Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và cây công nghiệp tại huyện lắk tỉnh đăk lăk

37 1.6K 6
Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và cây công nghiệp tại huyện lắk tỉnh đăk lăk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cô Trần Thị Phượng và Trần Thị Lệ Trà, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình đi thực tế cũng như làm báo cáo. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Nông Lâm đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình hoàn thành bài báo cáo mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn bà con nông nhân tại thị trấn liên sơn huyện Lăk, tỉnh DakLak đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành chuyến đi thực tế một cách tốt nhất. Với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc không tránh khỏi những thiếu sót là điều đương nhiên. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn ! Ngày 07 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đặng Tiến Thành 1 Mục lục 2 Phần 1: Mở Đầu 1. mục đích, yêu cầu - Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và cây công nghiệp. Nêu rõ triệu chứng bệnh, quá trình phát sinh, phát triển, các phòng trừ( đối với cây công nghiệp) của sâu bệnh hại và tìm hiểu thiên địch của các loại cây được điều tra. 2. địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm : các xã đăk phơi, thị trấn liên sơn huyện lắk tỉnh đăk lăk - Thời gian nghiên cứu : từ ngày 20/4/2015 đến ngày 25/4/2015 3. đối tượng, vật liệu, dụng cụ nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu : các loài sâu bệnh hại, thiên địch trên lúa và cây công nghiệp. - vật liệu và dụng cụ nghiên cứu : các giống lúa và cây công nghiệp trồng trên địa phương. Sổ sách ghi chép số liệu điều tra, dao, kéo, túi đựng mẫu, lọ đựng mẫu, kim ( băng keo trong ) gắn mẫu côn trùng, vợt côn trùng 4. Phương pháp làm bài: - Nghe thầy cô thuyết giảng. - Thu thập một số mẫu sâu bệnh hại. - Nghe thông tin từ người nông dân. - Nghe cán bộ cơ sở tại vùng mình nghiên cứu - Tiến hành thu thập mẩu sâu bệnh hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa, vườn cà phê, ca cao .điều ,tiêu thuộc huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk - Ghi nhận sự xuất hiện của thiên dịch và sâu bệnh haị sau mỗi đợt diều tra ,tìm hiểu đặc điểm gây hại của sâu bệnh hại và phương thức khống chế của thiên địch đối với các loài sâu bênh hại. - Điều tra thu thập mẩu sâu bệnh hại bằng phương pháp tự do. 3 A . Vị trí địa lý Huyện Lăk là một huyện miền núi, nằm phía nam dãy trường sơn, phía Đông Nam của Tỉnh Đắk Lắk, cách Thành phố Buôn Ma Thuột 54 km theo quốc lộ 27, tổng diện tích tự nhiên là 1.256 km2 dân số 61.599 người, mật độ dân số 49 người/1km2 (tính đến năm 2011) bao gồm 11 đơn vị hành chính xã (gồm: thị trấn Liên Sơn, các xã: Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng, Đăk Phơi, Đăk Nuê, Buôn Tría, Buôn Triêk, Krông Knô, Nam Ka và Ea Rbin; ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Krông Ana và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk - Phía Tây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông - Phía Nam giáp huyện Đam Rông và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - Phía Đông giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. B. Địa hình, địa mạo 1) Địa hình: Trên địa bàn huyện Lắk có núi, cao nguyên thung lũng, sông suối và các đầm hồ. + Núi cao: Hình thành do dãy Chư Yang Sin chạy dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam bao bọc, độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20 - 250, thấp dần từ Đông sang Tây, những đỉnh núi cao trên 1.000m tập trung hầu hết ở phía Đông như đỉnh Chư Pan Phan cao 1.928 m, đỉnh Chư Drung Yang cao 1.802 m. Loại địa hình này phân bố ở hầu hết các xã tạo nên mái nhà ngang qua huyện dốc về phía Bắc (lưu vực sông Krông Ana) và phía Nam (lưu vực sông Krông Knô). Địa hình này chủ yếu là rừng. Khó bố trí tưới tự chảy nhưng dễ bố trí hồ chứa tạo nguồn cung cấp nước cho vùng. + Vùng trũng ven sông: Được tạo bởi phù sa trên núi và phù sa sông Krông Knô, Krông Ana. Địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu phía Tây Bắc ở các xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đăk Liêng, Ea Rbin, vùng có độ dốc trung bình từ 3 - 80, độ cao trung bình 400 - 500 m, tương đối bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa và thường bị ngập vào mùa lũ. Đây là vùng lúa chủ lực của huyện cũng như của tỉnh Đắk Lắk. 4 2) Khí hậu: Huyện Lăk nằm phía đông Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng núi Chư Jang Sin, chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung trên 94% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, lượng mưa trung bình thấp hơn so với các vùng xung quanh với lượng mưa từ 1.800- 1.900mm, do bị che khuất bởi khối núi Chư Jang Sin ở phía Đông Nam. Riêng chế độ mưa ở các xã phía Tây Nam huyện có lượng mưa từ 1.900mm - 2.100mm, cao hơn so với các địa bàn khác trên huyện. Với đặc điểm khí hậu mang đậm đặc điểm của khí hậu Tây Trường Sơn rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. 3) Tài nguyên: + Tài nguyên đất Theo kết quả phân loại đất năm 2005 (FAO-UNESCO), huyện Lắk có các nhóm đất chính sau: - Nhóm đất đỏ (Ferrasols) Được hình thành trên đá mẹ basalt và phiến sét. Nhóm đất này có các loại đất sau: - Đất nâu đỏ trên đá Basalt (Fk) và Đất nâu vàng trên đá Basalt (Fu): Diện tích 1.571 ha chiếm 1,26% diện tích tự nhiên; độ dốc 3 - 50, tầng dày > 70 cm, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Phân bổ chủ yếu ở xã Đắk Phơi và rải rác ở thị trấn Liên Sơn. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): tổng diện tích 44.425ha chiếm 35,37%. Đất thịt nặng đến cát pha, khả năng thấm, giữ nước kém; về mùa khô bị chai rắn, chia cắt mạnh, độ dốc 3 - 200 nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng. Phân bổ ở các xã Buôn Tría, Buôn Triếk Đăk Phơi, Nam Ka, Ea Rbin. - Đất đỏ vàng trên đá Granite (Fa): tổng diện tích 51.799ha chiếm 41,24%. Đất thịt nặng đến cát pha, tỷ lệ sét tương đối, chia cắt mạnh, độ dốc 8 - 300 nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng. Phân bổ ở vùng Chư Yang Sin, Bông Krang, 5 Krông Knô, Nam Ka, Ea Rbin. - Nhóm đất xám (Acrisols) Phát triển trên đá mẹ Granite và các trầm tích hỗn hợp Mezozoi, phân bố tại vùng địa hình đồi thấp, độ dày tầng đất trung bình và không giàu dinh dưỡng lắm, một số bị xói mòn tầng mặt, thoái hoá và lẫn đá mẹ, tổng diện tích 5.195ha chiếm 4,13% diện tích tự nhiên. Phân bổ chủ yếu ở xã Đắk Liêng. - Nhóm đất Gley (Gleysols) nhóm đất dốc tụ, gley hóa với 3.369 ha, chiếm 2,68% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ven sông suối, được hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển vật chất từ cao xuống thấp, bị ngập nước nên gley hoá, đất bị kết von. Đất khá giàu mùn hữu cơ, đất thịt nhẹ có độ phì cao, ít dốc, ít thoát nước thích hợp cho phát triển lúa nước, trồng cây lương thực. Phân bố vùng ngập nước thị trấn Liên Sơn. - Nhóm đất Phù sa hình thành do quá trình bồi lắng phù sa sông suối ven sông Krông Ana và Krông Nô, giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tầng dày, cho ưu thế phát triển lúa nước, mía và rau quả, diện tích 19.245ha, chiếm 15,32% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ven sông các xã Đắk Liêng; Yang Tao; Đắk Phơi; Ea Rbin, Nam Ka; Tây hồ Lắk. - Đặc điểm tự nhiên của huyện Lắk có núi cao, sông lớn và đặc biệt là hồ Lắk là hồ tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là phát triển du lịch. + Tài nguyên rừng Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi huyện Lắk có hệ tài nguyên rừng và động thực vật phong phú. Rừng huyện Lăk phong phú và đa dạng, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc hữu vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng ngoài vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai lại là nơi mang nhiều bí ẩn cho khám phá, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tiêu biểu là Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thuộc hệ sinh thái núi cao, trải dài 6 sang tận tỉnh Lâm Đồng rộng 58.947 ha là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có tính đa dạng sinh học cao bao gồm 876 loài thực vật bậc cao có mao mạch (trong đó 54 loài ghi trong sách đỏ, 143 loài đặc hữu), 203 loài chim (có 9 loại trong sách đỏ thế giới và Việt Nam), 46 loài thú lớn (có 12 loài sách đỏ), 29 loài bò sát lưỡng cư (trong đó 11 loài ghi trong sách đỏ) ngoài ra còn có trữ lượng lâm sản rất lớn. + Tài nguyên nước Nguồn nước của huyện Lăk khá dồi dào, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.800-1.900mm đã được tiếp nhận và dự trữ từ các sông suối và nhiều hồ chứa. Hai nhánh sông chính Krông Nô, Krông Ana cùng hệ thống sông suối khe nhỏ dày đặc đổ về dòng Sêrêpôk góp phần lớn vào tổng lượng dòng chảy của các con sông này trên 8 tỷ m3/năm. Ngoài ra, nguồn nước mặt còn được dự trữ ở hệ thống các hồ chứa như hồ Lăk, hồ Buôn Triêk, Hồ Buôn Triă, và hồ Buôn Tua Srah, các hồ này có diện tích bề mặt lớn giữ nước quanh năm. Với đặc điểm tự nhiên, hệ thống sông ngòi rầy đặc kết hợp với địa hình địa mạo thuận lợi huyện Lắk có rất nhiều tiềm năng phát triển thủy điện kết hợp với tích chứa nước vào mùa khô đảm bảo đủ nước sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và phòng chống lũ lụt vào mùa mưa, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế bền vững. + Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện có lượng tài nguyên khoáng sản lớn và phong phú. Tuy nhiên để khai thác sử dụng hiệu quả kết hợp với bảo vệ hệ sinh thái đòi hỏi huyện Lắk cần đầu tư quản lý, giám sát việc khai thác chặt chẽ và hợp lý. Trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản chính như sau: - Sét gạch ngói: Hiện nay trên địa bàn có 2 điểm sản xuất gạch ngói: + Điểm sét Buôn Đông Yang - xã Yang Tao thuộc trầm tích Đệ tứ, xung quanh thung lũng là đá Granit. Chất lượng sét có chứa kaolin. Thung lũng chứa sét rộng khoảng 4 km, chiều dày khai thác trung bình 1 m, trữ lượng dự báo 4 triệu m3, là vùng trồng lúa nước do đó việc khai thác sét rất khó khăn. 7 + Điểm sét Buôn Triêk, sét màu nâu, chiều dày khai thác 1,5 m. Sét ở đây do đá bột kết, phiến sét phong hóa đưa xuống trầm tích ở thung lũng. Về tiềm năng huyện Lăk có bồn sét lớn dọc sông Krông Ana, sét trầm tích Holosen (aQIV2-3) có chất lượng loại tốt để sản xuất gạch ngói. Chiều dài bồn sét 15 km, rộng trung bình 2 km, chiều dày khai thác ít nhất 2m. Dự đoán trữ lượng sét cấp P (sét có điều kiện khai thác tốt) là 60 triệu m3. Sau khai thác vẫn có thể xây dựng đồng ruộng canh tác lúa nước. - Đá granit: Đá granodiorit, granit cấu thành các khối núi Chư Ya Trang, Chư Yang Reh. Thành phần chủ yếu là hạt lớn dạng khối. Trữ lượng dự báo cấp P khoảng 5 - 7 km2 ; chiều dày khai thác 10m, ước tính trữ lượng 50 - 70 triệu m3. Tóm lại, tiềm năng khoáng sản lớn nhất của huyện Lăk là sét gạch ngói và đá xây dựng. 8 Phần 2: Kết Quả I - Sâu bệnh hại và thiên địch trên cây lúa. a. Bệnh đạo ôn. Bệnh đạo ôn là bệnh quan trọng gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn mạ – đẻ nhánh – trổ – chín và trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, đốt thân, cổ bông, hạt . Tuỳ theo bộ phân bị hại mà người ta gọi là bệnh đạo ôn lá (cháy lá), đạo ôn cổ lá hay đạo ôn cổ bông… Bệnh đạo ôn có thể xảy ra quanh năm và thường gây hại nặng vào vụ Đông Xuân, những diện tích bị bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất. • Triệu chứng: - Trên lá: Bệnh gây hại chủ yếu giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên có dạng hình thoi (mắt én) đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Trên các giống nhiễm đốm bệnh rất to, ngược lại giống kháng thì vết bệnh chỉ cở bằng đầu kim. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô. - Trên cổ lá, thân và cổ bông: triệu chứng ban đầu cũng có màu xám xanh sau chuyển sang nâu, do nấm tấn công vào mạch dẫn gây cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưởng nuôi lá, thân và hạt làm cho lá, thân dễ gãy, hạt bị lép , lửng. - Trên hạt : bệnh xảy ra vào giai đoạn trổ, vết bệnh trên hạt cũng có dạng mắt én, viền nâu, tâm xám trắng. Nếu bệnh tấn công sớm sẽ làm hạt bị lép, lửng. • Tác nhân gây hại: Do nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea gây ra. Bào tử nấm rất nhỏ, có thể bay cao và bay xa nên bệnh rất dễ lây lan nhanh trên diện rộng. Nhiệm vụ của bào tử này là hút các chất dinh dưỡng có trong cây lúa và ngoài ra còn tiết ra độc tố Pyricularin gây độc cho cây . Bào tử nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ mát từ 24 – 28 độ C, ẩm độ cao trên 80%, Trường hợp trong điều kiện khí hậu mát mẻ, sáng nắng, chiều mưa xen kẻ, trời có nhiều sương mù rất thích hơp cho bệnh xảy ra. Nấm bệnh thường lưu tồn trên 9 ruộng, trong các gốc lúa và trong các loại cỏ dại mọc ven ruộng như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa chét… • Các yếu tố làm bệnh tồn tại và phát triển: - Thời tiết : ẩm độ không khí cao, mưa nắng xen kẻ, sáng sớm và chiều tối có sương mù rất thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại. - Nước : Tình trạng khô hạn gây thiếu nước trên ruộng khiến cây sinh trưởng kém, mất khả năng chống chọi nên bệnh xảy ra nặng. - Giống : sử dụng giống dễ nhiễm bệnh đạo ôn - Mật độ gieo sạ : gieo sạ càng dầy, tán lúa càng rậm, ẩm độ trên ruộng càng cao, bệnh càng dễ xảy ra. - Bón phân : Bón không cân đối giữa N-P-K, bón thừa đạm, bón đạm muộn, phun phân bón lá có đạm nhất là giai đoạn đòng trổ … tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng hơn. - Nguồn bệnh : nấm bệnh lưu tồn trong rơm rạ, cỏ dại, hạt giống… là nguồn bệnh lây lan qua vụ sau. • Các giai đoạn cần lưu ý bệnh đạo ôn : - Giai đoạn mạ: thường phát sinh trên các giống nhiễm, làm cây suy yếu ảnh hưởng năng suất về sau. - Giai đoạn cuối đẻ nhánh đến làm đòng. - Giai đoạn trước và sau trổ. Để hạn chế bệnh phát sinh phát triển gây hại , bà con thường xuyên thăm dồng, nhất là vào các giai đoạn cần lưu ý (quan sát kỹ từng bụi lúa, đặc biệt những nơi lúa tốt, rậm rạp nằm giữa ruộng hoặc gần bờ bao, cống bộng dẫn nước) để phòng trị kịp thời. • Phòng trị : Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trị bệnh như : - Sử dụng giống kháng bệnh hay kháng vừa. Có thể kết hợp để chọn giống có tính kháng bệnh đạo ôn và tính kháng rầy phù hợp với điều kiện địa phương, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. - Chọn hạt giống sạch bệnh, sạch cỏ và xử lý giống trước khi gieo sạ. - Gieo sạ với mật số vừa phải , không gieo sạ dày . Lượng giống gieo sạ trung bình khoảng 80 – 120 kg/ha (tuỳ địa phương) - Bón phân cân đối N-P-K. Lượng đạm bón vừa đủ từ 80 – 100 kg /ha (lưu ý nên bón đạm theo nhu cầu chứ không bón quá nhiều hay bón muộn,.,có thể dùng bảng so màu lá lúa để bón) Khi bệnh xảy ra ngưng bón đạm hay phun phân bón lá có đạm. 10 [...]... và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, trái - Trên thân cách mặt đất khoảng 1 m, xuất hiện các vết bệnh sậm màu hơi ướt, sau chuyển sang nâu đỏ, vỏ bị bệnh nứt ra và chảy nhựa vàng Lâu ngày, vết bệnh lan khắp vòng thân và ăn sâu vào phần gỗ, lá héo và rụng Ở những cây 17 nhiều tuổi, bệnh có thể hại cả trên cành Cây bị bệnh lá héo, rụng, cành bị khô, cây có thể chết - Trên lá, vết bệnh màu... ra - Bệnh gây hại trên lá, làm lá rụng, cây kiệt sức, sản lượng kém và có thể chết Vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá, bắt đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó lớn dần có màu vàng cam và cháy, các vết bệnh có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá và làm lá rụng Bệnh gây hại mạnh trên Cà phê chè, đối với Cà phê vối tỷ lệ số cây bị bệnh chỉ khoảng 50% và trên từng cây mức độ bị bệnh. .. phát sinh và phát triển của bệnh gỉ sắt: - Tại Tây Nguyên, mưa là yếu tố quyết định sự phát sinh và phát triển của bệnh gỉ sắt .Bệnh phát triển mạnh trên cây cà phê chè Trên cà phê chè, bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa (tháng 4, 5) và phát triển trong suốt mùa mưa, phát triển mạnh từ tháng 7, 8 và đạt đỉnh cao vào tháng 9, 10.Trong mùa bệnh, tỷ lệ cây bệnh trên đồng ruộng là 100% và tỷ lệ lá bệnh trên 90%,... ngọn hay chui vào các tổ cũ, hoặc xếp 2-5 lá ép vào nhau làm tổ Mỗi sâu non có thể phá 5-9 lá Sâu gây hại cả thời kỳ mạ và lúa, nhưng phá hoạimạnh nhất là thời kỳ lúa đẻ nhánh đến trổ bông Sâu non ăn diệp lục làm lá bị quăn queo và bạc trắng Nếu sâu gây hại nặng vào giai đoạn lúa có đòng to - Trổ bông, thì tỷ lệ thiệthại có thể lên tới 30 - 70% năng suất lúa -Thông thường trong mỗi vụ lúa sâu cuốn lá... mùa khô • Đặc điểm gây hại : - Bệnh gây hại ở bầu ương, cây con, cây đang cho thu hoạch - Trên lá vết bệnh là những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng đen rộng Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, sau lan rộng vào trong phiến lá Lá bị bệnh nặng biến vàng 26 Bệnh cũng lan sang nhánh làm khô đốt, rụng cành Trên bông bệnh làm hạt mới tượng... vườn cây, tỉa cành tạo tán sau thu hoạch để vườn thông thoáng Khi phát hiện cây điều bị bệnh nặng nên dùng thuốc trừ bệnh, như: Agronil 75 WP, Bendazon 50 WP, Agrodazim 50 SL 23 IV- Một số sâu bệnh hại và thiên địch trên vườn tiêu a • Bệnh chết nhanh Đặc điểm gây hại Do nấm phytophthora capsici - Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ... kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non − Tạo điều kiện cho các thiên địch sinh trưởng và phát triển − sử dụng thuốc bảo vệ thực vật b • xén tóc nâu Đặc điểm gây hại: Cây điều bị hại có những lỗ nhỏ ở vùng gốc thân cây, sùi nhựa dẻo và mùn cưa qua các lỗ đục, bộ lá có màu úa vàng, dễ rụng, cành thường bị khô rất nhanh, có thể làm chết cây hoàn toàn - Sâu non nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ... quả Bệnh gây hại nặng trên Cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác Bệnh phát triển nhanh trên cây nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm - Vết bệnh phát triển dọc theo cành, lan sang quả dẫn đến cành chết khô, quả héo và rụng non • Sự phát sinh phát triển : - Gây hại nặng trên cà phê chè, trên cà phê vối xuất hiện rải rác - Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm độ cao 85% trở lên, nhiều ánh sáng - Tại. .. nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây Do đó để phòng bệnh này không nên lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus V - Sâu bệnh hại và thiên địch trên cây cà phê a Rệp - Rệp vảy xanh (Coccus viridis) - Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) - Rệp sáp (Pseudococcus sp) • Đặc điểm gây hại: Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận Rệp... Malaysia và Việt Nam… Kiến đen có khả năng làm giảm tác hại gây ra bởi bọ xít muỗi gây hại trên cây ca cao Tuy nhiên kiến chỉ có hiệu quả khi hiện diện với số lượng lớn Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số của kiến là: điều kiện làm tổ, nguồn thức ăn và thiên địch (trong đó có các loài kiến khác) III - Một số sâu bệnh hại và thiên địch trên vườn điều a • Bọ xít muỗi Đặc điểm gây hại: Bọ xít muỗi non và trưởng . Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và cây công nghiệp. Nêu rõ triệu chứng bệnh, quá trình phát sinh, phát triển, các phòng trừ( đối với cây công nghiệp) của sâu bệnh hại và tìm hiểu. các loài sâu bệnh hại, thiên địch trên lúa và cây công nghiệp. - vật liệu và dụng cụ nghiên cứu : các giống lúa và cây công nghiệp trồng trên địa phương. Sổ sách ghi chép số liệu điều tra, dao,. cà phê, ca cao .điều ,tiêu thuộc huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk - Ghi nhận sự xuất hiện của thiên dịch và sâu bệnh haị sau mỗi đợt diều tra ,tìm hiểu đặc điểm gây hại của sâu bệnh hại và phương thức

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan