Giáo án 5-tuần 24(CKT)

27 320 0
Giáo án 5-tuần 24(CKT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* TUẦN 24 (Từ ngày 21/2/2011 đến ngày 25/2/2011) *********************** Thứ/ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai (Chiều) (21/2) 1 2 3 4 Kỹ thuật Thể dục Chào cờ .Lắp xe ben (T1) Bài 47 Thứ ba (Sáng) (22/2) 1 2 3 4 Toán Chính tả LTVC Lịch sử Luyện tập chung Nghe viết: Núi non hùng vĩ. MRVT: Trật tự an ninh. Đường Trường Sơn. Thứ ba (Chiều) (22/2) 1 2 3 Luyện tập đọc L khoa học Luyện TLV Luật tục xưa của người Ê-đe Luyện bài tuần 23 Lập chương trình hoạt động Thứ tư (23/2) 1 2 3 4 5 Toán Kể chuyện Tập đọc Đạo đức Hát nhạc Luyện tập chung Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Hộp thư mật Em yêu Tổ quốc VN(T2) GVCT Thứ sáu (Sáng) (25/2) 1 2 3 4 Toán LTVC Tập làm văn Địa lý Luyện tập chung Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ hô ứng Ôn tập về tả đồ vật Ôn tập Thứ sáu (Chiều) (25/2) 1 2 3 Luyện toán L. Âm nhạc Sinh hoạt Ôn tập kiểm tra định kì GVCT Đội. Cam Tuyền, ngày 19 tháng 2 năm 2011 Phạm Thị Hoài * Phạm Thị Hoài* 1 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* Buổi chiều: Soạn: 20/02/2011 Giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011 Tiết 1: Kĩ thuật: LẮP XE BEN(TIẾT 1) I - Mục tiêu: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben đúng mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. II - Đồ dùng dạy học - Mẫu xe ben đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III- Các hoạt động dạy – học 1. Bài cũ: H nêu cách lắp xe cần cẩu. T nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học - GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế: +Dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất, cho các công trình xây dựng, làm đường,… *Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận - GV đặt câu hỏi: Để lắp xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin) *Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a)Hướng dẫn chọn các chi tiết lên bảng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào lắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2-SGK) Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ em phải chọn những chi tiết nào?( 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài) - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết. - Gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe. - HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ. - GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. (GV hướng dẫn chậm và lưu ý cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh lắp). * Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3-SGK) - GV đặt câu hỏi: để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2, em phải chọn thêm các chi tiết nào? - GV tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài. * Lắp các hệ thống giá đỡ trục bánh xe (H.4-SGK) - Yêu cầu HS quan sát sau đó gọi 1 HS để trả lời câu hỏi trong SGK và lắp 1 trục trong hệ thống. * Phạm Thị Hoài*2 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* - GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. Trong khi lắp, GV lưu ý HS biết vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe. * Lắp trục bánh xe trước (H. 5a –SGK) - Gọi 1 HS lên lắp trục bánh xe trước. - Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. * Lắp ca bin (H. 5b –SGK) Bộ phận này HS đã được lắp nhiều ở lớp 4. Vì vậy, GV gọi 1-2 HS lên lắp, các HS khác quan sát, bổ sung các bước lắp của bạn. c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK) - GV lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. Trong các bước lắp, GV cần chú ý: * Bước lắp ca bin: + Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ. + Lắp tấm mặt ca bin vào 2 t ấm bên của chữ U. + Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau. * Các bước lắp khác, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK và có thể gọi HS lên lắp 1-2 bức. - Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe. d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp Cách tiến hành như các bài trên. Tiết 2: Thể dục BÀI 47: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY. TRÒ CHƠI “QUA CẦU TIẾP SỨC” I- Mục tiêu : - Tiếp tục ôn phối hợp chạy – mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và 2 – 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá. III- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Mở đầu 6 – 10 phút - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút. - Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân tập: 1 phút. - Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. * Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1 – 2 phút. * Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 – 2 phút. Hoạt động 2 : Ôn phối hợp chạy – mang vác: 6- 8 phút. * Phạm Thị Hoài* 3 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó từng tổ báo cáo kết quả ôn tập do cán sự điều khiển. - Ôn bật cao: 2 đợt, mỗi đợt bật liên tục 2 – 3 lần, tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của giáo viên, giữa hai đợt giáo viên có nhận xét. - Học phối hợp chạy và bật nhảy: 9 – 11 phút. Giáo viên nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó giáo viên hoặc cán sự làm mẫu chậm 1 – 2 lần, rồi cho học sinh lần lượt thực hiện chậm 2 – 3 lần (chưa yêu cầu nhanh). Khi học sinh tập, giáo viên đứng ở chỗ các em bật cao để bảo hiểm. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”: 3 – 4 phút. Chia số học sinh trong lớp thành 2- 4 đội tùy theo số dụng cụ đã chuẩn bị, giáo viên phổ biến cách chơi, cử học sinh đứng bảo hiểm, sau đó cho các em chơi dưới sự điều khiển của giáo viên hoặc cán sự. Trong quá trình chơi, giáo viên giám sát chặt chẽ, động viên các em và nhắc nhở về tổ chức kỉ luật và vấn đề bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho học sinh. Hoạt động 4 : Kết thúc 4 – 6 phút - Giáo viên cho lớp đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát: 1 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học: 1 - 3 phút. - Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao: phút Tiết 3: Chào cờ: Tập trung đầu tuần. Soạn: 20/02/2011 Giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. -Biết tính thể tích hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.Bài tập cần làm bài 1,2. - Giáo dục HsS tính cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị: Vở bài tập, sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Bài 1: GV hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách nhẩm của bạn Dung, gồm. - Cùng HS tính nhẩm 15% của 120 - HS tự tính nhẩm 17,5 của 240 (theo gợi ý trong SGK) - HS tự tính và nêu cách tính nhẩm 35% của 520 Nên cho HS trao đổi ý kiến để chọn cách nhẩm hợp lý. Chẳng hạn. 10% của 520 là 52 5% của 520 là 26 20% của 520 là 104 35 của 520 là 182 Bài 2: Cho HS tự giải rồi chữa bài. Bài giải: a)Tỉ số phần trăm chỉ thể tích của hình lập phương lớn so với thể tích hình lập phương bé. ( 2 3 x 100)% = 150% * Phạm Thị Hoài*4 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* b)Thể tích của hình lập phương lớn: 64 x 150% = 96 (cm 3 ) Đáp số: a. 150%; b. 96cm 3 T chấm bài một số em, nhận xét. T hướng dẫn HS bài 3/1245 IV. Dặn dò. Chuẩn bị đồ vật có hình trụ cho tiết sau. Tiết 2: Chính tả NGHE VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ I- Mục tiêu 1. Nghe- viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.Viết hoa đúng các tên riêng trong bài. 2. Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2) II - Đồ dùng dạy – học Bút và một số tờ phiếu để các nhóm HS làm BT3 III. Các hoạt động dạy – học 1-Kiểm tra bài cũ Một HS đọc cho 2-3 bạn viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh. 2. Hướng dẫn HS nghe -viết - GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. HS theo dõi trong SGK. - GV: đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (tàyđình, hiểm trở, lồ lộ), các tên địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan –xi-phăng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai). HS luyện viết vào giấy nháp những tên riêng. - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ - HS phát biểu ý kiến- nói các tên riêngđó, cách viết hoa. GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng: Tên người, tên dân tộc Đam Săn, Y Sun Nơ Trang Long A-ma Dơ-hao Mơ-nông Tên địa lí Tây Nguyên (sông )Ba Bài tập 3 - Một HS đọc nội dung BT3. - GV trao bảng phụ (hoặc giấy cỡ to)viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; mời 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ. -GV: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật lịch sử. * Phạm Thị Hoài* 5 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* - GV chia lớp làm 5-6 nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và 1 tờ giấy. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải) - Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau Thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình kết quả (đọc câu đố trên bảng phụ – chỉ vào giấy nói lời giải (VD: đọc 2 dòng thơ đầu, chỉ vào giấy, nói: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo).Tiếp tục như vậy cho đến hết. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho những những nhóm giải đố đúng, nhanh viết đúng tên riêng 5 nhân vật lịch sử. - Một, hai HS nhìn bảng đọc lần lượt từng câu đố, nói lời giải theo kết quả đúng. Câu đố 1. Ai từng đóng cọc trên sông Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh? Lời giải đố Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo (GV: Ngô Quyền là người đầu tiên có sáng kiến đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt quân Nam hán (năm 938). Vua Lê Hoàn cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng diệt quân Tống (981). Sau này, trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần thứ 3 (năm 1288), học tập tiền nhân, Trần Hưng Đạo đã tiếp tục cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt giặc Nguyên) 2. Vua nào thần tốc quân hành Mùa xuân đại phá quân thanh tơi bời? 3. Vua nào tập trận đùa chơi Cờ lau phất trận một thời ấu thơ.? 4. Vua nào thảo Chiếu rời đô? 5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn? - Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) - Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) - Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) - Lê Thánh Tông (Lê Lư Thành) - HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố. - GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân Tiết 3: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ – AN NINH I- Mục tiêu Làm được bài tập1, tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh(BT2); hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3); làm được bài tập 4. II - Đồ dùng dạy – học -Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có) -3Bảng nhóm, mỗi tờ chỉ ghi một cột trong bảng ở BT4 để 3 HS làm bài, ghép lại thành bảng lời giải hoàn chỉnh: Cột Từ ngữ chỉ việc làm hoặc Từ ngữ chỉ cơ quan, tổchức, Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên III. Các hoạt động dạy – học 1- Kiểm tra bài cũ HS làm lại các BT2, 3 (phần Luyện Tập) của tiết LTVC trước. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút ) * Phạm Thị Hoài*6 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* Bài tập 1 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ đáp án (a) và (c); phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội) chú ý: Nếu HS chọn đáp án (a), GV cần giải thích: an ninh chỉ tình trạng yên ổn về mặt chính trị và xã hội. Còn tình trạng yên ổn hẳn, tránh được thiệt hại được gọi là an t oàn. Nếu HS chọn đáp án (c), GV cần giải thích: tình trạng không có chiến tranh hay còn gọi là hoà bình khác với tình trạng yên ổn về chính trị, xã hội. GV có thể giải thích thêm: an ninh là từ ghép Hán Việt, lặp nghĩa, gồm hai tiếng: tiếng an có nghĩa là yên, yên ổn, trái với nguy, nguy hiểm (VD: an ninh, an toàn, an tâm)tiếng ninh có nghĩa là yên lặng, bình yên (VD: khang ninh là mạnh khoẻ và bình yên) Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài. GV phát phiếu cho HS trao đổi theo nhóm để làm bài. - Đại diện các nhóm làm xong bài, dán lên bảng lớp. GV lập một nhóm trọng tài. Các trọng tài lần lượt đọc to từng phiếu, lược bỏ từ sai, tổng kết số từ viết đúng; kết luận nhóm thắng cuộc – nhóm làm bài đúng, tìm được nhiều từ. - Cả lớp và GV điều chỉnh ý kiến của trọng tài (nếu cần). GV giữ lại phiếu có lời giải tốt nhất, bổ sung các cụm từ: VD: Danh từ kết hợp với an ninh Cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, an ninh tổ quốc, giải pháp an ninh,… Động từ kết hợp với an ninh bảo vệ an ninh; giữ gìn an ninh; giữ vững an ninh; củng cố an ninh; quấy rối an ninh, làm mất an ninh; thiết lập an ninh,… Bài tập 3 -HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giúp HS hiểu nghĩa của từ. - Cách thực hiện tiếp theo tương tự bT2. Lời giải: Từ ngữ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh Công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật Bài tập 4 -Một HS đọc nội dung BT4 (Lưu ý HS đọc cả giải nghĩa từ sau bản hướng dẫn). Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV dán lên bảng lớp phiếu kẻ bảng phân loại; nhắc HS đọc kĩ, tìm đúng những từ ngữ chỉ đúng việc làm – những cơ quan, tổ chức – những người giúp em bảo vệ an toàn cho mình khi không có cha mẹ ở bên. - Cả lớp đọc thầm lại bản hướng dẫn, trao đổi cùng bạn. GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ; phát phiếu cho 3 HS – mỗi em thực hiện một phần yêu cầu của bài tập. -Ba HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sốt, hoàn chỉnh bảng kết quả: Từ ngữ chỉ việc làm Nhớ số điện thoại (ĐT) của cha mẹ / Nhớ địa chỉ, số ĐT của * Phạm Thị Hoài* 7 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức Từ ngữ chỉ ngừời có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên. người thân/ Gọi 113 hoặc 114, 115…/ Kêu lớn để người xung quanh biết / Chạy đến nhà người quen…/ Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng, để ý nhìn xung quanh / không mang đồ trang sức, đồ đắt tiền/ Khoá cửa/ Không cho người lạ biết em ở nhà một mình/ không mở cửa cho người lạ. Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (CA thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115(đội thường trực cáp cứu y tế). ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè. 3. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS đọc lại bản hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những viêc cần làm, giúp em bảo vệ an toàn cho mình. Tiết 4: Lịch sử ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I - Mục tiêu -Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phầnto lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam: +Đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn( đường Hồ Chí Minh). + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn) - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ: 2 H nêu hoàn cảnh ra đời của nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy. T nhận xét ghi điểm. * Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) - GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi. Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó. - GV nêu nhiệm vụ học tập: + Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ) + Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. * Hoạt động 2 (làm việc cả lớp) - GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. * Phạm Thị Hoài*8 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* - GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ) - GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. + Mục đích mở đường Trường Sơn: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. * Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp) - GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. - HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. Ngoài ra, yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong… mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại) * Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm) HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kỳ lịch sử. * Hoạt động 5 (làm việc cả lớp) - GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn. - GV chốt lại: Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh. *Hoạt động 6 : Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn học sinh về ôn bài chuẩn bị bài sau. Buổichiều: Tiết 1: Luyện đọc, viết: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ I. Mục tiêu: -H đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. -Củng cố nội dung bài. Luyện viết đoạn 3 -Giáo dục H tình yêu quê hương,đất nước có ý thức chấp hành các chính sách của pháp luật. II.Lên lớp: 1.Luyện đọc:1 H đọc toàn bài Các H nối tiếp đọc theo đoạn,T chú ý sữa sai phát âm các từ chuyện nhỏ, chuyện lớn, xử phạt, giữ khoanh T lưu ý cho Tuấn, Thoại, luyện đọc trước lớp. *Lưu ý: nhấn giọng ở những từ ngữ nhỏ, nhẹ, chịu chết, tận mắt, bồi thường gấp đôi.Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng dứt khoát giữa các câu, thể hiện tính nghiêm minh của luật tục. 2. Luyện đọc diễn cảm:3H đọc nối tiếp toàn bài.H nêu cách đọc diễn cảm của bài. * Phạm Thị Hoài* 9 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* H luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo nhóm đôi.Thi đọc trước lớp, nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 3.Ôn nội dung bài: - T nêu câu hỏi ở sách giáo khoa H lần lượt trả lời để ôn nội dung bài - 1 H nhắc lại nội dung bài -Qua bài tập đọc em hiểu được điều gì? 4. Luyện viết: Viết đoạn 3 của bài theo quy trình như các tiết trước. T nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc nhiều lần,chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Luyện khoa học: LUYỆN BÀI TUẦN 23: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN. LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: Rèn cho HS các kĩ năng sau: -Kể ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng., một số đồ dùng máy móc sử dụng điện, tên 1 số loại nguồn điện. -Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản. II. Chuẩn bị: Vở bài tập. Chuẩn bị theo nhóm: pin, bóng đèn, dây dẫn, miếng nhựa, nhôm, cao su, bìa III. Lên lớp: HD HS làm bài tập. 1.Sử dụng năng lượng điện: Bài 1: (cá nhân): Đánh dấu x vào vật là nguồn điện: -Pin. Bài 2: Hoàn thành bảng sau: (nhóm đôi) Hoạt động Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện Các dụng cụ phương tiện sử dụng điện Thắp sáng Truyền tin Đốt nóng Vận tải Làm mới Bài 3: Hoàn thành bảng (nhóm đôi- tương tự bài 2) 2. Lắp mạch điện đơn giản: Bài 1: (cả lớp) -Cho các vật sau: pin, bóng đèn, dây điện và 1 số vật khác, nêu 1 cách cho phép xác định trong các vật nhỏ đó, vật nào dẫn điện, vật nào cách điện? (Lắp pin, bóng đèn, dây điện tạo thành 1 mạch điện, sau đó chèn các vật nhỏ vào chỗ nối, nếu bóng sáng thì vật đó dẫn điện, nếu bóng không sáng thì vật đó cách điện. -HS thực hành trên các vật đã chuẩn bị, báo cáo kết quả. Bài 2: (cả lớp): Quan sát hình vẽ, đánh dấu x vào dưới hình vẽmạch điện đã được mắc đúng, đèn sáng. (Hình 2 và hình 3). 3. Củng cố dặn dò: -T nhận xét giờ học, dặn về nhà ôn bài, xem lại bài tập và nghiên cứu bài sau * Phạm Thị Hoài*10 [...]... HS : Có một vài phương án điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống ở một số câu - GV mời 3-4 HS lên bảng làm bài tập trên phiếu Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tính điểm cao hơn cho những HS có nhiều phương án điền từ: Câu a: Mưa càng to, gió càng thổi mạnh Câu b: Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng... như một anh lính tí hon (Lưu ý: Cái áo mẹ may y hệt như cái áo quânphục thực sự không phải là hình ảnh so sánh (so sánh tu từ) mà là so sánh thông thường) Người bạn đồng hành quý báu; cái măng séc ôm khít lấy cổ tay tôi Hình ảnh nhân hoá: -GV: Tác giả đã quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng, đường khâu, hàng khuy, cái cổ áo, cái măng séc đến cảm giác khi mặc áo, lời nhận xét của bạn bè xung quanh…Nhờ... vật khác * Phạm Thị Hoài* 19 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* 3 Có thể vận dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh… để giúp cho bàivăn sinh động, hấp dẫn hơn Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của đề bài - GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của thầy (cô) như thế nào; nhắc HS: + Đề bài yêu cầu các em viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ... lên dán trên bảng Bước 3: - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, cụ thể: nhóm nào xong trước và làm đúng thì nhóm đó thắng cuộc Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà ôn bài - Chuẩn bị bài sau Buổi chiều: Tiết 1: Luyện toán: CHUẨN BỊ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ I Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về diện tích các hình HHCN,HLP,thể tích của các hình đó.Các đơn vị đo thể tích -Giáo. .. các vế còn thiếu -Giáo dục ý thức tự học II Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập 26 * Phạm Thị Hoài* *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* III Lên lớp: A.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học B HD HS làm bài tập: Bài 1: Mỗi câughép sau biểu thị mối quan hệ gì? phân tích cấu tạo của từng vế câu ghép: a Nếu trời nắng thì lớp ta sẽ đi cắm trại b Do cha mẹ quan tâm giáo dục nên em bé... bài cá nhân – các em gạch một gạch chéo phân cách hai vế câu, khoanh tròn (hoặc gạch 2 gạch ) dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu - GV dán bảng 2, 3 tờ phiếu, mời 2,3 HS lên bảng làm bài, trình bày kết qủa Cả lớp và GV nhận xet, chốt lại lời giải đúng: * Phạm Thị Hoài* 17 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* Câu a: Ngày chưa tắt hẳn/ trăng đã lên rồi → 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp...Tiết 3: *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* Luyện tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I.Mục tiêu: -H lập được một chương trình hoạt động cho nội dung cụ thể -Giáo dục tính tự chủ II Chuẩn bị: -Phiếu học tập,bảng nhóm III Lên lớp 1.H nêu :Để lập được một chương... lại yêu cầu của bài; trao đổi theo cặp, trả lời lần lượt từng câu hỏi GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn MB theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp; KB hiểu mở rộng hay không mở rộng - HS phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 18 * Phạm Thị Hoài* *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* a) Về bố cục bài văn: Mở bài: Thân bài: Từ đầu đến màu cỏ úa- MB kiểu trực tiếp Từ... *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011* - HS tự nêu ví dụ minh hoạ - Giới thiệu hình trụ (như SGK) + Có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau + Có một mặt xung quanh + Chiều cao là độ dài đoạn thẳng nối tâm của hai đáy Hoạt động 2 :Giới thiệu hình cầu - GV đưa ra quả bóng đá và nói: Quả nóng này có dạng hình cầu - HS nêu lên một vài đồ vật có dạng hình cầu - GV giới thiệu tâm và bán... vài đồ vật có dạng hình cầu - GV giới thiệu tâm và bán kính của hình cầu + Quan sát hình vẽ nửa hình cầu, có mặt cắt là một hình tròn, tâm và bán kính hình trong này chính là tâm và bán kính hình cầu + GV đưa ra tranh vẽ như SGK để HS nhân biết và nêu tâm, bán kính hình cầu Thực hành: Bài 1: HS chỉ ra hình trụ (A, E, K) Bài 2: HS dùng quy tắc thực hành tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần . sáu (Chiều) (25/2) 1 2 3 Luyện toán L. Âm nhạc Sinh hoạt Ôn tập kiểm tra định kì GVCT Đội. Cam Tuyền, ngày 19 tháng 2 năm 2011 Phạm Thị Hoài * Phạm Thị Hoài* 1 *Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản-. thống giá đỡ trục bánh xe sau. Trong khi lắp, GV lưu ý HS biết vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe. * Lắp trục bánh xe trước (H. 5a –SGK) - Gọi 1 HS lên lắp trục bánh xe trước. - Toàn. động (do giáo viên chọn): 1 – 2 phút. * Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 – 2 phút. Hoạt động 2 : Ôn phối hợp chạy – mang vác: 6- 8 phút. * Phạm Thị Hoài* 3 *Giáo án 5- Trường

Ngày đăng: 11/05/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài tập 3

    • Câu đố

    • Lời giải đố

      • Bài tập 2

        • Danh từ kết hợp với an ninh

        • Động từ kết hợp với an ninh

        • -Giáo dục H tình yêu quê hương,đất nước có ý thức chấp hành các chính sách của pháp luật.

        • II.Lên lớp:

        • 1.Luyện đọc:1 H đọc toàn bài

        • Các H nối tiếp đọc theo đoạn,T chú ý sữa sai phát âm các từ chuyện nhỏ, chuyện lớn, xử phạt, giữ khoanh...T lưu ý cho Tuấn, Thoại, luyện đọc trước lớp.

        • - Về nhà luyện đọc nhiều lần,chuẩn bị bài sau.

          • Tiết 1: Toán

          • GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. GIỚI THIỆU HÌNH CẦU

          • Hoạt động tiếp nối

            • - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, sự kiện lịch sử,… có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

              • Bài tập 3- HS đọc yêu cầu của bài; suy nghĩ thay thế những từ được in đậm ở BT1 bằng những từ khác.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan