Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề Làm quen với chữ viết cho đội ngũ giáo viên

15 1.9K 1
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề Làm quen với chữ viết cho đội ngũ giáo viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. Bậc học Mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân “ nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”. Để đạt được mục tiêu này chương trình giáo dục mấm non đạc biệt là chương trình MG 5T đã đưa vào một số năm học để đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện mới chuẩn bị một số hiểu biết và những kỹ năng cơ bản giúp trẻ MG 5T sẵn sàng bước vào lớp 1. Trong đó môn “làm quen với chữ viết” là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của trường mâm non. Đối với trẻ 5T Làm quen với chữ viết là môn học không thể thiếu được nó không chỉ là giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ cái, mà để phát âm chính sác khi giao tiếp, còn tạo cho trẻ hứng thú khi học tiếng mẹ đẻ, là tiền đề cho trẻ thích ứng với môi trường xung quanh, ngoài xã hội góp phần phát triển năng lực hoạt động, phát triển ngôn ngữ của trẻ. Giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ nói, hình thành cho trẻ khả năng đọc, viết giúp trẻ hiểu biết về gia đình quê hương đất nước đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện về đức- trí - thể - mỹ “Làm quen với chữ viết” còn giúp trẻ có vốn từ khá đầy đủ và phong phú, là hành trang vững trắc khi trẻ bước vào lớp 1. Để thực hiện tốt mực tiêu này ngành học mầm non nói trung, trường Mầm Non Trung Giáp nói giêng đã tích cực nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhằm thực hiện được vị trí vai trò tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên đề nói chung, cụ thể là chuyên đề làm quen chữ viết nói riêng. Trường mầm non trung Giáp đã xây dựng kể hoạch chỉ đạo chuyên môn, xác định các biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề nhằm giúp giáo viên hiểu được mục đích nội dung của chuyên đề. Sau đó chiển khai thực hiện có kiểm tra đánh giá từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, để đề ra biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng bồi dương cho giáo viên góp phần nâng cao chất lương giáo dục mầm non theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. 1 Năm học 2011 – 2012 trường Mầm Non Trung Giáp với tổng số giáo viên là 11 trong đó trình độ đạt trên chuẩn là 6, đạt chuẩn là 5, có 3 giáo viên đang theo học đại học tại chức. Nhìn chung đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn vững, tinh thần đoàn kết, tâm huyết với nghề, mến trẻ nhiệt tình với công việc. Song điều đáng nói ở đây trong những năm trước khi chưa thực hiện chương trình đổi mới chuyên để “Làm quen với chữ viết” chưa được đổi mới hình thức phương pháp tổ chức hoạt động trong các tiết dạy. biện pháp lồng luồn tích hợp trong tiết dạy còn hạn chế, chưa hợp lý dẫn đến giờ dạy chưa sinh động, khi dạy cô vẫn phải nói nhiều, trẻ chưa được hoạt động tích cực, mà vận thụ động nghe cô giảng và làm theo cô. Hình thức này mang tính áp đặt gò bó hơn nữa đồ dùng chơi còn quá ít trẻ không được sử dụng thường xuyên. Do vậy trẻ không được tự do tìm tòi khám khá để được bộc lộ và phát huy khả năng của minh do đó tỷ lệ trẻ tô viết chữ cái còn nhiều hạn chế, tô viết chưa đẹp, còn lệch lạc dẫn đến kết quả dạy và học chưa cao. Đứng trước những yêu cầu và đổi hỏi của ngành là một người quản lý tôi hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường và tôi đã chọn sáng kiến “ Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề “ Làm quen với chữ viết” cho đội ngũ giáo viên”. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn “lam quen với chữ viết” nói Riêng. Chất lượng dạy và học ở trường Mầm Non Trung Giáp nói chung để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết nghị quyết TW II khóa VIII đã khẳng định “ Khâu then chốt nhất quyết định chất lượng phát triển giáo dục đó là bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý” chính vì vậy là người quản lý tôi xác định phải “ học thường xuyên – học suốt đời” “ Học nữa, học mãi” để tích lũy vốn hiểu biết trong cuộc sống, trong công tác giáo dục, việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, như điều 70 luật giáo dục đã quy định. “ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo, nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ”. Sau khi triển khai kế hoạch đổi mới nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.Việc dạy và học môn làm quen với chữ viết ở trường mầm non góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ… Việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non chính là nâng chất lượng của từng hoạt động giáo dục trẻ, mà phát triển ngôn ngữ ở trẻ là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giáo dục của lứa tuổi này, nó đòi hỏi chúng ta phải liên tục phát hiện, điều chỉnh, bổ xung, hoàn thiện.Vì vậy khi thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo, nội dung phát triển ngôn ngữ phải được thực hiện tích cực vào quá trình thực hiện.Tích hợp lồng, luồn vào các môn học khác như làm quen môi trường xung quanh. Làm quen với văn học…trong xu thế giáo dục tích hợp theo chủ đề.Cùng với sự phát triển ngôn ngữ nói, trẻ sẽ dần tiếp cận với kênh giao tiếp. Thứ hai là ngôn ngữ viết, trẻ được nghe đọc truyện, quan sát mọi người đọc sách, báo, nhìn các chữ viết ở môi trường xung quanh như tên trường, tên lớp, tên bảng biểu, tên các vỏ hộp… trẻ sẽ nhận thức rằng chữ viết chính là phương tiện 3 của giao tiếp. Dạy trẻ làm quen với chữ viết là bước đầu cho trẻ làm quen với các mặt chữ, phân biệt các mặt chữ để phát âm chính xác.Tạo tiền đề cho việc tập đọc, tập tô, viết chữ cái.Bên cạnh đó, làm quen với chữ viết còn kèm cho trẻ cách phát âm, giúp cho trẻ có khả năng cầm bút, tư thế ngồi viết, cách giở vở và hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có ý nghĩa tích cực đối với trẻ 5 tuổi. Việc cho trẻ làm quen với chữ viết không chỉ thông qua môn học mà phải biết lông luồn với các môn học khác, và các hoạt động vui chơi nhằm phát triển các giác quan, các cơ nhỏ ngón tay góp phần cho sự phát triển toàn diện sau này. Dạy trẻ làm quen với chữ viết trong trường mầm non, góp phần giáo dục trẻ có hành vi văn minh, nói năng lưu loát rõ ràng, rành mạch, giúp trẻ phát triển năng lực, trí tuệ, trí thông minh sáng tạo… Cho trẻ làm quen với chữ viết là tạo ra sự hứng thú, ham muốn thích đi học, trẻ được làm quen với nề nếp, thói quen học tập, đồ dùng học tập, chuẩn bị những kỹ năng cần thiết ở trường phổ thông. Trước những yêu cầu chung của chuyên đề “ Làm quen với chữ viết” cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, yêu cầu người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề mến trẻ mà phải có năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.Muốn vậy người giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trường mầm non Trung giáp với tổng số 11giáo viên. Trong đó: Một hiệu trưởng, một phó hiệu trưởng còn lại 9 giáo viên đứng lớp tỷ lệ là 1 giáo viên/ lớp. Với tỷ lệ như vậy số lượng giáo viên trong trường còn thiếu so với yêu cầu. Trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ giáo viên đều có tay nghề vững, tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ. 4 Trước đây khi chưa thực hiện chương trình đổi mới chăm sóc giáo dục, chuyên đề chữ viết trong nhà trường chưa được chú trọng, nội dung bồi dưỡng còn sơ sài chưa cụ thể, phương pháp còn gò bó, chưa nêu bật được nội dung cần bồi dưỡng, việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên chưa được thường xuyên, giáo viên dự giờ mẫu còn ít. Bên cạnh đó đồ dùng, đồ chơi còn ít chưa đảm bảo được yêu cầu của chuyên đề. Tài liệu tham khảo còn hạn chế. Từ tình hình thực tế trên đã ảnh hưởng không ít tới việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường cụ thể là chuyên đề chữ viết.Qua thăm lớp dự giờ kết quả cho thấy nội dung truyền thụ chưa sâu, phương pháp chưa linh hoạt, gò bó, tích hợp lồng luồn với các môn học khác chưa hợp lý, môi trường chữ viết trong lớp học chưa được chú trọng.Đồ dùng còn ít chưa đẹp, chưa sáng tạo.Do vậy trẻ ít được hoạt động, chưa phát huy óc sáng tạo, trí tò mò và khả năng khám phá của trẻ. Kết quả thực tế: 80% trẻ nhận được mặt chữ và phát âm chuẩn. - Trẻ tô viết còn xấu, chưa trùng khít, tô màu tranh chưa sáng tạo. - Trẻ chơi các trò chơi với chữ viết còn gò bó. Từ những hạn chế đó dẫn đến kết quả thực hiện chuyên đề chữ viết ở trường mầm non Trung giáp còn thấp, giáo viên chưa nâng cao được tay nghề, chất lượng dạy và học còn hạn chế. Là người quản lý tôi nhận thấy rằng.Muốn nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường bên cạnh những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, mình phải tự nghiên cứu tài liệu, trau dồi học hỏi đồng nghiệp, đồng thời phải tìm hiểu tâm sinh lý trẻ có cơ sở khoa học để phat huy mọi tiềm năng sẵn có, khơi dậy óc sáng tạo ở trẻ.Bởi vì môn làm quen với chữ viết trong trường mầm non, góp phần giáo dục trẻ phát triển, ngôn ngữ, cách giao tiếp ứng xử có hành vi văn minh, lịch sự hình thành phát triển nhân cách con người mới XHCN, trẻ đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay mà đề ra những biện pháp cụ thể: -Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề xác định đặc điểm tình hình chung về thuận lợi, khó khăn của nhà trường.Đồng thời xây dựng mục đích, 5 yêu cầu, nội dung của việc bồi dưỡng chuyên đề, đưa ra biện pháp thực hiện -Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên -Phân công giáo viên đứng lớp 5 tuổi là người có chuyên môn nghiệp vụ vững -Có kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề -Mua sắm tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, truyện tranh, thơ truyện…có nội dung phục vụ chuyên đề. - Tạo môi trường chữ viết trong lớp học. - Phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, phụ huynh học sinh hỗ trợ về cơ sở vật chất, ủng hộ về đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.Từ khi được tiếp thu và triển khai đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục nói chung, chuyên đề chữ viết nói riêng được nâng cao rõ rệt.Cô dẫn dắt trẻ vào tiết học nhẹ nhàng thỏa mái, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.Các tiết học không còn gò bó các giáo viên đã biết sáng tạo lồng luồn vào các môn học khác tiết dạy trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ cùng tham gia, trẻ hoạt động hứng thú tích cực và phát huy khả năng khám phá của trẻ.Trong hoạt động của trẻ thì cô giáo chỉ là người hướng dẫn.Trẻ hoạt động là chủ yếu thông qua các hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học” từ đó giúp trẻ chủ động hơn, hứng thu say mê học tập. - giáo viên tự học hỏi tìm tòi, sáng tạo vốn kiến thức được tăng lên, sáng tạo ra nhiều mẫu đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo, giáo viên đã biết sắp xếp môi trường học tập phù hợp, lớp học trang trí hấp dẫn trẻ, giúp trẻ thực sự được “học qua chơi, chơi mà học” kết quả của việc thực hiện chuyên đề chữ viết ngày càng cao. II. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Việc bồi dưỡng chuyên đề làm quen với chữ viết ở trường mầm non Trung giáp đã được tiến hành song kết quả còn hạn chế so với yêu cầu đổi mới chương trình, hình thức, tổ chức phương pháp dạy học bộ môn này.Nếu thực hiện việc bồi dưỡng chuyên đề làm quen với chữ viết theo quy định xây dựng trên đây.Thi chất lượng bồi dưỡng chuyên đề này nâng cao góp phần nâng chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy và học môn làm quen với 6 chữ viết nói riêng, chất lượng dạy và học ở trường mầm non Trung giáp nói chung. III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP MỚI 1. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH 1.1.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề “ làm quen với chữ viết”: - Muốn bộ môn làm quen với chữ viết đạt được kết quả cao, người quản lý phải năm chắc nội dung, phương pháp đổi mới của bộ môn, của từng loại tiết, ngày càng được củng cố và nâng cao kiến thức, do vậy phải lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động cho chuyên đề.Kết hợp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho từng tháng, từng tuần cụ thể có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về dạy chuyên đề triển khai 100% giáo viên trong trường được tham dự học tập. - Xây dựng các tiết dạy mẫu để cho giáo viên dự giờ. - Tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề giúp các giáo viên học tập, trao đổi lẫn nhau. - Sắp xếp cho giáo viên dự giờ chéo trong trường để học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm. - Thống nhất nội dung bài soạn được BGH và tổ trưởng tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra dânhs giá. - Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng giáo viên. - Có kế hoạch làm đồ dung, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề. - Ban giám hiệu lên lịch kiểm tra, đánh giá, xếp loại việc thực hiện chuyên đề theo từng tháng để phát huy mặt mạnh và bổ xung kịp thời những mặt tồn tại của giáo viên để giáo viên kịp thời sưa chữa. 1.2.Triển khai thực hiện kế hoạch: a. Bồi dưỡng lý thuyết: - Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nắm được các nguyên tắc của việc cho trẻ làm quen với chữ viết. 7 + Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các hoạt động trong ngày, yêu cầu trong ngày giáo viên đứng lớp phải thực hiện đủ 3 hoạt động đó là: hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Xây dựng cho giáo viên cách tổ chức các hoạt động có nội dung phong phú, sinh động giúp trẻ hứng thú học tập vì các hoạt động này nó hỗ trợ cho nhau giúp trẻ ghi nhớ khắc sâu kiến thức mà trẻ đã được học. + Ngoài những hoạt động trong ngày thì môi trường chữ viết trong lớp học là những nội dung quan trọng giúp cho trẻ hoạt động với chuyên đề chữ viết. Vì vậy muốn trẻ tích cực, hứng thú hoạt động khám phá tìm tòi môi trường xung quanh trẻ, thì ở các góc học tập, góc tạo hình, góc nghệ thuật, góc xây dựng, các bảng biểu, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh…đều được ghi rõ ràng theo kiểu chữ in hoa, in thường, viết thường để qua các hoạt động trong ngày trẻ thường xuyên được làm quen với các chữ cái. + Để chuẩn bị tốt tám thế cho trẻ học môn tiếng việt lớp 1 thì việc nâng cao kỹ năng định hướng cho trẻ làm quen với chữ viết cực kỳ quan trọng do vậy cô giáo phải xây dựng cho trẻ thành các kỹ năng cơ bản như: có khả năng định hướng khi đọc hoặc viết phải tiến hành từ trái qua phải, từ trên xuống dưới trẻ biết cách cầm bút, đưa nét bút theo chiều mũi tên, hướng dẫn cách giở vở, tư thế ngồi viết, khi tô tô trùng khít lên nét in mờ, trẻ biết tô mầu hình vẽ theo yêu cầu, và sao chép, chép chữ một cách thành thạo. Kỹ năng đọc và viết có một mối quan hệ mật thiết với nhau vì vậy khi cho trẻ làm quen với chữ viết giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác hứng thú học chữ, khuyến khích trẻ sáng tạo trong việc học đọc như trẻ đọc truyện tranh bằng cách nhận ra mối tương ứng giữa lời với tranh và tự đọc truyện, hay trẻ tự đọc truyện qua sự sáng tạo của mình khi xem tranh… - Để nâng cao chất lượng dạy và học chuyên đề chữ viết trong trường mầm non việc bồi dưỡng cho giáo viên biết cách hướng dẫn trẻ tập tô là nội dung không thể thiếu do vậy phải tạo điều kiện cho giáo viên đi dự giờ tập tô tại các trường điểm, xây dựng nội dung tiết dạy giáo viên trong trường dự bổ sung đánh giá qua đó giúp trẻ tập tô theo chủ điểm, hoặc tạo chữ trong không gian, giúp trẻ nhận biết chữ trong từ, sao chép các chữ trong cuốn bé 8 tập tô, tô viết chữ cái kết hợp với các môn học khác như môn làm quen môi trường xung quanh, môn văn học, môn toán,… + Bồi dưỡng giáo viên sử dụng một số truyện tranh chữ to nhằm thực hiện một số kỹ năng học đọc, học viết để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.Yêu cầu giáo viên sưu tầm những cuốn truyện tranh, câu chuyện viết bằng chữ to, tạp chí, họa báo, tranh truyện do trẻ vẽ. Hàng ngày cô giáo có thể kể những câu chuyện trong đó để giúp trẻ cách mở vở, cầm sách, xem tranh, và đọc các chữ cái trong đó theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc cho trẻ hoạt động bằng các trò chơi gạch chân các chữ cái, hoặc sao chép chữ… + Bồi dưỡng xây dựng giáo án mẫu. - Để có giờ dạy tốt việc xây dựng giáo án là một khâu hết sức quan trọng, yêu cầu bài dạy phải đi đủ các bước, nội dung đầy đủ, trình bày khoa học sạch sẽ nêu bật được hoạt động của cô, hoạt động của trẻ.Song việc thiết kế bài soạn của giáo viên phải thường xuyên được kiểm tra đánh giá, ký duyệt trước khi dạy để có thời gian bổ sung, uốn nắn kịp thời các mặt còn tồn tại để từ đó đề ra tiêu chuẩn một giờ dạy tốt: * về đồ dùng: đẹp, đầy đủ, sáng tạo * Phương pháp: đủ bước, nội dung truyền thụ sâu * Tác phong sư phạm: nhẹ nhàng, linh hoạt… b.Triển khai thực nghiệm: - Việc chọn một lớp điểm chuyên đề “ làm quen với chữ viết là một việc làm hết sức quan trọng. Do vậy dựa vào tình hình thực tế của trường đã chọn lớp 5 tuổi A là lớp chọn chuyên đề. - giáo viên chủ nhiệm lớp điểm chuyên đề phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vững, nhận thức nhanh, lý luận sư phạm nhanh nhạy, có đạo đức nghề nghiệp… - Sau khi chọn lớp điểm, và giáo viên phụ trách lớp BGH và tổ chuyên môn có kế hoạch thăm lớp, dự giờ thường xuyên để nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm cho các tiết dạy, qua đó giúp giáo viên lĩnh hội các ý kiến đóng góp, phát huy xây dựng các tiết dạy sau hay hơn, kết quả cao hơn.Nâng cao 9 được chất lượng dạy và học chuyên đề “ làm quen với chữ viết” c. Nhân ra đại trà: Sau khi triển khai thực hiện lớp điểm chuyên đề kết quả đạt được khá khả quan, nhà trường tiến hành nhân ra đại trà thực hiện ở hai lớp 5 tuổi - BGH + tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề sau đó triển khai tới các lớp thực hiện. - Có kế hoạch xây dựng giờ dạy mẫu, kế hoạch dự giờ thăm lớp thường xuyên, sưu tầm và làm đồ dùng phục vụ cho chuyên đề sau đó cho giáo viên đăng ký bài dạy, tiết dạy BGH cùng giáo viên dự giờ, nhận xét bổ sung cho tiết dạy rút kinh nghiệm cho từng cá nhân, tổ nhận xét và kết luận đưa ra mặt làm được và những tồn tại cần khắc phục, từ đó giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề, kết quả trên trẻ được nâng lên rõ rệt. 1.3.Việc kiểm tra đánh giá, tổng kết việc thăm lớp dự giờ: - Sau khi kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chuyên đề “ làm quen với chữ viết” đồng thời đề ra kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tổng kết giúp cho giáo viên có hướng phấn đấu. Trong năm học xây dựng tiết dạy bồi dưỡng thường xuyên hàng tháng, các tiết dạy tốt chào mừng ngày 20-11 hoặc 8-3, các kỳ hội thảo… sau mỗi đợt tiến hành BGH cùng giáo viên trong trường nhận xét rút kinh nghiệm, động viên, khuyến khích kịp thời để giáo viên rút kinh nghiệm cho những đợt thực hiện sau. 1.4.Kết quả bồi dưỡng chuyên đề “ làm quen với chữ viết” Hình thức bồi dưỡng Số lần Chất lượng A % B % C % *BD lý thuyết *Hội thảo *Xây dựng giáo án mẫu *Dạy điểm 7 3 10 8 5 2 7 6 71,7% 66,6% 70% 75% 2 1 3 2 28,6% 33,3% 30% 25% 0 0 0 0 Qua kết quả thực tế cho thấy việc bồi dưỡng để nâng cao chất lượng. 10 [...]... các giáo viên đều phải xá định đúng mục đích nội dung của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên đề “ làm quen với chữ viết b.Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề làm quen với chữ viết cho đội ngũ giáo viên tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: - Với phòng giáo dục-đào tạo thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng đổi mới các chuyên đề- chuyên đề chữ viết nói riêng để giáo. .. tiền đề vững trãi cho trẻ vào lớp 1 PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1 KINH NGHIỆM CỤ THỂ: Muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên chuyên đề làm quen với chữ viết thực sự đạt được chất lượng cao thì người quản lý cần phải: - Xây dựng tốt kế hoạch hoạt động và bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ giáo viên. Nghiên cứu kỹ và nắm vững yêu cầu nội dung của chuyên đề, yêu cầu từng loại tiết - Bồi dưỡng cho. .. sung cho sáng kiến, kinh nghiệm thêm phong phú 3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ “LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT” - Sáng kiến sau khi đã áp dụng vào thực tế, đã đem lại kết quả tương đối khả quan về mặt nhận thức giáo dục Do vậy cần thực hiện triệt để các biện pháp đã áp dụng thành công trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên đề làm quen với chữ viết cho đội ngũ giáo viên. Nhưng... thống giáo dục 13 quốc dân Đây là bậc học đầu tiên phát triển nhân cách con người một cách toàn diện Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề chữ viết là việc làm cần thiết trong công tác chỉ đạo chuyên môn.Do vậy muốn bồi dưỡng chuyên đề thì người quản lý phải có trình độ chuyên môn vững vàng có năng lực bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động Để nâng cao chất lượng. . .Chuyên đề “ làm quen với chữ viết cho đội ngũ giáo viên trong trường được tăng lên rõ rệt IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN CHUYÊN ĐỀ “LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT” + Biểu A: Kết quả giờ dạy Năm học 2008-2009 Số tiết 36 G 23 % 64% K 10 Xếp loại % TB 28% 3 % 8% Y 0 % 2009-2010 72 52 72% 18 25% 2 3% 0 Qua kết quả thực tế thấy rằng số lượng giờ dạy tăng lên.Kết quả giờ giỏi khá tăng chứng tỏ chất lượng dạy học,... cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng các chuyên đề, tham quan thực tế các trường điểm - Xây dựng ý thức tự giác vươn lên trong tự học, tự nghiên cứu để bản thân người giáo viên phải nỗ lực phấn đấu làm tốt công tác chuyên môn 14 - Tập thể nhà trường đoàn kết giúp đỡ nhau - Giáo viên nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng 15 ... tiếp tục tìm tòi những biện pháp tích cực, mới mẻ phù hợp phục vụ thiết thực cho việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên đề chữ viết cho giáo viên giúp cho những kinh nghiệm chỉ đạo ngày càng được hoàn chỉnh phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trong nhà trường đem lại kết quả như mong muốn, và có thể áp dụng đối với những trường có điều kiện tương tự như trường chúng tôi 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN... giáo cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động tích cực, các hình thức hoạt động luôn được thay đổi, biết kết hợp biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát huy được óc sáng tạo của mình - Các trò chơi cho trẻ làm quen với chữ viết phải phù hợp với khả năng của trẻ, với bài dạy và nội dung chủ điểm - Cô giáo cần kết hợp với các hoạt động khác để hướng dẫn trẻ hoạt động với chuyên đề chữ viết - Song cô giáo phải thường... Sau hai năm triển khai thực hiện chuyên đề chữ viết ở trường mầm non trung giáp kết quả thu được cụ thể như sau: 100% giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng 11 C 1 0 chuyên đề, số tiết dạy giỏi khá được tăng lên không còn giờ yếu kém Bên cạnh đó kết quả đánh giá trên trẻ rất cao. 100% trẻ nhận biết được các mặt chữ, phát âm chuẩn hoạt động với các trò chơi rất sôi nổi, phát huy được... môn “ làm quen với chữ viết Năm học 2008-2009 2009-20010 Tổng số trẻ 50 48 A 42 44 Kết quả làm quen chữ viết Nhận mặt chữ Tập tô B C A B 8 1 41 8 4 0 45 3 + Kết quả 2 năm: % trẻ nhận mặt chữ và tập tô được tăng lên, trẻ xếp loại A từ 84% tăng lên 91% Trẻ xếp loại B từ 16% giảm còn 8% điều đó chứng minh kết quả học tập chuyên đề chữ viết trên trẻ đang dần tăng lên Sau hai năm triển khai thực hiện chuyên . viên đều phải xá định đúng mục đích nội dung của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên đề “ làm quen với chữ viết b.Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề làm quen với chữ viết. hiện việc bồi dưỡng chuyên đề làm quen với chữ viết theo quy định xây dựng trên đây.Thi chất lượng bồi dưỡng chuyên đề này nâng cao góp phần nâng chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy. việc bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường và tôi đã chọn sáng kiến “ Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên đề “ Làm quen với chữ viết cho đội ngũ giáo viên . Để góp phần nâng cao chất lượng

Ngày đăng: 11/05/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan