Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện

111 884 0
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH MIỆN ĐẾN NĂM 2020 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá đời sống xã hội nhân dân. Tài nguyên đất thì có hạn không tái tạo lại được trong đó dân số tăng nhanh, kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này cần phân bố sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai năm 2003 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai" và "UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân thông qua, trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt". Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địa phương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó còn là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai đuợc sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả. Thanh Miện là huyện nằm phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Trong những năm qua kinh tế của huyện có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu về đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi phục vụ an sinh xã hội và nhu cầu về đất ở tăng cao trong khi quỹ đất có hạn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và tạo áp lực ngày càng lớn lên đất đai. Nhiệm vụ đặt ra là phải sắp xếp, sử dụng quỹ đất hợp lý và có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Nâng cao trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 1 Xác định rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay, được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hải Dương, cùng với sự giúp đỡ chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Hải Dương, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện phối hợp với đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tổ chức triển khai Dự án “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương”. 2. Cơ sở của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện 2.1. Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện + Luật Đất đai năm 2003; + Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003; + Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; + Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; + Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/ 2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; + Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Căn cứ Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2010; + Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Công văn số 2105/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10/6/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng Dự án và Dự toán kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; 2 + Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; + Công văn 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 Hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất lúa; + Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; + Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015); + Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 28/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh Hải Dương; + Căn cứ Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 11/1/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030; + Căn cứ Công văn số 653/UBND-VP ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. + Căn cứ Quyết định 820/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. + Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Miện lần thứ XXII - nhiệm kỳ 2010 – 2015; 2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ + Định hướng quy hoạch phát triển các ngành như: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi + Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 huyện Thanh Miện. + Niên giám thống kê huyện Thanh Miện các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. + Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010. + Số liệu thống kê đất đai các năm 2006, 2007, 2008, 2009. + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Miện năm 2010. + Báo cáo kết quả tổng kết sản xuất nông nghiệp các năm 2006, 2007, 3 2008, 2009, 2010. 3. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1. Mục đích Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được ghi trong Luật đất đai. Vì vậy, để thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện cần phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật về quản lý đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Thanh Miện khi được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt sz là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Do đó các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; đồng thời tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện và phân bổ chỉ tiêu, định hướng sử dụng đất để lập quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn. Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện; đáp ứng được yêu cầu quy hoạch chuyên ngành khác trên địa bàn huyện và đáp ứng được tiêu chí phân bổ của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Đồng thời đảm bảo tính kề thừa, tính liên tục và tính phát triển của quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. 3.2. Yêu cầu - Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các ngành, các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Do đó quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của của huyện; cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020. Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sz trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác 4 sử dụng đất đai, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. - Bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. 4. Phương pháp xây dựng phương án quy hoạch Trong quá trình thực hiện dự án đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra thu thập bổ sung tài liệu, số liệu. - Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu số liệu. - Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn. - Phương pháp dự báo. - Phương pháp bản đồ để thể hiện các thông tin. 5. Nội dung báo cáo thuyết minh Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận và kiến nghị, gồm 4 phần chính: - Đặt vấn đề Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai. Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất. Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất. 6. Sản phẩm của dự án bao gồm: + Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015). + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1:25.000. + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1:25.000. + Các bảng biểu và phụ lục. 5 PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Thanh Miện nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Hải Dương, có tổng diện tích tự nhiên là 12.237,42 ha với 18 xã và 1 thị trấn. - Phía Bắc giáp huyện Bình Giang. - Phía Đông giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang. - Phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. - Phía Tây giáp huyện Phù Cừ, huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý như trên, tiếp giáp với cả 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, huyện Thanh Miện có thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Thanh Miện là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình +1,6 m đến +2,6 m. Đất đai Thanh Miện được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Tuy vậy, tính chất đất đai cũng như địa hình, địa mạo đa số vẫn mang đặc tính điển hình của đất phù sa sông Thái Bình (phần phía Tây Nam có sự pha trộn giữa phù sa sông Hồng và sông Thái Bình). Nhìn chung với địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích. Địa hình Thanh Miện cần phải tính đến các phương án tổ chức lãnh thổ hợp lý để có sự phát triển đạt nhịp độ cao. 1.1.3. Khí hậu Huyện Thanh Miện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. 6 Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương, các yếu tố khí hậu được thể hiện: * Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 230C. Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.5000C, tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên đến 36-370C (tháng 6, 7), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, có khi nhiệt độ xuống đến 6-70C. * Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện từ 1.350 mm đến 1.600 mm. Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế. * Gió bão: Thanh Miện chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh với vận tốc trung bình 1 - 1,5m/s và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng với vận tốc 1,5 - 2,0 m/s. Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo dài. Hàng năm Thanh Miện còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm từ 81 - 87%. Vào mùa hè, độ ẩm không khí cao nhưng vào mùa đông thì thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp. Như vậy, Thanh Miện có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao. 1.1.4. Thuỷ văn Thuỷ văn của huyện Thanh Miện chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ lưu 2 con sông chính là sông Luộc và sông Cửu An. Đây là các nhánh sông có nguồn gốc từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Như vậy hệ thống thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm. 7 Vào mùa mưa nước sông Hồng và sông Thái Bình thường dâng cao, gây lũ lụt cho một số vùng, khó khăn cho việc tiêu nước trên các cánh đồng, gây úng cục bộ nhiều ngày. Vào mùa khô mực nước sông Hồng và sông Thái Bình cạn, vì vậy ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sông sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp, điều tiết nguồn nước và nuôi trồng thuỷ sản với năng suất cao. 1.2. Các nguồn tài nguyên 1.2.1. Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010. Tổng quỹ đất tự nhiên của Thanh Miện là 12.237,42 ha, toàn bộ diện tích đã được khai thác đưa vào sử dụng. Đất đai của Thanh Miện chủ yếu được phát triển trên nền phù sa không được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn tỉnh năm 1965 của Viện Quy hoạch Thiết kế Bộ Nông nghiệp và điều tra bổ sung năm 1999 cho thấy: Trên địa bàn huyện Thanh Miện có 5 nhóm đất chính (tổng diện tích đất điều tra thổ nhưỡng là: 10.778,5 ha, chiếm khoảng 88% tổng diện tích đất tự nhiên): + Đất phù sa không được bồi hàng năm từ sông Thái Bình glây nông chua (P t g): Được phân bố ở tất cả 19 xã, thị trấn trong huyện, loại đất này có diện tích lớn nhất, đạt 7.996,0 ha, chiếm 75,2 % tổng diện tích đất điều tra. Đất chua (pH = 4,5 - 5,4), thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, glây nông, hàm lượng OM%, P 2 O 5 %, K 2 O% dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Được phân bố chủ yếu ở chân ruộng vàn và vàn thấp. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực: lúa, ngô, khoai. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa hoặc 2 lúa + 1màu. + Đất phù sa không được bồi hàng năm từ sông Thái Bình glây sâu chua (P t ): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Phạm Kha, Lam Sơn, Thị trấn Thanh Miện, Tân Trào, Cao Thắng, Ngũ Hùng. Diện tích 1.472,4 ha, chiếm 14,0 % tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở vùng vàn, vàn thấp, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Đất chua đến ít chua (pH = 4,6 - 6,1), glây sâu, hàm lượng OM%, P 2 O 5 %, K 2 O % dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa và 2 lúa + 1 màu. 8 + Đất phù sa cổ sông Hồng glây (P h g): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Tứ Cường, Tân Trào, Cao Thắng, Ngũ Hùng, Thanh Tùng, Đoàn Tùng, Hồng Quang. Diện tích khoảng 700,0 ha, chiếm 5,0 % tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở vùng vàn thấp, trũng có thành phần cơ giới thịt nặng. Đất chua (pH = 4,3 - 5,2), glây, hàm lượng OM%, P 2 O 5 %, K 2 O % dao động từ cấp khá đến giàu, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa và nuôi trồng thủy sản. + Đất phù sa sông Hồng không được bồi ít chua (P h ): Được phân bố chủ yếu ở các xã: Ngô Quyền, Tân Trào, Đoàn Kết. Diện tích khoảng 315,6 ha, chiếm 3,0 % tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở vùng vàn, vàn thấp, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Đất ít chua (pH = 5,6 - 6,2), glây yếu, hàm lượng OM%, P 2 O 5 %, K 2 O% dao động từ cấp trung bình đến khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp thâm canh cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 lúa, 2 lúa + 1 màu. + Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (P hi b): Diện tích khoảng 294,5 ha, chiếm 2,8% tổng diện tích đất điều tra, được phân bố ở vùng vàn, vàn cao, có thành phần cơ giới nhẹ. Đất ít chua (pH = 5,4 - 6,5), hàm lượng OM%, P 2 O 5 %, K 2 O% dao động từ nghèo đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Đất thích hợp thâm canh cây công nghiệp hàng năm, cây rau màu. Loại hình sử dụng đất chính trên loại đất này là 2 màu + 1 lúa hoặc chuyên màu. 1.2.2. Tài nguyên nước Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở huyện Thanh Miện được lấy từ các nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa. * Nước mặt: Được cung cấp bởi hệ thống sông Luộc ở phía Nam và sông Cửu An ở phía Tây của huyện, cùng hệ thống các ao hồ, đầm, kênh rạch trên địa bàn huyện. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho mọi hoạt động của huyện như sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp. * Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một số giếng khoan, nguồn nước ngầm của Thanh Miện khá dồi dào. Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 10-15 m, mùa mưa nước ngầm có ở độ sâu chỉ 3-5 m. Hàm lượng sắt và mangan trong nước cao, cần được xử lý trước khi sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. 9 * Nước mưa: Với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.350 mm đến 1.650 mm, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, bổ sung cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Chất lượng nước mưa tương đối đảm bảo nên được người dân trong huyện khai thác triệt để. Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Miện cần sớm có biện pháp khai thác và xử lý tốt nguồn nước ngầm và nước mặt trên địa bàn huyện, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. 1.2.3. Tài nguyên khoáng sản Theo số liệu điều tra về khoáng sản, thì trên địa bàn huyện Thanh Miện có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: sét, cát được phân bố ven sông Cửu An và sông Luộc. Tuy trữ lượng không lớn nhưng cũng góp phần giải quyết nguyên liệu xây dựng tại chỗ trong huyện và một số đơn vị gần huyện. Song do khai thác chưa theo quy hoạch đã để lại hậu quả ở một số khu đất ven sông bị sụt lở nghiêm trọng. Trong tương lai cần quy hoạch và quản lý chặt nguồn tài nguyên này, tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ đất và môi trường sinh thái. 1.2.4. Tài nguyên nhân văn Huyện Thanh Miện nói riêng và Tỉnh Hải Dương nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian. Thanh Miện có một quần thể tài nguyên nhân văn độc đáo, nổi tiếng là khu vực Đảo Cò được bao bọc bởi hồ An Dương xã Chi Lăng Nam với diện tích mặt nước 83.000 m2, ở đây có khoảng 9 loài cò vạc sinh sống, số lượng tới hàng vạn con. Nằm trong khu vực Đảo Cò hay gần Đảo Cò là một hệ thống các đền, đình, chùa mang dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh (Đình chùa Nam, Đền Mẫu, Chùa Hội Yên). Khu Đảo Cò có thể trở thành một cảnh quan du lịch sinh thái thiên nhiên đồng bằng khá hấp dẫn. Để khai thác, phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh. 10 [...]... trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua (2001-2010) việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2006-2010) trên địa bàn huyện được triển khai nghiêm túc thực hiện ở 2 cấp huyện, xã Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất UBND huyện đã tổ chức giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch tiết kiệm, hiệu... quản lý Nhà nước về đất đai không cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất Cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quy n theo luật định và chủ động trong sản xuất kinh doanh, sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả Bảng giá đất công khai rộng rãi, giúp người sử dụng đất nắm rõ được quy n lợi được hưởng... lĩnh vực đất đai Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, nhìn chung việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất được huyện thực hiện tương đối tốt, đúng thủ tục, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất Hiện trạng sử dụng đất năm... việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 28 Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, huyện đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất cho các hộ đủ điều kiện Kết quả thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất đến năm 2010 như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đã giao hết cho các đối tượng sử dụng và quản lý đất Cụ thể: + Nhóm đất nông... huyện là 12.237,42 ha Theo hướng dẫn tại Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì quỹ đất của huyện được chia ra các mục đích sử dụng như sau: Bảng 07: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Thanh Miện STT 1 1.1 Diện tích hiện trạng (ha) 32 100,00 71,18 7.382,31 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Đất nông nghiệp Trong đó: Đất. .. thắng Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất có mặt nước chuyên dùng Đất phát triển hạ tầng Đất giao thông Đất thủy lợi Đất công trình năng lượng Đất công trình bưu chính viễn thông Đất cơ sở văn hóa Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất cơ sở thể dục - thể thao Đất chợ Đất ở tại đô thị Đất ở tại nông thôn Đất chưa sử dụng Đất đô... Năm 2010, bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tỷ lệ 1/25.000; cấp xã 1/5.000 và tùy theo quy mô diện tích của từng xã và thị trấn Bản đồ xã tỷ lệ 1:5000 đều được thành lập bằng phương pháp số (file chuẩn.DGN), nằm trong hệ tọa độ chuẩn quốc gia (VN-2000) 1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Xác định... và huyện Thanh Miện nói riêng, giúp người sử dụng đất nắm rõ được quy n lợi được hưởng khi 30 Nhà nước thu hối đất; nghĩa vụ tài chính của mình khi phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Tổng thu về đất năm 2010: 34.611.000.000 đồng Tổng thu về đất năm 2011: 30.783.000.000 đồng Tổng thu về đất năm 2012: 47.851.000.000 đồng Chi đầu tư xây dựng cơ bản, lập quy hoạch sử dụng đất 2 cấp xã, huyện. .. tích đất phi nông nghiệp + Đất chợ: Diện tích đất chợ năm 2010 của huyện là 5,95 ha chiếm 0,17% tổng diện tích đất phi nông nghiệp - Đất ở đô thị Hiện tại, huyện Thanh Miện có diện tích đất ở đô thị là ở thị trấn Thanh Miện với diện tích là 49,55 ha,chiếm 1,41% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện - Đất ở nông thôn: Diện tích đất ở nông thôn của huyện là 834,24 ha, chiếm 23,66% tổng diện tích đất. .. giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Thanh Miện đã tiến hành đo đạc địa chính chính quy trên địa bàn huyện với tổng diện tích nông nghiệp được 8.701,93 ha ở tỷ lệ 1/2000 Đất trong khu dân cư huyện đang thực hiện theo dự án của tỉnh, hiện nay đã đo được 11 xã, thị trấn với diện tích là 1.357,92 ha Việc đánh giá, phân hạng đất đã được . thái. Quy hoạch sử dụng đất còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện và phân bổ chỉ tiêu, định hướng sử dụng đất để lập quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn. Quy hoạch sử dụng. cá nhân sử dụng đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các. kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương”. 2. Cơ sở của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện 2.1. Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng

Ngày đăng: 09/05/2015, 23:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện

  • PHẦN II

  • TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

    • I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

    • I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

    • 5.6. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch

    • 5.7. Dự kiến các khoản thu chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch (2011-2015)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan