những điều cần biết về Phan tich ky thuat trong chứng khoán

53 583 1
những điều cần biết về Phan tich ky thuat trong chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành; Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp. Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm Vị trí của Thị trường chứng khoán: Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ); Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng dài hạn (gồm Thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính); và Thị trường chứng khoán. Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán: Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính; Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu; Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.

Technical analysis .MỤC LỤC Vnds.com.vn 3 Technical Indicators 3 1. Simple Moving Average – Đường trung bình động – SMA 3 2. Exponential Moving Average – Đường trung bình động số mũ – EMA 3 3. Bollinger Bands – Dải Bollinger - BBands 4 4. Money Flow Index – Chỉ số dòng tiền – MFI 4 5. MACD – Đường trung bình động số mũ – EMA 4 6. Parabolic SAR – Đường Parabol SRA – PSAR 5 7. Rate Of Exchange – Tỉ lệ thay đổi – ROC 6 8. Relative Streng Index – Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI 6 9. Slow Stochastic 6 10. Fast Stochastic 7 11. Volume – Số lượng 7 12. Volume + MA 7 13. Williams %R 8 Forum.cadovn.net 8 Nhóm hệ số hiệu quả sinh lợi : 8 Nhóm hệ số khả năng thanh toán 11 Nhóm hệ số hoạt động 11 Nhóm hệ số nợ của công ty 12 Chỉ số P/E 12 Phân tích EPS 14 Đánh giá tỷ lệ ROE 15 Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán 16 CAN SLIM – Phương pháp hiệu quả lựa chọn chứng khoán 18 Cách chọn những cổ phiếu triển vọng 21 Chỉ số P/E 22 Dòng tiền rỗi 22 Khấu trừ nợ 23 Chỉ số VN-Index 24 Phân tích kỹ thuật 27 Các chỉ số trung bình động 35 Giá trị 36 Khối lượng 36 Các chỉ số 38 Lý thuyết ‘‘nhập môn’’ của phân tích kỹ thuật 39 Phân tích kỹ thuật – khóa 44 42 1. Mục tiêu nghiên cứu 42 2. Nội dung nghiên cứu 42 2.1. Lịch sử hình thành phân tích kỹ thuật 42 2.2. Khái niệm về phân tích kỹ thuật: 42 CMT 1 Technical analysis 2.3. Các giả định trong phân tích kỹ thuật 43 2.4. Các khái niệm, công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật 43 2.4.1 Các loại biểu đồ 43 Biểu đồ dạng đường ( Line chart ) 43 Biểu đồ dạng then chắn ( Bar chart ) 44 Biểu đồ dạng ống ( Candlestick chart ) 44 2.4.2 Các khái niệm cơ bản 44 Xu thế 44 Đường xu thế: 45 Kênh 45 Mức hoàn lại 45 Khung giao dịch 45 Hỗ trợ và kháng cự 45 Điểm đột phá : 46 2.4.3 Các hình mẫu kỹ thuật 46 Tam giác hướng lên: 46 Mô hình cốc- chuôi 46 Mô hình tam giác hướng xuống 46 Hình mẫu kỹ thuật tam giác cân 46 Hình mẫu cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo 47 Hình mẫu hình chữ nhật 47 Hình mẫu hai đáy 47 Hình mẫu hai đỉnh 47 Hình mẫu cái nêm hướng xuống 47 Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai 47 Hình mẫu kỹ thuật đáy vòng cung 47 Hình mẫu kỹ thuật ba đáy 48 Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh 48 2.4.4 Một số chỉ số sử dụng trong phân tích kỹ thuật 48 2.5. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 48 2.5.1 Lý thuyết Dow 48 Lịch sử hình thành 48 2.5.2 Lý thuyết sóng( Elliott) 49 Lịch sử hình thành 49 Hướng tiếp cận và các vấn đề cơ bản của lý thuyết sóng Elliott 49 Các vấn đề cơ bản 49 3. Phương pháp ứng dụng chỉ số vào phân tích đồ thị 50 3.1. Các loại chỉ số 50 3.1.1 Đường trung bình trượt (Moving Average) 50 3.1.2 Đường chuẩn MACD 50 3.1.3 Đường MACD Histogram( MACD_H) 51 3.1.4 Chỉ số kênh hàng hoá ( Commodity Channel Index: CCI) 51 3.1.5 Đường RSI (Relative strength index : RSI ) 52 3.1.6 Bộ giao động stochastic 52 3.2 Thực trạng và giải pháp 52 3.2.1 Những khó khăn và trở ngại trong phân tích kỹ thuật 52 CMT 2 Technical analysis 3.2.2 Ưu, nhược điểm của phân tích kỹ thuật 53 Ưu điểm : 53 Nhược điểm: 53 Vnds.com.vn Technical Indicators 1. Simple Moving Average – Đường trung bình động – SMA Line 1 Period : 20 Line 2 Period (Optional) Line 3 Period (Optional) Bạn có quyền tự chọn vẽ biểu đồ có 3 đường trung bình động đơn (SMAs) cùng lúc. 3 hộp nhập dữ liệu ở trên biểu diễn thời kỳ của đường Trung bình động đơn mà bạn muốn vẽ. Nếu bạn đang muốn vẽ biểu đồ cho các thời kỳ: hàng phút, hàng ngày hoặc hàng tuần, thì thời kỳ của đường SMA mà bạn phải chỉ ra ở trên sẽ tương ứng là phút, ngày và tuần. Một đường SMA sẽ được tính bằng cách cộng giá các chứng khoán trong N thời kỳ gần nhất và sau đó chia cho N. Nó làm ”mượt” chuỗi dữ liệu, làm cho việc phát hiện ra xu hướng trở nên dễ dàng hơn. 2. Exponential Moving Average – Đường trung bình động số mũ – EMA Line 1 Period : 50 Line 2 Period (Optional) Line 3 Period (Optional) CMT 3 Technical analysis Bạn có quyền tự chọn vẽ biểu đồ có 3 đường trung bình động số mũ (EMAs) cùng lúc. 3 hộp nhập dữ liệu ở trên biểu diễn thời kỳ của đường Trung bình động số mũ mà bạn muốn vẽ. Nếu bạn đang muốn vẽ biểu đồ cho các thời kỳ: hàng phút, hàng ngày hoặc hàng tuần, thì thời kỳ của đường EMA mà bạn phải chỉ ra ở trên sẽ tương ứng là phút, ngày và tuần. Một đường EMA khá là khác biệt so với đường trung bình động đơn (SMA) ở chỗ nó còn đưa ra trọng số phụ thêm cho các dữ liệu về giá. Điều này cho phép các nhà đầu tư dò tìm ra và phản hồi 1 cách nhanh chóng với những xu hướng biến động giá gần nhất, mà điều này có thể cần nhiều thời gian hơn mới xuất hiện ở trong đường SMA. Công thức tính cho 1 đường EMA là: EMA = giá ngày hôm nay*K + EMA ngày hôm qua*(1-K) với K = 2 / (N+1). Giống như 1 đường SMA, nó làm “mượt” chuỗi dữ liệu, làm cho việc phát hiện ra xu hướng dễ dàng hơn. 3. Bollinger Bands – Dải Bollinger - BBands Period : 20 Deviation : 2 Bạn có quyền lựa chọn thay đổi thời kỳ và giá trị độ lệch chuẩn sử dụng để tính Dải Bollinger ở trên. Giá trị thời kỳ và độ lệch chuẩn mặc định được đặt tương ứng là 20 và 2. Dải Bollinger là một dạng hình bao được vẽ ở mức độ lệch chuẩn của giới hạn trên và giới hạn dưới của một đường trung bình động đơn. Vì độ lệch chuẩn là 1 thước đo cho sự giao động, nên những dải này tự điều chỉnh và khuyếch đại trong thị trường biến động và co rút lại trong thời kỳ yên ổn hơn. 4. Money Flow Index – Chỉ số dòng tiền – MFI MA Period : 14 Bạn có thể lựa chọn để thay đổi thời kỳ của Chỉ số dòng tiền (MFI) ở trên. Thời kỳ mặc định được đặt là 14. Ước tính sức mạnh của dòng tiền chảy vào hoặc ra của 1 chứng khoán , chỉ số dòng tiền (MFI) là chỉ báo động tương tự về mặt hàm số với chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). Khác biệt cơ bản là trong khi đường RSI chỉ kết hợp với giá cả, thì đường MFI tính tới cả khối lượng. "Tìm kiếm sự đi trệch giữa đường MFI và diễn biến của giá. Nếu giá có xu hướng tăng và đường MFI có xu hướng giảm (hoặc ngược lại), một sự hoán vị là cần thiết được thực hiện. Tìm kiếm những đỉnh thị trường sẽ xuất hiện khi đường MFI vượt quá 80. Tìm kiếm những đáy thị trường sẽ xuất hiện khi đường MFI dưới 20." “Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis” 5. MACD – Đường trung bình động số mũ – EMA Slow Period : 26 Fast Period : 12 (Optional) Signal Period : 9 (Optional) CMT 4 Technical analysis Bạn có quyền lựa chọn để thay đổi thời kỳ chậm, thời kỳ nhanh và thời kỳ tín hiệu được sử dụng để tính MACD ở trên. Giá trị mặc định của thời kỳ chậm, nhanh và tín hiệu lần lượt tương ứng là 26,12 và 9. Đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD) là một đường chỉ báo động các xu hướng diễn tiến chỉ ra mối quan hệ giữa 2 đường trung bình động của giá. Đường MACD mặc định biểu diễn sự khác biệt giữa đường EMA của giá thời kỳ 26 ngày và 12 ngày. Một đường EMA 9 ngày của MACD, chỉ ra đường tín hiệu (hoặc là đường hành động), được vẽ ở trên đầu của MACD để chỉ ra cơ hội mua/bán. Sự phân kỳ, sự khác biệt giữa MACD và đường tín hiệu, cũng được vẽ trên biểu đồ. Đường MACD có ảnh hưởng lớn nhất trong dạng thị trường giao dịch có giao động mạnh. Có 3 cách thức chuẩn để hiểu MACD: • Cắt nhau Luật giao dịch MACD cơ bản là bán khi MACD rớt xuống dưới đường tín hiệu của nó. Tương tự như vậy, 1 tín hiệu mua sẽ xảy ra khi đường MACD tăng lên cao hơn so với đường tín hiệu của nó. Quy tắc mua/bán khi MACD tăng lên cao hơn/thấp hơn 0 là rất phổ biến. • Các tình trạng mua quá mức/ bán quá mức Đường MACD cũng rất hữu dụng với chức năng là 1 chỉ báo mua quá mức/bán quá mức. Khi đường trung bình động ngắn bị kéo đi ra xa đáng kể so với đường trung bình động dài (i.e, đường MACD tăng), nó chỉ ra rằng giá chứng khoán đã vượt quá mức và sẽ sớm trở lại mức level thực tế hơn. MACD các tình trạng mua quá mức và bán quá mức tồn tại rất đa dạng từ chứng khoán này tới loại chứng khoán khác. • Sự phân kỳ Một sự chỉ báo, mà là điểm chấm dứt xu hướng hiện tại, có thể sắp xảy ra khi đường MACD phân kỳ so với chứng khoán. Một sự phân kỳ bearish xảy ra khi MACD đang vẽ lên mức giá thấp mới trong khi giá chứng khoán lại không giảm xuống tới mức giá chỉ báo mới này. Một sự phân kỳ bullish xảy ra khi MACD đang vẽ lên 1 mức giá cao mới trong khi giá chứng khoán lại không tăng được tới mức giá chỉ báo mới này. Cả 2 sự phân kỳ ở trên đều là những dấu hiệu quan trọng khi chúng xảy ra tương quan với level mua quá mức/ bán quá mức. - "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis 6. Parabolic SAR – Đường Parabol SRA – PSAR Step Period : 0.02 Max Step Period : 0.20 Bạn có quyền lựa chọn để thay đổi bước thời kỳ và bước thời kỳ lớn nhất sử dụng để tính đường parabol SAR ở trên. Giá trị bước thời kỳ và bước thời kỳ lớn nhất được đặt mặc định tương ứng là 0.02 và 0.20. Cũng được biết đến như là “Hệ thống parabol thời gian/giá”, đường chỉ báo này được sử dụng để thiết lập đường giá dừng và thường được biết đến như là SAR (dừng và đảo ngược). Đường parabol SAR cung cấp những điểm dừng rất tốt. Bạn có thể bán chứng khoán đang có (long position: lượng chứng khoán đang thực có trong tay) khi giá rơi xuống thấp hơn so với SAR và mua chứng khoán vào (thực hiện nghĩa vụ của lệnh bán khống chứng khoán) khi giá tăng lên cao hơn so với SAR. Nếu bạn CMT 5 Technical analysis sở hữu chứng khoán (i.e, giá cao hơn so với SAR), đường SAR sẽ chuyển dịch lên trên mỗi ngày, bất chấp hướng giá đang chuyển động. Mức dịch chuyển của SAR sẽ phụ thuộc vào mức dịch chuyển của giá. - "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis 7. Rate Of Exchange – Tỉ lệ thay đổi – ROC Step Period : 12 Bạn có thể thay đổi thời kỳ của Tỷ lệ thay đổi (ROC) đề cập ở trên. Thời kỳ mặc định được đặt là 12. Chỉ số Tỷ lệ thay đổi (ROC) thể hiện sự khác biệt giữa giá hiện hành và giá của thời điểm trước hiện tại X kỳ. Sự khác biệt có thể được phản ánh bằng số điểm hoặc số phần trăm " ROC trong 12 ngày là khoảng rất thích hợp phản ánh các chỉ số mua quá nhiều/ bán quá nhiều. ROC càng cao thì càng phải xem xét lại tính an toàn của việc mua quá nhiều. ROC càng thấp thì càng có khả năng mua vào. Tuy nhiên, cùng với việc xem xét các chỉ số mua quá nhiều/bán quá nhiều, cần thận trọng đợi thị trường quay về đúng trạng thái của nó (lên hoặc xuống) trước khi bạn thực hiện giao dịch. Một thị trường đã có hiện tượng mua quá nhiều vẫn có thể duy trì tình trạng này trong một thời gian. Trên thực tế, các hiện tượng mua/bán nhiều một cách lạ kỳ thường ngụ ý sự tiếp tục của xu hướng hiện tại. Chỉ số ROC trong 12 này có khuynh hướng mang tính chu kỳ, dao động lên họăc xuống trong một chu kỳ khá đều đặn. Thông thường, các thay đổi về giá có thể được dự đoán bằng cách nghiên cứu ROC ở các thời kỳ trước và kết hợp chúng với thị trường hiện tại. - "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis 8. Relative Streng Index – Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI Step period : 14 Bạn có thể thay đổi khoảng của Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đề cập ở trên. Khoảng mặc định được đặt tới điểm 14. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đo lường giá của một chứng khoán dựa vào các biến động của nó trong quá khứ nhằm xác đinh sức mạnh nội tại của chứng khoán đó (trong một nỗ lực muốn lượng hoá xu hướng về giá của một chứng khoán). "Một phương pháp phổ biến trong phân tích RSI là tìm kiếm sự khác biệt mà ở đó giá chứng khoán thì cao hơn nhưng RSI lại thấp hơn so với mức trước đó. Sự khác biệt này là một chỉ số dự báo tình thế đảo ngược sắp xảy ra. Khi RSI hạ xuống và xuống dưới mức tối thiểu gẩn nhất, thì tình thế đảo ngược nhiều khả năng sẽ xảy ra. - "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis 9. Slow Stochastic %K Period : 15 %Dperiod : 5 CMT 6 Technical analysis Bạn có thể thay đổi khoảng của %K và %D trong Slow Stochastric đề cập phía trên. Khoảng mặc định của %K và %D được đặt tương ứng tới 15 và 5. Chỉ số MACD được sử dụng hiệu quả nhất trong những thị trường dao dịch có biến động lớn. Có 3 cách diễn giải cho Slow Stochastic. • Mua khi chỉ số dao động (hoặc %K hoặc %D) xuống dưới một mức cụ thể (ví dụ, 20) và sau đó lại tăng lên trên mức này. Bán khi chỉ số dao động vượt lên trên một mức (ví dụ, 20) và sau đó lại xuống thấp hơn mức này. • Mua khi đường %K vượt lên trên đường %D và bán khi đường %K xuống dưới đường %D. • Tìm điểm khác biệt. Ví dụ, tại các điểm mà giá liên tục tăng cao và chỉ số dao động Slow Stochastic lại thấp hơn mức cao trước đó. - "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis 10. Fast Stochastic %K Period : 15 %Dperiod : 5 Bạn có thể thay đổi khoảng của %K và %D trong Fast Stochastric đề cập phía trên. Khoảng mặc định của %K và %D được đặt tương ứng tới 5 và 3. Fast Stochastic so sánh các điểm mà ở đó giá của một chứng khoán tương đối xấp xỉ với giá của nó trong một giai đoạn nhất định và được thể hiện ở hai đường. Một đường được gọi là %K và đường kia là %D – là đường trung bình di chuyển của %K. • Mua khi chỉ số dao động (hoặc %K hoặc %D) xuống dưới một mức cụ thể (ví dụ, 20) và sau đó lại tăng lên trên mức này. Bán khi chỉ số dao động vượt lên trên một mức (ví dụ, 80) và sau đó lại xuống thấp hơn mức này. • Mua khi đường %K vượt lên trên đường %D và bán khi đường %K xuống dưới đường %D. • Tìm điểm khác biệt. Ví dụ, tại các điểm mà giá liên tục tăng cao và chỉ số dao động Slow Stochastic lại không thể vượt qua mức cao trước đó của nó. • "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis 11. Volume – Số lượng Số lượng là số cổ phần của một chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Số lượng được vẽ tự động như là một phần của đồ thị đã mặc định Số lượng là một chỉ số quan trọng trong phân tích kỹ thuật vì nó dược sử dụng để đo lường giá trị của các biến động thị trường. Nếu thị trường có những thay đổi lớn về giá, hoặc lên hoặc xuống, giá trị nhận được của các biến động phụ thuộc váo số lượng giao dịch trong thời kỳ đó. Trong thời kỳ biến động giá, số lượng càng lớn thì việc biến động càng có ý nghĩa. 12. Volume + MA MA Period : 13 CMT 7 Technical analysis Bạn có thể thay đổi khoảng của Số lượng + MA đề cập ở trên. Khoảng mặc định được đặt tới 13. Số lượng + MA đại diện cho số cổ phần giao dịch hàng ngày. Ngoài ra, số lượng giao dịch trong 13 ngày kết hợp với Exponential Moving Average (EMA) được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về xu hướng của số lượng. 13. Williams %R MA Period : 14 Bạn có thể thay đổi khoảng của Williams %R đề cập phía trên. Khoảng mặc định được đặt tới 14. Chỉ số Williams %R đo lượng mức độ mua quá nhiều/bán quá nhiều. " Các thông số trong khoảng 80 dến 100% ám chỉ rằng chứng khoán đó đã bị bán quá nhiều trong khi các thông số từ 0 đến 20 ám chỉ rằng nó đã được mua quá nhiểu” - "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis Forum.cadovn.net Nhóm hệ số hiệu quả sinh lợi : Trên thực tế người ta thường sử dụng một số hệ số sau để đánh giá hiệu quả sinh lợi của doanh nghiệp: hệ số tổng lợi nhuận; hệ số lợi nhuận hoạt động; hệ số lợi nhuận ròng; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần; và hệ số thu nhập trên đầu tư. 1. Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tổng lợi nhuận= (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua) / Doanh số bán Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào. 2. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. CMT 8 Technical analysis Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/doanh thu Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. 3. Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu. Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực ) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn. 4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác. 5. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. ROI= (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản). Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao. 6. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = PM/EPS CMT 9 Technical analysis Trong đó giá thị trường PM của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu XYZ, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu XYZ. Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán. Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập). Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty. CMT 10 [...]... chỉ số trung bình động là giá trung bình của một chứng khoán trong vòng 25 ngày gần nhất, nó thể hiện sự đồng nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư trong 25 ngày đó Nếu giá chứng khoán cao hơn mức trung bình động của nó, điều này có nghĩa rằng kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư (chính là giá cả hiện tại của chứng khoán) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt 25 ngày đó, và các nhà đầu tư đang ngày... là những cổ phiếu đắt giá sẽ không mang lại lợi nhuận Để có thể đánh giá đúng, bạn cần phải so sánh giá CMT 21 Technical analysis cổ phiếu với lợi nhuận và triển vọng kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu Chúng tôi nói điều này chỉ với hàm ý rằng những cổ phiếu đang tăng giá nhanh chóng chưa chắc đã phải là mục tiêu tốt để đầu tư Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số cơ bản về. .. bán các chứng khoán của các cty nhỏ hơn và không đuợc niêm yết trên sàn giao dịch, thường ở Mỹ thì các bạn sẽ thấy họ buôn bán qua các ký hiệu tay chân giữa các nhà môi giới vô cùng nhộn nhịp Cách tính chỉ số chứng khoán VN Index của Việt Nam Ở Việt Nam, trong thời gian đầu chỉ số chứng khoán được tính toán sẽ đại diện cho tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Chỉ... theo giá trị thực của công ty Trong thực tế điều chú trọng nhất vẫn là vấn đề "lợi nhuận" luôn được đặt lên hàng đầu vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty CAN SLIM – Phương pháp hiệu quả lựa chọn chứng khoán Nhiều chuyên gia đánh giá CANSLIM là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong vô vàn các công cụ phân tích chứng khoán hiện nay “CAN SLIM thể... công ty chứng khoán hàng đầu của Âu Châu, Euronext tại thị trường Paris CMT 27 Technical analysis Chỉ cần 2-3 giây thôi là bạn có thể nhận thấy là xu hướng giá cả công ty này đang lên so với đường vẽ màu xanh MM50 (đường chỉ giá trung bình của cổ phiếu) Biểu đồ năm thường được dùng để xác định hướng đi chính của một chứng khoán Một chứng khoán có thể có xu hướng đi lên nhưng vẫn có thể giảm giá ở những. .. bình động là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật ra đời sớm nhất và phổ biến nhất Một chỉ số trung bình động là giá trung bình của một chứng khoán tại một thời điểm nhất định Khi tính toán một chỉ số trung bình, cần phải xác định rõ thời gian để tính giá trung bình (ví dụ 25 ngày) Một chỉ số trung bình động “giản đơn” được tính bằng cách cộng tất cả các giá của chứng khoán trong “n” khoảng thời... đi những cổ phiếu yếu (source: Internet) Cách chọn những cổ phiếu triển vọng Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư lại thường không được đánh giá đúng mức Để có thể tìm ra những cổ phiếu triển vọng, bạn cần phải phân tích các số chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu Đôi khi, các nhà đầu tư cần phải thận trọng với những cổ phiếu đang có chiều hướng tăng giá Nhưng điều. .. đang ngày càng có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với chứng khoán đó Ngược lại, nếu giá ngày hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại đó sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong 25 ngày Cách giải thích kinh điển cho một chỉ số trung bình động là dùng nó để quan sát những thay đổi của giá chứng khoán Các nhà đầu tư thường sẽ mua vào một chứng khoán khi giá tăng cao hơn mức giá trung bình động của... trả những món nợ Trong những năm gần đây P/BV của S&P 500 xấp xỉ 3,1 “Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ số P/BV có thể rất có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa mấy trong việc đánh giá cổ phiếu do công ty đó phát hành BV rất quan trọng khi đánh giá những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính nhưng hầu như không có ý nghĩa gì đối với những hãng sản xuất phần mền Trong BV không... khoán trong “n” khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia cho “n” Ví dụ, cộng giá đóng cửa của một chứng khoán trong 25 ngày gần nhất rồi sau đó chia cho 25 Kết quả thu được là giá trung bình của chứng khoán đó trong 25 ngày gần nhất Công việc tính toán này phải được thực hiện cho từng thời kỳ trên biểu đồ Cần lưu ý rằng sẽ không thể tính được một chỉ số trung bình động nếu không có được dữ liệu của “n”

Ngày đăng: 08/05/2015, 16:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vnds.com.vn

    • Technical Indicators

      • 1. Simple Moving Average – Đường trung bình động – SMA

      • 2. Exponential Moving Average – Đường trung bình động số mũ – EMA

      • 3. Bollinger Bands – Dải Bollinger - BBands

      • 4. Money Flow Index – Chỉ số dòng tiền – MFI

      • 5. MACD – Đường trung bình động số mũ – EMA

      • 6. Parabolic SAR – Đường Parabol SRA – PSAR

      • 7. Rate Of Exchange – Tỉ lệ thay đổi – ROC

      • 8. Relative Streng Index – Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI

      • 9. Slow Stochastic

      • 10. Fast Stochastic

      • 11. Volume – Số lượng

      • 12. Volume + MA

      • 13. Williams %R

      • Forum.cadovn.net

        • Nhóm hệ số hiệu quả sinh lợi :

        • Nhóm hệ số khả năng thanh toán

        • Nhóm hệ số hoạt động

        • Nhóm hệ số nợ của công ty

          • Chỉ số P/E

          • Phân tích EPS

          • Đánh giá tỷ lệ ROE

          • Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan