Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy vật lý 7 đạt hiệu quả cao

24 811 3
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy vật lý 7 đạt hiệu quả cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ LỚP 7 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO.” MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC I TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2 II GIỚI THIỆU 3 1. Hiện trạng 3 2. Nguyên nhân 3 3. Giải pháp thay thế 4 4. Xác định vấn đề nghiên cứu 4 5. Giả thuyết nghiên cứu 4 III PHƯƠNG PHÁP 4 1. Khách thể nghiên cứu 4 2. Thiết kế nghiên cứu 5 3. Quy trình nghiên cứu 6 4. Đo lường và thu thập dữu liệu 6 IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7 1. Phân tích dữ liệu 7 2. Bàn luận 8 3. Hạn chế 9 V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9 1. Kết luận 9 2. Khuyến nghị 10 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 VII PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 11 1. Các bài vật lý 7có sử dụng phương pháp tích hợp BVMT 11 2. Đề kiểm tra sau tác động 17 3. Bảng điểm 21 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 1 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, và có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người thầy có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài giảng của mình. Để việc tính hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 7 là một trong những lớp đầu cấp học mà các em mới được làm quen với môn Vật lí chúng ta cần phải làm sao để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà chúng ta còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, có chuyên môn về bộ môn Vật lý tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh. Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường bộ môn vật lí, bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương trình Vật lí 7 có liên quan đến việc giáo dục BVMT, cộng với quá trình dạy thử nghiệm đạt hiệu quả khá tốt. Tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 7A và lớp 7B trường THCS Lê Khắc Cẩn năm học 2010 – 2011 ( Năm học 2011 – 2012 các em đang học lớp 8A và lớp 8B ), lớp thực nghiệm được thực hiện phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong một số bài như: 1;3;5;8;15;17;29 ( Theo PPCT vật lý lớp 7 do Sở Giáo Dục Đào Tạo Hải Phòng ban hành năm 2010 - 2011). Kết quả đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng, điểm Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 2 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,47, lớp đối chứng là 6,45. Kết quả phép kiểm chứng T-test p = 0,0012<0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng đang còn rất hạn chế, nhưng có rất nhiều việc làm để các em có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Để đồng hành với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, môi trường xanh – sạch - đẹp”. - Hơn nữa, khái niệm môi trường là một khái niệm rất rộng mà trình độ hiểu biết của các em lớp 7 còn rất hạn chế , trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Mặt khác đồ dùng thí nghiệm còn thiếu rất nhiều, phòng học thực hành chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu chưa có, tranh ảnh và các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường hoàn toàn không có, việc tiếp cận với internet còn rất hạn chế. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh đang còn rất hạn chế. 2. Nguyên nhân: Đối với học sinh: Mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng đang còn rất hạn chế. Đối với giáo viên: thời lượng một tiết học có 45 phút nên giáo viên ngại sưu tầm các kiến thức, tranh, ảnh, vido clip liên quan đến môi trường vào giảng dạy. Điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay ( Như chưa có nhiều máy tính nối mạng, chưa có máy quay, máy chụp ảnh… ) ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh đang còn rất hạn chế. 3. Giải pháp thay thế: Giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy vật lý giúp Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 3 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao các em dễ hiểu hơn, có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn, hiểu rõ về bản chất các vấn đề vật lý gắn với thực tế cuộc sống. Các em yêu thiên nhiên hơn, có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn 4. Xác định vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy vật lý có làm tăng kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 7 trường THCS Lê Khắc Cẩn? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy vật lý có làm tăng kết quả học tập môn lý của học sinh lớp 7A trường THCS Lê Khắc Cẩn, huyện An Lão III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Lựa chọn học sinh lớp 7A và lớp 7B Trường THCS Lê Khắc Cẩn năm học 2010 - 2011 để tiến hành thực hiện ( Năm học 2011- 2012) Hiện các em đang là học sinh 2 lớp 8A và 8B: Chọn 2 lớp: lớp 7A và lớp 7B, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình độ học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, Số HS Nam Nữ Dân tộc kinh Dân tộc khác Ghi chú Lớp 7A 34 14 20 34 0 Lớp 7B 33 14 19 33 0 Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực tham gia học tập. Kết quả học tập của học sinh môn lý hai lớp gần giống nhau trong năm học trước : ( 2009 - 2010) Xếp loại học lực môn lý năm học 2009 - 2010 Tổng số Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Lớp 7A 0 5 15 7 7 34 Lớp 7B 0 5 15 6 7 33 * Giáo viên: Cô giáo Lê Thị Bé giảng dạy cả 2 lớp 7A và lớp 7B. Số năm công tác 25 năm 2. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế thứ 2 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 4 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao KT trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Lớp 7A và lớp 7B là hai lớp nguyên vẹn thuộc khối 7 của trường THCSLê Khắc Cẩn. Lớp 7A là lớp thực nghiệm, lớp 7B là lớp đối chứng. Lấy kết quả bài kiểm tra KSCL đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động ; lấy kết quả bài kiểm tra 45 phút cuối năm làm bài KT sau tác động . Cụ thể: - Bài kiểm tra trước tác động: Cả 2 lớp làm theo đề KSCL đầu năm do nhà trường ra đề. Chia phòng thi trộn lẫn học sinh cả khối 7, phân công giáo viên của trường coi thi, chấm thi một cách khách quan - Bài kiểm tra sau tác động: Cả 2 lớp làm theo đề chung mà tôi đã ra, phân công 2 giáo viên của trường coi thi 2 lớp, chấm thi một cách khách quan - Tiến hành kiểm tra và chấm bài. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước tác động ( Bài kiểm tra KSCL đầu năm học 2010 – 2011) với p = 0,45 ( p>0,05) suy ra sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm Thực nghiệm và Đối chứng là không có ý nghĩa .Kết luận được kết quả học tập 2 lớp trước tác động là tương đương nhau. Bảng thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Lớp 7A O1 Sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy O3 Lớp 7B O2 Không sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy O4 Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập 3. Quy trình nghiên cứu + Chuẩn bị bài của giáo viên Cô Lê Thị Bé dạy lớp 7B: ( Lớp đối chứng) . Thiết kế bài học không sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy , các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 5 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao Bản thân tôi cùng bàn bạc và thống nhất với cô Lê Thị Bé dạy thực nghiệm ở lớp 7A ( Lớp thực nghiệm ) : Tôi thiết kế bài học ở các bài : 1;3;5;8;15;17;29 ( Theo PPCT vật lý lớp 7 do Sở Giáo Dục Đào Tạo Hải Phòng ban hành năm 2010 - 2011). các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường, chỉ chú trọng việc Sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy. Tiến hành dạy thực nghiệm Để giảng dạy các tiết có tích hợp bảo vệ môi trường đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài đó, kết hợp tìm tư liệu có liên quan(tranh, ảnh, đọan phim…) đến kiến thức bảo vệ môi trường của bài học đó qua báo đài hoặc internet…, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức đó phải dể hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tằm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh, bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thứ bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp bảo vệ môi trường, cần tổ chức những buổi ngọai khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi trường, thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương. Người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Việc tiến hành tác động theo chương trình học và thời khóa biểu của nhà trường. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Lấy kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, đề chung là kết quả bài kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối năm. Bài kiểm tra gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, mỗi câu 0,5 điểm. Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra: Ra đề kiểm tra: Bản thân tôi ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên trong nhóm Vật lý để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức chấm điểm theo đáp án đã xây dựng IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 6 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao 1. Phân tích dữ liệu Tổng hợp kết quả chấm bài: Lớp thực nghiệm 7A Lớp đối chứng 7B Mot 7 6 Trung vị 7 6 ĐTB 7,47 6,45 Độ lệch chuẩn 1,35 1,27 Giá trị chênh lệch 1,02 p của T-test 0,0012 SMD 0,803 Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữ hai lớp trước và sau tác động Kết quả p = 0,0012 <0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Nghĩa là điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên. SMD = 0,803 nên mức độ ảnh hưởng của tác động khi sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy Vật lý 7 là lớn. Giả thuyết được kiểm chứng. Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả của lớp thực nghiệm 7A Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 7 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao Lớp 7A Theo thang bậc điểm Cộng Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Trước TĐ 0 5 14 9 6 0% 14,7% 41,2% 26,4 % 17,7 % Sau TĐ 0 2 3 13 16 0% 5,9 % 8.8 % 38,2 % 47,1% Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra v ật l ý theo thang bậc: Yếu, TB, khá, giỏi kết quả của lớp thực nghiệm 7A trước tác động và sau tác động 2. Bàn luận - Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, chênh lệch điểm số là 1,02. - Độ chênh lệch điểm trung bình tính được chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. - Mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn, p = 0,0012 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động mà có. - Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu, trung bình, giỏi. Số học sinh yếu và trung bình giảm nhiều, số học sinh giỏi tăng tương đối lớn. Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 7,47 6,45 0,803 1,27 SMD − = = 8 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao 3. Hạn chế - Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn đôi chỗ lúng túng, việc thu thập các file ảnh còn gặp nhiều khó khăn; công sức đầu tư của giáo viên trong việc xây dựng kho tranh ảnh chọn lọc lớn. Giáo viên cần phải có kỹ năng thiết kế bài trình chiếu điện tử, kỹ năng tìm và chia sẻ tư liệu trên mạng Internet… V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Thông qua thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài học này tôi thấy rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ngắn nhưng học sinh thảo luận rất sôi nổi, và về nhà các em cũng đã vận dụng rất thành công những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi các em còn đưa ra nhiều ý kiến rất hay trong vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tôi còn thấy các em còn là những tuyên truyền viên rất tích cực về bảo vệ môi trường tại gia đình và địa phương. Các em rất tích cục tham gia các hoạt động xã hội như: Tổ chức ngày hội tuyên truyền giữ gìn và bảo vệ môi trường; tham quan ngoại khoá; đặc biệt là chương trình phát động tết trồng cây đầu xuân hang năm. … 2. Khuyến nghị - Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi ngoại khóa này giáo viên sẽ chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. - Nhà trường cần phải có camera hoặc máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ để đi thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc ở một khu vực nào đó. - Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân kĩ niệm các ngày lễ lớn trong năm. - Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. - Khuyến khích giáo viên nghiên cúu tài liệu trên internet, đăng kí làm thành viên của các trang giáo dục : violet, tài nguyên vật lí,…để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học nói riêng và Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 9 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu quả cao. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Mạng Internet, giaoandientu.com.vn - Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt - Bỉ - Bộ GD & ĐT - Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 7 - Bộ GD & ĐT - Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lý THCS – Nhà xuất bản giáo dục An Thọ ngày 25 tháng 11 năm 2011 Người viết Nguyễn Xuân Hùng VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 1. MỘT SỐ BÀI VẬT LÝ 7 MÀ TÔI ĐÃ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY 1. Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 10 [...]... 6 7 4 6 7 4 9 9 6 7 7 9 6 4 10 6 6 9 3 10 7 7 6 6 6 7 8 7 6 8 6 9 9 7 8 9 9 7 4 10 7 8 9 4 10 8 8 7 8 6 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 22 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Đào Văn Sơn Nguyễn Văn Tài Nguyễn Thi Thúy Đàog Thị Thuyến Lê Văn Tiến Nguyễn Đức Tiến Lê Xuân Trường. ..Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao a Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta b Phương pháp tích hợp : sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế nào để nhìn thấy một vật( hình 1.2 a), gv kết hợp đặt ra các câu hỏi GV hỏi : Các em có biết vì sao các bạn... Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 23 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Nguyễn Ngọc tân Đào Xuân Thành Nguyễn Thị Thi Lê Thị Thuyến Lương Thị Trang Vũ Thị Trang Nguyễn Thị Tuyết Lê Quang Vinh Đào Đình Vũ Lê Thị Xuyến 6 6 5 7 7 7 7 6 8 8 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS... Thị Thuyến Lê Văn Tiến Nguyễn Đức Tiến Lê Xuân Trường Đào Thị Xuyến Lê Thị Yến 7 6 6 6 6 6 4 7 7 8 8 7 7 7 7 7 7 7 ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚCTÁCĐỘNG ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 8 6 4 6 6 4 3 6 8 8 7 7 7 6 9 7 8 8 4 7 4 7 7 8 6 4 6 6 4 6 7 8 8 7 7 7 6 9 8 8 8 4 7 4 6 6 b LỚP ĐỐI CHỨNG: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 HỌVÀ TÊN Nguyễn Thị Ngọc Anh Lê Ngọc Ánh Nguyễn Ngọc Ánh Lê... của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 15 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao 9 Bài 29 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN a Địa chỉ tích hợp: Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện b Phương pháp tích hợp: tiến... điểm * Phần đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 12 13 14 15 16 17 1 0 8 Đáp án C B B D A B D B C C A D A A A C D A Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 21 19 20 B A Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao 3 BẢNG ĐIỂM a LỚP THỰC NGHIỆM: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 HỌ VÀ TÊN... cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 14 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao + Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ khi... Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 12 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được bơm các chất đọc hại từ vuông xuống sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường 4 Bài 12 :... Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao Câu 1: Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện Kết quả thu được là 3,25 vôn Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? A 3,5V và 0,1V B 3V và 0,01V C 3,5V và 0,01V D 3,5V và 0,2V Câu 2: Đặt một vật có dạng một đoạn thẳng nhỏ trước gương phẳng và song song với gương, ảnh của vật qua... ảnh A của điểm A B Vẽ ảnh B của điểm B Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 17 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao C Vẽ ảnh A của điểm A và B của điểm B D Vẽ ảnh A’ của điểm A và B’ của điểm B sau đó nối A’ với B’ Câu 8: Để đo hiệu điện thế của 1 thiết bị tiêu thụ điện người ta dùng dụng cụ : A Ampe kế B . Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ LỚP 7 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO. ” MỤC. Hùng Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Khắc Cẩn 9 Đề tài: Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu quả. pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý lớp 7 đạt hiệu quả cao a. Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. b. Phương pháp tích hợp

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan