Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn tập đọc

58 1.1K 1
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn tập đọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, các thầy cô thuộc Bộ môn Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lưu Thị Dịu – giảng viên Khoa Sư phạm, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh khối lớp 4 Trường Tiểu học Ngô Quyền, Thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện cho tôi điều tra và làm thực nghiệm cho đề tài. Xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của gia đình, bạn bè đã động viên và giúp tôi hoàn thành chuyên đề. Đắk Lắk, tháng 4 năm 2015 Người thực hiện Phan Thị Quỳnh i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Thực nghiệm TN 4 Đối chứng ĐC 5 Tiếng Việt TV 6 Sách giáo khoa SGK 7 Phương pháp dạy học PPDH 8 Nhà xuất bản NXB iii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN TRANG 1 Bảng 1.1: kết quả học kì 1 năm học 2014 – 2015 môn Tập đọc của học sinh khối 4 trường Tiểu học Ngô Quyền 18 2 Bảng 1.2: sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc 19 3 Bảng 1.3: ý kiến về việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngô Quyền, thành phố Buôn Ma Thuột 19 4 Bảng 3.1: kết quả học Tập đọc của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 35 5 Bảng 3.2: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 36 6 Bảng 3.3: kiểm tra, đánh giá chất lượng việc sử dụng biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc qua 2 bài thực nghiệm: Thắng biển, Con chuồn chuồn nước. 37 iv v MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt (TV) ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh (HS). Năng lực hoạt động ngôn ngữ cho 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình TV ở bậc Tiểu học. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho HS kĩ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ ở dạng âm thanh, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của HS ở bậc Tiểu học đầu tiên. Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường và ngược lại. Nếu biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin không những biết đọc TV mà cần phải biết đọc cả tiếng nước ngoài. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Đối với HS Tiểu học kĩ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên. Nếu không biết đọc các em sẽ không tham gia vào các hoạt động học các môn khác đạt kết quả được. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học. Có ba yêu cầu của việc luyện đọc thành tiếng trong giờ dạy Tập đọc (đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm) đọc diễn cảm thể hiện rõ nhất kĩ năng đọc của HS. Khi đọc diễn cảm, các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh đã đồng thời 1 được thể hiện. Do đặc điểm nhận thức của HS lớp 4 mang tính cụ thể, do vốn ngôn ngữ và vốn sống của các em còn hạn chế nên chúng ta không tổ chức dạy học văn với tư cách là một môn học độc lập. Chính vì vậy đọc diễn cảm là phương tiện dạy học đồng thời là biện pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy tích hợp văn qua môn TV. Trong khi đó ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế: HS chưa đọc được như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm. Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong quá trình giao tiếp của các em cũng chưa thể hiện được sự giao tiếp lịch sự như: nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Mỗi HS đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn. Nhiều GV cũng còn lúng túng khi dạy Tập đọc: cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào để sửa chữa cách đọc cho HS diễn cảm hơn. Xuất phát từ những lí do cơ bản trên tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương trình dạy học TV ở Tiểu học ban hành năm 2001 đánh dấu một bước phát triển đột phá đưa giảng dạy TV tiếp cận với khuynh hướng tiên tiến và hiện đại trong dạy học tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới. Tiếp đó, chương trình dạy TV ở Tiểu học năm 2006 tiếp tục hoàn thiện chương trình dạy TV năm 2001. Chương trình đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp cũng như các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học TV. Trong đó phương pháp sử 2 dụng rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Xoay quanh vấn đề rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong dạy học môn TV ở Tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu như sau: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” (Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, NXB Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục, 2002) với mục tiêu trang bị cho GV những kiến thức cơ bản hiện đại và các kĩ năng giảng dạy TV ở Tiểu học. Giáo trình cung cấp thông tin về những vấn đề chung của phương pháp dạy học TV và phương pháp dạy học các phân môn của môn TV ở Tiểu học. Bên cạnh đó các tác giả còn đưa ra nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS trong từng phân môn cụ thể. Trong đó có phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm. “Phương pháp đọc diễn cảm” (Hà Nguyễn Kim Giang, NXB Đại học Sư Phạm, 2007) cũng đã chỉ rõ cho chúng ta biết: Việc đọc diễn cảm được sử dụng rộng rãi trong các tiết dạy học văn học, trong các hoạt động văn học. Trong các hoạt động này, nó được xem như một nghệ thuật đọc có tác dụng một cách kỳ diệu về nhiều mặt. M.A.Rưbnhikôva khẳng định rằng: “Đọc diễn cảm là hình thức đầu tiên và cơ bản của việc dạy học văn học một cách trực quan và cụ thể, đối với chúng tôi nó là một hình thức trực quan quan trọng hơn bất kỳ một hình thức trực quan thị giác nào. Chúng tôi không phủ nhận hình thức trực quan thị giác nhưng phương pháp làm cho từ khắc sâu vào nhận thức chính là lời nói, là phương pháp đọc diễn cảm bằng lời nói” (trang 56). “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Hà Nguyễn Kim Giang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006) cũng đã nêu ra những kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới như: P.M Iacôp sơn, E.I Trikhiêva, A.V Zapôrôze,… về khả năng, năng lực tiếp nhận văn học của trẻ Tiểu học: Trẻ Tiểu học hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc (ở mức độ của trẻ) nội dung và tư tưởng tác phẩm văn học, có thể phân biệt được hình ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét được những phương tiện biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, 3 có khả năng nắm bắt được cơ bản cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật,… Những công trình nghiên cứu trên là tiền đề lí luận quan trọng để tôi nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc”. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm trong dạy học phân môn Tập đọc cho HS lớp 4. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: trường Tiểu học Ngô Quyền, thành phố Buôn Ma Thuột. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến nội dung của đề tài. Xây dựng các biện pháp góp phần nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp quan sát Mục đích của phương pháp này là nhằm quan sát thái độ, tinh thần, ý thức học tập của các em HS trong giờ Tập đọc, đặc biệt là nội dung đọc diễn cảm. Qua đó, xác định rõ xem các em gặp phải những khó khăn gì trong việc học đọc diễn cảm đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng tập đọc diễn cảm. Đồng thời quan sát phương pháp sư phạm của GV giảng dạy để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đọc diễn cảm của HS. 3.4.2. Phương pháp đàm thoại Sử dụng phương pháp này nhằm tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với thầy cô giáo đặc biệt là các em HS để biết được những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, rèn kĩ năng tập đọc diễn cảm của các em. 3.4.3. Phương pháp điều tra 4 Sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức và thực tiễn của GV và HS về biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc. 3.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm TN sư phạm nhằm kiểm chứng lí thuyết, tìm hướng đi đúng đắn, thích hợp và hiệu quả để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học. 3.4.5. Phương pháp thống kê toán học Xử lí các số liệu thu thập được qua phiếu điều tra và kết quả TN sư phạm. 5 [...]... 7 40 % 60% Bảng 1.2: Sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc Qua bảng thống kê cho chúng ta thấy 100% GV đều nhận thấy sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc Có 60% cho rằng rất cần thiết, 40 % cho rằng cần thiết Điều này đã cho thấy được sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn. .. học 20 14 - 2015 phân môn Tập đọc của học sinh khối 4 Lớp 4A 4B 4C 4D 4E Sĩ số 43 43 42 42 40 Hoàn thành Số Tỉ lệ lượng 43 43 42 42 40 100% 100% 100% 100% 100% Chưa hoàn thành Số Tỉ lệ lượng 0 0 0 0 0 0% 0% 0% 0% 0% Bảng 1.1: Kết quả học kỳ I năm học 20 14- 2015 phân môn Tập đọc của học sinh khối 4 trường Tiểu học Ngô Quyền  Khảo sát kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngô Quyền, Thành... thường dạy HS đọc thuộc lòng giọng đọc, ít chú ý đến việc dạy HS đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ Vì vậy, hiệu quả tiếp nhận tác phẩm và chất lượng giáo dục chưa cao Những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên là những định hướng quan trọng để chúng tôi xây dựng các biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc 20 CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM... chính âm trong khi đọc - GV chưa đầu tư thích đáng cho phần nội dung dạy học luyện đọc diễn cảm - GV chưa có kĩ năng đọc diễn cảm và đọc mẫu diễn cảm trước lớp - GV chưa có kĩ năng hướng dẫn HS đọc diễn cảm Như vậy, GV là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp đạt được cái đích cuối cùng của giờ dạy Tập đọc là HS phải đọc đúng, hay, đọc diễn cảm và hiểu nội dung văn bản GV mà không có kĩ năng đọc diễn cảm thì... Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4 Từ năm 2002-2003, chương trình TV năm 2000 (còn gọi là chương trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp Tiểu học gồm 42 bài Tập đọc ở lớp 1 và 365,5 tiết Tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5 Ở khối lớp 4 mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc Chương trình SGK dạy học Tập đọc lớp 4 Ở lớp 4, các bài Tập đọc được phân bố vào từng tuần cùng với các phân môn khác, gồm 10 chủ điểm... cách đọc diễn cảm - Do HS xuất phát từ nhiều vùng khác nhau nên các em hay mắc lỗi phương ngữ - Đọc bắt chước GV một cách máy móc Xuất phát từ thực trạng như trên, để đạt mục tiêu dạy học phân môn Tập đọc, người dạy cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng đọc diễn cảm 21 2.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 2.2.1 Luyện đọc diễn cảm. .. của lớp, trình độ tâm sinh lí của HS, GV lựa chọn và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ học đạt hiệu quả cao 1.1 .4 Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4 Để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc một cách có hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng mà GV cần nắm vững đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học Có thể nói, đặc điểm tâm lí của trẻ vừa là cơ sở khoa học của... lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc 20 CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 2.1 Nguyên nhân của thực trạng 2.1.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên Hiện nay, trong thực tế luyện đọc ở lớp 4, kĩ năng đọc diễn cảm của HS chưa cao, các biện pháp luyện đọc diễn cảm chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mong đợi Một phần, nguyên nhân xuất phát từ phía... thường thì cho rằng chưa có sự hướng dẫn cụ thể, chưa ấn định được thời gian Còn 15% đánh giá thật sự chưa tốt thì cho rằng chưa có sự hướng dẫn còn chung chung, chưa được rõ ràng 1.3 Tiểu kết Trong chương 1, chúng tôi đặt ra cơ sở lí luận của việc đọc diễn cảm trong dạy học phân môn Tập đọc cho HS lớp 4 Cụ thể về khái niệm, kĩ thuật đọc diễn cảm, nội dung chương trình Tập đọc lớp 4 Nghiên cứu cho thấy,... tiêu, nội dung dạy học; vừa là điều kiện để GV điều chỉnh việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc Sau đây là một số đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học: 13 1.1 .4. 1 Khả năng chú ý Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế Những kích thích cường độ lớn, mới lạ, sặc sỡ vẫn là mục tiêu có sức thu hút mạnh Chú ý có chủ định đang phát triển Sức tập trung chú . Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc . 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn. năm học 20 14 – 2015 môn Tập đọc của học sinh khối 4 trường Tiểu học Ngô Quyền 18 2 Bảng 1.2: sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc. chữa cách đọc cho HS diễn cảm hơn. Xuất phát từ những lí do cơ bản trên tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc . 1.2.

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan