dân, những ước vọng về một xã hội bình trị, an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, bình đẳng về tài sản. Trong bài báo phong trào cộng sản quốc tế viết năm 1924. Hồ Chí Minh đã phân tích các vấn đề kinh tế như chế độ ruộng đất, chế độ lao động của Trung Hoa cổ và tóm tắt tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng phương Đông: “Khổng Tử khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta 8 [...]... tiêu của thực hành dân chủ 33 CHƯƠNG 2 VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở HUY N BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát về huy n Buôn Đôn 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Về vị trí địa lý: Buôn Đôn là huy n biên giới thành lập ngày 07/10/1995, nằm ở rìa phía tây tỉnh Đắk Lắk Phía đông giáp huy n CưMgar, phía bắc giáp huy n Easúp, phía tây giáp vương quốc Campuchia, phía nam giáp huy n Cư Jút, phía... thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh 1.1.3 Chủ nghĩa Mác - Lênin Đây là cở sở lý luận chủ yếu tạo nên và hoàn thiện tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh chú ý đến giá trị dân chủ cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự giải phóng của tổ quốc và cùng với sự giải phóng này là giải phóng triệt để về con người Với Người, không có giải phóng dân tộc thì không thể nói tới bất kỳ một giá trị dân chủ. .. ích của nhân dân như đảm bảo an ninh của đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…Nhà nước dân chủ còn có nhiệm vụ phải phát triển quyền dân chủ và các sinh hoạt chính trị của nhân dân Hồ Chí Minh nói: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [21, tr.594] Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và phát huy dân chủ, phát triển quyền dân chủ. .. lợi của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh 1.2 Quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ 1.2.1 Dân chủ là gì? Thứ nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa dân chủ một cách dễ hiểu: Dân chủ nghĩa là dân là chủ Trong bài bài báo Dân vận (1949), Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến,... chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và các hình thức tồn tại của nó mà còn thực hành dân chủ ở chính quê hương của các hình thức này với những hoạt động chính trị sử dụng ngay thành quả của nền dân chủ tư sản phương Tây 9 Hiểu biết trình độ dân chủ của các nước, của nhân loại để so sánh, để lựa chọn, để tiếp thu những giá trị dân chủ ngày càng cao hơn phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại là... cấp công nhân, ở cơ sở gai cấp của chế độ dân chủ là liên minh công nông và ở quyền làm chủ của nhân dân lao động, ở việc dân chủ với nhân dân, chuyên chính với bọn phản bội lợi ích của nhân dân và dân tộc 16 Thứ hai: Bản chất của chế độ dân chủ thể hiện qua phương thức tổ chức hệ thống chính trị với vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Hồ Chí Minh viết: “Đảng lao động kiên quyết lãnh đạo giai cấp công... thời cần tăng cường chuyên chính với kẻ địch của nhân dân Với ý nghĩa đó dân chủ đi liền với kỷ cương và pháp luật Các quan niệm về dân chủ mới thể hiện bản chất dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nền dân chủ này được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, do nhân dân lao động làm chủ thông qua hệ thống chính trị với các tổ chức rộng rãi của nhân dân Đó thực sự là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng... được dân ủy quyền, là: lời nói đi đôi với việc làm, đảng viên đi trước, làng nước theo sau Đó vừa là nguyên tắc đạo đức đồng thời cũng là nguyên tắc chính trị Hồ Chí Minh Ba là, mỗi quan hệ biện chứng giữa dân chủ và dân tộc Mỗi quan hệ biện chứng giữa dân chủ và dân tộc là một đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh coi việc lấy dân chủ và thực hành dân chủ. .. lối, chính sách tới thực hành dân chủ và phát triển dân chủ trong thực tiễn 1.3 Quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội 1.3.1 Dân chủ trên lĩnh vực chính trị 19 Quan điểm Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị cho thấy rằng, quyền lực của nhân dân được khẳng định bằng Hiến pháp và Pháp luật, được bảo đảm trong việc tổ chức ra nhà nước dân chủ mới của dân, do dân, ... thức dân chủ mới nhất của nhân loại - dân chủ vô sản - dân chủ của những người lao động Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu học thuyết khoa học cách mạng đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng dân chủ theo quan điểm của giai cấp công nhân mà trước hết là tiến hành lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tạo ra điều kiện căn bản nhất cho việc thiết lập chế độ dân chủ mới ở nước . NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tư ng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để phát huy dân chủ ở huy n Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm. Buôn Đôn nói riêng. Xuất phát từ tình hình đó, tôi chọn đề tài Vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để phát huy dân chủ ở huy n Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay làm khóa luận tốt. hóa của nhân loại là con đường hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh. 1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin Đây là cở sở lý luận chủ yếu tạo nên và hoàn thiện tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan