Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

54 1.2K 18
Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Các từ viết tắt WB: Ngân hàng thế giới GDP: Tổng sản phẩm trong nước CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ODA: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước NSNN: Ngân sách Nhà nước DNTN: Doanh nghiệp tư nhân WTO: Tổ chức thương mại Thế giới ICOR: Hệ số sử dụng vốn PPP: Hợp tác công tư HĐND: Hội đồng Nhân dân UBND: Ủy ban Nhân dân VNĐ: Việt Nam đồng TW: Trung ương 2 Danh mục bảng, biểu đồ: Bảng 1: Thu – Chi ngân sách Nhà nước 2000 – 2010………………………….20 Bảng 2: Thu chi ngân sách so với GDP năm 1995 – 2011 của một số nước Đông Nam Á, Đông Á, Châu Đại Dương……………………………………….22 Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế……………………………………25 Bảng 4: So sánh tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng vốn đầu tư trong giai đoạn 2000 – 2011……………………………………………………………………….26 Bảng 5: ICOR của một số nước trong khu vực……………………………… 36 Biểu đồ 1: So sánh tốc độ tăng giữa GDP, thu ngân sách và chi ngân sách từ 2003 – 2011……………………………………………………………………….21 Biểu đồ 2: Thu ngân sách Nhà nước từ thuế so với GDP (2009 – 2011) của Việt Nam và một số nước…………………………………………………………… 23 Biểu đồ 3: Vốn đầu tư theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế………………………………………………………………………………… 24 Biểu đồ 4: Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý Nhà nước……………………………………………………………………………….26 Biểu đồ 5: Vốn đầu tư Nhà nước cho các ngành……………………………….28 Biểu đồ 6: Cơ cấu đầu tư công theo ngành giai đoạn 2000 – 2011……………30 Biểu đồ 7: Phân bổ vốn đầu tư theo trung ương và địa phương…………… 32 Biểu đồ 8: So sánh tốc độ tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 34 3 MỤC LỤC Phần mở đầu 4 Phần nội dung 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư công 5 2.1.2 Quy mô và nguồn vốn đầu tư công 23 2.1.3 Cơ cấu đầu tư công 25 2.1.3.1 Phân theo lĩnh vực 25 2.1.3.2 Phân theo ngành 27 2.1.3.3 Phân theo vùng 30 2.1.4 Đầu tư công của doanh nghiệp Nhà nước 32 2.2 Đánh giá hoạt động đầu tư công giai đoạn 2000 – 2012 32 2.2.1 Kết quả đạt được 32 2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 37 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn tới 38 3.1. Định hướng cho hoạt động đầu tư công ở Việt Nam thời gian tới 38 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn tới 39 3.2.1. Giải pháp phân bổ và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm cải thiện hiệu quả đầu tư 39 3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xã hội 40 3.2.3. Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công và cải cách thể chế tài chính công theo hướng: minh bạch hoá quyền hạn và trách nhiệm các cấp chính quyền 41 3.2.4. Tiếp tục thực hiện chính sách tài chính công tích cực và tái cơ cấu đầu tư công nhằm nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả 44 4 Phần mở đầu Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư cao nhất thế giới, chiếm trên 40% GDP. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn (hơn 10% GDP đầu tư cơ sở hạ tầng). Mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra lượng tiền đầu tư công bằng khoảng 17 – 20% GDP, trong khi đó thì tại các nước trong khu vực con số này chỉ dưới 5%, như Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%…Tuy vậy, thực trạng đầu tư công hiện nay còn nhiều bất cập và mang lại hiệu quả không cao cho nền kinh tế của đất nước ta. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong chục năm lại đây tổng vốn đầu tư trong xã hội liên tục tăng cao. Nếu như năm 2000, tổng số vốn đầu tư là 115 nghìn tỷ đồng thì năm 2010 đã lên hơn 400 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 3,5 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,9%. Mỗi năm, ngân sách nhà nước chi hàng trăm nghìn tỉ đồng đầu tư vào các công trình, dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước cũng đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm vào các dự án sản xuất kinh doanh. Do đầu tư công tăng nhanh nên vốn sản xuất và tài sản cố định có nguồn công tăng lên nhanh chóng trong nền kinh tế, với tốc độ tăng bình quân hàng năm vào khoảng 15%, mặc dù tỷ trọng tương đối đang có xu hướng giảm đi và tiếp tục giảm thấp hơn trong các năm gần đây. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả đầu tư công vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn sắp tới. Trước thực trạng này nhóm sinh viên nghiên cứu đã xây dựng nên đề tài ‘’ Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt 5 Nam. Thực trạng và giải pháp’’ để đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình giải quyết vấn đề đang được quan tâm và bàn luận nhiều hiện nay. Phần nội dung Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư công 1.1 Lý thuyết cơ bản của đầu tư công 1.1.1 Khái niệm, đối tượng và mục tiêu của đầu tư công 1.1.1.1 Khái niệm đầu tư công Đầu tư công là việc sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng của nhà nước cho đầu tư và vốn đàu tư của doanh ngiệp nhà nước) để đầu tư vào các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và không có khả năng hoàn vốn trược tiếp. Vốn nhà nước trong đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định của luật ngân sách nhà nước; vốn huy động của nhà nước từ trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia và các nguồn vốn khác của nhà nước trừ vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. 1.1.1.2 Mục tiêu đầu tư công Đầu tư công nhằm mục tiêu tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của nền kinh tế thông qua gia tăng giá trị các tài sán công. Thông qua hoạt 6 động đầu tư công, năng lực phục vụ của hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội dưới hình thức sở hữu toàn dân sẽ được cải thiện và gia tăng . Hoạt động đầu tư công góp phần thực hiện một số mục tiêu xã hội trong chiếc lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của ngành, của vùng và các địa phương. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 135, …nhiều vấn đề về xã hội, văn hóa, môi trường, được giải quyết và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra hoạt động đầu tư công còn góp phần điều tiết nền kinh tế thông qua việc tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế nhằm đảm bảo được các cân đối kinh tế vĩ mô. 1.1.1.3 Đối tượng đầu tư công Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp. Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ. 1.1.2 Nguyên tắc và vai trò của đầu tư công 1.1.2.1 Nguyên tắc đầu tư công 1.1.2.1.1 Thực hiện theo chương trình, dự án đầu tư công phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp kế hoạch đầu tư đã được duyêt. Hoạt động đầu tư công có mục tiêu tạo lập năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế và xã hội dựa trên nguồn lực của Nhà nước. Vì vậy, hoạt động đầu tư công bắt buộc phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt. 1.1.2.1.2 Đầu tư công phải được đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả 7 Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng bởi vì các dự án đầu tư công thường được triển khai để đáp ứng nhiều mục tiêu trong đó có cả các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa… 1.1.2.1.3 Hoạt động đầu tư công phải đảm bảo tính công khai, minh bạch Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh, tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của Nhà nước. Hơn nữa, công khai và minh bạch cũng là điều kiện để có thể giám sát hoạt động đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Đây cũng là điều kiện để hạn chế sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn vốn ngân sách. 1.1.2.1.4 Hoạt động đầu tư công phải được thực hiện trên cơ sở thống nhất quản lý Nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp Để có thể tạo ra các kết quả đầu tư với hệ thống năng lực phục vụ được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, tránh dàn trải và lãng phí nguồn lực, đầu tư công cần phải được quản lý thống nhất. Nhà nước có thể quản lý thống nhất hoạt động đầu tư công thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồn lực. 1.1.2.1.5 Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên qua đến các hoạt động đầu tư Đây là nguyên tắc bắt buộc để hoạt động đầu tư công hiệu quả hơn. Do nguồn lực đầu tư công thuộc sở hữu toàn dân nên sự phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia có ý nghĩa quan trọng nhằm gia tăng trách nhiệm giải trình và đảm bảo sự giám sát của toàn xã hội đối với kết quả và hiệu quả đầu tư công. 1.1.2.1.6 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư công Nhà nước có thể có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư vào các dự án công, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợi các dự án đầu tư công khi có điều kiện. 1.1.2.2 Vai trò của đầu tư công 8 Vai trò đầu tư công ở Việt Nam gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói riêng trong quá trình CNH-HĐH theo yêu cầu phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Thúc đẩy quá trình CNH-HĐH, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội: Đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ. Định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia Gia tăng tổng cầu của xã hội: Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng. Gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế: Đầu tư công làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm kinh tế- xã hội phát triển. Đầu tư mồi, tạo cú huých và duy trì động lực tăng trưởng: Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế của Việt Nam trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm tin và động lực cho các nguồn đầu tư khác vào Việt Nam góp phần tăng trưởng kinh tế. Tạo việc làm cho xã hội: Một số dự án đầu tư công của nhà nước cũng tạo được việc làm cho xã hội thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia tại các vùng kinh tế khó khăn của đất nước. 1.1.3 Nguồn vốn và nội dung của đầu tư công 1.1.3.1 Nguồn vốn của đầu tư công Nguồn vốn cho đầu tư công bắt nguồn từ các khoản thu của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương) là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước Tín dụng nhà nước: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ 9 hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức và cơ quan thừa hành của chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. 1.1.3.2 Nội dung của đầu tư công 1.1.3.2.1 Đầu tư theo các chương trình mục tiêu a, Khái niệm: Chương trình mục tiêu là tập hợp các dự án đầu tư nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước hoặc một số vùng lãnh thổ trong một thời gian nhất định. Chương trình mục tiêu có thể được phân chia theo nhiều cấp độ bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu cấp tỉnh. Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư để thực hiện một số hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hoặc cả nước trong kế hoạch 5 năm. Chương trình mục tiêu cấp tỉnh là chương trình đầu tư do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh quyết định của trương đầu tư để thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm cấp tỉnh. b, Căn cứ lập chương trình mục tiêu: Đối với chương trình mục tiêu quốc gia căn cứ lập chươn trình mục tiêu bao gồm: +) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ 10 năm đã được thông qua. +) Tính cấp bách của mục tiêu của chương trình phải đạt để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược. +) Khả năng đảm bảo nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu 10 Đối với chương trình mục tiêu cấp tỉnh, căn cứ lập chương trình mục tiêu bao gồm: +) Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm đã được phê duyệt. +) Tính cấp thiết của việc thực hiện mục tiêu trong thời kì kế hoạch. +) Khả năng đảm bảo nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu. c, Yêu cầu đối với chương trình mục tiêu: Đối với chương trình mục tiêu cấp quốc gia, yêu cầu phải đảm bảo: +) Chương trình phải nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng, cấp bách, cần ưu tiên tập trung thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. +) Nội dung chương trình phải rõ ràng, cụ thể, không trùng lặp với các chương trình đầu tư khác. +) Việc xác định và phân bổ vốn đầu tư phải tuân thủ theo danh mục dự án, định mức tiêu chuẩn phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. +) Tiến độ triển khai thực hiện chương trình phải phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý đảm bảo đầu tư tập trung, có hiệu quả. +) Việc tổ chức thực hiện phải có sự phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương liên quan, việc bố trí vốn đầu tư cho các dự án phải đảm bảo đúng tiến độ thực hiện chương trình. +) Quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu phải được theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên và có đánh giá tổng kết theo định kỳ. +) Các vấn đề xã hội mà Chính phủ Việt Nam cam kết với quốc tế phải thực hiện theo chương trình chung của quốc tế về các vấn đề liên quan. Đối với chương trình mục tiêu cấp tỉnh, yêu cầu phải đảm bảo: [...]... của pháp luật b, Yêu cầu đối với dự án đầu tư công: +) Dự án đầu tư công phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công và danh mục dự án chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt +) Dự án đầu tư công phải có các giải pháp kinh tế - kỹ thuật khả thi +) Dự án đầu tư công phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển bền vững c, Công tác lập dự án đầu tư công: 13 Chủ đầu tư xác định nhiệm vụ và tổ... bảo hiểm thì các công việc sửa chữa, thay thế do bên bảo hành, bảo hiểm thực hiện Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư cần lập biên bản và yêu cầu các bên liên quan thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng đã ký Chương 2: Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng tình hình đầu tư công của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 2.1.1Phạm vi đầu tư công Trong 10 năm gần đây, nhà nước Việt Nam không ngừng tăng... chọn tư vấn độc lập có tư cách pháp nhân đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật để lập dự án đầu tư Dự án đầu tư công quan trọng quốc gia phải được lập qua 2 bước: bước 1, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để quyết định chủ trương đầu tư; bước 2, lập báo cáo nghiên cứu khả thi để thẩm định, quyết định đầu tư Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công về. .. với các dự án đầu tư công không có khả năng hoàn vốn, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đảm bảo khai thác sử dụng an toàn và có hiệu quả tài sản đầu tư, hoàn thiện tổ chức quản lý đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được đề ra trong dự án 19 Đối với các dự án đầu tư công có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư, ngoài việc đảm bảo chất lượng và hiệu qua sử dụng, chủ đầu tư phải đảm bảo thu hồi và hoàn trả... nội dung chung sau: +) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, xem xét đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, chủ trương đầu tư +) Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư +) Chọn khu vực địa điểm đầu tư, xây dựng hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng các tài nguyên khác +) Phân... chức quản lý dự án: xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án +) Phân tích hiệu quả đầu tư: hiểu quả và tác động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, khả năng thu hồi vốn đầu tư d, Trình tự thủ tục quyết định và thực hiện dự án đầu tư công. .. nay vào những năm 195 0-1 975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1-2 Như vậy có thể nhận xét, vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả là do suất đầu tư của khu vực của nhà nước quá cao và của khu vực đầu tư nước ngoài thuộc loại cao, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có hiệu quả đồng vốn hợp lý Nếu so sánh xét hiệu quả đầu tư theo tổng tích luỹ tài. .. tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 (nguồn: Báo cáo ước tính hàng tháng của Tổng cục Thống kê) Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư, để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 200 0-2 007 thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây (chỉ vào khoảng 2-3 trong thời gian 197 0-1 984) Khi ở trình độ phát triển thấp tư ng đương với Việt Nam. .. của Việt Nam cao một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội Tuy nhiên, so với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tư ng đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao (Bảng 1) Điều này một mặt cho thấy mô hình tăng trưởng... chưa tạo được sự chuyển biến tư ng xứng về chất lượng cung cấp dịch vụ Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học có tăng nhưng hiệu quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu chưa tư ng xứng Bảng 5: ICOR của một số nước trong khu vực Quốc gia Hàn Quốc Đài Loan Indonesia Thái Lan Trung Quốc Giai đoạn Tăng trưởng Tỷ lệ đầu tư/ ICOR 196 1-1 980 196 1-1 980 198 1-1 996 198 1-1 995 200 1-2 006 GDP(%) 7,9 9,7 6,9 8,1 9,7 GDP(%) . những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn sắp tới. Trước thực trạng này nhóm sinh viên nghiên cứu đã xây dựng nên đề tài ‘’ Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt 5 Nam. Thực. cho hoạt động đầu tư công ở Việt Nam thời gian tới 38 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn tới 39 3.2.1. Giải pháp phân bổ và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm. quan thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng đã ký. Chương 2: Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng tình hình đầu tư công của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 2.1.1Phạm vi đầu tư công

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần mở đầu

  • Phần nội dung

    • Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư công

      • 2.1.2 Quy mô và nguồn vốn đầu tư công

      • 2.1.3 Cơ cấu đầu tư công

        • 2.1.3.1 Phân theo lĩnh vực

        • 2.1.3.2 Phân theo ngành

        • 2.1.3.3 Phân theo vùng

        • 2.1.4 Đầu tư công của doanh nghiệp Nhà nước

        • 2.2 Đánh giá hoạt động đầu tư công giai đoạn 2000 – 2012

          • 2.2.1 Kết quả đạt được

            • 2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

            • Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn tới

              • 3.1. Định hướng cho hoạt động đầu tư công ở Việt Nam thời gian tới

              • 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn tới

                • 3.2.1. Giải pháp phân bổ và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm cải thiện hiệu quả đầu tư

                • 3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xã hội

                • 3.2.3. Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công và cải cách thể chế tài chính công theo hướng: minh bạch hoá quyền hạn và trách nhiệm các cấp chính quyền.

                • 3.2.4. Tiếp tục thực hiện chính sách tài chính công tích cực và tái cơ cấu đầu tư công nhằm nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan