Thực trạng văn hóa doanh nghiệp và một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty cổ phần Tam Kim

116 1.3K 2
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp và một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty cổ phần Tam Kim

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hồi thế chiến thứ 2, có một nhà máy in ở Đức bị tàn phá, Đức quốc xã chiếm dụng làm cơ sở quân dụng. Chiến tranh đi qua, có 2 người đến nhặt từng viên gạch, cặm cụi xếp lại thành đống. Một người đi tới hỏi: “Vì sao các anh làm việc này?”. Họ trả lời: “Chúng tôi làm theo tâm nguyện của ông chủ, phải xây dựng lại nhà máy...”. Người hỏi đó chính là ông chủ và họ cùng ôm nhau khóc, quyết tâm xây lại nhà máy”. “Trong sự nghiệp của mình, ông chủ người sáng lập tập đoàn Samsung ước muốn sản xuất cho được chip điện tử. Nhưng ông không hoàn thành tâm nguyện. Trước khi qua đời, ông nói với các cộng sự: “Tôi không làm được thì các anh làm, rồi hãy đem nó đặt lên mộ tôi...”. Kết quả là hiện nay, Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất chip điện tử”. Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN) vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam chưa thực sự có một Doanh nghiệp nào xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào làm lay động thị trường quốc tế; ngoài những lí do về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, nguồn tài chính…thì thiếu VHDN cũng là một trong những yếu tố góp phần cho sự hổ thẹn ấy. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp của Công ty mình, không thể để cho nó phát triển tự phát. VHDN không hiện hữu một cách thường trực, đầu tư xây dựng VHDN không phải ngày một ngày hai mà hiệu quả của nó cũng khó có thể đong đếm được, do vậy VHDN không thực sự được các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một cách đúng đắn. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm cho thấy được vai trò quan trọng của VHDN đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay. Chuyên đề thực tập với đề tài “Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Tam Kim” nêu lên cơ sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá, Văn hoá Doanh nghiệp; thực trạng Văn hoá Doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm xây dựng VHDN ở Công ty Cổ phần Tam Kim với hy vọng công ty sẽ vận dụng sức mạnh VHDN để đạt được những thành công to lớn trong quá trình kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế Thế giới.

1 Luận văn tốt nghiệp Lời nói đầu “Hồi thế chiến thứ 2, có một nhà máy in ở Đức bị tàn phá, Đức quốc xã chiếm dụng làm cơ sở quân dụng. Chiến tranh đi qua, có 2 người đến nhặt từng viên gạch, cặm cụi xếp lại thành đống. Một người đi tới hỏi: “Vì sao các anh làm việc này?”. Họ trả lời: “Chúng tôi làm theo tâm nguyện của ông chủ, phải xây dựng lại nhà máy ”. Người hỏi đó chính là ông chủ và họ cùng ôm nhau khóc, quyết tâm xây lại nhà máy”. “Trong sự nghiệp của mình, ông chủ - người sáng lập tập đoàn Samsung - ước muốn sản xuất cho được chip điện tử. Nhưng ông không hoàn thành tâm nguyện. Trước khi qua đời, ông nói với các cộng sự: “Tôi không làm được thì các anh làm, rồi hãy đem nó đặt lên mộ tôi ”. Kết quả là hiện nay, Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất chip điện tử”. Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN) vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam chưa thực sự có một Doanh nghiệp nào xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào làm lay động thị trường quốc tế; ngoài những lí do về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, nguồn tài chính…thì thiếu VHDN cũng là một trong những yếu tố góp phần cho sự hổ thẹn ấy. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến 1 | P a g e 1 2 Luận văn tốt nghiệp việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp của Công ty mình, không thể để cho nó phát triển tự phát. VHDN không hiện hữu một cách thường trực, đầu tư xây dựng VHDN không phải ngày một ngày hai mà hiệu quả của nó cũng khó có thể đong đếm được, do vậy VHDN không thực sự được các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một cách đúng đắn. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm cho thấy được vai trò quan trọng của VHDN đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay. Chuyên đề thực tập với đề tài “Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Tam Kim” nêu lên cơ sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá, Văn hoá Doanh nghiệp; thực trạng Văn hoá Doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm xây dựng VHDN ở Công ty Cổ phần Tam Kim với hy vọng công ty sẽ vận dụng sức mạnh VHDN để đạt được những thành công to lớn trong quá trình kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế Thế giới. Hà nội, ngày 10/4/2008. 2 | P a g e 2 3 Luận văn tốt nghiệp Chương I: Cở sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp. I. Khái niệm Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp: 1. Khái niệm Doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm Doanh nghiệp: Là một tổ chức có trụ sở, con dấu, tài sản… thực hiện hoạt động kinh doanh, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, xét 3 | P a g e 3 4 Luận văn tốt nghiệp trong dài hạn thì mục tiêu của Doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay ở Việt Nam có 6 loại hình Doanh nghiệp, đó là: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Hợp tác xã. 1.2. Các quan điểm về Doanh nghiệp: a. Sự ngự trị của máy móc-Doanh nghiệp được xem như một cỗ máy: Người ta tìm thấy dấu vết của quan điểm này trong thực tiễn của các doanh nghiệp chính thức đầu tiên, các doanh nghiệp này có cấu trúc hình tháp, đó là việc chuyên môn hoá các hoạt động của con người. Tuy nhiên với sự ra đời và phát triển của máy móc, nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ thì quan niệm doanh nghiệp thực sự máy móc vì việc sử dụng máy móc chủ yếu trong công nghiệp đã đòi hỏi các Doanh nghiệp thích nghi với yêu cầu của máy móc. Cách tiếp cận này xem xét doanh nghiệp như một cỗ máy, coi mỗi con người, mỗi bộ phận của Doanh nghiệp như một bộ phận, một chi tiết của cỗ máy hoàn chỉnh được Adam Smith (Anh) ca ngợi, được Frédéric Đại đế (Nước Phổ) vận dụng triệt để, được Frederick Taylor (Mỹ) , Henri Fayol (Pháp), F.W. Mooney (Mỹ) và Lyndall Urwick (Anh) phát triển thành học thuyết quản lý. Doanh nghiệp được xem như một cỗ máy với con người là các bộ phận, chi tiết nên nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của họ đều rõ ràng, sự phân công 4 | P a g e 4 5 Luận văn tốt nghiệp chuyên môn hoá là hết sức chặt chẽ để phục vụ cho mục tiêu chung. Mối quan hệ giữa những con người đều mang tính chính thức. Mỗi người, mỗi vị trí, mỗi hành động đều được chuẩn hoá. Nếu một người nào đó, do sự cố không tham dự vào Doanh nghiệp nữa, thì người đứng đầu Doanh nghiệp có thể thay thế anh ta bằng bất kỳ ai đạt đủ các tiêu chuẩn tương đương, giống như một người đi xe gắn máy thay chiếc xích bị rão bằng một chiếc xích khác của bất cứ nước nào, do bất cứ doanh nghiệp nào sản xuất, miễn là xích đó có cùng chủng loại và kích cỡ. Doanh nghiệp là một cỗ máy, cho nên mục tiêu của Doanh nghiệp phải cố định và hiệu quả của việc sản xuất phải rất cao. Kế hoạch đặt ra cho Doanh nghiệp là chuẩn xác, việc kiểm tra thực hiện kế hoạch cũng thuận tiện rõ ràng. Một người trong Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì cả Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng theo, do đó đòi hỏi mọi người trong Doanh nghiệp phải làm tốt nhiệm vụ mà mình đảm nhận. Doanh nghiệp là một cỗ máy nên vị trí của các chi tiết không thể lắp đặt tuỳ tiện. Việc của người nào trong tổ chức phải do người đó thực hiện theo hướng chuyên môn hoá không thể xáo trộn bất thường. - Ưu điểm của quan điểm xem Doanh nghiệp như một cỗ máy là sự chuyên môn hoá cao độ trong tổ chức theo hướng từ tiêu chuẩn hoá đến hiện đại hoá, nhờ đó Doanh nghiệp được vận hành đề đặn với hiệu quả cao. Mỗi người trong Doanh nghiệp đều ý thức được vị trí của mình và của mọi người khác. Mục tiêu, kế 5 | P a g e 5 6 Luận văn tốt nghiệp hoạch, công tác kiểm tra của từng Doanh nghiệp được đặt ra rõ ràng. Việc thay thế con người trong tổ chức hết sức dễ dàng, thuận tiện cho việc đưa được người giỏi vào tổ chức. - Nhược điểm của quan điểm xem Doanh nghiệp như một cỗ máy là yếu tố con người không được coi trọng, tính sáng tạo không được đề cao. Doanh nghiệp được xây dựng và quản lý theo quan điểm cỗ máy khó thích nghi được với biến động của môi trường. Doanh nghiệp được xem như một cỗ máy, mỗi người là một chi tiết máy thì nhiệm vụ phải được phân công hết sức rõ ràng, ít phức tạp, mà điều này ít khi xảy ra trong một thời gian dài của Doanh nghiệp, một mắt xích có vấn đề là cả bộ máy ngừng hoạt động. b. Sự can thiệp của giới tự nhiên-Doanh nghiệp được coi là một cơ thể sống: Doanh nghiệp là một hệ thống tồn tại trong một môi trường rộng lớn hơn nhằm thực hiện những mục đích khác nhau. Là một hệ thống mở, Doanh nghiệp được nhìn nhận như các quá trình liên tục hơn là một tập hợp các bộ phận. Khi các quá trình cơ bản hoạt động lâu dài thì hệ thống sẽ tồn tại. Trong quá trình hoạt động tổ chức phải đảm bảo được sự cân bằng bên trong và với bên ngoài, phải không ngừng củng cố và phát triển mối liên hệ với các tổ chức khác. Doanh nghiệp là một cơ thể sống nên phải được đáp ứng những nhu cầu để tồn tại và phát triển. Quan điểm này coi tồn tại là mục tiêu đầu tiên mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải đạt được để thực hiện sứ mệnh của mình. Nhu cầu 6 | P a g e 6 7 Luận văn tốt nghiệp của cơ thể được đáp ứng thì mỗi bộ phận của cơ thể cũng được đáp ứng theo bằng những phương thức và liều lượng khác nhau. Như vậy, người đứng đầu Doanh nghiệp phải chăm lo xử lý lợi ích, nhu cầu của Doan nghiệp mình và họ có nhiệm vụ phân phối lại các lợi ích đã thu nhận được cho các cá nhân trong tổ chức. Doanh nghiệp là một cơ thể sống, có nghĩa là nó phải có môi trường sống (có không gian và thời gian mà trong đó Doanh nghiệp tồn tại và phát triển). Quan hệ đầu tiên phải đề cập tới giữa cơ thể sống với môi trường là khả năng thích nghi. Nếu cơ thể không thích nghi được với các rủi ro và ngẫu nhiên của môi trường thì nó sẽ bị tiêu diệt. Đa dạng như giới sinh vật, Doan nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, được phân chia theo nhều tiêu chí khác nhau. Những người thành lập Doanh nghiệp luôn có một dải rộng để lựa chọn hình thái tồn tại cho Doanh nghiệp và hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào chất lượng của sự lựa chọn này. - Ưu điểm của quan điểm xem doanh nghiệp như một cơ thể sống là sự quan tâm của các nhà quản lý đến vấn đề con người. Với quan điểm này họ sẽ cố gắng để đảm bảo tính thích nghi của tổ chức với môi trường, biết chấp nhận những sự đe doạ và rủi ro đến từ môi trường, thận trọng khi lựa chọn hình thái cơ cấu cho Doanh nghiệp, chăm lo đến công tác phát triển Doanh nghiệp. - Nhược diểm: Quan điểm xem Doanh nghiệp như một cơ thể sống có thể dẫn chúng ta đến mong muốn nhìn nhận các Doanh nghiệp và môi trường của nó 7 | P a g e 7 8 Luận văn tốt nghiệp một cách quá cụ thể mà điều này thì khó mà làm được. Đặc biệt, cách tiếp cận sự tiến hoá của các Doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc chọn lọc tự nhiên (môi trường chọn lọc các Doanh nghiệp được sống sót) đã bỏ qua khả năng của các tổ chức và các thành viên của nó góp phần xây dựng tương lai của chính họ và có thể có những tác động tích cực tới môi trường. c. Hướng tới khả năng tự tổ chức-Doanh nghiệp được xem như một bộ não: Cách tiếp cận Doanh nghiệp theo quan điểm này đã xuất hiện trong những năm 1940 và 1950, buổi ban đầu của kỷ nguyên thông tin với những người đi tiên phong như Herbert Simon và Norbert Wiener, Fred Emery (Australia), William Ouchi (Nhật). Quan điểm coi Doanh nghiệp là một bộ não cho rằng: Doanh nghiệp là một hệ xử lý thông tin và ra quyết định. Các quyết định của Doanh nghiệp không bao giờ là hoàn toàn hợp lý (có tính hợp lý hạn chế) bởi các thành viên của tổ chức chỉ có năng lực hạn chế trong xử lý thông tin. Chính hệ thống thông tin cấu thành Doanh nghiệp. Các bộ phận, phần tử của Doanh nghiệp có thể tồn tại tương đối độc lập nhưng tổ chức vẫn đảm bảo mọi tính chất thích hợp nếu xây dựng được hệ thống truyền thông tốt. Điều này tạo khả năng cho Doanh nghiệp tồn tại không cần địa điểm rõ ràng, các thành viên của nó có thể liên hệ với nhau qua máy vi tính và các thiết bị nghe nhìn, còn người máy được điều khiển từ xa để làm các công việc cơ bắp. Những Doanh nghiệp như vậy đã và đang phát triển trong thực tế. 8 | P a g e 8 9 Luận văn tốt nghiệp Với quá trình trao đổi thông tin liên hệ ngược, Doanh nghiệp có khả năng tự điều chỉnh, duy trì khả năng thích nghi và trạng thái ổn dịnh. - Ưu điểm: Suốt trong nhiều thập niên trôi qua kể từ khi Simon đưa ra khái niệm về quá trình thông tin và ra quyết định trong Doanh nghiệp nhiều nhà nghiên cứu đã đóng góp công sức để nâng cao khả năng quản lý Doanh nghiệp trước tính phức tạp và bất định của môi trường. Quan điểm này là cơ sở để hình thành các nghành khoa học mới như điều khiển học và lý thuyết thông tin, giúp chúng ta hiểu được các hình thức học tập nổi bật trong Doanh nghiệp (hỏi đáp và tự phê) và khả năng tự tổ chức của chúng. Đồng thời mở ra khả năng sử dụng tin học để hình thành các dạng Doanh nghiệp mới. - Nhược điểm: Với quan điểm này các Doanh nghiệp phải bằng lòng với các quyết định “thoả đáng” dựa trên các phương pháp có tính kinh nghiệm giản đơn và trên một lượng thông tin hạn chế. Có nguy cơ không chú ý đến những xung khắc nghiêm trọng giữa đòi hỏi học tập và tự tổ chức với các thực tế của quyền hành và kiểm tra. Tự tổ chức đòi hỏi sự thay đổi thái độ: ưu tiên tính chủ động chứ không phải thụ động, độc lập chứ không phụ thuộc, linh hoạt chứ không cứng nhắc, hợp tác hơn là cạnh tranh, cởi mở trí tuệ hơn là trói buộc, đàm đạo dân chủ hơn là đức tin độc đoán. Đối với nhiều Doanh nghiệp , điều đó đòi hỏi “sự thay đổi tính cách” với những khoảng thời gian đáng kể chứ không thể làm ngay như thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin cho những hệ thống cơ học. 9 | P a g e 9 10 Luận văn tốt nghiệp d. Tạo dựng hiện thực xã hội- Doanh nghiệp được nhìn nhận như một nền văn hoá: Quan điểm coi Doanh nghiệp là một nền văn hoá phát triển từ những năm 1970, từ khi nước Nhật vươn lên hàng cường quốc kinh tế lớn. Mặc dù các nhà lý luận còn chưa nhất trí về nguyên nhân của sự đổi thay của nước Nhật, song phần lớn đều cho rằng nền văn hoá, đặc biệt là lối sống đã giữ vai trò hàng đầu. Những đổi thay trong cán cân quyền lực thế giới và xu thế quốc tế hoá đã làm nổi bật sự cần thiết phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa văn hoá, đời sống văn hoá và đời sống Doanh nghiệp. Những yếu tố cơ bản của quan điểm này là: Doanh nghiệp bản thân nó là một hiện tượng văn hoá với hệ thống nhận thức, những giá trị, những chuẩn mực, những lễ nghi hàng ngày, những điều cấm kị của mình. Văn hoá là “xi măng chuẩn” gắn kết các bộ phận và con người của Doanh nghiệp thành một khối thống nhất, làm tăng cường khả năng phối hợp để đạt mục đích chung. Văn hoá Doanh nghiệp là kết quả của sự kế thừa các giá trị trong quá khứ, là sự sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai. Điều này khẳng định vai trò của truyền thống, sự sáng tạo của con người trong hiện tại và vai trò của quản lý chiến lược để đạt đến giai đoạn phát triển cao trong môi trường luôn biến động. Văn hoá có những điểm khác nhau giữa các xã hội, các Doanh nghiệp, tạo nên bản sắc cho mỗi nền văn hoá. Lĩnh hội những ưu điểm của các nền văn hoá 10 | P a g e 10 [...]... của văn hoá Doanh nghiệp Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Văn hoá Doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá 23 | P a g e 23 24 Luận văn tốt nghiệp được Doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của Doanh. .. Trong một xã hội rộng lớn, mỗi Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (Doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng biệt Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “ Văn hoá Doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn. .. hợp lý nhất cho đời sống của nó Sức sống của một Doanh nghiệp được dựa trên một nền văn hoá bất diệt, nó có khả năng đối phó với các đối thủ cạnh tranh và dễ dàng chỉnh lý các sai phạm trong Doanh nghiệp - Nhược điểm của cách tiếp cận Doanh nghiệp như một nền văn hoá là có thể đưa một số nhà quản lý tới quan niệm cho rằng mình là người cha tinh thần của Doanh nghiệp, có vai trò xây dựng nên các giá trị... về Doanh nghiệp Những quan điểm khác nhau về Doanh nghiệp xuất phát từ việc nghiên cứu Doanh nghiệp từ những góc độ khác nhau Nếu chỉ đứng về phía bất cứ một quan điểm nào, ta cũng chỉ có được cách nhìn phiến diện về Doanh nghiệp Để quản lý Doanh nghiệp, các nhà quản lý phải nghiên cứu Doanh nghiệp từ nhiều góc độ và có được quan điểm toàn thể về Doanh nghiệp 2 Khái niệm Văn hoá và vai trò của Văn. .. thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường Doanh nghiệp c Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong Doanh nghiệp) : 25 | P a g e 25 26 Luận văn tốt nghiệp Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp ) cũng... về lợi ích và quyền lực tác động lên cấu trúc và trật tự của Doanh nghiệp, có tác dụng cấu trúc lại các quan hệ trong Doanh nghiệp, giữa các Doanh nghiệp và xã hội - Ưu điểm: Những tư tưởng trên đã giúp chúng ta chấp nhận thực tế rằng chính trị là một yếu tố tất yếu trong đời sống Doanh nghiệp, thừa nhận vai trò của nó trong việc tạo dựng trật tự xã hội Nó cởi bỏ huyền thoại về tính hợp lý và tính thống... cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một Doanh nghiệp Đã có rất nhiều khái niệm văn hoá Doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận 22 | P a g e 22 23 Luận văn tốt nghiệp Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra định nghĩa như sau: “ Văn hoá Doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị,... thân VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc Mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào một nền văn hoá cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc Và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, một doanh nghiệp, những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của Doanh nghiệp, đó... nước”, có ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động hằng ngày của Doanh nghiệp Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra phong thái của một Doanh nghiệp thành công, phong thái đó thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viên trong Doanh nghiệp Như khi bước 30 | P a g e 30 31 Luận văn tốt nghiệp vào công ty Walt Disney, người ta có thể có thể cảm nhận được một vài giá trị rất... dòng chảy và như sự biến hoá: Vào những năm 500 trước công nguyên, nhà triết học Hy Lạp, Heraclite, nhận xét rằng “Không thể nhúng chân hai lần xuống cùng một dòng sông vì dòng nước không bao giờ ngừng chảy” Quan điểm coi Doanh nghiệp như một dòng chảy và sự tiến hoá được đặc trưng bởi một số nội dung: Doanh nghiệp là một tổng thể thống nhất không thể chia cắt và không thể ổn định Doanh nghiệp mang . cơ sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá, Văn hoá Doanh nghiệp; thực trạng Văn hoá Doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm xây dựng VHDN ở Công ty Cổ phần Tam Kim với hy vọng công ty sẽ vận dụng sức. của Doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay. Chuyên đề thực tập với đề tài Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa Doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần Tam Kim nêu lên cơ sở lý. Văn hoá doanh nghiệp. I. Khái niệm Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp: 1. Khái niệm Doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm Doanh nghiệp: Là một tổ chức có trụ sở, con dấu, tài sản… thực hiện

Ngày đăng: 09/05/2015, 09:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Chương I: Cở sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp.

  • I. Khái niệm Doanh nghiệp, Văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp:

    • 1. Khái niệm Doanh nghiệp.

      • 1.1. Khái niệm Doanh nghiệp:

      • 1.2. Các quan điểm về Doanh nghiệp:

      • 2. Khái niệm Văn hoá và vai trò của Văn hoá.

      • 2.1. Khái niệm Văn hoá:

      • 2.2. Vai trò của Văn hoá đối với sự phát triển của xã hội:

      • 3. Khái niệm VHDN.

        • 3.1. Khái niệm VHDN:

        • Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Văn hoá Doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được Doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của Doanh nghiệp đó”.

        • 3.2. Các cấp độ VHDN:

        • 3.3. Các giai đoạn hình thành VHDN:

        • II. Tác động của VHDN đối với sự phát triển Doanh nghiệp:

          • 1. Tác động tích cực:

            • 1.2. VHDN tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn Doanh nghiệp:

            • 1.3. VHDN khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế:

            • 2. Tác động tiêu cực:

            • III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN:

              • 1. Văn hoá Dân tộc:

                • 1.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:

                • 1.2. Sự phân cấp quyền lực:

                • 1.3. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền:

                • 1.4. Tính cẩn trọng:

                • 2. Nhà lãnh đạo - Người tạo ra nét đặc thù của VHDN:

                • 3. Những giá trị Văn hoá học hỏi được:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan