Tiểu luận môn luật ngân hàng HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

19 2.3K 17
Tiểu luận môn luật ngân hàng HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng hiện nay, để đáp ứng những nhu cầu mới về luân chuyển vốn vay trong xã hội, các tổ chức tín dụng và hoạt động tín dụng cần có những quy phạm pháp luật cụ thể và phù hợp để hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động trong lĩnh vực tài chính nói riêng được đảm bảo về sự an toàn và hiệu quả. Trong đó, không thể đề cập tới một vấn đề quan trọng :” Hợp đồng tín dụng”. Để hiểu hết về hợp đồng tín dụng có thể tham khảo rất nhiều tài liệu và môn Tín dụng 1- chương hợp đồng tín dụng. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu về khía cạnh pháp lý, các loại hợp đồng, các giải quyết tranh chấp… trong hợp đồng tín dụng. Trong quá trình làm còn hạn chế về kiến thức, tài liệu và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn sinh viên. Nhóm 4 1 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 2 1. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.1. Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân, theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. Với định nghĩa này, hợp đồng tín dụng bao gồm hai yếu tố: - Về phương diện hình thức, sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản. - Về phương diện nội dung, bên cho vay đồng thuận để bên vay được sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm. 1.2. Đặc điểm: Về tính chất: hợp đồng tín dụng là dạng hợp đồng song phương, theo mẫu, có thể là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng thương mại tùy theo đối tượng khách hàng và mục đích vay vốn. Hợp đồng tín dụng có những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng như: - Hợp đồng tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc ký kết theo quy định của pháp luật đó là tự nguyện, bình đẳng cùng lợi ích, chịu trách nhiệm bằng tài sản và không trái pháp luật. - Yêu cầu của hợp đồng là từ ngữ phải chính xác, đơn nghĩa, diễn đạt mang tính phổ thông, kết cấu logic, thống nhất, đảm bảo tính thực thi. Hiện nay tại các ngân hàng 2 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 3 thường có bộ phận pháp chế, cố vấn pháp luật, để đảm bảo các hoạt động ngân hàng tuân thủ đúng pháp luật trong đó có khâu soạn thảo, thực hiện hợp đồng tín dụng. Theo Điều 4 Bộ luật dân sự 2005 “Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.” Theo Điều 389 Bộ luật dân sự 2005 có quy định “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.” Và những quy định về hợp đồng dân sự được quy định trong bộ luật dân sự. Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một số đặc trưng sau đây: Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia hợp đồng tín dụng có đủ điều kiện luật định là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thỏa mãn điều kiện vay vốn do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định. Thứ hai, đối tượng của hợp đòng tín dụng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ). về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng. Thứ ba, hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi bên cho vay, sở dĩ như vậy vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định. Thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất chắc càng lớn và vì thế tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đồng thời phải quy định lãi suất cho vay cao hơn nhằm thu hồi đủ các chi phi bỏ ra cho việc quản lí các khoản cho vay dài hạn vốn có mức rủi ro cao. Thứ tư, về cơ chế thực hiên quyền và nghĩa vụ. trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiên nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi… 1.3. Phân loại hợp đồng tín dụng 1.3.1. Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là thoả thuận bằng văn bản, trong đó tổ chức tín dụng cam kết chuyển giao cho khách hàng vay sử dụng số tiền 3 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 4 của mình trong thời gian nhất định, với điều kiện có hoàn trả gốc và lãi trên cở sỡ bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của ngưởi vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. Về phương diện lý luận, hợp đồng tín dụng có bảo đảm được nhận diện nhờ các đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm luôn tồn tại những điều khoản về đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tiền vay. - Thứ hai, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng cho vay luôn có quyền ưu tiên theo đuổi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho mình, bất luận tài sản bảo đảm đang nằm ở đâu và trong sự quản lý của ai. - Thứ ba, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm, quy trình thủ tục kí kết và thực hiện hợp đồng bao giờ cũng phức tạp hơn so với hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản. Kí kết hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: việc ký kết hợp đồng tín dụng có bảo đảm luôn đi kèm với việc xác lập giao dịch bảo đảm. Về mặt nguyên tắc, do pháp luật hiện hành không có chỉ dẫn cụ thể nào nên các bên thống nhất thiết lập phải giao kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay tại cùng một thời điểm. Trong thực tế, nếu xảy ra trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng tín dụng và sau đó một thời gian mới xác lập giao dịch bảo đảm thì trong suốt thời gian kể từ khi kí kết hợp đồng tín dụng cho đến khi giao dịch bảo đảm được xác lập, hợp đồng tín dụng chỉ được coi là hợp đồng tín dụng không có bảo đảm. Kể từ thời điểm giao dịch bảo đảm được xác lập, hợp đồng tín dụng có bảo đảm và khi đó các bên mới bắt đầu bị ràng buộc với những quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch bảo đảm. Để phòng ngừa các rủi ro pháp lý khi kí kết hợp đồng tín dụng có bảo đảm, các bên thường quan tâm đến vấn đề pháp lí sau đây: Một là, cần lựa chọn hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và lợi ích của các bên. Hai là, cần bảo đảm giá trị pháp lý cho giao dịch bảo đảm đã được các bên xác lập, bằng cách tuân thủ đúng và đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Ba là, cần quan tâm đến mối quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng tín dụng, bởi lẻ mối quan hệ này đã từng được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng tín dụng có bảo đảm. Thực hiện hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: trên nguyên tắc, việc thực hiện hợp đồng tín dụng có bảo đảm chỉ đặt ra khi hợp đồng đó phát sinh hiệu lực pháp lý cho các bên cam kết. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng có bảo đảm mỗi bên đều phải thực hiện tất cả những quyền và nghĩa vụ mà mình đã cam kết. Hợp đồng tín dụng chỉ được coi là đã thực hiện xong khi nào các bên đã hoàn thành tất cả những 4 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 5 quyền, nghĩa vụ của mình đối với bên đối ước và các bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay là hai hợp đồng độc lập về mặt hiệu lực pháp lý nên khi hợp đồng tín dụng có đảm bảo bị vô hiệu thì không dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng bảo đảm tiền vay, khi đó khối tài sản sẽ được giải quyết như sau: -Nếu hợp đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu nhưng các bên chưa thực hiện,nghĩa là không phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản thì p đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu thì sẽ không dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng bảo đảm bằng tiền vay. Khi đó, khối tài sản bảo đảm sẽ được giải quyết như sau: do đó sự bảo đảm trở nên không cần thiết và vì thế giao dịch bảo đảm sẽ chấm dứt. -Nếu hợp đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu nhưng các bên đã thực hiện một phần hay toàn bộ thì về nguyên tắc là họ phải hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận. Trong trường hợp này, nếu việc hoàn trả tài sản đã nhận là nghĩa vụ của khách hàng thì do đó sự bảo đảm vẫn là cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên có quyền nhận tài sản. Khi đó nghĩa vụ được bảo đảm sẽ là nghĩa vụ mới phát sinh - nghĩa vụ hoàn trả tài sản đã được nhận do hợp đồng tín dụng vô hiệu và khối tài sản bảo đảm sẽ được đem ra xử lý để thu hồi đủ số tài sản này cho bên có quyền nhận tài sản là tổ chức tín dụng. 1.3.2. Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản là thoả thuận bằng văn bản, trong đó tổ chức tín dụng cam kết chuyển giao cho khách hàng vay sử dụng số tiền của mình trong thời gian nhất định, có hoàn trả gốc và lãi trên cơ sở sự tin tưởng, uy tín, tình hình tài chính lành mạnh,… nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cho tổ chức tín dụng. Những quy định về điều kiện vay vốn: Thứ nhất, pháp luật của các nước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Mọi khế ước vay được thiết lập giữa tổ chức tín dụng với những người không có năng lực chủ thể đều được coi là vô hiệu. Thứ hai, uy tín của ngưởi vay là điều kiện để được vay vốn và thường là điều kiện quan trọng nhất đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng không có đảm bảo. Thứ ba, người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng trả nợ. Những quy định về kí kết và thực hiện hợp đồng vay không có đảm bảo: về nguyên tắc, mọi hợp đồng vay đều phải ký kết, thực hiện và thanh lý theo các thủ tục do pháp luật quy định. Đối với hợp đồng tín dụng không đảm bảo, thủ tục này đơn giản hơn nhiều so với thủ tục giao kết và thực hiện một hợp đồng tín dụng có đảm bảo. Trong quy trình cho vay theo nghiệp vụ này, ngoài các thao tác bắt buộc phải thực hiện thì trong khi đàm phán các điều khoản hợp đồng, các bên không cần thoả thuận về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, do đó cũng cần phải làm thủ tục chuyển 5 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 6 giao tài sản bảo đảm vay hay xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thanh toán tiền vay. Trong trường hợp bên vay không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và quá dài, nếu không thương lượng hoà giải được thì tổ chức tín dụng có thể khởi kiện ngay tại cơ quan phán có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nếu vì do nào đó, doanh nghiệp vay nợ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì tổ chức tín dụng, với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm có quyền gởi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc thanh toán nợ trên số tài sản còn lại của doanh nghiệp vay nợ. 2. NỘI DUNG 2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng Nội dung của hợp đồng tín dụng: là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp luật. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản sau: - Điều khoản về điều kiện vay vốn: Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì hợp đồng tín dụng mới có hiệu lực. Chẳng hạn, bên vay phải có tình hình tài chính lành mạnh, mục đích sử dụng vốn… Điều kiện vay vốn được quy định rõ trong Điều 7 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự; - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 6 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 7 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhưng cũng có một số trường hợp đáp ứng đủ các yêu cầu trên mà tổ chức tín dụng vẫn không cho vay, điều này được quy định tại Điều 19 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng có các hạn chế về việc cho vay không đảm bảo, ưu tiên về lãi suất hoặc mức vay đối với các đối tượng thuộc Điều 20 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng - Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Các bên cần ghi rõ số vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Việc thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng được xem như giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tùy tiện. mặt khác, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thỏa thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn thay đổi. Ngân hàng sẽ xam xét cho vay nếu như khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 4 Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng Kèm theo đó là những mục đích vay vốn sẽ không được tổ chức tín dụng cho vay. Những trường hợp này nằm trong Khoản 1 Điều 9 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng 1. Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây: a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm c) Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. - Điều khoản về số vốn vay: Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng thì nhà nước có quy định về giới hạn mức tín dụng cho vay đồi với khách hàng. Cụ thể được quy định trong Khoản 1, 2 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng 1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín 7 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 8 dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. - Điều khoản về lãi suất: Theo điều 11 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng 1. Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng Lãi suất tín dụng là khoản tiền thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền vay và nợ, thì tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ :  Đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng 12 tháng,  Đối với cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá các thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi:  Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi.  Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc - Điều khoản về kỳ hạn trả nợ. Nợ gốc: trả khi đến hạn hoặc trả khi kết thúc kỳ hạn gia hạn (nếu có). Nếu không trả nợ, ngân hàng tự động chuyển sang nợ quá hạn. Một số ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn toàn bộ dư nợ gốc thực tế theo hợp đồng nhưng chỉ tính lãi suất quá hạn đối với phần dư nợ gốc quá hạn Đối với việc quá hạn trả lãi: các bên có thể thỏa thuận áp dụng hình thức phạt chậm trả tính theo ngày hoặc lãi suất phạt đối với khoản lãi chậm trả. 8 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 9 - Điều khoản về phương thức vay: Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay, việc lựa chọn phương thức phải được thể hiện trong hợp đồng. Điều 16 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình. Cho vay theo dự án đầu tư :Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay: Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước trong hợp đồng. Căn cứ vào điều 10 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các 9 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 10 pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. - Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Đây là điều khoản rất quan trọng vì nó liên quan đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Vì thế các bên cần thỏa thuận rõ ràng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng đáo hạn. - Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu trong hợp đồng không ghi điều khoản này thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu hợp đồng tín dụng được ký kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập một hợp đồng riêng biệt. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên: 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay Theo Quyết định số 1627 vào ngày 31/12/2001, với tư cách là bên cấp tín dụng, đồng thời là chủ nợ trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản sau đây: i. Quyền của bên cho vay - Yêu cầu bên vay cung cấp toàn bộ các báo cáo quý, năm về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh và thông tin cần thiết liên quan tới vốn vay trong suốt thời gian vay vốn. - Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng tiền vay theo hợp đồng, trừ trường hợp Pháp luật Việt Nam có quy định khác. - Được tự động trích từ tài khoản các loại của bên vay tại bên cho vay và/hoặc tại một tổ chức tín dụng bất kỳ nơi bên vay có tài khoản để thu nợ trong trường hợp bên vay phát sinh nợ quá hạn. - Chấp thuận hoặc từ chối việc điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ. - Được tự động chuyển toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng sang trạng thái nợ quá hạn nếu đén thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà bên vay không trả nợ đầy đủ, đúng hạn hoặc đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ không được bên cho vay chấp thuận. - Được chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình liên quan tới khoản vay này cho bên (hoặc các bên) thứ ba theo những quy định hiện hành của nhà nước và phải thông báo bằng văn bản trước tối thiểu 30 ngày trước khi chuyển nhượng cho bên vay biết, và việc chuyển nhượng không làm thay đổi các điều khoản của hợp đồng tín dụng. - Được ngừng cho vay, thu nợ trước thời hạn cả gốc và lãi trong các trường hợp sau:người đi vay phải trả cho người cho vay trong thời gian một tháng, một năm 10 [...]... tranh chấp từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra 3 TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 3.1 Khái niệm 13 Nhóm 4_T03 14 Hợp đồng tín dụng Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được hiểu là tính trạng pháp lý của quan hệ hợp đồng tín dụng, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đòng tín dụng Một hợp đồng tín dụng chỉ được... trong nội dung của hợp đồng và các mục đích này không trái với pháp luật - Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí - Hình thức hợp đồng tín dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng Tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng tín dụng thể hiện ở chỗ hợp đồng tín dụng phải được kí kết bằng văn bản hay tài liệu giao dịch hợp thức và có chứng... của hợp đồng tín dụng - Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng là điểm mốc thời gian mà kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lý các bên tham gia hợp đồng bắt đầu phát 12 Nhóm 4_T03 13 Hợp đồng tín dụng sinh Tùy theo pháp luật của từng nước mà có những quy định khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng Chẳng hạn như ở Cộng hòa Pháp, do nhà làm luật quan niệm hợp đồng tín. .. 11 Hợp đồng tín dụng - Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. .. tín dụng là loại hợp đồng thực tế nên họ cho rằng thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời điểm bên cho vay chuyển giao số tiền vay cho bên vay Còn ở Việt Nam, do nhà làm luật quan niệm hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng ưng thuận nên pháp luật quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản của hợp đồng. .. tên, đóng dấu) 18 Nhóm 4_T03 19 Hợp đồng tín dụng TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ luật dân sự 2005 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng TS Võ Đình Toàn (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Công... văn bản hợp đồng tín dụng khi cho vay Nhờ có quy định của pháp luật mà việc cho vay diễn ra một cách thuận lợi và đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và người đi vay, thiết lập được trật tự, kỷ cương trong hoạt động tín dụng , là giải pháp nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng 15 Nhóm 4_T03 16 Hợp đồng tín dụng PHỤ LỤC Mẫu hợp đồng tín dụng. .. vào văn bản hợp đồng tín dụng 2.3.3 Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng và các hậu quả pháp lý của sự vô hiệu Tùy theo mức độ vi phạm các điều kiện có hiệu lực mà sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng được xem xét ở những mức độ khác nhau bao gồm trường hợp vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối cụ thể như sau: Hợp đồng tín dụng bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm... tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng 3.2 Ngày nay, tùy thuộc vào quan điểm, tư tưởng của nhà lập pháp mà pháp luật của mỗi nước có những quy định khác nhau về vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng sẽ được giải quyết bằng những phương thức sau đây: • Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng các phương thức... của hợp đồng 2.3 2.3.1 Hiệu lực của hợp đồng tín dụng Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng Dựa trên các quy định có tính nguyên tắc của bộ Luật dân sự năm 2005, với tư cách là loại hình giao dịch dân sự đặc thù, chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau: Chủ thể tham gia phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Ngoài việc thỏa mãn vấn đề này, chủ thể tham gia hợp đồng tín . chấp từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra. 3. TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 3.1. Khái niệm 13 Nhóm 4_T03 Hợp đồng tín dụng 14 Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được hiểu là tính trạng. kết hợp đồng tín dụng cho đến khi giao dịch bảo đảm được xác lập, hợp đồng tín dụng chỉ được coi là hợp đồng tín dụng không có bảo đảm. Kể từ thời điểm giao dịch bảo đảm được xác lập, hợp đồng tín. cập tới một vấn đề quan trọng :” Hợp đồng tín dụng . Để hiểu hết về hợp đồng tín dụng có thể tham khảo rất nhiều tài liệu và môn Tín dụng 1- chương hợp đồng tín dụng. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu về

Ngày đăng: 09/05/2015, 01:56

Mục lục

  • 1.3. Phân loại hợp đồng tín dụng

    • 1.3.1. Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản

    • 1.3.2. Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản:

    • 2. NỘI DUNG

      • 2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng

      • 2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

        • 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay

        • 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên vay

        • 2.3. Hiệu lực của hợp đồng tín dụng

          • 2.3.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng

          • 2.3.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng

          • 3.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan