Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị WHY DO PUBLIC-SECTOR PROJECTS FAIL

19 306 0
Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị WHY DO PUBLIC-SECTOR PROJECTS FAIL

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO BÀI TẬP TÌNH HUỐNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ ĐỀ TÀI: WHY DO PUBLIC-SECTOR PROJECTS FAIL? GVHD : Nguyễn Hoàng Minh Lớp : ĐH25T19 Nhóm sinh viên : 16 1. Nguyễn Ngọc Hạnh - 030125090306 2. Nguyễn Thúy Quỳnh - 030125090689 3. Lê Văn Tài - 030125091014 4. Nguyễn Thị Xuân - 030125091097 5. Nguyễn Thị Hải Yến – 030125091103 TP.HCM – 2015 1 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 16 STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ KÝ TÊN 1 Nguyễn Ngọc Hạnh 030125090306 Dịch bài, tìm tài liệu, làm word 2 Nguyễn Thúy Quỳnh 030125090689 Tìm tài liệu, làm bài, tổng hợp Word 3 Lê Văn Tài 030125091014 Dịch bài, tìm tài liệu, làm bài Word 4 Nguyễn Thị Xuân 030125091097 Tìm tài liệu, làm bài, tổng hợp Word 5 Nguyễn Thị Hải Yến 030125091103 Tìm tài liệu, làm bài, Power piont 2 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 MỤC LỤC 3 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 TẠI SAO CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ KHU VỰC CÔNG LẠI THẤT BẠI? BẢN DỊCH Vào mùa xuân năm 2007, một loại hệ thống ứng dụng dành cho các bác sĩ hứa hẹn sẽ trở thành một công cụ tốt nhất và thích hợp nhất cho việc đào tạo các bác sĩ tập sự thành những chuyên gia trong lĩnh vực y học, đã bị hoãn lại bởi Bộ trưởng. Các bác sĩ đã cho ý kiến rằng Hệ thống ứng dụng đào tạo dịch vụ y tế (MTAS) này đã hoàn toàn mắc lỗi và nó làm cho các bác sĩ tập sự bị đối xử thiếu công bằng. Việc tái cơ cấu lại hệ thống đào tạo và quá trình ứng dụng này sẽ đồng nghĩa với việc là sẽ có 30000 bác sĩ theo đuổi 32000 vị trí thông qua một hệ thống hoạt động kém hiệu quả. Thế nhưng một kết quả nghiên cứu đã đưa ra một giả thiết hết sức là bất ngờ, đó là cứ 5 bác sĩ thì lại có 1 người đã từng nghĩ đến việc tự tử, cho thấy mức độ tệ hại của chương trình này. Và sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó. Các trang web của MTAS đã bị buộc tội là nguyên nhân dẫn đến hai lỗ hổng bảo mật, và nó dẫn đến kết quả là lời kêu gọi cô thư kí Patricia Hewitt phải từ chức. Ngay từ những ngày đầu trong thế giới của lĩnh vực công nghệ công cộng, câu chuyện này là sự kiện gần nhất trong một chuỗi của những sai lầm đã mắc phải. Một trong những gian đoạn gặp khó khăn nhất trong quá trình thuê ngoài là sự biến mất của cơ quan hỗ trợ trẻ em. Hệ thống thuê ngoài IT là nguồn gốc của vấn đề. Một cuộc điều tra của văn phòng kiểm toán quốc gia (NAO) đã phát hiện ra rằng việc “ đi vào cuộc sống’’ của hệ thống này đã được cấp phép, mặc dù CSA và các nhà cũng cấp biết rằng có đến 52 khuyết điểm bên trong hệ thống. NAO đã gắn cho dự án này với cái tên: “ Một trong những vụ bê bối về quản trị công tồi tệ nhất của thời hiện đại.” Những điều này và các ví dụ điển hình khác đã ảnh hưởng một cách tiêu cực đến tổ chức công với nhiều lý do khác nhau. Điều đó hiển nhiên đồng nghĩa với sự lãng phí tiền bạc và các nguồn tài nguyên khác. Các tổ chức công chịu trách nhiệm trước những người đóng thuế - và việc xả rác thải bừa bãi của các quỹ công không phải là một dấu hiệu tốt cho một mối quan hệ bền vững và tốt đẹp. Những vụ bê bối ở khu vực công này đồng thời góp phần vào việc đẩy mạnh các hình thức tiêu cực một cách công khai. Điều này càng ảnh hưởng xấu đến thanh danh cũng như uy tín của các tổ chức công, đồng thời đánh mất niềm tin của những người đóng thuế và những thành phần có liên quan khác. CSA là một ví dụ điển hình_ khi mà tình hình đã trở nên quá tồi tệ, khi vượt qua một mức nào đó thì toàn bộ hệ thống sẽ bị hủy bỏ. Thực tế cho thấy rằng là kĩ thuật công nghệ ở khu vực công cũng như các dự án thuê ngoài, chúng đã không thành công đến mức sẽ không ai cảm thấy ngạc nhiên nếu như có thêm một dự án nữa thất bại. Sự thất bại của các dự án này xuất phát từ chính các hồ sơ theo dõi kém chất lượng của họ. Niềm tin đặt vào các dự án này bây giờ đã xuống rất thấp và cơ hội để chúng có thể tiếp tồn tại và phát triển là rất ít. Chúng ta cần có một cái nhìn thực tế đối với các dự án công nghệ lớn. Đối với các dự án có quy mô cực lớn thì việc phát sinh những vấn đề cần được giải quyết là điều không thể tránh khỏi. 4 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 Vấn đề đối với nhiều cá nhân trong các sáng kiến này là các thông số quy định của dự án và các hợp đồng đã kí được xác định quá chặt chẽ. Mặt khác, các hợp đồng này lại không được quản lý một cách hiệu quả bởi cùng một đội ngũ nhân viên trong suốt vòng đời của dự án. Khi một trực trặc xuất hiện, thì hành động của những người ở khu vực công là tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm. Quá khứ đã dạy cho ta một bài học rằng là các lỗi hệ thống nên đươc dự báo và tính toán trước để có thể quản lý tốt nhất các hợp đồng và dự án. Một sự chuyển hướng đi từ nền văn hóa mà mọi người đổ lỗi cho nhau thành một môi trường mới. Mà ở đó, sự phân phối hàng hóa thành công được đánh giá cao trên hết là yêu cầu bắt buộc để có thể nâng cao tỉ lệ phát hiện ra những vấn đề kịp thời và có thể giải quyết chúng theo cách thích hợp nhất cho những người ở khu vực công và nhà cung cấp. Các vấn đề thường phát sinh xung quanh vấn đề chi phí. Chi phí thường được coi là một động lực chính trong các dự án công nghệ và gia công. Và một điều rất là quan trọng, đó là các tổ chức công, họ không được quá mù quáng trong việc tìm kiếm tối đa hóa lợi nhuận đến mức có thể từ tay những nhà cung cấp. Bởi vì điều này có thế sẽ dẫn đến việc kìm hãm cho sự phát triển của dự án và làm cho nó khó khăn hơn nhiều khi giải quyết những vấn đề phát sinh. Những thứ nào có giá rẻ thường là những thứ kém chất lượng nhất, cũng như các dịch vụ sẽ thường xuyên bị xuống cấp hoặc chi phí sẽ bị đội lên nhiều lần. Điều đó xảy ra là do chúng không thực tế ở nơi mà chúng bắt đầu. Tất nhiên, với cương vị là người sử dụng đồng tiền của quỹ công, thì họ có nhiệm vụ phải đem về lợi ích tối đa cho tổ chức. Tuy nhiên nếu như ra sức bóc lột các nhà tài phiệt trên thị trường tài chính thì có thể chỉ dẫn đến tác dụng ngược lại. Người tiêu dùng cuối cùng cần nhận ra rằng nếu như họ cứ duy trì tâm lý mua hàng giá càng rẻ càng tốt thì những nhà cung cấp tiềm năng tốt thật sự sẽ chẳng bao giờ giành được hợp đồng về tay mình. Trong khu vực công cộng và các nhà cung cấp, vấn đề trong giao dịch công nghệ và gia công phần mềm thường có thể phát sinh khi trách nhiệm không được phân định rõ ràng. Việc cần làm là soạn thảo hợp đồng với trách nhiệm rõ ràng và sau đó quản lý nó một cách thích hợp đương nhiên sẽ xác định phần trách nhiệm giữa khu vực công cộng với nhà cung cấp. Tuy nhiên vấn đề không phải là đối phó với việc tổ chức lại liên tục diễn ra ở cấp chính phủ TW hay địa phương hay việc bị Bộ trưởng và các quan chức liên quan dự án soi mói. Với loại thay đổi cơ bản này, không biết có ai thắc mắc rằng không có một kỷ lục nào của nhà cung cấp thành công các dự án công nghệ lớn? Thất bại thường quy chụp cho nhà cung cấp nhưng trong bất kì mối quan hệ nào cũng “cần 2 người mới nhảy được điệu tango” ( ý ở đây là luôn có sự gắng kết chặt chẽ giữa 2 đối tác trong 1 mối quan hệ thì đẩy hết trách nhiệm về một bên là không đúng.) Khi có sai sót xảy ra, một nền văn hóa đổ lỗi thường có thói quen chĩa mũi chỉ trích ra phía trước, người sử dụng cuối cùng đổ lỗi cho nhà cung cấp rằng những gì nhà cung cấp làm không thỏa mãn họ còn nhà cung cấp thì đổ lỗi cho người sử dụng cuối cùng bởi vì họ đã đàm phán để giảm chi phí. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi hai bên quan tâm nhiều hơn về việc tự bào chữa, chống chế cho bản thân hơn là chấn chỉnh vấn đề sai sót. Những sự khác biệt hay tranh chấp là không thể tránh khỏi trong mối quan hệ giữa các bên trong một dự án công nghệ quy mô lớn. Hòa giải và xét xử - tồn tại như cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải quyết tranh chấp nên được sử dụng rộng rãi hơn. Xét xử là một dạng tranh luận đặc biệt hữu ích - một quy trình giải quyết vấn đề để đạt 5 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 được kết quả nhanh chóng mà cho đến giờ các dự án công nghệ quy mô lớn vẫn thường sử dụng như một công cụ yêu thích. Từ tất cả các báo cáo báo của các dự án có vấn đề, cho thấy rằng dường như họ luôn luôn liên quan đến một vòng tròn những nhà cung cấp nhất định. Điều này dễ đặt ra câu hỏi, tại sao các tổ chức khu vực công tiếp tục lựa chọn chúng? Một trong những vấn đề chính trong khu vực công ngày hôm nay là tính thiếu cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Lý do chính đằng sau là quá trình đấu thầu kéo dài và phức tạp mà các nhà cung cấp phải trải qua. Sự thật sau những cái cớ như “vòng nội bộ” là các tổ chức thực sự bị giới hạn khi chọn một nhà cung cấp cho các dự án tầm cỡ. Dĩ nhiên nhiều lựa chọn hơn có nghĩa dịch vụ sẽ tốt hơn. Với những rào cản phải vượt qua, làm thế nào các nhà cung cấp nhỏ hơn, nhưng chất lượng hơn có thể cạnh tranh trong thị trường khu vực công? Và làm thế nào người sử dụng cuối cùng tránh được sự lựa chọn rõ ràng như vậy? Các tổ chức khu vực công cần phải có nhiều chiến lược hơn để tiếp cận nguồn lực bên ngoài. Họ cần phải đảm bảo có một đội ngũ chuyên dụng quản lý xuyên suốt quá trình, liên tục rà soát các hợp đồng hiện có và tìm kiếm các cải tiến, đổi mới. Thay vì sử dụng một nhà cung cấp (cho tất cả công cụ thiết bị của một công trình), khu vực công nên xem xét sử dụng các nhà cung cấp chuyên về khía cạnh khác nhau của một dự án. Điều này không chỉ cho phép công ty nhỏ hơn có cơ hội nhận được hợp đồng mà còn cung cấp cho người dùng cuối khả năng có được một dự án tốt nhất. Thật không may, sự cần thiết của một “intelligent client” (một đội nằm trong nhóm khách hàng phản ánh yêu cầu, ý kiến của khách hàng về lại nhà cung cấp thông qua đó bên cung cấp điều chỉnh theo nhu cầu ) thường bị bỏ qua - khu vực công cần quản lý kỹ càng các “intelligent client” của mình đang được thuê ngoài bởi những nhà cung cấp. Tổ chức công không nên được tổ chức bởi một tổ chức tư nhân vì dễ bị khống chế. Nếu công việc ngày càng mở rộng thì kiến thức sẽ được công khai giữa các nhà cung cấp hay giữ một số kiến thức chỉ lưu hành nội bộ thì việc bị mua chuộc sẽ không xảy ra…. Sự bùng nổ khu vực công của công nghệ gia công phần mềm chắc chắn sẽ tiếp tục, nhưng khu vực cơ quan công cần phải học những bài học từ các đồng nghiệp tư nhân của họ. Giao hàng thành công cần phải được coi trọng trong khu vực công hơn việc đơn giản chi dừng ở việc đổ lỗi vấn đề. Chìa khóa để giao hàng thành công là tính liên tục của nhân viên trong suốt vòng đời dự án, một hợp đồng hợp lý, cân bằng được quản lý một cách thích hợp, hiệu quả giải quyết tranh chấp và duy trì của một “intelligent client” ở phía khu vực công. Paul Bentham, tháng 7 năm 2007 Câu hỏi: 1. Dự án hệ thống thông tin khu vực công đã có một lịch sử khá dày. Chương trình quốc gia cho IT có phải là một tiến bộ hơn so với từ một số thất bại trước đó? 2. Chương trình quốc gia về IT liên quan đến một sự gia tăng đáng kể trong gia công phần mềm. Những lợi ích và rủi ro đi kèm khi ứng dụng phương pháp này là 6 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 gì? 3. Phương pháp COBIT có thể được áp dụng trong bối cảnh này? BÀI PHÂN TÍCH 1. Thực trạng dự án công nghệ thông tin khu vực công và ảnh hưởng của nó 1.1. Thực trạng các dự án IT thuê ngoài của khu vực công Hiện nay, khi đề cập đến các dự án IT nằm ở khu vực công thì có lẽ hầu như ai cũng nghĩ đến những dự án trì trệ và dưới chuẩn về mặt chất lượng. Và cũng vì sự thất bại liên tiếp của các dự án IT này đã ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của các tổ chức khu vưc công. Một ví dụ cụ thể là hệ thống MTAS. Một hệ thống được tạo ra nhằm mục đích đào tạo các bác sĩ tập sự thành những bác sĩ với tay nghề cao. Thế nhưng, theo kết quả nghiên cứu gần đây thì cho thấy kết quả của việc áp dụng thành tựu khoa học này hoàn toàn không rõ ràng, thậm chí nó còn để lại những hậu quả tiêu cực và làm cho cứ 5 bác sĩ thì lại có 1 người từng chịu không nổi áp lực từ hệ thống nghĩ đến việc tự tử. Và sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó, các trang web của MTAS đã bị buộc tội là nguyên nhân dẫn đến hai lỗ hổng bảo mật. Một ví dụ khác là cuộc điều tra của văn phòng kiểm toán quốc gia (NAO) đã phát hiện ra rằng việc “ đi vào cuộc sống’’ của một hệ thống IT đã được cấp phép, mặc dù CSA và các nhà cung cấp biết rằng có đến 52 khuyết điểm bên trong hệ thống. NAO đã gắn cho dự án này với cái tên: “ Một trong những vụ bê bối về quản trị công tồi tệ nhất của thời hiện đại.” Theo thông tin trên trang web CIO.com, một khảo sát do Dynamic Markets thực hiện với 800 quản lý dự án IT khu vực châu Âu cho thấy, có đến 62% các dự án công nghệ thông tin (CNTT) không đáp ứng kế hoạch. Tỷ lệ thất bại của những dự án này ở Việt Nam còn cao hơn, đặc biệt ở khu vực công. Nguyên nhân chung là do chưa có quy 7 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 trình quản lý chuẩn. Riêng với khu vực công, hầu hết các nhà quản lý dự án IT chưa có kiến thức đầy đủ về quản lý dự án, hạn chế trong khả năng nắm bắt giải pháp công nghệ cao, thậm chí có những dự án sự thành công hay thất bại không phải là mối quan tâm hàng đầu. Nói riêng ở Việt Nam, các dự án ứng dụng CNTT khu vực công cũng đi vào thất bại và bế tắc. Cho đến cuối năm 2004, các dự án trong "Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT đến 2005" mới giải ngân được khoảng 12%. Đặc biệt, các dự án của Bộ Công An quy mô hơn 200 tỷ đồng, của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên 70 tỷ đồng, đã xây dựng xong nhưng cũng không triển khai được. Trong Báo cáo tổng kết 5 năm 2001 – 2005 thực hiện chỉ thị 58, trong số 4 trọng điểm của Chương trình Hành động, chỉ có Chương trình Phát triển nguồn nhân lực CNTT được xây dựng và phê duyệt, nhưng lại gặp khó khăn khi triển khai vì không có cơ chế thực hiện rõ ràng. Cũng chỉ có 5 trong số 14 dự án, đề án Công Nghệ Thông Tin trọng điểm được triển khai tốt, có kết quả rõ ràng. Số còn lại vẫn lúng túng, ách tắc, dẫn đến hiệu quả thực thi kém. Mặc dù đã có những đề án, dự án cụ thể nhưngviệc ứng dụng CNTT để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội vẫn chưa thu được kết quả cụ thể và đáng kể. Đến thời điểm đầu năm 2007, tất cả 17 chương trình, đề án, dự án đó đều chưa hoàn thành, thậm chí có đề án còn chưa được xây dựng. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT là một trong những mục tiêu cơ bản trong quá trình phát triển của Việt Nam. Nhưng thật sự, việc ứng dụng này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Việc đầu tiên của ứng dụng CNTT này là xây dựng cá website điện tử của các bộ, ngành nhưng thông tin trên các website này rất nghèo nàn và chậm cập nhật. Có rất nhiều mục và tiểu mục, nhưng thông tin dường như chỉ xoay quanh một vài tin tức hội nghị, công tác tập huấn, những thành tích của cơ quan bộ, ngành. Ví dụ : Được thành lập từ khá lâu song website Điều phối chống thư rác của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) vẫn có thông báo “ Website đang trong quá trình hoàn thiện, mọi ý kiến đóng góp xin gửi về ”. Sự chậm trễ trong công tác hoàn thiện của website này đã khiến những trông đợi của người dân vào thông tin như: tin tức hoạt động, báo cáo thống kê hay hướng dẫn kỹ thuật về phòng chống thư rác phải thất vọng. Ghi nhận thực tế cho thấy, một số mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Việt Nam đang được các địa phương, bộ, ngành triển khai có hiệu quả. Ví dụ như việc triển khai hệ thống chứng thực điện tử, chữ ký số, thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh qua mạng… Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các mục tiêu này dần hoàn thiện, đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả cao, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các cuộc họp giữa các bộ, ngành, giữa Chính phủ và các địa phương được thực hiện trên môi trường điện tử ngày càng nhiều. Tuy nhiên, báo cáo tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị,Việt Nam chỉ đứng thứ 6/11 nước Đông Nam Á. Suốt 10 năm qua, Việt Nam mới vượt được một nước là Indonesia. Trình độ ứng dụng CNTT đã được cải thiện nhưng đang có nguy cơ tụt hậu. Bên cạnh đó, mặc dù đội ngũ lao động trong lĩnh vực này khá đông, khoảng 226.000 người, song chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. 1.2. Những tác động tiêu cực 8 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 Những việc nêu trên và còn rất nhiều sự kiện khác đã có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với các công ty nhà nước trên nhiều phương diện khác nhau. Sự thất bại của các công ty này không chỉ là sự lãng phí tiền bạc và nguồn tài nguyên của đất nước, mà nó còn thể hiện sự thiếu tinh thân trách nhiệm của các vị lãnh đạo. Với nhiệm vụ được giao là sử dụng quỹ tiền của kho bạc nhà nước sao cho thật hiệu quả nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng và cho quốc gia, thế nhưng kết quả thì không được như mong đợi. Trách nhiệm họ phải làm là lại xin lỗi những người dân, những người đóng thuế để góp phần xây dựng nên quỹ tiền cho đất nước. Bên cạnh đó, khi những vụ bê bối này cứ liên tục xảy ra với tần số cao như thế thì góp phần tiếp tay giúp cho các hình thức tiêu cực này ngày càng xảy ra một cách công khai. Và cuối cùng thì thanh danh và uy tín của cac tổ chức công ngày càng bị đánh mất trong lòng của mỗi người công dân. 2. Phân tích nguyên nhân Sự thất bại của các dự án này bắt đầu xuất phát từ chính các hồ sơ theo dõi kém chất lượng của dự án. Hay nói cách khác là công tác quản lý dự án còn nhiều thiếu sót. Quản lý dự án là một việc làm cần thiết và mang tính bắt buộc đối với hầu hết tất cả các dự án. Những tác dụng của việc quản lý dự án bao gồm: • Liên kết tất cả các hoạt động công việc của dự án. • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên , gắn bó giữa các nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án. • Tăng cường hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên khi tham gia dự án. • Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc phát sinh và điều chỉnh kịp thời. Tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa các bên liên quan trong việc giải quyết bất đồng. • Tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Mặt khác, những lĩnh vực cơ bản trong quản lý dự án bao gồm: quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý nhân lực, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý thông tin và quản lý rủi ro…Chỉ cần một trong những lĩnh vực này bị bỏ bê hoặc sai phạm sẽ dẫn đến dự án không hiệu quả hoặc tệ hơn là sự thất bại của cả một dự án. Vấn đề thường gặp đối với các tổ chức công trong việc thuê ngoài IT chính là không có một phương thức quản lý rõ ràng, minh bạch và khoa học. Các hợp đồng được kí không được quản lý một cách hiệu quả bởi cùng một đội ngũ nhân viên trong suốt vòng đời của dự án. Điều này tất nhiên sẽ dẫn đến một kết quả không như mong đợi. Sự chặt chẽ của một hợp đồng cũng là một nhân tố quan trọng. Một hợp đồng tốt là khi nó phải quy định chặt chẽ về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng giữa các bên liên quan. Trong khi đó, hầu hết các tổ chức công thường không mấy chú ý đến phần này. Đến khi có rủi ro hoặc sự cố ngoài ý muốn diễn ra, không một bên nào chịu nhận trách nhiệm và khắc phục sự cố. Thay vào đó tổ chức công và nhà cung cấp lại đổ lỗi cho nhau. Chi phí hay lợi nhuận là một vấn đề khá nhạy cảm và then chốt trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào. Và ở đây cũng không phải là ngoại lệ, với cương vị là những người sử dụng quỹ tiền của nhà nước, thì những nhà lãnh đạo này có nghĩa vụ phải đem lợi 9 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 nhuận về cho tổ chức của mình càng nhiều càng tốt. Vì vậy yêu cầu mà các tổ chức công này đặt ra cho các nhà cung cấp và sản xuất là phải làm sao để giảm thiểu tối đa chi phí và đạt được lợi nhuận cao. Một sự thật hiển nhiên là bất cứ hàng hóa hay dịch vụ giá rẻ nào thì chất lượng của chúng cũng sẽ tương xứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra. Không những thế, bên cạnh đó các dịch vụ hậu mãi thường xuyên đi kèm với sản phẩm như là dịch vụ chăm sóc khách hàng hay là bảo hành sản phẩm thì đương nhiên chất lượng của chúng cũng sẽ đi xuống theo giá cả đó. Điều này dẫn đến việc là làm cho các dự án công của nhà nước ngay từ đầu đã có những tiêu chí thấp kém về mặt chất lượng. Mặt khác, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng cũng có tác động không nhỏ đến việc cung cấp dịch vụ và sản xuất. Nếu như họ vẫn giữ tâm lý là thích mua sắm những mặt hàng rẻ tiền và đòi hỏi các sản phẩm họ mua phải đạt được một tiêu chuẩn cao nhất định nào đó, thì việc đó là hoàn toàn không thể. Đồng thời, với tâm lý thích lựa chọn hàng giá rẻ của khách hàng như hiện nay thì vô hình chung, chính những người tiêu dùng này đã lấy đi cơ hội cho những nhà sản xuất và cung cấp có tiềm năng được phát triển. Bởi các sản phẩm của họ có chất lượng tốt nhưng giá cao hơn các mặt hàng rẻ tiền khác nên không thể nào tồn tại và phát triển nổi trên thị trường nếu như mọi khách hàng đều chỉ đổ xô mua hàng giá rẻ. Tinh thần trách nhiệm cũng chính là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến việc thành công hay không trong các dự án công nghệ của nhà nước, đặc biệt là đối với các dự án hay công trình lớn. Khi mà có bất kì vấn đề trục trặc gì trong quá trình thi công dự án, thì hầu như không hề có một vị nào dám đứng ra lãnh phần trách nhiệm về mình. Thay vào đó, họ lại đổ lỗi qua lại cho nhau. Bộ phận quản lý thì quy trách nhiệm cho khâu thiết kế, bộ phận thiết kế thì cho rằng chủ thầu đã không xây dựng hệ thống theo như ý mình… tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Cuối cùng thì đành phải quy kết là do lỗi của toàn bộ hệ thống và đấy không phải là lỗi của riêng bất kì ai. Hậu quả là không có ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp và khắc phục các lỗi đã mắc phải, làm cho chúng bị kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Dần dần chúng trở thành một phần tiêu cực không thể thiếu trong mọi dự án công, tạo nên một hình tượng dự án nhà nước gắn liền với những ý kiến chê nhiều hơn khen như ngày hôm này. Cũng chính vì thế, phương diện về mặt ý thức của mỗi cá nhân này cũng chính là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa những dự án được quản trị bởi tổ chức chính phủ và tư nhân. Ở khu vực tư nhân, mỗi người có một công việc chuyên môn riêng biệt và ở mỗi giai đoạn của quá trình thi công, đều có người đứng ra làm người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với bổn phận hay phần việc của mình, gắn kết chặt chẽ lợi ích của họ đối với sự thành công của dự án. Điều này, đã thúc đẩy tinh thần làm việc ở mỗi con người lên cao bởi vì họ đang làm hết sức vì chính lợi ích của mình. Và cuối cùng thì dẫn đến sự thành công tập thể khi xây dựng dự án. Từ những thống kê của các dự án có vấn đề đã đưa ra một nghi vấn là hầu hết chúng đều chỉ liên quan đến một vòng tròn những nhà cung cấp nhất định. Các tổ chức công thực sự bị giới hạn khi lựa chọn một nhà cung cấp thích hợp và có chất lượng tốt nhất cho các dự án của mình. Điều này đặt ra một vấn đề chính trong khu vực công ngày hôm nay là tính thiếu cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Nhà thầu chính là yếu tố mang tính quyết định lớn nhất đối với sự thành công hay thất bại của một dự án, 10 [...]... Technology Tạm dịch là : quản trị chiến lược cho công nghệ thông tin Cobit là tập hợp các bài học kinh nghiệm cho các vấn đề xây dựng một cơ chế quản trị CNTT (IT Governance) Phương pháp quản trị hệ thống thông tin (HTTT) COBIT hướng dẫn cách quản trị thông tin với những công cụ hỗ trợ giám đốc dự án khắc phục khoảng cách giữa chiến lược dự án, khó khăn về kĩ thuật và rủi ro trong kinh doanh COBIT tăng cường... hiện về phát triển rãi trên nhiều dụng ngành nghề Tổ quy trình dịch phần mềm, lĩnh vực chức và doanh vụ cho các CNTT ứng nghiệp doanh nghiệp dụng -Đảm bảo đầy -Quản trị tốt -Quản trị chất -Không quản trị Khả năng đủ chức năng quy trình dịch lượng sản phẩm cụ thể quản trị và quản trị HTTT vụ CNTT đánh giá quản lý -Phát triển và -Kiểm soát các -Kiểm soát các -Kiểm soát tiêu kiểm soát chặt yếu tố liên... http://www.anninhthudo.vn/San-phamUng-dung/Ung-dung-CNTT-trong-co-quanNha-nuoc-Hieu-qua-chua-cao/387257.antd Nguyễn Hằng, 2007, Cần ứng dụng Công Nghệ Thông Tin để hiện đại hoá nền hành chính, http://niemtin.free.fr/hanhchinhcntt.htm Tấn Khoa, 2007, Chỉ Thị 58-CT/TW: Giải pháp nào?, http://www.pcworld.com.vn/articles /tin- tuc /tin- trong-nuoc/2007/07/1190774/chi-thi-58ct-tw-giai-phap-nao/ Hải Thanh, 2009 , Quản lý dự án công nghệ thông tin: Theo quy trình chuẩn, http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nguon-luc/2009/11/1194762/quan-ly-du-ancntt-theo-quy-trinh-chuan/... khăn về kĩ thuật và rủi ro trong kinh doanh COBIT tăng cường khả năng định hướng chiến lược rành mạch và nâng cao tiêu chuẩn quản trị công nghệ thông tin cho doanh nghiệp Và vì vậy COBIT là một phương pháp giúp doanh nghiệp của bạn thành công trong chiến lược kinh doanh, HTTT của doanh nghiệp bạn khi áp dụng COBIT sẽ hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế 3.3.2 Cấu trúc COBIT Nền tảng COBIT đuợc xây dựng... http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nguon-luc/2009/11/1194762/quan-ly-du-ancntt-theo-quy-trinh-chuan/ Nguyễn Hữu Quốc, 2007, Quản lý dự án, http://www.eptit.edu.vn/hoctap/hoclieu/QLDA.pdf Dương Tân Việt và Trần Duy Phương, 2009, Phương pháp quản trị và đánh giá hệ thống thông tin COBIT, http://docs.4share.vn/docs/7465/CDTN.html 19 ... khi được áp dụng xử lý luôn đảm bảo thông tin cũng như  Độ tin cậy dữ liệu  Con người  Cơ sở hạ tầng  Thông tin  Ứng dụng  Hoạch định & tổ chức bảo mật, sẵn sàng và tuân thủ đúng điều luật thông tin 18 Lớp ĐH25T19_Nhóm 16_Case study 14.1 Tài liệu tham khảo: Thanh Hoàn, 2010, Ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước: Hiệu quả chưa cao!, http://www.anninhthudo.vn/San-phamUng-dung/Ung-dung-CNTT-trong-co-quanNha-nuoc-Hieu-qua-chua-cao/387257.antd... thực hiện dự án không có quan hệ chặt chẽ với người thụ hưởng dự án, mà còn có mâu thuẫn về mặt lợi ích Đặc điểm của tổ chức quản lý công ở Việt Nam:ặc Không phân biệt rõ chức năng quản lí hành chính và quản lí nghiệp vụ chuyên môn, phản ánh quan điểm quản lí toàn diện trong khi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản lý lại không được trau dồi, đào tạo Để quản lí các nghiệp vụ phát sinh... việc quản lý yếu kém chứ không phải do vấn đề công nghệ Vì thế ban quản lý cần xem xét các vấn đề sau: • • Thay đổi tư duy về QLDA: phải xem dự án như “con đẻ” của mình Hình thành nếp làm việc mới của tổ chức theo qui trình và bài bản, có đủ hồ sơ tài liệu • Áp dụng nguyên lí quản lí dự án vào thực tế • Thiết lập mạng máy tính và hệ thông tin hỗ trợ cho quản lí dự án • Rèn luyện thói quen chuẩn bị kế hoạch,... định kiến trúc thông tin Xác định rõ mô hình kiến trúc CNTT cần xây dựng từ thiết bị nhập, xử lý, lưu trữ và hiển thị đều phải đồng bộ Xác định đường lối CNTT Xác đinh CNTT là phục vụ quy trình sản xuất của doanh nghiệp vì vậy đường lối xây dựng CNTT phải phù hợp Xác định các quy trình CNTT, Tổ chức và quan hệ các bộ phân CNTT phải hợp lý, chuẩn xác Quản lý đầu tư CNTT Quản lý ngân sách, quản lý chức... viết tài liệu kế hoạch, viết báo cáo sau mỗi giai đoạn của dự án • Tiến hành theo dõi giám sát dự án dựa trên hệ thống thông tin dự án  Hợp đồng quản lý không chặt chẽ bởi cùng một đội ngũ nhân viên trong suốt thời kì dự án: • Việc thay đổi nhân sự trong quản lí một dự án làm thông tin gián đoạn vì việc người mới tiếp cận nắm bắt chi tiết lại toàn bộ dự án là điều khó khăn, . HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO BÀI TẬP TÌNH HUỐNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ ĐỀ TÀI: WHY DO PUBLIC-SECTOR PROJECTS FAIL? GVHD : Nguyễn Hoàng Minh Lớp : ĐH25T19 . quản trị chiến lược cho công nghệ thông tin. Cobit là tập hợp các bài học kinh nghiệm cho các vấn đề xây dựng một cơ chế quản trị CNTT (IT Governance). Phương pháp quản trị hệ thống thông tin. những lĩnh vực cơ bản trong quản lý dự án bao gồm: quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý nhân lực, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý thông tin và quản lý rủi ro…Chỉ cần một

Ngày đăng: 09/05/2015, 09:23

Mục lục

  • Tấn Khoa, 2007, Chỉ Thị 58-CT/TW: Giải pháp nào?, http://www.pcworld.com.vn/articles/tin-tuc/tin-trong-nuoc/2007/07/1190774/chi-thi-58-ct-tw-giai-phap-nao/

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan