Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đăk Nông

103 381 0
Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đăk Nông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đội ngũ CBQL các cấp là những người tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, là nhân tố quyết định chất lượng GDĐT. CBQLGD nói chung và CBQL ở các trường PTDTNT nói riêng; ngoài chức năng là nhà giáo dục, người lãnh đạo, họ còn là cán bộ quần chúng, là người góp phần vào sự nghiệp thắng lợi của công cuộc đổi mới GD. Yêu cầu về phát triển để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đã, đang trở thành vấn đề trọng tâm của cả ngành GDĐT hiện nay. Yêu cầu về đổi mới GD phổ thông hiện nay đang đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về chất lượng GV, CSVC - trang thiết bị, nguồn lực tài chính,… trong đó đổi mới QLGD có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đổi mới GD, mở đường cho việc triển khai những chủ trương đã được đề ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [22]. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Trường PTDTNT là nơi tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ và lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương, vùng dân tộc [7]. Tỉnh Đăk Nông có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống nên việc GD học sinh dân tộc thiểu số cũng phải chú ý đến tính đặc thù này, để mỗi CBQL có những nội dung, phương pháp GD sao cho phù hợp với mục tiêu GD theo tính đặc thù của địa phương. Đội ngũ CBQLGD ở Đăk Nông, đặc 1 biệt là CBQL tại các trường PTDTNT giữ một vị trí rất quan trọng, họ thật sự là những người gắn bó với sự nghiệp GD để nuôi dưỡng, đào tạo HS dân tộc thiểu số - những cán bộ tương lai của của địa phương - làm trụ cột để giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đăk Nông ngày càng vững mạnh và phát triển. Với mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40- CT/TW, ngày 16/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD [1]; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005 – 2010” [11], với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp GD trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Nông lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015) xác định phương hướng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực GDĐT; phát triển nguồn nhân lực: “Tăng cường đầu tư nguồn lực cho sự nghiệp GDĐT, nâng cao chất lượng GDPT, đẩy mạnh GD hướng nghiệp – dạy nghề, nhất là dạy nghề ở nông thôn, trong vùng đồng bào DTTS; gắn đào tạo xây dựng nguồn nhân lực với các chương trình mục tiêu phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh” [17]. Những năm qua, ngành GDĐT tỉnh Đăk Nông đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống các trường PTDTNT. Với vai trò, chức năng nhiệm vụ được qui định, 2 cùng với những đặc thù của địa phương, đội ngũ CBQL ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông đã có những nỗ lực góp phần tạo nên chất lượng giáo dục dân tộc ở địa phương, góp phần cùng cả tỉnh hoàn thành mục tiêu phổ cập GDTHCS vào tháng 12/2009. Tuy nhiên, chất lượng GDPT ở tỉnh Đăk Nông còn thấp, GD dân tộc cũng nằm trong thực trạng chung đó. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBQL của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là rất cần thiết. Nghiên cứu thành công sẽ góp phần giải quyết được những tồn tại trong giáo dục dân tộc của tỉnh hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đăk Nông”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng đội ngũ và QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông, đề xuất các biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT của tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục dân tộc hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn một tỉnh miền núi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dân tộc hiện nay. 3 4. Giả thuyết khoa học Công tác QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT của tỉnh Đăk Nông tuy đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Song do thiếu những cơ sở quy hoạch, chưa kế hoạch hóa được sự phát triển về số lượng, chất lượng, chưa hợp lý về cơ cấu. Nếu các đề xuất về biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc điểm ngành và được triển khai một cách đồng bộ thì chắc chắn sẽ phát triển được đội ngũ CBQL các trường PTDTNT, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường phổ thông nói chung và đội ngũ CBQL các trường PTDTNT nói riêng. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ và công tác QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông cùng các nguyên nhân của thực trạng đó. 5.3. Đề xuất một số biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn hiện nay. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tìm kiếm các biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông. Đề tài sử dụng các số liệu về giáo dục dân tộc của tỉnh Đăk Nông từ khi thành lập tỉnh 01/01/2004 đến nay. 4 7. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Để có cơ sở lý luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi đã hệ thống, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Bộ GDĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đăk Nông về quản lý, phát triển nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7. 2.1. Phương pháp điều tra viết Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết về công tác QL ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp tiếp xúc với CBQL các cấp, GV thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về trình độ, năng lực của CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông (có ghi biên bản) 7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động GD ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông với các hình thức: - Quan sát không tham dự: Lập phiếu hỏi - Quan sát có tham dự: Tham quan CSVC, trang thiết bị nhà trường; dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng nhà trường, nghiên cứu sản phẩm của các CBQL (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ QL trong nhà trường PTDTNT,…) 5 7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến các chuyên gia hoặc khách thể nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất trong đề tài. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học như tính tỷ lệ phần trăm, tính hệ số tương quan… để thống kê số lượng, chất lượng về đội ngũ CBQL, GV, kết quả học tập của HS trường PTDTNT và xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu. 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề QL phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông. 8.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm QL phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông để đáp ứng với nhu cầu phát triển GDĐT trong giai đoạn hiện nay. 9. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT Chương 2: Thực trạng đội ngũ và công tác QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông. Chương 3: Biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu đổi mới GD dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử Trung hoa cổ đại (những năm 500 đến 300 TCN), đã xuất hiện tư tưởng QL của Khổng Tử nhằm mục đích đào tạo ra lớp người cai trị xã hội, tư tưởng đó được xây dựng trên cốt lõi triết lý của đạo nhân với các yếu tố: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng. Những tư tưởng trên, tuy chưa thực sự chuyên sâu về QL nhưng đã đặt nền móng cho việc hình thành tư tưởng về nâng cao chất lượng những người làm công tác QL trong xã hội lúc bấy giờ. Giữa thế kỷ 18, một số nhà khoa học như: Robert Owen (1771-1858), nhà xã hội không tưởng vĩ đại người Anh hay Charles Babbage (1792-1871), nhà toán học người Anh đã đưa ra những quan điểm: tìm giải pháp QL với việc nâng cao năng xuất lao động và nâng cao trình độ QL. Tiếp đó, Frederick Winslow Taylor (1856-1915) với công trình tiêu biểu là cuốn “Những nguyên tắc quản lý khoa học” (The Principles of Scientific Management) xuất bản năm 1911 – trong công trình này, F.W. Taylor đã đưa ra bốn nguyên tắc QL khoa học đề cập đến việc tuyển chọn, huấn luyện công nhân, sự hợp tác cần thiết của người QL với người bị QL nhằm nâng cao chất lượng của người QL. Kế đó, Henri Faylor (1841-1925), một kỹ nghệ gia người Pháp có công trình “Tổng quát về quản lý – hay Thuyết quản trị” (Adiministration Industriell et Generale) xuất bản năm 1916 mà cống hiến lớn nhất của ông là đưa ra 5 chức năng cơ bản QL, 16 quy tắc về chức trách QL và 14 nguyên tắc QL hành chính. Theo ông, nếu người QL có đủ phẩm chất và năng lực, kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, quy tắc và nguyên tắc QL thì chất lượng và hiệu quả công việc, năng xuất lao động được nâng cao. 7 Từ những năm 70-80 của thế kỷ XX, một trường phái tiếp cận về QL trên cơ sở xem xét những yếu tố văn hóa giữa con người với con người đã xuất hiện với công trình nghiên cứu của William (Giáo sư trường Đại học California, Mỹ). Ông đã khẳng định, yếu tố quan trọng của văn hóa trong QL và nêu ra 7 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả QL được mô tả trong sơ đồ 7S: Strategy (chiến lược), Skills (kỹ năng), Style (cách thức), System (hệ thống), Structure (cơ cấu), Shared value (các giá trị chung) và đặc biệt là Staff (đội ngũ). Thông qua mô hình và phân tích đặc điểm của 7 yếu tố trên, chúng ta sẽ thấy giá trị của chất lượng đội ngũ người QL [18,228]. Khi xã hội công nghiệp có sự bùng nổ thông tin và chuyển dần thành xã hội thông tin, các nhà khoa học nghiên cứu về QL đã có các công trình về QL trong môi trường luôn biến đổi, QL theo quan điểm hệ thống, QL tình huống [10,29] và vấn đề chất lượng người QL thực sự đã được đề cập tới với những yêu cầu và cách thức nâng cao chất lượng đội ngũ. Cụ thể một số công trình nổi tiếng, đó là của Harold Koont, Cyrii Odonell, Heinz Weihrich với tác phẩm nổi tiếng: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” [18], công trình này đề cập nhiều hơn về yêu cầu chất lượng của người QL. Hay gần đây, Trung Quốc đang thành công trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới, đã xuất hiện công trình nghiên cứu “Khoa học lãnh đạo hiện đại” [29]. Trong công trình này, các tác giả đã chú ý nêu vấn đề chất lượng của cán bộ lãnh đạo và QL. Ngoài ra, ở Liên xô (cũ), các công trình nghiên cứu – xét ở góc độ lý luận giáo dục học của các tác giả đã đề cập tới lực lượng GD; trong đó nêu rõ vai trò, vị trí, chức năng của CBQL trường học, tiêu biểu là công trình của các nhà khoa học nổi tiếng như: Ilina T.A với tác phẩm Giáo dục học (tại tập 3: Những cơ sở của công tác giáo dục [23]; Savin N.V với tác phẩm Giáo dục học (ở Chương 22, tập 2: Những vấn đề cơ bản của QL nhà trường). 8 Năm 1991, tổ chức UNESCO đã xuất bản cuốn “Quản lý hành chính và sư phạm” của Jean Valérien, nhằm giới thiệu các modul về vai trò, chức năng, trách nhiệm, yêu cầu chất lượng và nhiệm vụ của người Hiệu trường trường TH. 1.1.2. Ở Việt Nam Đầu tiên phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) về công tác QL, nhiều quan điểm chỉ đạo của Người đều nhắc đến tầm quan trọng của người QL. Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [22]. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp GD; trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL. Điều đó được thể hiện qua các chủ trương, chính sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; tiêu biểu gần đây nhất là Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [1]; Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” [11]; Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 [5]. Với xu hướng kế thừa, nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiểm,…đã chắt lọc những vấn đề tinh túy nhất của hầu hết các tác phẩm QL của nước ngoài để thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình về sự phát triển của công tác QL. Đáng lưu ý là các tác phẩm: “Cơ sở khoa học quản lý” (Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc) [10]; “Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước” (Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm) [33]; “Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện các dân tộc người Tây Nguyên” (Lê Hữu Nghĩa) [28]. 9 Xét ở góc độ nghiên cứu lý luận QLGD, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học nước ta tiếp cận QLGD và QL trường học để đề cập tới việc phát triển công tác QL trường học, tiêu biểu nhất có: “Phương pháp luận khoa học giáo dục” (Phạm Minh Hạc) [19]; “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Trần Kiểm) [24]. Các nhà QLGD các cấp cũng đã có nhiều nghiên cứu, đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD. Tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, trong một số Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành QLGD có những tác giả nghiên cứu cùng hướng với đề tài như: Hoàng Quốc Huy (2005), Trần Quốc Thắng (2005), Nguyễn Xuân Trường (2006), Nguyễn Hữu Chương (2006), Nông Như Ngà (2007), Nguyễn Thị Chi Mai (2007),… Tại trường Đại học sư phạm Huế: Hoàng Thị Lý (2004), Nguyễn Văn Triết (2006), Nguyễn Văn Đệ (2007),… Một số luận văn Thạc sỹ đề cập đến loại hình trường PTDTNT nhưng đánh giá ở hoạt động dạy – học, đó là: “Các biện pháp QL của Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị” (Nguyễn Văn Hùng, Huế, 2006) hoặc “Các biện pháp QL của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học ở các trường PTDTNT tỉnh Lâm Đồng” (Huỳnh Văn Bảy, Viện Chương trình và Chiến lược giáo dục, 2006). Tuy nhiên, vấn đề QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông chưa có tác giả nào đề cập, nghiên cứu. Vì thế, việc nghiên cứu QL phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông là cần thiết. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Nói đến hoạt động QL, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến 10 [...]... với đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trong giai đoạn hiện nay: - Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường; - Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; (trường phổ thông nói chung, trường PTDTNT nói riêng); - Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông; - Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường; - Phát triển toàn diện giáo dục học sinh 1.5.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường. .. một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau và cùng một biện pháp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau 1.2.5.2 Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường học Từ khái niệm về biện pháp, chúng ta có thể hiểu: Biện pháp QL phát triển đội ngũ CBQL trường học là cách tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành của chủ thể QL đối với đội ngũ CBQL trường học nhằm làm cho đội ngũ ngày... và tay nghề thành thạo Vấn đề cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người CBQL 33 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐĂK NÔNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Đăk Nông được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 theo Nghị quyết... của mỗi dân tộc “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường 27 PTDTNT, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, phù hợp với địa bàn vùng dân tộc [12] 1.5.3 Phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT đảm bảo yêu cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. .. tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL các trường PTDTNT nói riêng 1.5.6.4 Sự lãnh đạo của cấp ủy; quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của cơ quan QLGD địa phương Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ Công tác cán bộ, trong đó có công tác xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các. .. tộc thiểu số Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú 1.3.2.3 Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ sau đây: - Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm - Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,... vụ trong các trường QLGD của ngành 1.2.4.2 Đội ngũ cán bộ quản lý - Khái niệm về đội ngũ: Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hoá - Thông tin, 1999) thì đội ngũ được hiểu là một tập hợp số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp hợp thành một lực lượng hoạt động trong một tổ chức 16 - Đội ngũ CBQL: Theo đó, đội ngũ CBQL các trường PTDTNT là tập hợp những người Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường. .. phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, nhưng lại bị ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa, khoa học và công nghệ giữa các cộng đồng, các dân tộc, các quốc gia; - Một thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng về giá trị con người, về bùng nổ dân số và về ô nhiễm môi trường Vì vậy, để đảm bảo tốt công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT thì cần phải chú ý những yêu cầu sau: 1.5.1 Phát triển đội. .. nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT là phương thức, cách thức của chủ thể QL (Sở GDĐT) tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục PTDTNT trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đó là quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, có phẩm chất tốt, có... tốt các chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ 1.3 VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG PTDTNT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 1.3.1 Vị trí của trường phổ thông dân tộc nội trú Trường PTDTNT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/4/2007 của Bộ . chất, QL con người trong nhà trường là tổ chức một cách hợp lý lao động của GV và HS, là tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc đ o t o con người rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm này thì tất cả sự vật, hiện tượng, con người và xã hội hoặc tự bản thân biến đổi hoặc do bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên. Nói cách khác, phát triển con người bền vững để phát triển xã hội. “Mục tiêu gi o dục là đ o t o con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đ o đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,

Ngày đăng: 09/05/2015, 21:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan